[Funland] So sánh 2 nền kinh tế Việt Nam và Thái Lan

Trạng thái
Thớt đang đóng

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,577
Động cơ
351,958 Mã lực
Hi. E k nói đùa làm gì. Biết sao nói vậy. E sn 89 bbe cùng trang lứa e kte khá lắm. Còn mấy cậu e có cậu mấy tháng vừa rồi mỗi tháng làm 3-5 tỷ cơ. Đương nhiên bbe bằng tuổi e vẫn có những bạn thu nhập chỉ khoảng 7-10tr/th
Vâng nước mình toàn người thật việc thật như cụ và bạn cụ thì hóa rồng đến nơi rồi ạ :) Cụ chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho bọn em và mấy thanh niên tự nhục ở đây mở rộng tầm mắt nhé!
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,295
Động cơ
135,272 Mã lực
Tuổi
42
Nhà iêm mới được hoàn lương các cụ ạ!
Thú thực, đây là lần thứ 2 nhà iêm tự phục mình kiên nhẫn. Lần 1 là xem hết chương trình hát xoan ghẹo do mấy cụ bà ê a - và lần thứ 2 là lội còm trong thớt này:))
Bẩm các cụ, nhà iêm cho rằng: muốn đuổi kịp và vượt được người ta - thì cái đầu tiên, cần thiết nhứt nằm trong củ sọ - đó nà thay đủi tư zuy (hoặc ít nhất là tư zuy cho nó mạch lạc).
Dưng, cũng chả trách được, bởi cái này phẩy được phát xuất từ tầng lớp lông dân tinh hoa - hiện chửa thấy...
 
Chỉnh sửa cuối:

Qtv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-600994
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
532
Động cơ
139,077 Mã lực
Tuổi
35
Vâng nước mình toàn người thật việc thật như cụ và bạn cụ thì hóa rồng đến nơi rồi ạ :) Cụ chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho bọn em và mấy thanh niên tự nhục ở đây mở rộng tầm mắt nhé!
Vâng nước mình toàn người thật việc thật như cụ và bạn cụ thì hóa rồng đến nơi rồi ạ :) Cụ chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho bọn em và mấy thanh niên tự nhục ở đây mở rộng tầm mắt nhé!
hic. Có vẻ cụ k tin. Được hay là từ C2 e toàn học trường chuyên nên lớp e toàn tinh hoa :) E thì làm chính là xd và bđs, phụ có nhà hàng nhưng năm rồi chết k tính :( Bbe e thì chủ yếu là xd, ngân hàng với mấy ông bên nhà nước. Cá nhân e tin tưởng VN sẽ pt mạnh mẽ trong 10 năm tới. Thực tế 5-6 năm trở lại đây e thấy cs của dân ta đã khác nhiều rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Chả biết bao giờ vượt được nhưng e thấy cái GDP đầu người 2740usd là cảm thấy hơi ảo rồi. E năm nay 32 tuổi thu nhập bình quân cỡ 50k usd mà e chỉ thuộc dạng trung bình trong lớp c2,c3, đh, và cả những bạn bằng tuổi ở quê. Còn 1 số đứa e của e năm nay 27-30t chúng nó thu nhập toàn trên 100k mỹ kim/ năm
Cái câu này chắc ý cụ là học lực trung bình chứ không phải thu nhập trung bình. Học giỏi không có nghĩa là sẽ giàu. Nhất là mấy người học nhiều càng khó giàu (ko nghèo). Có người hên chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực và ngành đó đang có nhiều capital đổ vào. Có người không vào nổi ĐH còn từng top 5 giàu nhất VN (bầu Đức) cơ mà.
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Em ko biết sao chứ, hồi đầu những năm 80 mà có cục xà bông Lux của Thái mà hội đầu là oai lắm. Gội xong phải đi khắp xóm cho mọi người biết. Giờ chắc ko mấy người dùng nữa. Em thấy Thái có vẻ chững lại rồi, còn Việt thì đang trên đà phát triển
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Theo em nghe nói thì năm 1967-68 người Mỹ đặt 3 học viện ở Đông Nam Á, gồm: Học viện Kỹ thuật châu Á (AIT) đặt tại Thái Lan, Học viện Quản lý Châu Á (AIM) ở Philippine và Học viện Giáo dục Châu Á (AIE) dự kiến ở Việt Nam, nhưng sau biến cố Mậu Thân 1968 thì họ chuyển đặt luôn AIE ở Philippines.
Về AIT em không có cơ hội học hay tiếp cận. Còn AIM và AIE được đánh giá chất lượng khá ổn, đặc biệt AIM. Các trường nói trên đều được ADB lựa chọn để cấp học bổng cho Chính phủ Nhật nên họ cũng phải đạt tiêu chuẩn khá. Tuy nhiên do vị trí đặt ở Philipine/Thailand ngày càng kém phát triển dẫn đến họ cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt với sinh viên VN, khi chọn trường nhiều người không để ý xếp hạng của trường mà hay để ý vị trí trường đó ở Mỹ, Âu, Úc, Nhật hay cùng lắm là Tàu, Sing, Đài ..., không ưa Khi nghe đặt ở Philippine hay Thái.
Viện nghiên cứu lúa quốc tế IR cũng đặt ở Philippines. Tạo ra cái giống lúa cứu đói dân ta một thời IR203
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Em ko biết sao chứ, hồi đầu những năm 80 mà có cục xà bông Lux của Thái mà hội đầu là lại lắm. Tội xong phải đi khắp xóm cho mọi người biết. Giờ chắc ko mấy người dùng nữa. Em thấy Thái có vẻ chững lại rồi, còn Việt thì đang trên đà phát triển
Thái nó đi trước mình nên thời xưa hàng Thái là ước mơ của bao người. Xe máy, quần bò, áo phông, dép tông, đến cái kẹo cao su cung Thái. Trước khi hàng tàu tràn vào thì hàng Thái là cả 1 thế lực.
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
318
Động cơ
388,161 Mã lực
Chả biết bao giờ vượt được nhưng e thấy cái GDP đầu người 2740usd là cảm thấy hơi ảo rồi. E năm nay 32 tuổi thu nhập bình quân cỡ 50k usd mà e chỉ thuộc dạng trung bình trong lớp c2,c3, đh, và cả những bạn bằng tuổi ở quê. Còn 1 số đứa e của e năm nay 27-30t chúng nó thu nhập toàn trên 100k mỹ kim/ năm
Bác kiếm tiền giỏi nên ko có tg cập nhật. 2.7K ảo là đúng rồi, sau khi tính lại giờ là 3.5K, hợp lý đấy. Tất nhiên ở thành phố lương nghìn đô là còn ít, nhưng bù cho nông thôn thu nhập còn thấp. Hiện gdp Thái tầm hơn 5K, nhưng đáng ngại nhất là 5 năm gần đây chỉ đi ngang, nên 5 năm nữa vượt Thái là hoàn toàn có thể.
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
318
Động cơ
388,161 Mã lực
Em nhớ trước năm 2010, thằng Tàu vẫn ẩn mình, câu cửa miệng của các cụ trên này là "xuống hố..." ám chỉ CS không thể hơn TB được. Khi đó VN là nước "không chịu phát triển".

Thế rồi vật đổi sao rời, đến nay các cụ chống + hết lời khen thằng Tàu, bảo là nó cs nhưng lãnh đạo nó tốt, lo cho dân, không như mấy ông ở một nước nào đó. VN vẫn là nước không chịu phát triển, liên tục bị so với Cam, với Lào.

Từ năm 2016 trở đi, VN có tý thành tựu, câu chê của các cụ cũng khác. Bây giờ thay vì " không chịu", VN chỉ còn "chưa đúng với tiềm năng". Lúc này người ta bắt đầu so VN với các nước trên cấp như Thái, Phil. Do mấy nước đấy phát triển đã lâu nên họ vẫn hơn là tất yếu, nhưng đã có ngành vượt họ chứ không còn tụt hậu toàn diện như trước nữa. Đọc thớt này sẽ thấy, cái gì ta hơn là không quan trọng, không thèm, cái họ hơn là công nghệ lõi, quan trọng lắm.

Không hiểu mấy năm nữa thớt này sẽ tiến hoá thế nào nhỉ!


Sent from M2007J3SG via OTOFUN
Kệ mịa đám lợn đi bác ơi. Những thằng ngu mở mồm chửi đổng này chưa đi đâu cả, hoặc đi ra nước ngoài nhưng chả thấm được mặt tối của xã hội bên đó. Khôn thì nhanh nhưng ngu thì rất rất lâu, bền vững lắm.
 

jinmenghan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752971
Ngày cấp bằng
14/12/20
Số km
116
Động cơ
51,916 Mã lực
Tuổi
32
Bác kiếm tiền giỏi nên ko có tg cập nhật. 2.7K ảo là đúng rồi, sau khi tính lại giờ là 3.5K, hợp lý đấy. Tất nhiên ở thành phố lương nghìn đô là còn ít, nhưng bù cho nông thôn thu nhập còn thấp. Hiện gdp Thái tầm hơn 5K, nhưng đáng ngại nhất là 5 năm gần đây chỉ đi ngang, nên 5 năm nữa vượt Thái là hoàn toàn có thể.
Theo cách tính lại VN3500K thì Thái là 7300K nhé!
Tự nhiên ăn gian của nó 2300K thế.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Cartoner nói:
Cách đầu tư vào trồng cafe A để cạnh tranh và phục vụ khẩu vị bọn tây là Hạ sách.
Thượng sách phải là dạy bọn tây cách uống cafe của VN, như cafe sữa đá, cafe phin với khẩu vị mạnh của R. Có như vậy thì thị trường R sẽ ngày càng lớn mạnh và VN dẫn đầu lợi thế ngành cafe mãi mãi.
Cũng giống như có thể dạy bọn tây hút thuốc lào, đến 1 lúc nào đó có thể xuất khẩu thuốc lào ra khắp thế giới. Thương hiệu Vĩnh Bảo hay Thanh Hóa sẽ làm mưa làm gió, cạnh tranh trực tiếp với cần sa luôn cho máu.
Cái này ngành cafe nhiều người hiểu, mà năng lực ko đủ nên đành chịu. Cái hiệp hội cafe thì chả giúp ích được gì mấy.
Mình chạy theo thị hiếu châu Âu thì mình ko bao giờ cạnh tranh được với xứ cafe nam mỹ. Quảng bá được hương vị cafe việt là cách làm đúng nhất.
Nhà cháu hay đi Nhật, lần nào cũng đem một lô cafe tan làm quà cho đối tác. Còn thừa thì gửi ở mấy ks bình dân, nói họ cho khách trọ uống miễn phí. Thôi thì gọi là có tý ti góp sức quảng bá cho ngành.
Điều này mấy ông làm Nhà nước đã kêu gào từ lâu rôi.
Ai tìm hiểu trên thế giới này có mấy hãng cà phê, có hãng nào của Brazin hay Colombia không thì chắc hết kêu gào như vậy.
Với cây chè, cây thuốc lá,...không khác gì hết.
Ai đang sống ở châu Âu mà uống cà phê sẽ thấy, 1 loại cà phê dù có mua hôm nay, tìm mua được đúng cái hộp cà phê ấy được sx từ chục năm trước, rồi giữ để so sánh với hộp cà phê 10 năm nữa mới sản xuất thì dù người khắt khe nhất cũng rất khó phát hiện được cà phê đã được sản xuất từ bao giờ!
Họ làm được như vậy vì họ có cái kho chứa rất nhiều nguyên liệu. Khi pha trộn, họ lựa chọn từ cái kho nguyên liệu ấy thử để lô cà phê sản xuất ra có được đúng mùi, vị của cái tên đã được ghi nhận. Gu uống cùng được tạo ra nhờ cái vị không đổi ấy!
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Điều này mấy ông làm Nhà nước đã kêu gào từ lâu rôi.
Ai tìm hiểu trên thế giới này có mấy hãng cà phê, có hãng nào của Brazin hay Colombia không thì chắc hết kêu gào như vậy.
Với cây chề, cây thuốc lá,...không khác gì hết.
Ai đang sống ở châu Âu mà uống cà phê sẽ thấy, 1 loại cà phê dù có mua hôm nay, tìm mua được đúng cái hộp cà phê ấy được sx từ chục năm trước, rồi giữ để so sánh với hộp cà phê 10 năm nữa mới sản xuất thì dù người khắt khe nhất cũng rất khó phát hiện được cà phê đã được sản xuất từ bao giờ!
Họ làm được như vậy vì họ có cái kho chứa rất nhiều nguyên liệu. Khi pha trộn, họ lựa chọn từ cái kho nguyên liệu ấy thử để lô cà phê sản xuất ra có được đúng mùi, vị của cái tên đã được ghi nhận. Gu uống cùng được tạo ra nhờ cái vị không đổi ấy!
Thế giới trước đây cứ nhắc đến cafe là nói đến brazil hay colombia. Vn sx cafe thứ 2 tg mà ít người nhớ đến khi nói đến cafe. Cái này do ta ít truyền thống hơn họ, mặt khác do công tuyên truyền quảng bá ít.
Xưa hãng intel cũng phải có chương trình intel inside để quảng cáo cái lõi intel của mình.
 

jinmenghan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752971
Ngày cấp bằng
14/12/20
Số km
116
Động cơ
51,916 Mã lực
Tuổi
32
Liên tục cố tình lái chủ đề, chửi bới ám chỉ xúc phạm người Việt.

BĐH thông báo Ban vĩnh viễn nick này và những nick liên quan. Tất cả khiếu nại, thắc mắc về vẫn đề này ngay lập tức bị Ban vĩnh viễn. Trân trọng!
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,425
Động cơ
-23,038 Mã lực
Tuổi
54
Thế giới trước đây cứ nhắc đến cafe là nói đến brazil hay colombia. Vn sx cafe thứ 2 tg mà ít người nhớ đến khi nói đến cafe. Cái này do ta ít truyền thống hơn họ, mặt khác do công tuyên truyền quảng bá ít.
Xưa hãng intel cũng phải có chương trình intel inside để quảng cáo cái lõi intel của mình.
Ko phải ta ít truyền thống hơn mà là brazil và colombia họ trồng loại cafe R còn ta trồng cafe A.

Cafe R của họ có mặt trên thị trường hàng hóa Âu - Mỹ từ rất lâu rồi, ta ko cách gì cạnh tranh được về cafe hạt. Các hãng cafe lớn Âu - Mỹ họ có công thức riêng và sử dụng nguyên liệu cafe R, ta ko thể cạnh tranh bằng thành phẩm.

Dù sản phẩm thô hay thành phẩm đều ko thể cạnh tranh thì cách tốt nhất là phát triển bằng những gì ta đang có.
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,797
Động cơ
89,429 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Bên Thái họ có Viện công nghệ châu Á AIT. Nhiều người ở Việt nam ta sang đó học. Việt ta đã có cở sở đào tạo và nghiên cứu nào tương tự chưa?
quan điểm của e thấy riêng về công nghệ châu Á và công nghệ liên quan máy tính internet châu Á chỉ có vài nước có khả năng đó là Nhật Hàn Đài TQ Ấn Độ Iran và e tự đề cử VN; do có chung gốc cả ngàn năm với Quảng Đông hiện thủ phủ công nghệ của TQ;
còn các nước khác có viện gì đi nữa cũng chả thể phát triển được, đừng nghĩ nó vó viện này viện kia mà hãi xong tự nhọc, viện là 1 chuyện còn con người có đáp ứng dc ko là chuyện khác;
10 năm nữa khi GDP VN bằng Thái thì tự khắc chả ai nghĩ viện này viện kia;
Cái nữa nên nhớ đa số tỷ phú Thái, học sinh Thái dc hcv Olympic Toán là gốc HOA
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Vâng nước mình toàn người thật việc thật như cụ và bạn cụ thì hóa rồng đến nơi rồi ạ :) Cụ chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho bọn em và mấy thanh niên tự nhục ở đây mở rộng tầm mắt nhé!
Việc các bạn trẻ tầm 30 tuổi làm cho các công ty nước ngoài (và một số trong nước) có lương tầm 40tr/tháng là khá phổ biến cụ ạ. Em chỉ tính dân lao động xuất thân công nông rồi học hành để làm công ăn lương, không tính dân kinh doanh hoặc sinh ra đã có bệ phóng gia đình cụ nhé.
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
318
Động cơ
388,161 Mã lực
Theo cách tính lại VN3500K thì Thái là 7300K nhé!
Tự nhiên ăn gian của nó 2300K thế.
Vâng có lẽ hơn 7k có lý hơn, dữ liệu IMF hơi lởm khởm https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/THA?year=2020
Tuy nhiên 5 năm nay tăng trưởng kém, thời gian tới vẫn như đồ của chị Dậu thôi. Thái có vấn đề căn bản là giới cầm quyền và tư bản thân hữu có vô vàn đặc lợi. Thái là quốc gia bất bình đẳng số 1 thế giới, rồi sẽ chẳng đi đến đâu. Ngành tech chả có gì, trong thập kỷ này chắc chắn bị bỏ lại phía sau.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,577
Động cơ
351,958 Mã lực
Việc các bạn trẻ tầm 30 tuổi làm cho các công ty nước ngoài (và một số trong nước) có lương tầm 40tr/tháng là khá phổ biến cụ ạ. Em chỉ tính dân lao động xuất thân công nông rồi học hành để làm công ăn lương, không tính dân kinh doanh hoặc sinh ra đã có bệ phóng gia đình cụ nhé.
50k USD / năm = 1 tỉ 2 / năm tức mỗi tháng 100 triệu, khác với 40 tr nhiều lắm đấy cụ
 

Hồng Ca

Xe tải
Biển số
OF-644805
Ngày cấp bằng
30/4/19
Số km
311
Động cơ
119,149 Mã lực
Một góc nhìn về kinh tế Việt Nam năm 2020.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’
Ái Châu Tử - 15:59 14/02/2021
(VNF) – PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra: tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu đến từ đầu tư công và FDI – những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng, tuy nhiên tín dụng lại tăng tới 12,13%. Nhiều khả năng, dòng tiền đã chảy vào các kênh tài sản và tạo ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’

PGS.TS Phạm Thế Anh
Là một năm đầy sóng gió nhưng 2020 đã khép lại với nền kinh tế Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng GDP 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Như vậy, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đã đạt được. Đây được xem là thành tựu nổi bật của Chính phủ không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Để có cái nhìn sâu hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 và dự báo triển vọng cho 2021, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế Quốc dân:
- Ông nhìn nhận như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP 2,91% năm 2020?
PGS.TS Phạm Thế Anh
: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng tới từ đâu lại là một câu chuyện khác.
Thông thường, tăng trưởng tới từ 3 trụ cột: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Về tiêu dùng, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút, tâm lí tiết kiệm dự phòng lên cao và sự biến mất của du khách quốc tế từ quý II/2020.
Về đầu tư, chúng ta thấy rất rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công, còn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì suy giảm.
Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thặng dư rất lớn, 19,1 tỷ USD, nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.
Như vậy, khi nhìn sâu vào con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu của FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định, bởi đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, còn FDI thì tùy thuộc vào tình hình thế giới và lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về người nước ngoài. Giả sử năm tới dịch bệnh vẫn hoành hành trên thế giới, các quốc gia vẫn đóng cửa thì động lực tăng trưởng đầu tư công và FDI có được duy trì không?! Do vậy, tôi nghĩ rằng tăng trưởng cho năm tới là khá khó khăn nếu bệnh dịch còn kéo dài.
- Như vậy, ông khá quan ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2021?
Đó là một mục tiêu rất thách thức! Kinh tế thế giới có thể hồi phục 4 - 5%, vì người ta tăng trưởng trên nền thấp, còn Việt Nam tăng trưởng trên nền cao. Thử hình dung, trong điều kiện bình thường cũ (không có dịch), Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%, vậy trong điều kiện có dịch thì sẽ thế nào?!
Khi đặt mục tiêu tăng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, mà sự phục hồi này là rất bất định.
- Quay trở lại với năm 2020, trong “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), ông đã chỉ ra bản chất của tiêu dùng và đầu tư, vậy còn xuất khẩu thì sao?
Chúng ta khá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, nhưng xin lưu ý đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại gồm hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Như vậy, về thực chất, Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.
Đối với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta nhìn kỹ có thể thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với tình hình hiện tại và tận dụng các ưu thế FTAs (hiệp định thương mại tự do) tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
- Lại nói chuyện xuất khẩu, báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) xuất bản đã bày tỏ sự nghi ngờ về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển, tạm nhập tái xuất của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Với tư cách là Kinh tế trưởng của VEPR và với số liệu cả năm 2020 đã có, ông có còn bảo lưu sự nghi ngờ này?
Nói về xuất khẩu, hãy xét cả cơ cấu thị trường và mặt hàng. Về thị trường, xuất siêu của Việt Nam tới từ Mỹ, hơn 60 tỷ USD. Nghĩa là nếu loại trừ Mỹ, Việt Nam nhập siêu hơn 40 tỷ USD. Xuất siêu sang Mỹ đã kéo toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam sang trạng thái thặng dư. Điều này cho thấy một xu hướng là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất chỉ để xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất siêu sang Mỹ cố nhiên là tốt nhưng cũng đi kèm rủi ro, đó là rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, mà thị trường này chúng ta chưa có FTA. Giả sử có kịch bản trừng phạt thương mại thì rất gay go cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Mỹ đang điều tra Việt Nam về việc thao túng tiền tệ. Tất nhiên, việc cáo buộc của Mỹ có nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng đó cũng là một loại rủi ro đối với Việt Nam.
Trong khi xuất siêu sang Mỹ thì Việt Nam lại nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên những nghi ngại. Nghi ngại này có cơ sở hơn khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến ở một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị… Các mặt hàng này, Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc và lại xuất nhiều sang Mỹ.
Nhìn chung, ở các mặt hàng nêu trên, Việt Nam được hưởng lợi rất ít, chủ yếu là công lao động. Điều này phơi bày một thực trạng đau xót là là khi có lợi ích thì FDI hưởng gần hết còn nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu phần nhiều.
Trong câu chuyện xuất khẩu, chúng ta cũng thấy một thực tế đáng buồn khác là các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bị sụt giảm như: dệt may, da giày, nông sản… Muốn năm 2021 tăng trưởng cao thì các mặt hàng truyền thống này phải lấy lại phong độ như trước, bởi lực cầu máy móc, thiết bị điện tử có thể không kéo dài bởi chúng là hàng lâu bền. Tuy vậy, việc các mặt hàng truyền thống có khôi phục được hay không lại phải trông đợi hoàn toàn vào việc các nước Âu – Mỹ – Nhật có mở cửa trở lại hay không.
- Một vấn đề nổi bật khác trong năm 2020 là tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày cuối năm 2020, tín dụng tăng 12,13%. Nhưng điều đáng nói là chỉ trước đó 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng năm 2020 tăng 10,14%. Có nghĩa là trong 10 ngày cuối năm, tín dụng tăng tới 2 điểm %. Ông có bình luận gì về những con số này?
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 gần bằng năm trước đó, nhưng tăng trưởng GDP lại thua xa, vậy tiền đã chảy đi đâu?
Tôi đặt ra câu hỏi này bởi tăng trưởng GDP 2020 đến từ đầu tư công và FDI, tức là những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng.
Tôi cho rằng ngoài việc trái phiếu chính phủ được phát hành đã hút bớt một lượng vốn trong nền kinh tế, thì ít nhất còn hai lí do khiến tín dụng năm nay tăng trưởng 12,13%.
Một là tăng trưởng tín dụng chủ yếu do đảo nợ, gia hạn, cơ cấu nợ. Ví dụ, một doanh nghiệp năm 2019 vay 100 đồng, lãi suất 10%. Năm 2020, doanh nghiệp không có năng lực trả, ngân hàng cơ cấu nợ, đem lãi nhập gốc thành khoản nợ mới trị giá 110 đồng. Như vậy, tín dụng tăng trưởng 10%. Nhưng tín dụng này không đi vào sản xuất, không tạo ra công ăn việc làm, không thúc đẩy tăng trưởng. Đó chỉ là tăng trưởng tín dụng trên sổ sách.
Hai là có thể tín dụng không trực tiếp đi vào sản xuất mà đi vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu (ô tô) và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán). Điều này thấy khá rõ: giao dịch chứng khoán năm 2019 trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, năm nay những tháng cuối năm đã lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên, rất khủng khiếp; giá bất động sản cũng tăng vòn vọt.
Tất nhiên, các ngân hàng thương mại có thể không cho vay đầu tư chứng khoán hay bất động sản một cách trực tiếp. Nhưng tín dụng có thể đi đường vòng để đổ vào các kênh tài sản này. Ví dụ, một doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy, trong điều kiện bình thường sẽ dùng lợi nhuận đó tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhưng do dịch bệnh, lãi vay thấp, chủ doanh nghiệp đi vay ngân hàng để có tiền hoạt động, còn đem lợi nhuận tích lũy đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp đáng lẽ lấy tiền trả nợ, nhưng do được ngân hàng tái cơ cấu nợ, đã đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Do đó, rất khó để cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tin rằng tín dụng đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Nếu quả thực tín dụng đi vào sản xuất, kinh doanh thì thật đáng lo ngại, vì chất lượng tín dụng kém quá, tăng tới 12,13% mà GDP chỉ tăng 2,91%. Tôi không nghĩ hiệu quả sử dụng vốn thấp như vậy đâu.
- Vậy khuyến nghị của ông về chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2021 sẽ là gì?
Quan điểm của tôi không thay đổi: tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.
Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chi trả an sinh cho người lao động mất việc làm. Thứ hai là đầu tư công, nhưng phải trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm đã có kế hoạch, vì đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn; kiên quyết nói không với những dự án không cần thiết như quảng trường, tượng đài.
Về chính sách tiền tệ, tôi khuyến nghị hai chữ “thận trọng”. Cuối năm 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản đã xuất hiện rồi. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản.
Tăng trưởng tín dụng cũng cần tận trọng, đừng ham thành tích. Tăng trưởng tín dụng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng để làm gì. Nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu cho các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Trong thời kì dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất hết sức khó khăn mà các ngân hàng vẫn báo lãi rất lớn, đó là hiện tượng kinh tế rất phản cảm.
Năm tới, Việt Nam vẫn đối diện với rủi ro tài khóa, đã thành cố hữu, khi thâm hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách chạm trần. Chính sách tiền tệ mà tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vô cùng rủi ro. Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế hồi phục, sức ép lạm phát sẽ tăng lên. Khi đó, Chính phủ không còn cách nào khác là tăng lãi suất để chống lạm phát, chống bong bóng giá. Hậu quả là cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sẽ nai lưng ra chịu trận.
Cái chúng ta cần là giảm lãi suất cho vay chứ không phải giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất tiền gửi, ở một khía cạnh nào đó, đang giảm thu nhập của những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khi thu nhập giảm, tầng lớp này càng thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, hàng hóa bán kém. Có thể nói, công cụ lãi suất chưa chắc đã có tác dụng với kinh tế Việt Nam ở bối cảnh hiện tại…
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ái Châu Tử

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top