In tiền VND ra để mua vào lượng USD đang dư trong nước (do xuất khẩu tăng quá mạnh và VN năm nào cũng thâm hụt ngân sách, lấy đâu ra tiền dư để mua dự trữ ngoại hối đâu). Nếu chỉ in tiền VND rồi đem đi mua USD thì lượng VND tăng bất thường gây lạm phát. Để điều tiết thì NHNN lại phải bán trái phiếu hoặc dùng thủ thuật khác để hút lại mớ tiền đồng đó ra khỏi thị trường tiền tệ. Thật ra tăng dự trữ ngoại hối không làm tăng nợ công, vì tuy trái phiếu là nợ nhưng lại có mớ ngoại hối để cân bằng. Có điều dự trữ ngoại hối đó không phải muốn đem ra xài là xài:
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dự trữ ngoại hối vào cuối quý 3 năm 2019 của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, hơn 71 tỉ USD. Đây được xem là con số khổng lồ bởi nó cao hơn tổng dự thu ngân sách trong năm 2019.
tapchitaichinh.vn
Các bác nhà mình vẫn hô hào giữ đồng VND thấp đi, có lợi cho xuất khẩu, chưa tới mức Mỹ phạt đâu:
http://hanoitimes.vn/now-is-right-time-for-vietnam-cbank-to-increase-forex-reserves-expert-313913.html
Mỹ thì đã kết luận VN hạ giá đồng tiền hồi 2019, ảnh hưởng ngành lốp xe của họ (chỗ này tui sai, họ chưa chỉ đích danh VN đầu cơ tiền):
The US Department of the Treasury has determined that Vietnam’s currency was undervalued last year by about 4.7 percent against the US dollar due in part to government intervention, according to a new valuation assessment sent to the US Department of Commerce. In the assessment conducted for an...
www.taipeitimes.com
Nói tóm lại là dự trữ ngoại hối không phải tiền xài được, mà chỉ để dành cho các chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá, phòng hờ nguy cơ. Muốn biết mình dư bao nhiêu tiền (xài được) thì phải xem mình thặng dư ngân sách hay thâm hụt, mà VN thì liên tục thâm hụt xưa giờ, lấy đâu ra thặng dư