Vâng, đúng là tính giá trị gia tăng trên lãnh thổ.
Em ví dụ: Samsung nhập khẩu 50 tỷ$ và xuất khẩu 55 tỷ $. Vậy thì giá trị gia tăng trên lãnh thổ VN của SS là 5 tỷ $ chẳng hạn. Nhưng trong 5 tỷ$ gia tăng tại VN thì 4,5 ty$ là mua hàng của các cty FDI khác nữa, nên thực chất đóng góp của SS trên lãnh thổ VN không nhiều là vì vậy.
1 trong 3 công thức tính toán GDP phổ quát hiện nay thì GDP = Đầu tư (Investment - chính phủ và DN) + Tiêu Dùng (Consumption- Chính phủ & DN) + Xuất khẩu ròng (NX= XK - NK) thì Samsung đóng góp ở cả 3 mục gồm:
- Đầu tư: SS đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng trên đất VN để SX, nghiên cứu sẽ tính vào GDP Việt nam
- Tiêu dùng: Khoản mục ngoài đầu tư mà tiêu dùng thiết yếu tại VN như điện nước các dịch vụ khác của hãng & Chi tiêu của Người lao động của SS (kể cả người Hàn lân người Việt) trên đất Việt nam cũng được tính vào GDP
- Là XK ròng như cụ nói.
Đó là đóng góp trực tiếp.
Còn đóng góp gián tiếp của SS đó là SS đầu tư, tiêu dùng đều sử dụng sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp bởi Chính phủ, Doanh nghiệp Việt/Hàn/nước ngoài/cá nhân người Việt thì các đơn vị này sẽ tích cực đầu tư để cung cấp cho SS, và các DN khác. Việc đầu tư này sẽ làm tăng GDP, đồng thời tăng hiệu quả các sản phẩm khiến các DN khác sẽ đầu tư ở Việt nam (một kiểu DN Phụ trợ như CP kỳ vọng)... đó là cái đích lâu dài mà Chính phủ hướng tới khi thuyết phục SS đầu tư ở Việt nam.
Câu chuyện SS và Việt nam ai cần ai hơn thực sự khó nói. Rõ ràng cả 2 bên cần nhau, 1 bên cần các khoản đầu tư lớn nhằm tạo việc làm tăng đầu tư tăng hiệu ứng lan tỏa, 1 bên cần có 1 môi trường ổn định, nhân công có tay nghề quy mô lớn, một thị trường đủ lớn, các ưu đãi nhất định, cũng như 1 nền kinh tế với nhiều các hiệp định thương mại (FTA). Những thứu này không dễ tìm ở các nước khác!