[Funland] Số phận bi thãm của một số công thần sau cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Ông Nhạc viết chữ rất đẹp , chữ Lê Lợi không đẹp bằng , hoặc do người khác soạn hộ, tuy nhiên ông phải hứa -hẹn nhiều mới thu phục được lòng người theo.
Chữ Nôm hay chữ Hán hả cụ.
Dĩ nhiên là phải hứa hẹn rồi.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
"Tứ đổ tường" cấp quốc gia trọng đại nằm ở thiên tai, địch họa, đền đài cung điện, triều chính kỷ cương buông lỏng.

Thời Trần không làm công trình gì đáng kể. Thời Dụ Tông thì có chơi bời chút ít thôi.

Thời Nghệ Tông cố chấn chỉnh triều chính kỷ cương nhưng ĐV không hồi nổi, do nguyên nhân chính là ngân sách quốc gia cạn kiệt bởi mấy chục năm thiên tai liên miên.

Vấn đề thiên tai này, em cũng nghĩ không phải là nguyên nhân chính. Đọc thấy vua khư khư ôm vàng đi chôn mà thấy chán. Cả nước của ông ấy thì ông không lo, lo mấy cái lẻ tẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chữ Nôm hay chữ Hán hả cụ.
Dĩ nhiên là phải hứa hẹn rồi.
Chữ Hán, ký tên Trung Ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc.
Còn bài hứa của Lê Lợi cũng bằng chữ Hán.
Có 2 Lê Lai, hay 1 em không biết, nhưng Lê Lai nữa thì " cậy có công , sinh kiêu ngạo nên bị chém"
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Chữ Hán, ký tên Trung Ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc.
Còn bài hứa của Lê Lợi cũng bằng chữ Hán.
Có 2 Lê Lai, hay 1 em không biết, nhưng Lê Lai nữa thì " cậy có công , sinh kiêu ngạo nên bị chém"
Bài hứa của cụ Lợi là văn thề lũng nhai đúng không cụ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bài hứa của cụ Lợi là văn thề lũng nhai đúng không cụ
Bài kêu gọi nhớ ơn Lê Lai, viết nửa Hán, nửa Nôm, chứng tỏ Lê Lợi là người cũng không giỏi văn chương cho lắm.


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chữ ký của Nguyễn Nhạc, rất đẹp.


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dịch bài kêu gọi nhớ ơn Lê Lai:
Lê Tằng Tôn ( tức là Lê Lợi, vì ông là đời thứ tư trong gia phả họ Lê: Thủy tổ là Lê Hối, sinh ra Lê Đinh, Lê Đinh sinh ra Lê Khoáng, là cha Lê Lợi)

Đại Thiên hành hóa... Thái Tổ Cao Hoàng Đế chỉ-huỵ ( chỉ-huy là tiếng Việt cổ thời ấy, nghĩa là sắc- chỉ, hoặc quy-định của Vua, mãi đến đời Lê Thánh Tông mới thay chỉ-huy bằng sắc-chỉ) dạy rằng:
Kẻ làm công-thần cùng Trẫm bấy nhiêu! chúng bay đã chiu khó- nhọc mà được nước ta. Chúng bay đã chịu khó công cùng Trẫm đói khát mà lập nên thiên hạ, đến có ngày rày mà được phú-quý. Chúng bay phải nhớ công Lê Lai hết lòng vì Trẫm mà đổi áo cho Trẫm, chẳng có tiếc mình cùng Trẫm, chịu chết thay Trẫm.
Công ấy chẳng cả thay! ( công ấy không gì to lớn bằng) Trẫm đã táng Lê Lai ở trong đền Lam, đề mai ngày cho con cháu Lê Lai ở hết lòng cùng con cháu Trẫm. Thế vậy cho kẻo (tiếng cổ nghĩa là khỏi, tránh khỏi) lòng thương nó.

Chúng bay truyền bảo con cháu chúng bay, chúng đại thần cùng con cháu chúng bay ( chúng bay ở đây là nói con cháu các đại thần) : vì vậy công Lê Lai ẩy chẳng cả thay !

Cho đến con cháu Trẫm, mà quên ơn nhà Lê Lai thì cho ( tiếng Việt cổ, nghĩa là thì phải chịu) trong thảo-diện ( không rõ nghĩa là gì) này nên nước, trong đền này nên rừng.
Nhược ( bằng) chúng bay nhớ bằng ( nhớ kỹ, nhớ đúng như) lời Trẫm, thì nguyền cho con cháu Trẫm cùng con cháu chúng bay phú quý.

Nhược dù ai hay nhớ bằng lời Trẫm, ấy thì thấy kiếm này xuống nước thì cho nên rồng. Ai lỗi lời nguyền thì đòng ( một thứ vũ khí giống cây giáo) ấy nên đao.

Cho thế chúng bay cùng nhớ bằng lời chư tướng thề.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản viết lời thề cùng Tướng sĩ của Lê Lợi, nửa Nôm, nửa Hán



 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dịch bài thề cùng tướng sĩ của Lê Lợi, có thể thấy, lời văn trong cả 2 văn bản đều rất mộc mạc, không bay bướm, hoa lá, ta chưa thấy vai trò của quân sư văn thần nào viết giúp ông, có thể lúc này Nguyễn Trãi vẫn chưa xuất hiện.

Thái Tổ Cao hoàng đế ...Trẫm tính ( họ) Lê, húy Lợi, đại Thiên hành- hóa, phủ trị bang gia ( vỗ về cai trị quốc gia). Vì vậy, Trẫm nguyền chư tướng,hỏa-thủ ( một chức võ quan cấp cao đầu đời Lê) Thiết-đột ( một chức võ quan cao cấp đầu đời Lê) quân nhân đẳng:

Hễ kẻ làm công-thần ở cùng Trẫm mà được thiên hạ ! Chưng ( tiếng Việt cổ nghĩa là về sau này) sau thiên-hạ thái-bình, thì Trẫm nhỡ đến công-thần chư tướng hết lòng sức, danh truyền để muôn đời, vĩnh thùy trúc bạch ( ý nói để lại trên thẻ tre và lụa bạch, ghi lại công trạng muôn đời) ; cho chưng sau, con cháu Trẫm cùng con cháu chư tướng đều được hiển vinh, hưởng chưng ( không rõ chữ chưng đây là gì, có lẽ Lê Lợi ít tinh thông chữ nghĩa hay do viết nhầm) phúc lộc.

Dù bể kia hay cạn, núi nọ hay bằng, thì công ấy. Trẫm chẳng khá quên chư tướng. Dù Trẫm chẳng bằng ( theo đúng như) lời nguyền ấy vậy, thì truyền cho con cháu trẫm như lời ẩy.

Trẫm nguyền bằng: Thảo điện nên rừng, điện này nên nước, núi này nên băng ( lở, sụp), ấn nầy nên đồng, kiếm này nên sắt.

Bằng Trẫm được thiên hạ nhớ công chư tướng, nguyền hiển hách. Vả lại truyền cho con cháu nhà Trẫm muôn đời bằng như lời nguyên ấy, thi đề cho quốc gia trường trị, yên như bàn thạch ; Hoàng-hà như đái, Thái Sơn như lệ ( Sông Hoàng Hà còn hẹp như cái dải áo, núi Thái Sơn mòn như hòn đá mài nghĩa là thời gian rất là lâu, kiểu như sông cạn đá mòn); con cháu nhà Trẫm muôn đời quang đăng bảo điện ( vẻ vang đền quý, làm vua).

Vì vậy Trẫm phải hết lời cùng chư tướng : hễ đã đi làm công-thần ở cùng Trẫm, đồng tâm hiệp lực, chở ngại khó khôn ( khôn là tiếng Việt cổ, nghĩa là khó). Hòa ( tiếng Việt cổ nghĩa là và, mà) làm việc thiên hạ chẳng những thế ẩy ; Trẫm lại cậy ( tiếng Việt cổ có nghĩa là tin vào) lời này : Như trong binh-pháp rằng nhân nghĩa chi binh, hòa mục vi thượng (nghĩa là hòa thuận với nhau là thượng sách). Nếu có binh nhân nghĩa thì có hòa mục mới khá được hiệu lệnh cho tin. Chữ rẳng :"Pháp giả thiên hạ công cọng" ( nghĩa là pháp luật là quy định chung cho tất cả). Dù ai chẳng phải, đà có phép trời luật nước.


Ai nấy thì cho có hòa mục, cho tín hiệu lệnh, cho nghiêm sửa phép ( phép tắc đặt ra) ; hòa làm việc thiên-hạ đề công danh muôn đời, thực lộc thiên chung ( thiên chung là tiếng Hán, nghĩa là ăn lộc rất nhiều, chung là đơn vị đo lường ngũ cốc, thiên có nghĩa là vạn, triệu...)
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Như vậy số phận của những công thần lập nhiều chiến công nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đều rất bi thãm. Trong số 5 tướng đứng đầu lập nhiều công lao nhất Khởi Nghĩa Lam Sơn được Lê Lợi tặng biển công thần suy tôn công trạng thì chỉ duy nhất Phạm Vấn người đứng đầu là được chết trong an nhàn, công lao đầy đủ. Bốn người còn lại đều có kết cục đầy nước mắt. Người thì bị vu cho mưu phản, người thì bị đồng đội giết, người thì bị cho là chuyên quyền, người thì bị vu là dùng tà thuật. Có thể nói những công thần đa số là có kết cục bi thảm không chỉ ở Việt Nam mà còn Trung Quốc: vua Lưu Bang khi lên ngôi đã giết Hàn Tín. Chu Nguyên Chương đã giết Từ Đạt đều là những người lập đại công. Sau này vua Gia Long ở Việt Nam cũng làm tương tự: ông đã giết Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường. Có thể nói câu: “ có thể cùng nhau chung hoạn nạn. Sao khó bên nhau lúc thái bình” luôn đúng khi nói về thảm án của những công thần đời xưa sau các cuộc khởi nghĩa thành công.
Bác nói đúng, đời vẫn luôn vậy mà.

Khi chiến tranh, tất cả đều cùng một hương là tiêu diệt quân địch nên tướng giỏi được trọng dụng và ca ngợi.

Nhưng khi hòa bình lập lại, thì tính cá nhân nổi lên, anh nào cũng muốn giành phần hơn và những người tài giỏi làm được nhiều việc, làm giàu cho đất nước và cho cả mình nữa thì bị những kẻ bất tài, đố kị, mà những kẻ bất tài, đố kị thì nhiều vô kể, do đó người tài thường bị hãm hại, để những kẻ bất tài vô dụng kia nhảy vào chiếm chỗ.

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là người tài giỏi nhất nhưng chịu số phận bi thảm nhất là chu di cửu tộc (giết chín họ) sau vụ án gọi là "Lệ Chi Viên". Vua xuống vườn vải của Nguyễn trãi nghỉ, chẳng may đột tử qua đời. Đó là cơ hội của bọn gian thần hãm hại Nguyễn Trãi và vợ là Thị Lộ. Nên người tài nhất giỏi nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chịu tai họa bi thảm nhất là bị giết cả chín họ.

Nên người đời có câu:

Mỹ Nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Có nghĩa là từ xưa đến này Người đẹp cũng như tướng giỏi thường chết sớm vì bị nhiều người theo đuổi và đố kị.

Sau này Nguyễn Trãi được minh oan và được người đời ca ngợi:

"Ức Trai tâm thượng quang Khuê tản"

Có nghĩa là Ức Trai (Hiệu của Nguyễn Trãi) lòng sáng tựa Sao Khuê (Sao Hôm, Sao Mai).

Bài học lịch sử vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay, những người tài giỏi thường chịu thiệt thòi như Ông Kim Ngọc bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú là người đã vượt rào để đưa ra chính sách "Khoán 10" vậy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Bác nói đúng, đời vẫn luôn vậy mà.

Khi chiến tranh, tất cả đều cùng một hương là tiêu diệt quân địch nên tướng giỏi được trọng dụng và ca ngợi.

Nhưng khi hòa bình lập lại, thì tính cá nhân nổi lên, anh nào cũng muốn giành phần hơn và những người tài giỏi làm được nhiều việc, làm giàu cho đất nước và cho cả mình nữa thì bị những kẻ bất tài, đố kị, mà những kẻ bất tài, đố kị thì nhiều vô kể, do đó người tài thường bị hãm hại, để những kẻ bất tài vô dụng kia nhảy vào chiếm chỗ.

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là người tài giỏi nhất nhưng chịu số phận bi thảm nhất là chu di cửu tộc (giết chín họ) sau vụ án gọi là "Lệ Chi Viên". Vua xuống vườn vải của Nguyễn trãi nghỉ, chẳng may đột tử qua đời. Đó là cơ hội của bọn gian thần hãm hại Nguyễn Trãi và vợ là Thị Lộ. Nên người tài nhất giỏi nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chịu tai họa bi thảm nhất là bị giết cả chín họ.

Nên người đời có câu:

Mỹ Nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Có nghĩa là từ xưa đến này Người đẹp cũng như tướng giỏi thường chết sớm vì bị nhiều người theo đuổi và đố kị.

Sau này Nguyễn Trãi được minh oan và được người đời ca ngợi:

"Ức Trai tâm thượng quang Khuê tản"

Có nghĩa là Ức Trai (Hiệu của Nguyễn Trãi) lòng sáng tựa Sao Khuê (Sao Hôm, Sao Mai).

Bài học lịch sử vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay, những người tài giỏi thường chịu thiệt thòi như Ông Kim Ngọc bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú là người đã vượt rào để đưa ra chính sách "Khoán 10" vậy.
Ông Đinh La Thăng là người có công với đất nước.

Hiện nay Ông Thăng đang đối diện với mức án 31 năm và đền bù 630 tỷ.

Liệu Ông Thăng có phải là trường hợp chịu nỗi oan ức như vậy hay không? chúng ta sẽ để Lịch Sử phán xét.

Do đó, cần thận trọng với số phận của một Con Người, một Công Dân Việt Nam.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Dịch bài thề cùng tướng sĩ của Lê Lợi, có thể thấy, lời văn trong cả 2 văn bản đều rất mộc mạc, không bay bướm, hoa lá, ta chưa thấy vai trò của quân sư văn thần nào viết giúp ông, có thể lúc này Nguyễn Trãi vẫn chưa xuất hiện.

Thái Tổ Cao hoàng đế ...Trẫm tính ( họ) Lê, húy Lợi, đại Thiên hành- hóa, phủ trị bang gia ( vỗ về cai trị quốc gia). Vì vậy, Trẫm nguyền chư tướng,hỏa-thủ ( một chức võ quan cấp cao đầu đời Lê) Thiết-đột ( một chức võ quan cao cấp đầu đời Lê) quân nhân đẳng:

Hễ kẻ làm công-thần ở cùng Trẫm mà được thiên hạ ! Chưng ( tiếng Việt cổ nghĩa là về sau này) sau thiên-hạ thái-bình, thì Trẫm nhỡ đến công-thần chư tướng hết lòng sức, danh truyền để muôn đời, vĩnh thùy trúc bạch ( ý nói để lại trên thẻ tre và lụa bạch, ghi lại công trạng muôn đời) ; cho chưng sau, con cháu Trẫm cùng con cháu chư tướng đều được hiển vinh, hưởng chưng ( không rõ chữ chưng đây là gì, có lẽ Lê Lợi ít tinh thông chữ nghĩa hay do viết nhầm) phúc lộc.

Dù bể kia hay cạn, núi nọ hay bằng, thì công ấy. Trẫm chẳng khá quên chư tướng. Dù Trẫm chẳng bằng ( theo đúng như) lời nguyền ấy vậy, thì truyền cho con cháu trẫm như lời ẩy.

Trẫm nguyền bằng: Thảo điện nên rừng, điện này nên nước, núi này nên băng ( lở, sụp), ấn nầy nên đồng, kiếm này nên sắt.

Bằng Trẫm được thiên hạ nhớ công chư tướng, nguyền hiển hách. Vả lại truyền cho con cháu nhà Trẫm muôn đời bằng như lời nguyên ấy, thi đề cho quốc gia trường trị, yên như bàn thạch ; Hoàng-hà như đái, Thái Sơn như lệ ( Sông Hoàng Hà còn hẹp như cái dải áo, núi Thái Sơn mòn như hòn đá mài nghĩa là thời gian rất là lâu, kiểu như sông cạn đá mòn); con cháu nhà Trẫm muôn đời quang đăng bảo điện ( vẻ vang đền quý, làm vua).

Vì vậy Trẫm phải hết lời cùng chư tướng : hễ đã đi làm công-thần ở cùng Trẫm, đồng tâm hiệp lực, chở ngại khó khôn ( khôn là tiếng Việt cổ, nghĩa là khó). Hòa ( tiếng Việt cổ nghĩa là và, mà) làm việc thiên hạ chẳng những thế ẩy ; Trẫm lại cậy ( tiếng Việt cổ có nghĩa là tin vào) lời này : Như trong binh-pháp rằng nhân nghĩa chi binh, hòa mục vi thượng (nghĩa là hòa thuận với nhau là thượng sách). Nếu có binh nhân nghĩa thì có hòa mục mới khá được hiệu lệnh cho tin. Chữ rẳng :"Pháp giả thiên hạ công cọng" ( nghĩa là pháp luật là quy định chung cho tất cả). Dù ai chẳng phải, đà có phép trời luật nước.


Ai nấy thì cho có hòa mục, cho tín hiệu lệnh, cho nghiêm sửa phép ( phép tắc đặt ra) ; hòa làm việc thiên-hạ đề công danh muôn đời, thực lộc thiên chung ( thiên chung là tiếng Hán, nghĩa là ăn lộc rất nhiều, chung là đơn vị đo lường ngũ cốc, thiên có nghĩa là vạn, triệu...)
Bài biểu nhớ ơn này Lê Lợi viết năm nào vậy cụ?
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Dịch bài thề cùng tướng sĩ của Lê Lợi, có thể thấy, lời văn trong cả 2 văn bản đều rất mộc mạc, không bay bướm, hoa lá, ta chưa thấy vai trò của quân sư văn thần nào viết giúp ông, có thể lúc này Nguyễn Trãi vẫn chưa xuất hiện.

Thái Tổ Cao hoàng đế ...Trẫm tính ( họ) Lê, húy Lợi, đại Thiên hành- hóa, phủ trị bang gia ( vỗ về cai trị quốc gia). Vì vậy, Trẫm nguyền chư tướng,hỏa-thủ ( một chức võ quan cấp cao đầu đời Lê) Thiết-đột ( một chức võ quan cao cấp đầu đời Lê) quân nhân đẳng:

Hễ kẻ làm công-thần ở cùng Trẫm mà được thiên hạ ! Chưng ( tiếng Việt cổ nghĩa là về sau này) sau thiên-hạ thái-bình, thì Trẫm nhỡ đến công-thần chư tướng hết lòng sức, danh truyền để muôn đời, vĩnh thùy trúc bạch ( ý nói để lại trên thẻ tre và lụa bạch, ghi lại công trạng muôn đời) ; cho chưng sau, con cháu Trẫm cùng con cháu chư tướng đều được hiển vinh, hưởng chưng ( không rõ chữ chưng đây là gì, có lẽ Lê Lợi ít tinh thông chữ nghĩa hay do viết nhầm) phúc lộc.

Dù bể kia hay cạn, núi nọ hay bằng, thì công ấy. Trẫm chẳng khá quên chư tướng. Dù Trẫm chẳng bằng ( theo đúng như) lời nguyền ấy vậy, thì truyền cho con cháu trẫm như lời ẩy.

Trẫm nguyền bằng: Thảo điện nên rừng, điện này nên nước, núi này nên băng ( lở, sụp), ấn nầy nên đồng, kiếm này nên sắt.

Bằng Trẫm được thiên hạ nhớ công chư tướng, nguyền hiển hách. Vả lại truyền cho con cháu nhà Trẫm muôn đời bằng như lời nguyên ấy, thi đề cho quốc gia trường trị, yên như bàn thạch ; Hoàng-hà như đái, Thái Sơn như lệ ( Sông Hoàng Hà còn hẹp như cái dải áo, núi Thái Sơn mòn như hòn đá mài nghĩa là thời gian rất là lâu, kiểu như sông cạn đá mòn); con cháu nhà Trẫm muôn đời quang đăng bảo điện ( vẻ vang đền quý, làm vua).

Vì vậy Trẫm phải hết lời cùng chư tướng : hễ đã đi làm công-thần ở cùng Trẫm, đồng tâm hiệp lực, chở ngại khó khôn ( khôn là tiếng Việt cổ, nghĩa là khó). Hòa ( tiếng Việt cổ nghĩa là và, mà) làm việc thiên hạ chẳng những thế ẩy ; Trẫm lại cậy ( tiếng Việt cổ có nghĩa là tin vào) lời này : Như trong binh-pháp rằng nhân nghĩa chi binh, hòa mục vi thượng (nghĩa là hòa thuận với nhau là thượng sách). Nếu có binh nhân nghĩa thì có hòa mục mới khá được hiệu lệnh cho tin. Chữ rẳng :"Pháp giả thiên hạ công cọng" ( nghĩa là pháp luật là quy định chung cho tất cả). Dù ai chẳng phải, đà có phép trời luật nước.


Ai nấy thì cho có hòa mục, cho tín hiệu lệnh, cho nghiêm sửa phép ( phép tắc đặt ra) ; hòa làm việc thiên-hạ đề công danh muôn đời, thực lộc thiên chung ( thiên chung là tiếng Hán, nghĩa là ăn lộc rất nhiều, chung là đơn vị đo lường ngũ cốc, thiên có nghĩa là vạn, triệu...)
Đây là lời thề của Lê Lợi đối với công thần cất trong kim sách.
Em đoán nó viết khi Lam Sơn kết thúc khi mà Nguyễn Trãi xuất hiện vì Lê Lợi đã xưng đế hiệu
Nhưng đây là lời thề với trời đất chứng giám để chứng tỏ lòng thành nên Lê Lợi đích thân chấp bút mà không nhờ người khác viết
 

Báo Lửa

Xe đạp
Biển số
OF-451971
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
16
Động cơ
206,500 Mã lực
Ông Đinh La Thăng là người có công với đất nước.

Hiện nay Ông Thăng đang đối diện với mức án 31 năm và đền bù 630 tỷ.

Liệu Ông Thăng có phải là trường hợp chịu nỗi oan ức như vậy hay không? chúng ta sẽ để Lịch Sử phán xét.

Do đó, cần thận trọng với số phận của một Con Người, một Công Dân Việt Nam.
Ôi lại chúa tôi. Lôi thằng thăng vào đây để hạ nhục tiền nhân ư ^:)^
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đây là lời thề của Lê Lợi đối với công thần cất trong kim sách.
Em đoán nó viết khi Lam Sơn kết thúc khi mà Nguyễn Trãi xuất hiện vì Lê Lợi đã xưng đế hiệu
Nhưng đây là lời thề với trời đất chứng giám để chứng tỏ lòng thành nên Lê Lợi đích thân chấp bút mà không nhờ người khác viết
Em đóng góp cho sử liệu của cụ mà cụ lại mời vang em á?
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Nhờ cụ doctor giải thích rõ hơn ý của cụ nói là ''Lê Lợi không giỏi văn chương'', vì em không biết chữ Hán. Nhưng em thấy, các lãnh đạo thường nói mộc mạc, đơn giản, như ông HCM viết Tuyên ngôn độc lập, khó ai nói bài ấy không hay được. Em cũng đọc vài câu của Lê Lợi trong Lam Sơn thực lục, thấy đơn giản nhưng sâu sắc, đặc biệt là về việc ông ấy diễn giải sách Tôn tử binh pháp.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Nhờ cụ doctor giải thích rõ hơn ý của cụ nói là ''Lê Lợi không giỏi văn chương'', vì em không biết chữ Hán. Nhưng em thấy, các lãnh đạo thường nói mộc mạc, đơn giản, như ông HCM viết Tuyên ngôn độc lập, khó ai nói bài ấy không hay được. Em cũng đọc vài câu của Lê Lợi trong Lam Sơn thực lục, thấy đơn giản nhưng sâu sắc, đặc biệt là về việc ông ấy diễn giải sách Tôn tử binh pháp.
Lam sơn thực lục là do nho sĩ viết có phải cụ Lợi viết đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top