Toàn Thư ghi nhận thiên tai từ giữa đến gần cuối thế kỷ 14, gây hạn hán nặng nề xen kẽ mưa nhiều quá mức. Gió mùa rối loạn, thời tiết có xu hướng lạnh giá:
– Năm 1343: mất mùa, đói kém, nhiều người dân trở thành trộm cướp, nhất là gia nô các vương hầu.
– Năm 1344: Ngô Bệ, người Trà Hương, họp đảng ở núi Yên Phụ để đi trộm cướp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhiều người đi làm tăng và làm gia nô cho thế gia.
– Năm 1345: mùa hạ, tháng 4 và tháng 5 đại hạn.
– Năm 1346: Chiêm Thành sang cống, lễ vật rất ít.
– Năm 1348: mùa hạ đại hạn, mùa thu nước to.
– Năm 1351: mùa thu, tháng 7, nước to.
– Năm 1352: vỡ đê Bát Khối, ruộng lúa bị ngập, năng nhất tại Hồng châu, Khoái châu và phủ Thuận An.
– Năm 1354: vì đói kém, dân gian khổ bởi trộm cướp. Tên Tề, xưng là cháu ngoại Trần Hưng Đạo, tụ tập gia nô các vương hầu cướp bóc Lạng Giang và Nam Sách. Mùa thu, tháng 9, có sâu lúa,
– Năm 1355: tháng 3 đến tháng 6 đại hạn, tháng 7 lại mưa to, nước lớn.
– Năm 1358: đại hạn và sâu ăn lúa, cá chết nhiều.
– Năm 1359: mưa lớn, nước to trôi cả nhà cửa, thóc lúa bị ngập.
– Năm 1360: nước to. Ngô Bệ bị giết.
– Năm 1362: sao chổi mọc. Đại hạn. Lại mưa to. Tha tù, giảm phân nửa tô thuế. Đói to.
– Năm 1369: mưa to gió lớn.
– Năm 1374: đại hạn.
– Năm 1379: đại hạn, đói to.
– Năm 1382: có nước to.
- Năm 1384, hạn hán
Những năm tháng khó khăn này của con dân ĐV được ước lệ hóa bởi câu truyện huyền thoại "Học trò thủy thần" của cụ Chu Văn An (đã dc dựng thành phim thiếu nhi):
Tương truyền, khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này, có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu.
Ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước.
Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong, ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói: "Con vâng lời thầy là trái lệnh thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân, mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho".
Sau đó, người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, học trò tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức, mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn.
Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có xác thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ (nay vẫn còn dấu vết mộ thần).
Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai - quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm.