Vâng cụ, bao năm qua các bộ ban ngành dường như có một sai lầm mang tính chiến lược. Đó là ưu đãi hết mức cho các doanh nghiệp FDI nhưng lại không ưu đãi thậm chí là làm khó các công ty trong nước.
Ai cũng thấy là cty FDI vốn dày, công nghệ hay, quản trị tốt, mạng lưới phân phối rộng... trong khi công ty trong nước vốn đã yếu, quản lý cũng chưa tốt... Ở đây các công ty trong nước cũng phải được ưu đãi ít nhất như các công ty nước ngoài thì mới tồn tại và phát triển được.
Chưa hết mỗi năm bao nhiêu lần bị thanh tra, kiểm tra, nói nôm na là bị "hành".
Một nền kinh tế của một quốc gia muốn mạnh thì phải dựa vào các công ty nội địa. Không chỉ VN mà nước nào cũng vậy. Đó mới là căn cơ và lâu dài.
Vậy thì tồn tại và phát triển thế nào nhỉ?
Tôi có thể chỉ ra sự bất hợp lý về thể chế và chính sách hiện tại trong việc đối xử không công bằng giữa các doanh nghiệp khối FDI, khối nội địa ( gồm cả tư nhân vs khối nhà nước nắm chủ đạo với 51%)
1/ Thứ nhất về chính sách thuế:
Tôi là DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, làm gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài, tôi không làm với đối tác trong nước. Cụ cũng biết là lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực phải được đầu tư bài bản và tốn kém rất nhiều vì luôn phải đào tạo và cập nhật để đi theo xu hướng và đà phát triển của công nghệ. Lẽ ra nó cần có cơ chế ưu đãi để có phát trỉển bền vững, tạo nguồn lực chất lượng cao cho XH, ổn định các nguồn thu cho an sinh xã hội, và là nguồn fthu ngoại tệ xanh và sạch, góp phần bổ sung vào cán cân thương mại quốc tế. Tuy nhiên việc cào bằng tất cảc loại hình DN với nhau với mức thuế xuất TNDN là 20% là không công bằng, thoả đáng. Một công ty công nghệ đóng góp vào ngân sách nhà nước với hơn 1 triệu đô la hàng năm có thể chưa là nhiều so với các DN FDI, nhưng xét về mặt tỷ lệ giữa chi phí đầu vào so với biên lợi nhuận mang laị là không hề nhỏ, nhưng so với một DN , cở sở SX, khai thác tài nguyên nội địa giản đơn hàng ngày xả ra hàng nghìn khối nước thải ô nhiễm , tàn phá môi trường là một sự khác biệt đáng kể, và xét về mặt đóng góp ngân sách qua nguồn thu là thuế là sự chênh lệch quá lớn. Cụ hãy tự hỏi một công ry chuyên xúc bán tài nguyên dạng thô thì cần bao nhiêu công cụ máy móc, bao nhiêu nhân công để có thuế xuất đi một tấn thành phẩm để mang lại 1000 đô lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí đầu vào?
2/ Về Chính sách , tôi biết là ta đang giai đoạn phát triển và hoàn thiện thể chế và cơ chế , nhằm tạo điều kiện cho các DN nội địa phát triển công bằng với mọi thành phần KT XH khác , tuy nhiên đó là câu chuyện trên báo và TV, còn thực trạng thì ra sao? Nó vẫn chỉ là câu chuyện cái bình cũ mông má lại, không dám ném đi vì sợ vỡ bình, cái bình mà hàng triệu cá nhân trong hệ thống phải bám vào nó để sống. Chính vì những bất cập mang tính cơ bản mà nó vốn dĩ lỗi từ khâu thiết kế đã tạo ra sự nhũng nghiễu, hach sách người dân, nhiều kẻ đã mượn nó, dựa vào nó để trục lợi, tạo ra sự bất mãn trong XH, Ai đời gì mà một công ty hoạt động theo giấy phép đã cấp, hoàn thiện và đáp ứng đày đủ các giấy phép con đi theo mà suốt ngày bị kiểm tra nào là an toàn cháy nổ, xử lý nước thải,, muốn triển khai điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu , hưởng ứng chính sách giảm phát C0, giảm áp lực cho nghành điện , góp phần XH hoá các nguồn năng lượng tái tạo mà vẫn bị ngăn cấm , cản trở đủ điều vì cơ chế hiện tại chưa cho phép làm ??? Đơn giản vì nó đang xung đột lợi ích với nhiều bên khác nữa.
DN quản lý tài chính thì mọi cái minh bach, mọi cái đều kê khai đầy đủ với cơ quan thuế mà suốt ngày chất vấn , kiểm tra , chẳng may mà có cái hoá đơn VAT đâu fvafo nào mà thằng chủ DN công ty phát hành mà nó có vấn đề gì thì cũng bị phạt và truy thu? Việc quản lý DN hoạt độ theo khuôn khổ của luật định là việc cảu các ông ban nghành chứ của nào DN? nó hoạt động hợp pháp tại thời điểm giao dịch thì các xuất toán của nó cũng là hợp pháp, sau này nó có vấn đề thì phải xét tại thời điểm nó vi phạm và chế tài nó chứ sao lại đi hành DN khác vì đã giao dịch trong quá khứ với nó? Đó là sự yếu kém trong quản lý nhà nước của các bộ nghành, cớ sao lại đá trái bóng đó sang cho doanh nghiệp? Còn rất nhiều cái sự bực bộ và nhũng nhiễu của bọn thuế và đặc biệt bọn phòng Kinh tế của các quận. Nhưng mà vui vẻ tham gia các "khoá học hướng dẫn khai báo thuế" của các anh tổ chức thì lại đâu vào đó và còn tạo điều kiện hướng dẫn khai báo khi hậu kiểm để có lợi cho DN nữa kia. Cá nhân tôi thì tôi không thèm làm những chuyện đấy, đơn giản là biên lợi nhuận của tôi đã đạt được mức kỳ vọng, chẳng việc gì phải làm những chuyện như thế cho hèn người đi, việc minh bạch tài chính và không có vấn đề gì về trốn thuế cũng là một trong những cam kết của tôi khi làm ăn với các đối tác nước ngoài để bảo đảm sự hợp tác lâu dài. Tôi cực kỳ ghét cái loại tham nhũng vặt lợi dụng cái bất cập của chính sách để kiếm tiền và hành dân.
3/ Công bằng về mặt chính sách? xin thưa là không? Hiện tại các doanh nghiệm NN chiếm tỷ lệ 51% luôn có nhiều ưu đãi hơn về mặt chính sách, doanh nghiệp ngoài khối NN muốn được hưởng cái ưu đãi tương tự thì cực kỳ khó nếu muốn nói là không thể, ví dụ thì có rất nhiều nhưng tôi không đề cập ở đây vì nó không liên quan đến câu chuyện shoppe và TMĐT.
Tại sao DN nội địa không mặn mà với SX nội địa? nó là câu chuyện chính sách, những vấn đề vĩ mô cần thay đổi về mặt thể chế. Có rất nhều lý do vì sao DN Việt không mặn mà với việc SX hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng nội địa, nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan về mặt quản lý NN, cụ tìm hiểu các bức tranh đó đi trước khi đặt bút viết về cạnh tranh trong nước và hàng hoá nhập khẩu, cái cụ nhìn thấy được chỉ là những vết xước nhỏ trên bề nổi một bức tranh u ám mà thôi.
Lãnh đạo cấp cao có thấy vấn đề không? thấy hết đấy, biết hết đấy, nhưng cũng chịu không thay đổi được vì nó vứơng mắc về thể chế, chính sách và lợi ích nhóm đan xen lần nhau, đành phải phát huy công tác vân dân, như cách cụ đang làm.
Cái gốc vấn đề ở đây nó từ đâu ra? Cụ tự tìm hiểu và tìm cách tháo gỡ nếu cụ có đủ tầm, còn chỉ làm mấy cái phân tích bề nổi kia thì chẳng có ý nghĩ gì ở đây cả, không cần đi định hướng người tiêu dùng với nhưng cái "nguy cơ" với nền kinh tế hàng hoá trong nước, SX nội địa đâu ( mà có đâu mà lo).
Nguyên tắc cơ bản là người tiêu dùng không sai, họ có quyền quyết định việc sử dụng đồng tiền của mình một cách thông minh và hiệu quả, muốn có được người tiêu dùng thì các đối tượng cần người tiêu dùng phải tự biết làm thế nào để có được họ. Bài này tây lông nó làm từ lâu rồi, từ khi chúng nó lập quốc đến giờ, chứ chẳng phải ngắn ngủi một vài ngày, vài tháng là có được ngay.