Những năm 60 họ kém phát triển hơn cả VN , cụ muốn nói VN nảo? VIệt Nam Cộng Hoà ( Miền nam Việt Nam) hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Bắc Việt) ?
Xin lỗi cụ, không biết cụ năm nay được bao nhiêu niên kỷ mà nói chuyện giông tuyên huấn vào giảng đạo lý thế nhỉ
Em năm nay cũng chỉ vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ nhà nước nếu là công/viên chức
Em sống qua gia đoạn khó khăn của đất nước sau chiến tranh và tái lập hoà bình, qua cái thời bao cấp khốn khó, đến sau này xuất ngoại, làm cho một hãng khá tên tuổi ở Mỹ cũng gần 10 năm, em đi cũng nhiều nước cả Âu mà Mỹ Latin rồi, thấy nước nghèo cũng như nước giàu , hiểu về văn hoá của họ chắc không ít hơn cụ đọc sách và báo mạng. Nên đừng đem cái nghèo, khó khăn của một đất nước ra để bao biện cho cái thói hư tật xấu và bản chất của một dân tộc được. EM khẳng định với cụ,,ngay từ khi chúng ta còn ở giai đoạn khó khăn nhất sau chiến tranh, khốn khó muôn mặt ở thời bao cấp bị cấm vận, XH chúng ta lúc đó cũng không hề như cái XH bát nháo như bây giờ, con người ta đối xử với nhau có tình nghĩa, uy tín của mỗi cá nhân là điều không cần phải nỗ lực chứng minh như bây giờ, cái thời vàng thau lẫn lộn này, chúng ta có khó khăn không ? chúng ta có giống Hàn Quốc sau chiến tranh không? Tại sao HQ họ đi xa đến vậy, hay một nước thư Thai Lan, hay Lào , Campuchia lại bỏ xa ta đến vậy xét về nhiều khía cạnh con người và XH?
Em cho cụ một cái ví dụ đơn giản : cụ cứ tạm đi vài nước trong cái vùng trũng DNA này đi để xem người ta khác biệt ra sao với mình? họ có giàu hơn ta không? Không! họ thậm chí nhiều nơi còn lạc hậu và không bằng một góc ở ta bây giờ. Nhưng họ tử tế không? Có!, họ có mua bán chụp dựt như ở ta không ? không!, Ta có cảm giác cứ nơm nớp bị lừa khi giao dịch với họ như khi chúng ta người Việt giao dịch với nhau không ? Không!
Cái gốc vấn đề ở đây là bản chất văn hoá của một dân tộc, chứ không phải là sự giàu có hay phồn vinh của dân tộc đấy.