[Thảo luận] Sét đánh hoặc chạm dây điện, ngồi trong xe an toàn hơn?

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế thì cái lồng này không ăn thua rồi vì la bàn vẫn hoạt động cụ ơi. Theo gì em nhớ thì chỉ ngăn được điện trưởng thôi chứ từ trường bó tay vì nó là đường khép kín, đi vào thì phải có đi ra. Người ta chỉ có thẻ dùng các chất thẩm từ tốt để dẫn từ trường đi vào đó. Chắc tấm tôn làm vỏ xe không tốt cho việc dẫn từ nên la bàn mới hoạt động được. Nhưng em khá chắc là ô tô ngăn điện trường, điện từ trường khá hiệu quả cho dù tích điện hay không.


Do đó, cứ giông bão, điện đóm thì ngồi trong xe là an toàn trừ phi xe cháy nổ thì kết quả vẫn lên báo thôi.
cụ có thấy cái xe kín 100% ko? Nếu nó kín 100%, cụ ko thể dùng la bàn được, và cũng không thể gọi di động được. Nó ngăn cả điện trường lẫn từ trường.
Nói cái xe là lồng F cũng chỉ đúng 1phần nào, vấn đề là chắc chắn an toàn hơn đứng ngoài xe mà ko có bất cứ cái gì che chở nếu bị sét đánh.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
cụ có thấy cái xe kín 100% ko? Nếu nó kín 100%, cụ ko thể dùng la bàn được, và cũng không thể gọi di động được. Nó ngăn cả điện trường lẫn từ trường.
Nói cái xe là lồng F cũng chỉ đúng 1phần nào, vấn đề là chắc chắn an toàn hơn đứng ngoài xe mà ko có bất cứ cái gì che chở nếu bị sét đánh.

Em làm rì sợt phát.

Nói chung thì lồng Faraday không nhất thiết cứ phải kín 100%. Để ngăn cho trộm không vào vườn thì khe hàng rào đủ nhỏ là được, giống như lò vi sóng, chỉ cần lưới mắt đủ nhỏ là đủ nhốt sóng trong lò rồi. Cái xe tuy có cửa sổ, kính lái nhưng cũng khá kín vì trên nóc là một mảng kim loại khá to, kết hợp với các phần vỏ còn lại thì đủ để không cho điện trường không lọt vào xe. Nếu mui trần hay mui bạt thì đúng là không đỡ được.








Ngược lại, kể cả hộp kín 100% thì cũng không đảm bảo rằng từ trường trong lòng nó bằng không. Việc chắn từ trường không dễ như chắn điện trường vì từ trường là vòng khép kín. Ví dụ, cụ nhìn thấy một cái vòng cắm vào một cái hộp, tuy không thấy cái phần bên trong hộp nhưng nó vẫn có. Ta chỉ có thể cố gắng làm vỏ hộp bằng vật liệu thế nào đó để từ trường đi men theo vỏ hộp càng nhiều càng tốt mà thôi chứ không khử hết được trừ phi lòng hộp làm bằng vật liệu siêu dẫn. Từ trường gặp siêu dẫn (vùng trắng như hình b ở dưới) là bó tay.com, chỉ lượn ở ngoài thôi.



Ở hình trên, lí tưởng nhất là dẫn từ trường đi men theo vỏ xe nhưng thực tế không bao giờ dẫn hết, vẫn còn mấy đường cứng đầu đi vào không gian xe.

Em vừa gúc xong, vỏ ô tô làm bằng thép mềm 0.2C cho từ trường đi vào nó dễ hơn 2000 lần[FONT=Tahoma, Trebuchet MS] (Nguồn: http://www.microwaves101.com/encyclopedia/magneticmaterials.cfm)[/FONT] so với không khí, con số này không lớn lắm, phải hàng chục nghìn, trăm nghìn mới đáng kể. Chưa kể mấy con xe xịn giờ còn làm bằng nhôm, độ thẩm thấu từ trường gấp [FONT=Tahoma, Trebuchet MS]1.00002 [/FONT]không khí, tức là không khác gì không khí [FONT=Tahoma, Trebuchet MS], thì từ trường vẫn xuyên qua xe như không có vỏ, kể cả kín 100%.

Hehe, rỗi việc nên em ngứa nghề gúc lại tí kiến thức ngày xưa cho tay nó to, mai còn bốc vác. Còn việc an toàn hơn khi ngồi trong xe thì em hoàn toàn đồng ý với cụ.
[/FONT]
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,950
Động cơ
542,430 Mã lực
Em đã tuèng chứng kiến 1 con Chim (xịn nhá, không phải cờ him) lúc hạ cánh xuống một sợi dây trung thế 35kV thì không sao. Khi thấy người đến gần chú ta nhún chân xòe cánh để take off thì roẹt 1 phát xanh lè. Em đứng ngay dưới chân cột điện mà chỉ nhìn thấy lông lả tả có dính tí thịt rơi xuống chứ không còn nguyên hình con chim.
Cho em hỏi nếu ngồi trong xe trong trường hợp điện cao thể rơi vào xe có được vươn vai giơ tay lên không ạ ?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em làm rì sợt phát.

Nói chung thì lồng Faraday không nhất thiết cứ phải kín 100%. Để ngăn cho trộm không vào vườn thì khe hàng rào đủ nhỏ là được, giống như lò vi sóng, chỉ cần lưới mắt đủ nhỏ là đủ nhốt sóng trong lò rồi. Cái xe tuy có cửa sổ, kính lái nhưng cũng khá kín vì trên nóc là một mảng kim loại khá to, kết hợp với các phần vỏ còn lại thì đủ để không cho điện trường không lọt vào xe. Nếu mui trần hay mui bạt thì đúng là không đỡ được.




Ngược lại, kể cả hộp kín 100% thì cũng không đảm bảo rằng từ trường trong lòng nó bằng không. Việc chắn từ trường không dễ như chắn điện trường vì từ trường là vòng khép kín. Ví dụ, cụ nhìn thấy một cái vòng cắm vào một cái hộp, tuy không thấy cái phần bên trong hộp nhưng nó vẫn có. Ta chỉ có thể cố gắng làm vỏ hộp bằng vật liệu thế nào đó để từ trường đi men theo vỏ hộp càng nhiều càng tốt mà thôi chứ không khử hết được trừ phi lòng hộp làm bằng vật liệu siêu dẫn. Từ trường gặp siêu dẫn (vùng trắng như hình b ở dưới) là bó tay.com, chỉ lượn ở ngoài thôi.


Ở hình trên, lí tưởng nhất là dẫn từ trường đi men theo vỏ xe nhưng thực tế không bao giờ dẫn hết, vẫn còn mấy đường cứng đầu đi vào không gian xe.

Em vừa gúc xong, vỏ ô tô làm bằng thép mềm 0.2C cho từ trường đi vào nó dễ hơn 2000 lần[FONT=Tahoma, Trebuchet MS] (Nguồn: http://www.microwaves101.com/encyclopedia/magneticmaterials.cfm)[/FONT] so với không khí, con số này không lớn lắm, phải hàng chục nghìn, trăm nghìn mới đáng kể. Chưa kể mấy con xe xịn giờ còn làm bằng nhôm, độ thẩm thấu từ trường gấp [FONT=Tahoma, Trebuchet MS]1.00002 [/FONT]không khí, tức là không khác gì không khí [FONT=Tahoma, Trebuchet MS], thì từ trường vẫn xuyên qua xe như không có vỏ, kể cả kín 100%.

Hehe, rỗi việc nên em ngứa nghề gúc lại tí kiến thức ngày xưa cho tay nó to, mai còn bốc vác. Còn việc an toàn hơn khi ngồi trong xe thì em hoàn toàn đồng ý với cụ.
[/FONT]
Trường hợp lồng F thì đúng là ko cần kín, chính thế nó mới gọi là LỒNG và chỉ cần nó là kim loại (hoặc bất cứ cái gì dẫn điện tốt). Trường hợp cái ô tô, phía dưới kín, nhưng phía trên hở nhiều, do vậy tác dụng lồng F có vẻ ko được hoàn thiện, bởi vậy cụ vẫn có thể a lô được. Nếu cụ vào thang máy, đố cụ a lô được đấy. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc và tần số. Tần số càng cao, mắt lòng càng phải nhỏ mới có thể cản được sóng.

Trường hợp hộp sắt, em đảm bảo nó sẽ ngăn được từ trường (tất nhiên là sắt đủ dầy nếu từ trường quá mạnh. Với từ trường của Trái đất chẳng hạn, cụ thả la bàn vào một hộp sữa bò, đảm bảo nó quay linh tinh mà không chỉ Bắc Nam nữa. Hoặc cụ có thể thí nghiệm thế này: dùng một cục nam châm hút sắt, nếu che bìa thì nó vẫn hút, dùng miếng nhôm, nó vẫn hút qua, nhưng nếu dùng tấm sắt che nó sẽ ko hút hoặc rất yếu. Miếng sắt to và dầy là khỏi hút gì nữa (nhớ là miếng sắt phải đủ rộng so với cục nam châm, vì nếu chỉ là cục sắt nhỏ, bẩn thân nó cũng bị từ hóa (tạm thời) và hút sắt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Cụ anhtho nói chuẩn rồi đấy ợ!

Trường hợp này nó rất khó ứng dụng chuẩn một định nghĩa nào!

Mấy cái ví dụ của cụ vihali không chuẩn! Ảo thuật thôi cụ ạ!
Tia hồ quang đó để tạo ra không khó! Tuy nhiên, bản chất của việc phóng điện đó không giải thích do lồng F mà người không sao được!

Em hỏi cụ nhé: nếu đặt người nằm trên mặt đất, trên người là cái lưới thép không tiếp đất, trên nữa là một vật mang điện áp cao như dây điện cao thế! Khi khoảng cách đủ gần để gây ra tia hồ quang như ví dụ của cụ thì người có sao không?
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
Trường hợp lồng F thì đúng là ko cần kín, chính thế nó mới gọi là LỒNG và chỉ cần nó là kim loại (hoặc bất cứ cái gì dẫn điện tốt). Trường hợp cái ô tô, phía dưới kín, nhưng phía trên hở nhiều, do vậy tác dụng lồng F có vẻ ko được hoàn thiện, bởi vậy cụ vẫn có thể a lô được. Nếu cụ vào thang máy, đố cụ a lô được đấy. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc và tần số. Tần số càng cao, mắt lòng càng phải nhỏ mới có thể cản được sóng.

Trường hợp hộp sắt, em đảm bảo nó sẽ ngăn được từ trường (tất nhiên là sắt đủ dầy nếu từ trường quá mạnh. Với từ trường của Trái đất chẳng hạn, cụ thả la bàn vào một hộp sữa bò, đảm bảo nó quay linh tinh mà không chỉ Bắc Nam nữa. Hoặc cụ có thể thí nghiệm thế này: dùng một cục nam châm hút sắt, nếu che bìa thì nó vẫn hút, dùng miếng nhôm, nó vẫn hút qua, nhưng nếu dùng tấm sắt che nó sẽ ko hút hoặc rất yếu. Miếng sắt to và dầy là khỏi hút gì nữa (nhớ là miếng sắt phải đủ rộng so với cục nam châm, vì nếu chỉ là cục sắt nhỏ, bẩn thân nó cũng bị từ hóa (tạm thời) và hút sắt.
À, có thể cụ với em không dùng cùng thuật ngữ. Em đồng ý là cụ sẽ giảm bớt được từ trường bằng cách dùng hộp sắt. Nhưng nếu cụ bảo là ngăn (theo nghĩa triệt tiêu???) được khi hộp kín thì em phản đối. Cụ có thể dùng hộp kín để triệt tiêu được điện trường chứ với từ trường thì không thể thì trừ phi cụ đổ đặc chất siêu dẫn vào cái hộp kín ấy.

Cái miếng sắt che từ trường là thế này, nó vẫn để lọt từ trường ra ngoài, phù hợp cái bôi đen trên kia, nghĩa là không chắn được hoàn toàn như trường hợp điện trường.

 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Mấy bố này không lo dạy mấy chú xxx hum nay ở TBH cách phòng chống taxi quay cảnh ăn tiền của xxx đi, bàn cái vụ điện đóm nhiều quá.:D
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Thế thì cái lồng này không ăn thua rồi vì la bàn vẫn hoạt động cụ ơi. Theo gì em nhớ thì chỉ ngăn được điện trưởng thôi chứ từ trường bó tay vì nó là đường khép kín, đi vào thì phải có đi ra. Người ta chỉ có thẻ dùng các chất thẩm từ tốt để dẫn từ trường đi vào đó. Chắc tấm tôn làm vỏ xe không tốt cho việc dẫn từ nên la bàn mới hoạt động được. Nhưng em khá chắc là ô tô ngăn điện trường, điện từ trường khá hiệu quả cho dù tích điện hay không.

Do đó, cứ giông bão, điện đóm thì ngồi trong xe là an toàn trừ phi xe cháy nổ thì kết quả vẫn lên báo thôi.
Cụ lại làm em phải thức đêm viết bài rồi!:D

Điện trường là môi trường đặc biệt xung quanh điện tích, còn Từ trường thì sinh ra do điện tích chuyển động! Hai định nghĩa này liên quan đến nhau mật thiết nên người ta còn gọi là trường điện từ.

Cụ có nhớ cấu tạo máy phát điện hay động cơ điện không?
Nôm na, khi có từ trường biến thiên xuyên qua vòng dây "kín" thì sẽ xuất hiện dòng điện trong vòng dây đó! Dòng điện trong vòng dây sinh ra một từ trường ngược với từ trường ban đầu để triệt tiêu nó (đây là hiệu ứng lồng F đấy)! Tương tác giữa hai từ trường ngược chiều này tạo ra lực dùng trong động cơ điện!

Vật liệu dẫn từ là tôn silic, dùng trong máy phát và động cơ! Những kim loại màu không từ tính như đồng, nhôm không dẫn được từ nhưng vẫn dùng làm lồng F hay dây dẫn điện ngon lành!

Thôi sơ sơ vậy đã. Hôm nào ọp oẹp được thì chém được nhiều hơn mới rõ vấn đề.

Em thì khuyên các cụ, với một kinh nghiệm cả lý thuyết lẫn thực hành và nhiều sự chứng kiến đau thương về tai nạn điện, là nên cực kỳ cẩn thận và phải biết về an toàn điện! Tai nạn điện giống như tai nạn máy bay, khó có cơ hội làm lại lắm!

Chẳng hạn như cụ gì đó nói là ban công cách đường dây 220kV (cụ ấy nhầm là 200kV) có 2 mét thì có cho em cũng chẳng dám ở! Mà trong khi xây nhà không ai bị điện giật chết cũng là kỳ diệu may mắn rồi!
Với khoảng cách 2m tới đường dây 220kV em thề là các cụ sẽ cảm thấy lông râu tóc nó cứ rạo rực, buồn buồn rồi đấy! Cảm giác đó với những người làm ngành điện như em thì biết rất rõ. Các cụ khác sẽ hơi khó hình dung ra được.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
Cụ anhtho nói chuẩn rồi đấy ợ!

Trường hợp này nó rất khó ứng dụng chuẩn một định nghĩa nào!

Mấy cái ví dụ của cụ vihali không chuẩn! Ảo thuật thôi cụ ạ!
Tia hồ quang đó để tạo ra không khó! Tuy nhiên, bản chất của việc phóng điện đó không giải thích do lồng F mà người không sao được!

Em hỏi cụ nhé: nếu đặt người nằm trên mặt đất, trên người là cái lưới thép không tiếp đất, trên nữa là một vật mang điện áp cao như dây điện cao thế! Khi khoảng cách đủ gần để gây ra tia hồ quang như ví dụ của cụ thì người có sao không?
Cụ ác quá, của em là lồng, cụ lại cắt béng đi chỉ còn cái lưới phía trước thì em lấy gì ở phía đối diện để triệt tiêu điện trường đây. Nếu cụ để đủ các mặt cho nó thành lồng (thậm chí hở trên hở dưới như trong ảnh) thì đảm bảo vẫn không bị sao.


Nó không ảo thuật tí nào cụ ơi, khoa học thế kỉ 19 thôi.

Em tra wiki cho máu

Nguyên lí này



Lồng thật ở nhà máy điện ở Đức này, chả cần kín đặc gì ráo.

 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
À, có thể cụ với em không dùng cùng thuật ngữ. Em đồng ý là cụ sẽ giảm bớt được từ trường bằng cách dùng hộp sắt. Nhưng nếu cụ bảo là ngăn (theo nghĩa triệt tiêu???) được khi hộp kín thì em phản đối. Cụ có thể dùng hộp kín để triệt tiêu được điện trường chứ với từ trường thì không thể thì trừ phi cụ đổ đặc chất siêu dẫn vào cái hộp kín ấy.

Cái miếng sắt che từ trường là thế này, nó vẫn để lọt từ trường ra ngoài, phù hợp cái bôi đen trên kia, nghĩa là không chắn được hoàn toàn như trường hợp điện trường.

:D Cụ kiếm được mấy cái hình vui nhể?

Em hỏi tí: ngày xưa và bây giờ cụ có yêu môn Vật lý không? Có làm việc liên quan đến nó nhiều không?

Thực ra dính đến khoa học nó khoai phết! Khó giải thích rõ ngay lắm!
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Cụ vihali, hôm nào em với cụ cafe tán chuyện này đi!

Em thấy cụ không hiểu ý em hỏi khi em đưa ra ví dụ chuyện tấm lưới sắt và con người nên em đoán cụ không chuyên ngành Điện!

Vật Lý cấp 3 nói đến vấn đề này rất rõ nhưng lên ĐH mà không học lại sẽ quên dần!

Các vấn đề mình nêu ra trong thớt này không thể giải thích đủ bằng một vài bài viết ở đây được!

PS: Với cái ảnh 2 cô gái trong cái lồng và tia hồ quang như vậy thì em chả cần đến cái lồng như thế!!! Em chỉ cần có một thanh kim loại đặt gần hơn hai cô kia về phía nguồn sinh hồ quang là đủ cụ ạ! :)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
Cụ lại làm em phải thức đêm viết bài rồi!:D

Điện trường là môi trường đặc biệt xung quanh điện tích, còn Từ trường thì sinh ra do điện tích chuyển động! Hai định nghĩa này liên quan đến nhau mật thiết nên người ta còn gọi là trường điện từ.

Cụ có nhớ cấu tạo máy phát điện hay động cơ điện không?
Nôm na, khi có từ trường biến thiên xuyên qua vòng dây "kín" thì sẽ xuất hiện dòng điện trong vòng dây đó! Dòng điện trong vòng dây sinh ra một từ trường ngược với từ trường ban đầu để triệt tiêu nó (đây là hiệu ứng lồng F đấy)! Tương tác giữa hai từ trường ngược chiều này tạo ra lực dùng trong động cơ điện!

Vật liệu dẫn từ là tôn silic, dùng trong máy phát và động cơ! Những kim loại màu không từ tính như đồng, nhôm không dẫn được từ nhưng vẫn dùng làm lồng F hay dây dẫn điện ngon lành!

Thôi sơ sơ vậy đã. Hôm nào ọp oẹp được thì chém được nhiều hơn mới rõ vấn đề.,,,
Hị hị, em có phản đối mấy cái khái niệm trên của cụ đâu. Ngoài cái điện từ trường (biến thiên) của cụ còn có điện trường tĩnh, từ trường tĩnh nữa như nam châm chẳng hạn (mặc dù nhìn sâu vào nam châm thì là những dòng điện tích nhỏ chuyển động). Cụ không thể dùng lồng sắt để khử hoàn toàn từ trường tĩnh hoặc biến thiên chậm được.
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Mấy bố này không lo dạy mấy chú xxx hum nay ở TBH cách phòng chống taxi quay cảnh ăn tiền của xxx đi, bàn cái vụ điện đóm nhiều quá.:D
Lo giữ mình mà sang chiến đấu với các nữ Phát Xít, lèm bèm gì thế?:D
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
Cụ vihali, hôm nào em với cụ cafe tán chuyện này đi!

Em thấy cụ không hiểu ý em hỏi khi em đưa ra ví dụ chuyện tấm lưới sắt và con người nên em đoán cụ không chuyên ngành Điện!

Vật Lý cấp 3 nói đến vấn đề này rất rõ nhưng lên ĐH mà không học lại sẽ quên dần!

Các vấn đề mình nêu ra trong thớt này không thể giải thích đủ bằng một vài bài viết ở đây được!

PS: Với cái ảnh 2 cô gái trong cái lồng và tia hồ quang như vậy thì em chả cần đến cái lồng như thế!!! Em chỉ cần có một thanh kim loại đặt gần hơn hai cô kia về phía nguồn sinh hồ quang là đủ cụ ạ! :)
Vầng, cụ chả nói sớm, làm em với cụ cứ phải thức khuya. Hôm nào cà phê phát. Hồi ĐH em học lớt phớt xả hơi vì cấp 3 học chán rồi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
:D Cụ kiếm được mấy cái hình vui nhể?

Em hỏi tí: ngày xưa và bây giờ cụ có yêu môn Vật lý không? Có làm việc liên quan đến nó nhiều không?

Thực ra dính đến khoa học nó khoai phết! Khó giải thích rõ ngay lắm!
Hầy à, em là học trò của GS nổi tiếng toàn thế giới mà, ai chả biết cụ ấy.
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Vầng, cụ chả nói sớm, làm em với cụ cứ phải thức khuya. Hôm nào cà phê phát. Hồi ĐH em học lớt phớt xả hơi vì cấp 3 học chán rồi.
Đại học em cũng chơi là chính, ra trường thì phải gắn bó với nghề kỹ thuật 7 năm mới bỏ có 6 năm nên còn nhớ kha khá!:D

Chắc vài năm nữa là em cũng quên tuốt!:">
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Hầy à, em là học trò của GS nổi tiếng toàn thế giới mà, ai chả biết cụ ấy.
Em chịu, chả biết! Em biết mỗi GS Cù Trọng Xoay thôi!:D

Em học thầy giáo quê! Lúc học BK về chơi thầy còn hỏi em là tại sao phải đặt tụ bù trong đường dây 500kV! Vui phết!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,725
Động cơ
7,455 Mã lực
GS Google cụ ơi!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top