Nói chung trong một công ty chia ra ban bệ thì đã phải có lý do. Em ko biết là cty cụ là Nhà nước hay Tư nhân, nhưng công ty vận hành được tốt thì cũng chứng tỏ bộ máy nó hoạt động có phần hiệu quả.
Quay trở lại việc cụ đề xuất vượt cấp:
- Thứ nhất là trong đầu cụ cần có suy nhĩ nhận sai về bản thân trước, cấp trên của cụ là người chịu trách nhiệm với sếp trên mà theo em thấy thì cụ nói là hẳn 3 cấp, tức là trên sếp còn 1 sếp khác nữa mới đến sếp tổng. Các đề xuất của cụ có thể đúng, có thể sai, nhưng việc phù hợp với công ty hay không thì lại là chuyện khác, mà các thông tin liên quan chắc gì cụ đã nắm tốt và đầy đủ hơn so với 2 sếp trực tiếp của cụ? Việc đầu tiên để quan hệ đồng nghiệp và công việc trôi chảy thuận lợi sau việc này là tự bản thân cụ phải thông cảm với phản ứng của sếp cụ trước đã.
VD: nếu em là sếp tổng, đọc bản đề xuất của cụ mà cụ rất tâm đắc, cho là đúng đắn, nhưng vì 1 lý do gì đó (định hướng công ty, đã có kế hoạch nhưng chưa muốn thực hiện, lý do mà chỉ các lãnh đạo trong công ty mới rõ ) mà sếp tổng biết chắc là mấy đề xuất đấy thật ra là quá ngớ ngẩn thì người chịu trách nhiệm và bị khiển trách chính là cấp trên của cụ chứ ko phải là cụ.
- Thứ 2: cụ có hỏi là nên mail lại thế nào? thì sau khi cụ nhận thức được cái điều thứ nhất thật lòng, cụ sẽ hiểu phải mail lại và nhận những lỗi về mình, đồng thời giảm thiểu việc bị sếp trực tiếp của cụ có ấn tượng xấu về cụ, ảnh hưởng đến công việc chung.
- Thứ 3: nếu cụ coi việc đề xuất của cụ là thật sực đúng đắn, và việc cấp trên cụ khiển trách nổi nóng là dở hơi chèn ép, thì việc tiếp theo là viết mail xin nghỉ.
tập thể như thế ko cần biết là xấu hay tốt, nhưng nó ko phù hợp với cụ ngay từ đầu rồi.
Túm lại, mọi việc hành xử như thế nào đều nên hướng về hiệu quả công việc, chứ ko nên là cảm xúc cá nhân.
Kính cụ,