Cụ thể Luật các tổ chức tín dụng 2010 và bản sửa đổi năm 2017 do Quôc Hội ban hành, theo đó điều 14 quy định như sau:
"Điều 14. Bảo mật thông tin
1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng."
thuvienphapluat.vn
Như vậy, về cơ bản nghị định này có điểm mâu thuẫn với luật và do đó, theo nguyên tắc sẽ phải áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, ở đây là Luật các tổ chức tín dụng. Khi đó buộc lòng cơ quan thuế phải viện dẫn lý do dấu hiệu vi phạm pháp luật (có thể là trốn thuế).
Nếu vậy, về cơ bản, tổng kết lại như sau:
- Nếu các cụ là dân thường, khả năng cao là ngân hàng sẽ kính dâng thông tin tài khoản của cụ lên cho thuế.
- Nếu các cụ là VIP với ngân hàng (VIP theo nghĩa có quan hệ mật thiết với ngân hàng chứ ko phải VIP kiểu gửi được vài tỷ vào ngân hàng nó dán cho cái nhãn VIP với Priority vớ vẩn đâu) thì có thể nhờ nó bảo vệ đến cùng thông tin tài khoản của cụ, tất nhiên trừ khi có giấy của toà án thì vẫn ra hết.
- Nếu các cụ là VIP ngoài đời thì có thể ký hợp đồng bảo mật với ngân hàng, qua đó ràng buộc ko cho ai được quyền truy cập trừ khi có giấy của toà, thằng ngân hàng nào vi phạm thì phạt 100 triệu đô chẳng hạn. Tại sao cần VIP ngoài đời, vì VIP vừa vừa ngân hàng nó ko ký cho đâu.