Bố em là một trong những chuyên gia lâu năm và chuyên sâu nhất ở Việt Nam về thiên tai trượt lở, lũ quét. Tuần trước ông vừa đi khảo sát một lượt Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai về. Khả năng đi thực địa, leo đến tận nguồn tít trên cao để quan sát, hỏi han trực tiếp người dân, nhiều thanh niên ngày nay chưa chắc bằng.
Em từng hỏi bố em, việc phá rừng và/hoặc làm ruộng bậc thang có ảnh hưởng gì không. Ông nói: "Có, nhưng chỉ một phần". Cái thứ thiên tai này nó ảnh hưởng nhiều bởi thế đất, độ dốc, loại đất đá, độ nứt nẻ của đất đá, nên có những chỗ không phải do phá rừng mà vẫn xảy ra thiên tai. Bây giờ thông tin thuận lợi nên mọi người để ý nhiều, và dân đông, tài sản nhiều nên thiệt hại cũng lớn hơn. Chứ từ những năm 9x, thời mà dân tình đa số chỉ để ý đến lũ lụt ở đồng bằng, thì bố em đã đi thực địa và phân loại, cảnh báo các thể loại lũ quét, lũ ống, trượt lở, sạt lở, lũ bùn đá... ở vùng cao. Ví dụ như đợt lũ quét lịch sử ở thị xã Lai Châu (Mường Lay bây giờ). Thời đó em nghĩ phá rừng còn chưa nhiều lắm.
Em thường ít thấy các nhà khoa học địa chất đề xuất việc trồng rừng hay ngừng làm ruộng bậc thang như một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn loại thiên tai này. Có thể vì đó không phải là chuyên môn của họ và cần sự phối hợp liên ngành. Nhưng có lẽ đúng hơn là giá trị nhận được không cao, vì nó vốn không phải là nguyên nhân chính. Dĩ nhiên, việc trồng rừng mang lại nhiều lợi ích khác, cái đó ta không bàn.
Theo em biết, giải pháp cho đến nay chủ yếu là dự báo-quy hoạch dài hơi, kèm với cảnh báo sớm cho từng đợt kiểu như đợt mưa lũ này, theo kiểu đào tạo lực lượng tại chỗ. Tuy nhiên việc đó có hiệu quả không, đội ngũ khoa học có đủ người có chuyên môn hay không, nguồn lực phân bổ ra sao... lại là câu chuyện khác.
À, bố em cũng kể sau đợt đi thực địa, là hiếm khi thấy lượng mưa lớn trên toàn vùng (miền núi phía Bắc + TQ) như thế này. Nên dễ hiểu tại sao đất đá ngậm nước và gây ra nhiều vụ trượt lở đặc biệt nghiêm trọng. Những thuyết kiểu như Trung Quốc xả lũ hay phá rừng nhiều gây sạt lở không có giá trị mấy trong trường hợp mưa bão đặc biệt như đợt này.
Em từng hỏi bố em, việc phá rừng và/hoặc làm ruộng bậc thang có ảnh hưởng gì không. Ông nói: "Có, nhưng chỉ một phần". Cái thứ thiên tai này nó ảnh hưởng nhiều bởi thế đất, độ dốc, loại đất đá, độ nứt nẻ của đất đá, nên có những chỗ không phải do phá rừng mà vẫn xảy ra thiên tai. Bây giờ thông tin thuận lợi nên mọi người để ý nhiều, và dân đông, tài sản nhiều nên thiệt hại cũng lớn hơn. Chứ từ những năm 9x, thời mà dân tình đa số chỉ để ý đến lũ lụt ở đồng bằng, thì bố em đã đi thực địa và phân loại, cảnh báo các thể loại lũ quét, lũ ống, trượt lở, sạt lở, lũ bùn đá... ở vùng cao. Ví dụ như đợt lũ quét lịch sử ở thị xã Lai Châu (Mường Lay bây giờ). Thời đó em nghĩ phá rừng còn chưa nhiều lắm.
Em thường ít thấy các nhà khoa học địa chất đề xuất việc trồng rừng hay ngừng làm ruộng bậc thang như một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn loại thiên tai này. Có thể vì đó không phải là chuyên môn của họ và cần sự phối hợp liên ngành. Nhưng có lẽ đúng hơn là giá trị nhận được không cao, vì nó vốn không phải là nguyên nhân chính. Dĩ nhiên, việc trồng rừng mang lại nhiều lợi ích khác, cái đó ta không bàn.
Theo em biết, giải pháp cho đến nay chủ yếu là dự báo-quy hoạch dài hơi, kèm với cảnh báo sớm cho từng đợt kiểu như đợt mưa lũ này, theo kiểu đào tạo lực lượng tại chỗ. Tuy nhiên việc đó có hiệu quả không, đội ngũ khoa học có đủ người có chuyên môn hay không, nguồn lực phân bổ ra sao... lại là câu chuyện khác.
À, bố em cũng kể sau đợt đi thực địa, là hiếm khi thấy lượng mưa lớn trên toàn vùng (miền núi phía Bắc + TQ) như thế này. Nên dễ hiểu tại sao đất đá ngậm nước và gây ra nhiều vụ trượt lở đặc biệt nghiêm trọng. Những thuyết kiểu như Trung Quốc xả lũ hay phá rừng nhiều gây sạt lở không có giá trị mấy trong trường hợp mưa bão đặc biệt như đợt này.