[Funland] Sạt trượt ở Hà Giang thế này thoát sao nổi

tvu732

Xe buýt
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
926
Động cơ
101,778 Mã lực
Bố em là một trong những chuyên gia lâu năm và chuyên sâu nhất ở Việt Nam về thiên tai trượt lở, lũ quét. Tuần trước ông vừa đi khảo sát một lượt Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai về. Khả năng đi thực địa, leo đến tận nguồn tít trên cao để quan sát, hỏi han trực tiếp người dân, nhiều thanh niên ngày nay chưa chắc bằng.

Em từng hỏi bố em, việc phá rừng và/hoặc làm ruộng bậc thang có ảnh hưởng gì không. Ông nói: "Có, nhưng chỉ một phần". Cái thứ thiên tai này nó ảnh hưởng nhiều bởi thế đất, độ dốc, loại đất đá, độ nứt nẻ của đất đá, nên có những chỗ không phải do phá rừng mà vẫn xảy ra thiên tai. Bây giờ thông tin thuận lợi nên mọi người để ý nhiều, và dân đông, tài sản nhiều nên thiệt hại cũng lớn hơn. Chứ từ những năm 9x, thời mà dân tình đa số chỉ để ý đến lũ lụt ở đồng bằng, thì bố em đã đi thực địa và phân loại, cảnh báo các thể loại lũ quét, lũ ống, trượt lở, sạt lở, lũ bùn đá... ở vùng cao. Ví dụ như đợt lũ quét lịch sử ở thị xã Lai Châu (Mường Lay bây giờ). Thời đó em nghĩ phá rừng còn chưa nhiều lắm.

Em thường ít thấy các nhà khoa học địa chất đề xuất việc trồng rừng hay ngừng làm ruộng bậc thang như một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn loại thiên tai này. Có thể vì đó không phải là chuyên môn của họ và cần sự phối hợp liên ngành. Nhưng có lẽ đúng hơn là giá trị nhận được không cao, vì nó vốn không phải là nguyên nhân chính. Dĩ nhiên, việc trồng rừng mang lại nhiều lợi ích khác, cái đó ta không bàn.

Theo em biết, giải pháp cho đến nay chủ yếu là dự báo-quy hoạch dài hơi, kèm với cảnh báo sớm cho từng đợt kiểu như đợt mưa lũ này, theo kiểu đào tạo lực lượng tại chỗ. Tuy nhiên việc đó có hiệu quả không, đội ngũ khoa học có đủ người có chuyên môn hay không, nguồn lực phân bổ ra sao... lại là câu chuyện khác.

À, bố em cũng kể sau đợt đi thực địa, là hiếm khi thấy lượng mưa lớn trên toàn vùng (miền núi phía Bắc + TQ) như thế này. Nên dễ hiểu tại sao đất đá ngậm nước và gây ra nhiều vụ trượt lở đặc biệt nghiêm trọng. Những thuyết kiểu như Trung Quốc xả lũ hay phá rừng nhiều gây sạt lở không có giá trị mấy trong trường hợp mưa bão đặc biệt như đợt này.
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
5,956
Động cơ
347,722 Mã lực
Bố em là một trong những chuyên gia lâu năm và chuyên sâu nhất ở Việt Nam về thiên tai trượt lở, lũ quét. Tuần trước ông vừa đi khảo sát một lượt Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai về. Khả năng đi thực địa, leo đến tận nguồn tít trên cao để quan sát, hỏi han trực tiếp người dân, nhiều thanh niên ngày nay chưa chắc bằng.

Em từng hỏi bố em, việc phá rừng và/hoặc làm ruộng bậc thang có ảnh hưởng gì không. Ông nói: "Có, nhưng chỉ một phần". Cái thứ thiên tai này nó ảnh hưởng nhiều bởi thế đất, độ dốc, loại đất đá, độ nứt nẻ của đất đá, nên có những chỗ không phải do phá rừng mà vẫn xảy ra thiên tai. Bây giờ thông tin thuận lợi nên mọi người để ý nhiều, và dân đông, tài sản nhiều nên thiệt hại cũng lớn hơn. Chứ từ những năm 9x, thời mà dân tình đa số chỉ để ý đến lũ lụt ở đồng bằng, thì bố em đã đi thực địa và phân loại, cảnh báo các thể loại lũ quét, lũ ống, trượt lở, sạt lở, lũ bùn đá... ở vùng cao. Ví dụ như đợt lũ quét lịch sử ở thị xã Lai Châu (Mường Lay bây giờ). Thời đó em nghĩ phá rừng còn chưa nhiều lắm.

Em thường ít thấy các nhà khoa học địa chất đề xuất việc trồng rừng hay ngừng làm ruộng bậc thang như một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn loại thiên tai này. Có thể vì đó không phải là chuyên môn của họ và cần sự phối hợp liên ngành. Nhưng có lẽ đúng hơn là giá trị nhận được không cao, vì nó vốn không phải là nguyên nhân chính. Dĩ nhiên, việc trồng rừng mang lại nhiều lợi ích khác, cái đó ta không bàn.

Theo em biết, giải pháp cho đến nay chủ yếu là dự báo-quy hoạch dài hơi, kèm với cảnh báo sớm cho từng đợt kiểu như đợt mưa lũ này, theo kiểu đào tạo lực lượng tại chỗ. Tuy nhiên việc đó có hiệu quả không, đội ngũ khoa học có đủ người có chuyên môn hay không, nguồn lực phân bổ ra sao... lại là câu chuyện khác.

À, bố em cũng kể sau đợt đi thực địa, là hiếm khi thấy lượng mưa lớn trên toàn vùng (miền núi phía Bắc + TQ) như thế này. Nên dễ hiểu tại sao đất đá ngậm nước và gây ra nhiều vụ trượt lở đặc biệt nghiêm trọng. Những thuyết kiểu như Trung Quốc xả lũ hay phá rừng nhiều gây sạt lở không có giá trị mấy trong trường hợp mưa bão đặc biệt như đợt này.
Cơ bản là đồi gồm nhiều lớp đất đá liên kết, mưa to và lâu sẽ ngấm, làm trượt các khối đất bên trên khỏi đá gốc

Rừng mà ngấm nước nó còn trượt mạnh hơn đồi trọc
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,919
Động cơ
403,000 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Nói về đứt gãy địa tầng thì nó phải đi cả dải chứ cụ, đây là chỉ sạt vài vạt đồi do tích nước.
Đứt gãy địa tầng thì không cần nước vẫn nứt như thường, chủ yếu các đợt sạt vừa rồi là do mưa lớn và lâu.
Cái này thì nó thuộc về địa chất của khu vực chứ không hẳn do đứt gãy địa tầng.
Vâng nhiều yếu tố cụ ợ.
Cũng ko kết luận được là do nguyên nhân gì khi mà chưa có nghiên cứu khoa học.
Cũng mong là mọi thứ nhẹ nhàng
 
Biển số
OF-379412
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
521
Động cơ
75,407 Mã lực

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Cụ bắt đầu hiểu câu chuyện rồi đó.
Vớ vẩn.
Giao thông + nguồn nước là yếu tố then chốt để phát triển cuộc sống.
Một cái thằng nhà giàu trên đồi, nó đi bộ cả tuần mới lên được đỉnh, thuê nhân công cõng nước lên trển, sống tốt.
Giờ cho một thằng dân phải lo cơm gạo, cõng nước lên đồi tưới hoa màu, làm nương, có họa mà thần kinh.
Sống gần đường + gần nguồn nước là tốt nhất. Mấy cái phế tích trên đỉnh đồi, mà không tạo ra giá trị cuộc sống thì cứ để đó thêm 100 năm nữa đi.
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
3,585
Động cơ
443,007 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rừng nguyên sinh, rừng già thì đã mất bao năm nay rồi, năm nào cũng có sạt lở nhưng chưa năm nào nhiều như năm nay. Hôm nọ xem ảnh chụp bên Trung cũng vậy, sạt lở còn dã man hơn nhiều.
 

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Vâng nhiều yếu tố cụ ợ.
Cũng ko kết luận được là do nguyên nhân gì khi mà chưa có nghiên cứu khoa học.
Cũng mong là mọi thứ nhẹ nhàng
Dân họ bảo giờ đất đai chỉ có thế, nhà hàng xóm thì ở trên đầu mình, mình lại ở trên đầu nhà khác, sạt lở thì phải chịu thôi.
Vùng núi được cấu tạo từ đất thì năm nào chẳng sạt.
Thiên tai thì nó bất ngờ, mấy chục năm mới có trận lớn như hiện tại.
 

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Thế mới là mẫu cuốc ;)

Dưới chân núi 3 vì thời đó đầy đất, sao họ ko xây vậy.
Vì nó khôn hơn cụ là lên đó nó mát, còn nó nhiều tiền đi nghỉ dưỡng thì quan tâm chóa gì đến chuyện nhân sinh.
Dân tôi cũng không ngu đâu, chỉ là phải đánh đổi một số đk để có cuộc sống thuận lợi.
Các thị trấn, thị xã sầm uất đều nằm dưới thung lũng (nơi có nguồn nước, đất đai trồng trọt), chứ trên đỉnh núi, chóa nó lên.
 

Kamilo

Xe đạp
Biển số
OF-868801
Ngày cấp bằng
29/9/24
Số km
22
Động cơ
39 Mã lực
Vớ vẩn.
Giao thông + nguồn nước là yếu tố then chốt để phát triển cuộc sống.
Một cái thằng nhà giàu trên đồi, nó đi bộ cả tuần mới lên được đỉnh, thuê nhân công cõng nước lên trển, sống tốt.
Giờ cho một thằng dân phải lo cơm gạo, cõng nước lên đồi tưới hoa màu, làm nương, có họa mà thần kinh.
Sống gần đường + gần nguồn nước là tốt nhất. Mấy cái phế tích trên đỉnh đồi, mà không tạo ra giá trị cuộc sống thì cứ để đó thêm 100 năm nữa đi.
Ủa, đồng bào H Mông đâu có giàu mà sao vẫn ưng sống hẳn trên núi cao, còn canh tác ruộng bậc thang trường tồn bao đời vậy,
- "Sống gần đường + gần nguồn nước.... là tốt nhất" đúng rồi nhưng nói vậy khác gì "đau bụng thì uống nhân sâm....". Nhìn đồng bào Thái đi, họ sống gần đường + gần nguồn nước bao đời, nhưng thời xưa họ có phá rừng, bạt núi để xây nhà dí sát vào mấy quả núi đất bị phạt ngang phạt ngửa ko?
 

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Ủa, đồng bào H Mông đâu có giàu mà sao vẫn ưng sống hẳn trên núi cao, còn canh tác ruộng bậc thang trường tồn bao đời vậy,
- "Sống gần đường + gần nguồn nước.... là tốt nhất" đúng rồi nhưng nói vậy khác gì "đau bụng thì uống nhân sâm....". Nhìn đồng bào Thái đi, họ sống gần đường + gần nguồn nước bao đời, nhưng thời xưa họ có phá rừng, bạt núi để xây nhà dí sát vào mấy quả núi đất bị phạt ngang phạt ngửa ko?
Oạch, canh tác ruộng bậc thang được thì có gì? :D nguồn nước có thì mới làm ruộng được chứ. =))
 

Kamilo

Xe đạp
Biển số
OF-868801
Ngày cấp bằng
29/9/24
Số km
22
Động cơ
39 Mã lực
Oạch, canh tác ruộng bậc thang được thì có gì? :D nguồn nước có thì mới làm ruộng được chứ. =))
Vậy mà vẫn trường tồn hàng trăm năm ko có suốt ngày sạt lở như thời "hiện đại" chống lại thiên nhiên như giờ.
 

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Vậy mà vẫn trường tồn hàng trăm năm ko có suốt ngày sạt lở như thời "hiện đại" chống lại thiên nhiên như giờ.
Ông lại khôn nữa rồi, trên đó vẫn trăm năm, nhưng trăm năm sau thì dân đẻ thêm bao nhiêu triệu người, đất tổ tiên không còn nuôi sống được các thế hệ con cháu nữa thì vác cuốc đi mà khai hoang lập ấp, dùng đầu để tư duy đi ông ạ, cái mông nó không biết nghĩ đâu.
 

Kamilo

Xe đạp
Biển số
OF-868801
Ngày cấp bằng
29/9/24
Số km
22
Động cơ
39 Mã lực
Vì nó khôn hơn cụ là lên đó nó mát, còn nó nhiều tiền đi nghỉ dưỡng thì quan tâm chóa gì đến chuyện nhân sinh.
Dân tôi cũng không ngu đâu, chỉ là phải đánh đổi một số đk để có cuộc sống thuận lợi.
Các thị trấn, thị xã sầm uất đều nằm dưới thung lũng (nơi có nguồn nước, đất đai trồng trọt), chứ trên đỉnh núi, chóa nó lên.
Nó không khôn và giỏi thì làm sao đến bây giờ những công trình kiến trúc tiêu biểu đẹp nhất ở thủ đô (và không chỉ) vẫn là do "nó" làm và đầy tinh hoa muốn ở vậy :x
 

Batman

Xe điện
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
4,981
Động cơ
278,867 Mã lực
Nó không khôn và giỏi thì làm sao đến bây giờ những công trình kiến trúc tiêu biểu đẹp nhất ở thủ đô (và không chỉ) vẫn là do "nó" làm và đầy người muốn ở :x
Mẹ xư, cái thằng thua cuộc, bị trưng dụng vài cái nhà thế thì đã thấm vào đâu.
Nó khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên, bắt người làm phu mỏ, phu đồn điền...
Cái đó bọn tôi biết cả đấy, chỉ là giờ hòa bình rồi, chẳng ai muốn nói ra thôi.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,618
Động cơ
483,266 Mã lực
Nơi ở
rừng
Ủa, đồng bào H Mông đâu có giàu mà sao vẫn ưng sống hẳn trên núi cao, còn canh tác ruộng bậc thang trường tồn bao đời vậy,
- "Sống gần đường + gần nguồn nước.... là tốt nhất" đúng rồi nhưng nói vậy khác gì "đau bụng thì uống nhân sâm....". Nhìn đồng bào Thái đi, họ sống gần đường + gần nguồn nước bao đời, nhưng thời xưa họ có phá rừng, bạt núi để xây nhà dí sát vào mấy quả núi đất bị phạt ngang phạt ngửa ko?
Sao đồng bằng nó lại không bị sạt các cụ nhỉ ?? :)) :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top