Các vị đây tư cách gì mà đòi phán xét những người xông pha nơi mũi tên hòn đạn vì sự bình yên cho nhân dân?
Dẹp mấy luận điệu ngớ ngẩn đi!
Trong khi chúng ta co quắp trong chăn họ thân là chỉ huy, lãnh đạo trèo đèo lội suối, vượt lũ, đêm hôm xông pha rừng rú xả thân cứu người. Tinh thần ấy, trách nhiệm ấy mà còn có kẻ chê trách được sao?
Cụ nói không sai, đứng về mặt nhân văn. Nhưng cũng nên nhìn từ nhiều góc độ để có bức tranh toàn cảnh.
Chuyện e kể có thật như sau: Khi khoan dầu thì thường có 1 lượng khí đồng hành theo dung dịch khoan lên mặt, và gom lại để đốt ở vị trí cách xa giàn. Nhưng vì lúc có lúc không, nên nhiều khi phải mồi. Nguyên tắc là trước khi mồi, phải kiểm tra xem khí cháy có bị lưu lại xung quanh giàn hay không, nếu có thì ko đc mồi (giống như rò bình gas ở nhà) mà phải xua khí trước. Sáng hôm ấy, người trực đuốc cũng hơn 20 năm trong nghề, chủ quan không kiểm tra khi thấy đuốc tắt, vừa bật lửa mồi cho đuốc, thì nghe tiếng nổ. Hóa ra khí cháy lưu lại do nặng hơn không khí, đã cháy bùng trong mấy chục giây, kết quả người mồi đuốc bỏng toàn thân và mất ngay. Đôi khi tai nạn xảy ra rất nhanh, mà nguyên nhân lại rất đơn giản. Tất nhiên công ty đã làm tang lễ đầy đủ, nhận vợ vào làm để đảm bảo cuộc sống tốt hơn, Nhưng nói thật, nếu người trực đuốc không mất, chắc chắn ăn kỷ luật vi phạm quy trình an toàn! Sau đấy công ty bổ sung ngay những việc bắt buộc phải làm để tránh lặp lại tai nạn.
Chuyện này không có liên quan gì với thớt này. Nhưng ngoài việc ca tụng, chia buồn, tiếc thương..thì sau đó cũng phải có nhưng biện pháp trước mắt hay lâu dài, để ngăn ngừa tai nạn khi cứu hộ, hay sống chung an toàn với thiên nhiên, trồng cây gây rừng vân vân. Nguyên nhân dù tức thời hay là hậu quả của cả quá trình lâu dài, thường 99% là do con người.