Nước rút và cạn đến mực thấp nhất (vào mùa đông) sẽ sáng tỏ mọi vấn đề thôi.
Cầu hoạt động đã 30 năm, nhưng đến 2019 thì gia cố trụ T6, T7 và hỏng trụ T7. Bây giờ cần tìm hiểu:
- Tại sao phải gia cố trụ T7? Nếu không gia cố thì nó có sập không?
- Gia cố xong rồi tại sao lại sập. Có khi nào chữa lợn lành thành lợn què không?
Về tính chuyên môn thì nó sinh ra cái gọi là chuyên môn , chuyên ngành nên mình có nghe ai đó viết , phân tích cũng sẽ khó cãi lắm cụ ạ.
Thông thường trong đời thường. Vd cụ đi sửa cái đồ điện , hay đi chữa bệnh , hay là thuê làm việc gì đó. Lần 1 , lần 2 thấy không Ok. Thì gọi là bỏ qua (tùy cái). Nhưng đến lần 3 vẫn hỏng , vẫn đau thì người lờ mờ cũng hiểu ra ngay vấn đề về tay nghề.
Mà tính người ở tại ............. khoan nói về trung bình tay nghề chung , chỉ nói tới tính thì đa phần rất xuề xoà (số đông). Cái chấu ba chân ngứa mắt thì bẻ đi 1 chấu (sờ vỏ máy tê tí thì chê không can đảm), làm gì thì cũng tay không bắt giặc là nhiều. Và không dám đối đầu với sai lầm do thiếu chuyên môn hay .... Không hiểu biết.
Cái này nó là nết chung. Chỉ có bọn trẻ thế hệ sau tập cho nó đối đầu với những sai lầm thì lớn lên nó sẽ có trách nhiệm với chính công việc của nó.
Chưa kể làm việc đồ nghề tiêu chuẩn cũng phải có đầy đủ. Có tri thức rõ ràng. Chứ đừng nói tới bọn thợ từ sửa xe đạp đút lót lên chức sửa xe máy.
Vậy giờ cần là gì.... Là phải đối đầu với sai lầm. Đối đầu như thế nào thì em chờ xem kết luận thế nào. Chứ xuề xoà nói kiểu hoà vốn thì.... Hết nói.
Chuyên môn thì cần các cụ có chuyên môn về xây dựng , cầu đường , kiến trúc vào giải thích chi tiết. Em chỉ hóng thôi.