[Funland] Sao nhiều cụ vẫn tin vào độ chính xác của Âm lịch ?

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,127
Động cơ
557,239 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ hỏi những người già xem đã bao nhiêu năm rồi mới có sấm sét, mưa lớn đêm giao thừa ngày mùng 1 như thế ? Hay cả đời các cụ 70-80 năm mới thấy có 1 lần ? Còn như thủy triều, tính toán con nước thì các cụ lấy lịch dương hay lịch âm? cái gì cũng có cái lọ cái chai chứ :)
Đồng ý mí bác là cái gì cũng có cái lọ cái chai. Thủy triều phụ thuộc một phần lớn vào quỹ đạo trăng, một phần nhỏ vào Mặt giời. Tuy nhiên, dương lịch là hệ thống tính toán trên cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn, công cụ tính toán chính xác hơn và chính lịch mặt trăng cũng được là một phần tham khảo trong đó. Bởi thế, như em hình dung thì một bộ lịch đầy đủ, khoa học và chính xác, dễ phổ biến thống nhất toàn nhân loại thì đó phải là một bộ lịch dương lịch.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Thuyết nhật tâm ra đời khi nào cụ nhỉ?
Từ khi Galileo quan sát thiên văn và nhận thức ra cụ ạ.
Đến bó tay với cái cụ Taplai này, kiến thức đã thiếu mà cứ chém bạt mạng. Cụ muốn ăn gì để em mua cúng ~X(
Thuyết nhật tâm nó hình thành từ nhiều thế kỷ trước khi Galileo chui ra khỏi lỗ đẻ nhiều thế kỷ bố ạ.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,438
Động cơ
208,826 Mã lực
Em Hỏi các Cụ, Trái đát có 24 múi h, nó quay 1 vòng qua 24 múi h đó sao thời gian quay không mất 24 h, mà Cụ nào nói thời gian chỉ mất 23h56 p gì đó?... sao lẻ vậy?
Vậy giờ Ngọ hôm nay đến giơ Ngọ ngày mai là bao nhiêu giờ?
Đấy, chính vì câu hỏi của bác "Vậy giờ Ngọ hôm nay đến giơ Ngọ ngày mai là bao nhiêu giờ?" mà nó làm cho 1 ngày không phải chẳn chằn chặn 24h.
Có 2 kiểu hiểu 1 ngày:
- Trái đất xoay đủ 360 độ => 23 giờ 56 phút và 4,09 giây.
- Mặt trời ở cùng vị trí quan sát (Kiểu chính Ngọ như bác nói). Cái này gần 24 giờ nhất, nhưng do trái đất xoay xung quanh mặt trời theo hình elip nên nó giao động, ko phải hằng số.
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,338
Động cơ
517,281 Mã lực
Đến bó tay với cái cụ Taplai này, kiến thức đã thiếu mà cứ chém bạt mạng. Cụ muốn ăn gì để em mua cúng ~X(
Thuyết nhật tâm nó hình thành từ nhiều thế kỷ trước khi Galileo chui ra khỏi lỗ đẻ nhiều thế kỷ bố ạ.
Em đang nói là thuyết đó được thừa nhận chứ ko nói trước đó không có. Có thể câu chữ e chưa cẩn thận nên cụ bắt bẻ.
Trước thời điểm đó tất cả ai nói nhật tâm là dị giáo cụ nhé. Từ khi Galileo quan sát và phát hiện ra mới có căn cứ khoa học rõ ràng.
 
Chỉnh sửa cuối:

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Dương lịch chẳng liên quan gì đến thuyết nhật tâm cả các cụ ơi,
Người xưa làm lịch bằng quan sát thiên văn qua đó tính toán được chu kỳ biểu kiến của Mặt trời trên vòm cầu tưởng tượng gọi là thiên cầu.
 

Bùi Văn Cường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-568530
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
252
Động cơ
148,296 Mã lực
Em thấy thời tiết theo lịch âm vẫn chuẩn.
 

Loay hoay

Xe hơi
Biển số
OF-714287
Ngày cấp bằng
31/1/20
Số km
105
Động cơ
83,571 Mã lực
Cái gì có ích thì vẫn sử dụng chứ.
 

Phoenix1991

Đi bộ
Biển số
OF-552446
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
6
Động cơ
155,760 Mã lực
Tuổi
34
Đồng ý mí bác là cái gì cũng có cái lọ cái chai. Thủy triều phụ thuộc một phần lớn vào quỹ đạo trăng, một phần nhỏ vào Mặt giời. Tuy nhiên, dương lịch là hệ thống tính toán trên cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn, công cụ tính toán chính xác hơn và chính lịch mặt trăng cũng được là một phần tham khảo trong đó. Bởi thế, như em hình dung thì một bộ lịch đầy đủ, khoa học và chính xác, dễ phổ biến thống nhất toàn nhân loại thì đó phải là một bộ lịch dương lịch.
Chính vì âm lịch có tham khảo vòng quay của mặt trời nên tạm gọi là nó có sự phát triển. Dương lịch thì theo em nó chỉ dễ phổ biến, dễ tính chứ để nói về áp dụng nông vụ, tiết khí của phương Đông thì nó chả liên quan gì :D
 

Phoenix1991

Đi bộ
Biển số
OF-552446
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
6
Động cơ
155,760 Mã lực
Tuổi
34
Đến bó tay với cái cụ Taplai này, kiến thức đã thiếu mà cứ chém bạt mạng. Cụ muốn ăn gì để em mua cúng ~X(
Thuyết nhật tâm nó hình thành từ nhiều thế kỷ trước khi Galileo chui ra khỏi lỗ đẻ nhiều thế kỷ bố ạ.
Thuyết Nhật tâm có từ lâu vcđ rồi, chẳng qua là Copernicus, Galileo nổi tiếng với nó thôi, chứ phương Đông hay phương Tây đều có thuyết Nhật tâm từ rất sớm. Mà đang nói lịch thì tự nhiên nhật tâm với địa tâm ?
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Em Hỏi các Cụ, Trái đát có 24 múi h, nó quay 1 vòng qua 24 múi h đó sao thời gian quay không mất 24 h, mà Cụ nào nói thời gian chỉ mất 23h56 p gì đó?... sao lẻ vậy?
Vậy giờ Ngọ hôm nay đến giơ Ngọ ngày mai là bao nhiêu giờ?
Đấy, chính vì câu hỏi của bác "Vậy giờ Ngọ hôm nay đến giơ Ngọ ngày mai là bao nhiêu giờ?" mà nó làm cho 1 ngày không phải chẳn chằn chặn 24h.
Có 2 kiểu hiểu 1 ngày:
- Trái đất xoay đủ 360 độ => 23 giờ 56 phút và 4,09 giây.
- Mặt trời ở cùng vị trí quan sát (Kiểu chính Ngọ như bác nói). Cái này gần 24 giờ nhất, nhưng do trái đất xoay xung quanh mặt trời theo hình elip nên nó giao động, ko phải hằng số.
Cách tính giờ cho 1 ngày vẫn theo cách của người xưa thôi: Trái đất (TĐ) tự quay quanh nó tạo nên hiện tượng ngày đêm, thời gian 1 ngày là thời gian Mặt trời (MT) chiếu lặp lại vào 1 điểm trên TĐ.

20200415_165634.jpg

Xem hình vẽ:
Sau 23h56', TĐ đã tự quay đc 1 vòng, lẽ ra MT đã chiếu vào điểm A và thời gian 1 ngày là 23h56'. Nhưng thực tế, ngoài tự quay thì TĐ còn chuyển động quanh MT, do đó sau 23h56' thì TĐ cũng đã chuyển động được 1 đoạn từ C đến D, nên dù đã tự quay được 1 vòng nhưng MT vẫn chưa chiếu được vào điểm A mà nó vẫn chiếu ở điểm B. Để MT chiếu vào điểm A thì TĐ phải tự quay thêm 1 tí nữa, quãng thời gian đó là 4 phút.
Vậy sau hơn 1 vòng tự quay, tổng thời gian để MT chiếu lặp lại vào 1 điểm trên TĐ là 23h56' + 4' = 24 h. Đây mới thật sự là thời gian của 1 ngày. (1 ngày TĐ quay hơn 1 vòng).
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ xem ở post trước cụ viết như thế nào nhé


Em đang hiểu là cụ bảo lịch của TQ là chỉ dùng theo chu kỳ của mặt trăng đến khi ông tu sĩ phương tây đến mới dạy cho hiểu chỉnh thêm bằng chu kỳ của mặt trời.??? hay là ý cụ khác?? Em xin nhắc lại lần nữa là trước khi có hiệu chỉnh lịch như cụ nói Lịch TQ hay Cụ gọi là âm lịch đã sử dụng kết hợp chu kỳ của Mtra8ng và Mtrời vào để làm lịch.
Cụ hoàn toàn sai lầm, cụ thử tìm hiểu lịch sử về lịch pháp TQ đi, như em đã nói ông tu sĩ Tây chỉ giúp hiệu chỉnh lại phương pháp tính toán qũi đạo của măt trời để có tính chính xác hơn cho lịch, việc hiệu chỉnh này đã áp dụng cho Dương lịch trước đó không lâu.
Cụ cứ lằng nhà lằng nhằng với mấy cái vụn vặt.
Em bảo thế này:
-âm lịch là lịch dựa trên chu kỳ quay của trăng quanh trái đất, dương lịch dựa trên chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời.
-cái "hiệu chỉnh": lấy các tiết khí của dương lịch áp vào âm lịch là một biện pháp rắc rối và bất cập, chẳng thà dùng luôn dương lịch cho xong
-cái "âm lịch" mà ta đang dùng mới có từ thời nhà Thanh, do mấy ông Tây giúp nhà Thanh lập nên....nghĩa là nó chả có gì là "cổ truyền", "bản sắc dân tộc" gì cả.
-việc các "version" của lịch Tàu trước đó như thế nào,đối với em nó k quan trọng, vì chắc chắn là nó còn dở hơn cái lịch âm mà nhà Thanh nhờ tây giúp lập nên thì Tàu mới phải nhờ tây.
Béo bở cóc gì cái lịch mà version cập nhật nhất cũng có sai số một năm đến 10 ngày, trong khi đã có lịch khác (dương lịch) sai số chỉ 1/4 ngày, cho nên version cập nhật mà còn tệ thế thì quan tâm lịch sử gốc gác lâu đời, các version cũ hơn của nó làm cóc gì?
Dương lịch thì từ 1000 năm trước nó đã chính xác lắm rồi. Lịch do Omar Khayam xứ Ba Tư lập ở thế kỷ 11 đã đạt độ chính xác ngang dương lịch hiện ta dùng (1 năm =365.24xxx ngày).
Bản thân nguyên lý "lập lịch để đo năm" lại đi dựa theo chu kỳ mặt trăng là sai về nguyên tắc rồi, bởi vì 1 năm là một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, âm lịch có sửa mấy, hiệu chỉnh mấy, vay mượn mấy từ dương lịch (kiểu như các tiết khí) thì cũng ra một sản phẩm rối rắm, kém chính xác, khó sử dụng.
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,338
Động cơ
517,281 Mã lực
Thuyết Nhật tâm có từ lâu vcđ rồi, chẳng qua là Copernicus, Galileo nổi tiếng với nó thôi, chứ phương Đông hay phương Tây đều có thuyết Nhật tâm từ rất sớm. Mà đang nói lịch thì tự nhiên nhật tâm với địa tâm ?
Có cụ nào đó trích dẫn nói dương lịch tính theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên em thấy nói vậy là sai. Vì lịch đó phát triển từ rất lâu trước khi các dân tộc (đó) biết rằng Trái Đất xoay quanh Mặt Trời.
Cụ nói đúng, các dân tộc khác, lịch khác họ nhận thức nhật tâm rất lâu rồi. Em không tính đến vì họ ko liên quan đến cái dương lịch đang nói đến.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Em Hỏi các Cụ, Trái đát có 24 múi h, nó quay 1 vòng qua 24 múi h đó sao thời gian quay không mất 24 h, mà Cụ nào nói thời gian chỉ mất 23h56 p gì đó?... sao lẻ vậy?
Cách tính giờ cho 1 ngày vẫn theo cách của người xưa thôi: Trái đất (TĐ) tự quay quanh nó tạo nên hiện tượng ngày đêm, thời gian 1 ngày là thời gian Mặt trời (MT) chiếu lặp lại vào 1 điểm trên TĐ.

20200415_165634.jpg

Xem hình vẽ:
Sau 23h56', TĐ đã tự quay đc 1 vòng, lẽ ra MT đã chiếu vào điểm A và thời gian 1 ngày là 23h56'. Nhưng thực tế, ngoài tự quay thì TĐ còn chuyển động quanh MT, do đó sau 23h56' thì TĐ cũng đã chuyển động được 1 đoạn từ C đến D, nên dù đã tự quay được 1 vòng nhưng MT vẫn chưa chiếu được vào điểm A mà nó vẫn chiếu ở điểm B. Để MT chiếu vào điểm A thì TĐ phải tự quay thêm 1 tí nữa, quãng thời gian đó là 4 phút.
Vậy sau hơn 1 vòng tự quay, tổng thời gian để MT chiếu lặp lại vào 1 điểm trên TĐ là 23h56' + 4' = 24 h. Đây mới thật sự là thời gian của 1 ngày. (1 ngày TĐ quay hơn 1 vòng).
Cảm ơn Cụ, đã diễn giải đúng. E bs thêm:

Gọi mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời là mặt phẳng hoàng đạo.Tâm Mặt Trời là S, tâm Trái Đất là O.
Gọi A là điểm mà ta đang quan sát .Lúc giữa trưa, điểm A hướng về phía Mặt Trời, (SAO- thẳng hàng ) mặt phẳng tạo bởi SO và trục trái đất lúc đó, vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (A nằm giữa S và O). Theo thiên văn, Đúng 24 giờ sau, hiện tượng đó mới tái diễn (tức tròn 1 ngày = 24 h).

Vì Trái Đất vừa tự quay, vừa quay quanh Mặt Trời và 2 chuyển động đó cùng chiều (ngược chiêù kim đồng hồ nếu đứng ở thiên đỉnh băc cực) nên trong 1 ngày thực, trái đất phải quay đúng vị trí cùng 1 góc kinh độ mặt trời nghĩa Trái Đất không phải tự quay 1 vòng, mà nhiều hơn 1 vòng, chính xác là (1+1/T) vòng,
Với T là chu kỳ (thời gian) Trái Đất chuyển động giáp vòng quanh Mặt Trời (T≈365,25636 ngày), trong 1 ngày đó, nó đã tự quay quanh trục thêm thêm 1 góc = 1/T vòng. Đó luôn luôn tính là = 24h = cho 1 ngày. (mặt trời quét qua 24 múi giờ kinh độ của trái đất)

Vậy chu kỳ tự quay 1 vòng của Trái Đất là = 24/(1+1/T) ≈ 24/(1+1/365,256…) = 23,93447213 giờ = hay 23 giờ 56 phút 4,1 giây (quay 1 vòng nhưng chưa tới vị trí đúng ngọ hôm sau, nên không đủ 24 giờ).
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Có cụ nào đó trích dẫn nói dương lịch tính theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên em thấy nói vậy là sai. Vì lịch đó phát triển từ rất lâu trước khi các dân tộc (đó) biết rằng Trái Đất xoay quanh Mặt Trời.
Cụ nói đúng, các dân tộc khác, lịch khác họ nhận thức nhật tâm rất lâu rồi. Em không tính đến vì họ ko liên quan đến cái dương lịch đang nói đến.
Em nói đây, và nó không hề sai.
Dù cho người xưa không biết rằng trái đất quay quanh mặt trời thì cái việc khách quan mà họ chưa biết đó vẫn tạo nên sự vận chuyển tuần hoàn về vị trí tương đối giữa trái đất và mặt trời, dẫn đến sự lặp lại tuần hoàn của thời tiết 4 mùa, và họ chỉ cần chủ trọng vào yếu tố đó, quan sát các vị trí của mặt trời so với trái đất là lập được bộ lịch đúng đắn về nguyên lý chứ không quan trọng việc có biết A quay quanh B hay là B quay quanh A (hai quan niệm A quay quanh B hay B quay quanh A đều cho ra bộ lịch chính xác như nhau vì nó có cùng chu kỳ y hệt như nhau).
Khi đã đúng về nguyên lý (quan sát mặt trời chứ không phải trăng hay sao) thì đạt được kết quả tốt (độ chính xác cao, phù hợp với thực tế, dễ sử dụng)
Cho nên không cần biết trái đất quay quanh mặt trời hay là ngược lại, bộ lịch của Omar Khayam vẫn cực kỳ chính xác (1 năm = 365.24xxxxxxxxx ngày, chính xác đến 11 chữ số sau dấu phảy!), ngang với lịch hiện nay, dù được lập 1000 năm trước, trong khi đó thì các thể loại âm lịch đến tận bây giờ vẫn có 1 năm=355 ngày hoặc 385 ngày, sai số gấp 40 lần dương lịch và cực kỳ rối rắm do phải hiệu chỉnh cái sai toe toét đó bằng các "tiết khí" cấu từ dương lịch ghép sang nhưng kết quả là cho ra thứ lịch vừa sai khủng, vừa rắc rối khủng.
 
Chỉnh sửa cuối:

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Cụ cứ lằng nhà lằng nhằng với mấy cái vụn vặt.
Em bảo thế này:
-âm lịch là lịch dựa trên chu kỳ quay của trăng quanh trái đất, dương lịch dựa trên chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời.
-cái "hiệu chỉnh": lấy các tiết khí của dương lịch áp vào âm lịch là một biện pháp rắc rối và bất cập, chẳng thà dùng luôn dương lịch cho xong
-cái "âm lịch" mà ta đang dùng mới có từ thời nhà Thanh, do mấy ông Tây giúp nhà Thanh lập nên....nghĩa là nó chả có gì là "cổ truyền", "bản sắc dân tộc" gì cả.
-việc các "version" của lịch Tàu trước đó như thế nào,đối với em nó k quan trọng, vì chắc chắn là nó còn dở hơn cái lịch âm mà nhà Thanh nhờ tây giúp lập nên thì Tàu mới phải nhờ tây.
Béo bở cóc gì cái lịch mà version cập nhật nhất cũng có sai số một năm đến 10 ngày, trong khi đã có lịch khác (dương lịch) sai số chỉ 1/4 ngày, cho nên version cập nhật mà còn tệ thế thì quan tâm lịch sử gốc gác lâu đời, các version cũ hơn của nó làm cóc gì?
Dương lịch thì từ 1000 năm trước nó đã chính xác lắm rồi. Lịch do Omar Khayam xứ Ba Tư lập ở thế kỷ 11 đã đạt độ chính xác ngang dương lịch hiện ta dùng (1 năm =365.24xxx ngày).
Bản thân nguyên lý "lập lịch để đo năm" lại đi dựa theo chu kỳ mặt trăng là sai về nguyên tắc rồi, bởi vì 1 năm là một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, âm lịch có sửa mấy, hiệu chỉnh mấy, vay mượn mấy từ dương lịch (kiểu như các tiết khí) thì cũng ra một sản phẩm rối rắm, kém chính xác, khó sử dụng.
Cụ cứ khăng khăng không muốn tìm hiểu lịch sử của lịch TQ. Không biết được trước thời điểm mà cụ bảo ông tây giúp nhà Thanh lịch TQ tính toán như thế nào, sau thời điểm điểm đó tính toán như thế nào. Thì thôi vậy, trang luận không trên sở cứ khoa học mà chỉ là quan điểm thì em thôi.
Cụ có biết khoảng thế kỷ 16 có cuộc thay đổi lớn nào trong dương lịch không mà bảo từ 1000 năm trước dương lịch đã chính xác lắm rồi.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ cứ khăng khăng không muốn tìm hiểu lịch sử của lịch TQ. Không biết được trước thời điểm mà cụ bảo ông tây giúp nhà Thanh lịch TQ tính toán như thế nào, sau thời điểm điểm đó tính toán như thế nào. Thì thôi vậy, trang luận không trên sở cứ khoa học mà chỉ là quan điểm thì em thôi.
Cụ có biết khoảng thế kỷ 16 có cuộc thay đổi lớn nào trong dương lịch không mà bảo từ 1000 năm trước dương lịch đã chính xác lắm rồi.
Theo cụ thì dương lịch của người Ba Tư lập 1000 năm trước như thế đã "chính xác lắm rồi" hay chưa?
Tóm lại là từ 1000 năm trước, lịch dương, nhờ có nguyên lý đúng là "quan sát mặt trời" đã đạt độ chính xác 1/4 ngày trong 1 năm.
Còn lịch âm, qua bao nhiêu biến thể, cải cách, lịch sử bí hiểm mà cụ tự hào là cụ "biết" mà em không thèm để ý, thì đến tận hôm nay vẫn có sai số 10-20 ngày trong 1 năm!
Nguyên lý sai (đo năm lại đi dòm trăng), kết quả tệ (đến hôm nay vẫn có sai số gấp 40 lần lịch dương của 1000 năm trước) thì đâm đầu nghiên cứu cái lịch sử của nó làm quái gì!
 
Chỉnh sửa cuối:

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,365
Động cơ
484,071 Mã lực
Chính xác là theo tiêu chí nào, bản chất lịch âm là chia theo mùa, Cụ ko thấy chính xác nhưng ở phương diện khác mọi người thấy vẫn đúng nên nó vẫn tồn tại hàng nghìn năm nay, và mãi sau này
Âm lịch là loại lịch để phục vụ nông nghiệp. Nó rất chính xác cho ngành nông nghiệp từ nghìn đời nay cụ ah. Lịch Dương ko phù hợp với nông nghiệp Á Đông
2 cụ cứ bình tĩnh, ko chen lấn. Ngồi yên, em lạy đã. Xong, nói gì thì nói ah :))
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,606
Động cơ
271,657 Mã lực

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,338
Động cơ
517,281 Mã lực
Em nói đây, và nó không hề sai.
Dù cho người xưa không biết rằng trái đất quay quanh mặt trời thì cái việc khách quan mà họ chưa biết đó vẫn tạo nên sự vận chuyển tuần hoàn về vị trí tương đối giữa trái đất và mặt trời, dẫn đến sự lặp lại tuần hoàn của thời tiết 4 mùa, và họ chỉ cần chủ trọng vào yếu tố đó, quan sát các vị trí của mặt trời so với trái đất là lập được bộ lịch đúng đắn về nguyên lý chứ không quan trọng việc có biết A quay quanh B hay là B quay quanh A (hai quan niệm A quay quanh B hay B quay quanh A đều cho ra bộ lịch chính xác như nhau vì nó có cùng chu kỳ y hệt như nhau).
Khi đã đúng về nguyên lý (quan sát mặt trời chứ không phải trăng hay sao) thì đạt được kết quả tốt (độ chính xác cao, phù hợp với thực tế, dễ sử dụng)
Cho nên không cần biết trái đất quay quanh mặt trời hay là ngược lại, bộ lịch của Omar Khayam vẫn cực kỳ chính xác (1 năm = 365.24xxxxxxxxx ngày, chính xác đến 11 chữ số sau dấu phảy!), ngang với lịch hiện nay, dù được lập 1000 năm trước, trong khi đó thì các thể loại âm lịch đến tận bây giờ vẫn có 1 năm=355 ngày hoặc 385 ngày, sai số gấp 40 lần dương lịch và cực kỳ rối rắm do phải hiệu chỉnh cái sai toe toét đó bằng các "tiết khí" cấu từ dương lịch ghép sang nhưng kết quả là cho ra thứ lịch vừa sai khủng, vừa rắc rối khủng.
Bộ lịch đó chính xác ai cũng công nhận. Nhưng cái cụ trích dẫn bên trên là sai. Bộ lịch có trước và nhận thức nhật tâm có sau (theo khu vực dân tộc phát minh bộ lịch đó cùng giai đoạn).. Còn em công nhận với cụ ngày xưa làm lịch dựa trên chu kỳ thời tiết cộng với quan sát thiên văn (sao trên trời). Còn sự việc khách quan chẳng qua nhìn nhận hiện tượng ở góc độ khác nhau chứ bản chất vẫn là một.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,719 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chính vì âm lịch có tham khảo vòng quay của mặt trời nên tạm gọi là nó có sự phát triển. Dương lịch thì theo em nó chỉ dễ phổ biến, dễ tính chứ để nói về áp dụng nông vụ, tiết khí của phương Đông thì nó chả liên quan gì :D
Tiết khí chính là theo lịch mặt trời đó cụ ơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top