[Funland] Sao nhiều cụ vẫn tin vào độ chính xác của Âm lịch ?

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bộ lịch đó chính xác ai cũng công nhận. Nhưng cái cụ trích dẫn bên trên là sai. Bộ lịch có trước và nhận thức nhật tâm có sau (theo khu vực dân tộc phát minh bộ lịch đó cùng giai đoạn).. Còn em công nhận với cụ ngày xưa làm lịch dựa trên chu kỳ thời tiết cộng với quan sát thiên văn (sao trên trời). Còn sự việc khách quan chẳng qua nhìn nhận hiện tượng ở góc độ khác nhau chứ bản chất vẫn là một.
Cụ cho chính xác lịch dương đang dùng ra đời khi nào và kiến thức nhật tâm cùng khu vực đó ra đời khi nào đi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,338
Động cơ
899,703 Mã lực
Có nhiều thứ người ta vẫn phải theo mặt trăng đấy (tức là âm lịch). Ví dụ thủy triều-triều cường...!
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,509
Động cơ
512,731 Mã lực
Cụ cho chính xác lịch dương đang dùng ra đời khi nào và kiến thức nhật tâm cùng khu vực đó ra đời khi nào đi.
Cụ có thể gg nhé. Vì để trả lời cụ chính xác em cũng phải gg.
E chỉ nói thời điểm Galileo ủng hộ thuyết nhật tâm (thuyết nhật tâm vẫn bị cho là dị giáo không được thừa nhận) thế kỷ 15-16 gì đó. Lịch dương mà ta thường gọi có nguồn gốc từ trước công nguyên xuất phát điểm theo em nhớ là Ai Cập hay La Mã.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Bộ lịch đó chính xác ai cũng công nhận. Nhưng cái cụ trích dẫn bên trên là sai. Bộ lịch có trước và nhận thức nhật tâm có sau (theo khu vực dân tộc phát minh bộ lịch đó cùng giai đoạn).. Còn em công nhận với cụ ngày xưa làm lịch dựa trên chu kỳ thời tiết cộng với quan sát thiên văn (sao trên trời). Còn sự việc khách quan chẳng qua nhìn nhận hiện tượng ở góc độ khác nhau chứ bản chất vẫn là một.
Em nói rất đúng, vấn đề là cụ hiểu sai.
Em nói "lịch dương được lập dựa trên chu kỳ quay của trái đất quay quanh mặt trời", điều này hoàn toàn không cần đến thuyết nhật tâm có được người làm lịch biết đến hay không.
Chính cái "chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời" - yếu tố khách quan - chứ không phải nhận thức chủ quan (về yếu tố khách quan đó) của người làm lịch làm nên độ chính xác của dương lịch khi đo năm và 4 mùa.
Vì sao? Bởi vì chu kỳ trái đất quanh quay mặt trời cũng chính là chu kỳ mặt trời quay (một cách tương đối, biểu kiến) xung quanh trái đất, chỉ khác là lúc này người làm lịch lấy trái đất làm mốc.
Nếu chỉ có mặt trời và trái đất thì 2 quan niệm "A quay quanh B" hay "B quay quanh A" là tương đương nhau.
A quay quanh B là "đúng" - như thuyết nhật tâm - chỉ có ý nghĩa vì ngoài A, B lại còn C, D, E, F....nhưng trong chuyện làm lịch thì những cái đó lại chẳng ảnh hưởng gì bởi vì 4 mùa trong 1 năm nó chỉ phụ thuộc vào A quay quanh B (hay B quay quanh A) thôi.
Chỉ nhận thức "quan sát mặt trăng để tính năm" mới là nhận thức sai dẫn đến kết quả sai.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,509
Động cơ
512,731 Mã lực
Em nói rất đúng, vấn đề là cụ hiểu sai.
Em nói "lịch dương được lập dựa trên chu kỳ quay của trái đất quay quanh mặt trời", điều này hoàn toàn không cần đến thuyết nhật tâm có được người làm lịch biết đến hay không.
Chính cái "chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời" - yếu tố khách quan - chứ không phải nhận thức chủ quan (về yếu tố khách quan đó) của người làm lịch làm nên độ chính xác của dương lịch khi đo năm và 4 mùa.
Vì sao? Bởi vì chu kỳ trái đất quanh quay mặt trời cũng chính là chu kỳ mặt trời quay (một cách tương đối, biểu kiến) xung quanh trái đất, chỉ khác là lúc này người làm lịch lấy trái đất làm mốc.
Nếu chỉ có mặt trời và trái đất thì 2 quan niệm "A quay quanh B" hay "B quay quanh A" là tương đương nhau.
A quay quanh B là "đúng" - như thuyết nhật tâm - chỉ có ý nghĩa vì ngoài A, B lại còn C, D, E, F....nhưng trong chuyện làm lịch thì những cái đó lại chẳng ảnh hưởng gì bởi vì 4 mùa trong 1 năm nó chỉ phụ thuộc vào A quay quanh B (hay B quay quanh A) thôi.
Chỉ nhận thức "quan sát mặt trăng để tính năm" mới là nhận thức sai dẫn đến kết quả sai.
Cụ hiểu đúng nhưng nói sai ạ. Đã căn cứ thì phải chính xác. Khi người thiết kế ra lịch ko biết rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà lại nói là "dựa trên" là sai về căn cứ. Còn em nói từ trước, một hiện tượng khách quan có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nếu quy về một hệ quy chiếu thì vẫn là một.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,509
Động cơ
512,731 Mã lực
Em nói rất đúng, vấn đề là cụ hiểu sai.
Em nói "lịch dương được lập dựa trên chu kỳ quay của trái đất quay quanh mặt trời", điều này hoàn toàn không cần đến thuyết nhật tâm có được người làm lịch biết đến hay không.
Chính cái "chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời" - yếu tố khách quan - chứ không phải nhận thức chủ quan (về yếu tố khách quan đó) của người làm lịch làm nên độ chính xác của dương lịch khi đo năm và 4 mùa.
Vì sao? Bởi vì chu kỳ trái đất quanh quay mặt trời cũng chính là chu kỳ mặt trời quay (một cách tương đối, biểu kiến) xung quanh trái đất, chỉ khác là lúc này người làm lịch lấy trái đất làm mốc.
Nếu chỉ có mặt trời và trái đất thì 2 quan niệm "A quay quanh B" hay "B quay quanh A" là tương đương nhau.
A quay quanh B là "đúng" - như thuyết nhật tâm - chỉ có ý nghĩa vì ngoài A, B lại còn C, D, E, F....nhưng trong chuyện làm lịch thì những cái đó lại chẳng ảnh hưởng gì bởi vì 4 mùa trong 1 năm nó chỉ phụ thuộc vào A quay quanh B (hay B quay quanh A) thôi.
Chỉ nhận thức "quan sát mặt trăng để tính năm" mới là nhận thức sai dẫn đến kết quả sai.
Thêm ý cuối của cụ. Cái gọi là âm lịch mà ta đang dùng bản chất nó là âm dương lịch. Nhiều cụ trên kia đã nói nhiều rồi em xin phép ko nhắc lại. Lịch âm ta dùng có ưu điểm tính được tuần trăng, rất hữu ích cho việc trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, diêm nghiệp, ngư nghiệp v.v...
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Em nói rất đúng, vấn đề là cụ hiểu sai.
Em nói "lịch dương được lập dựa trên chu kỳ quay của trái đất quay quanh mặt trời", điều này hoàn toàn không cần đến thuyết nhật tâm có được người làm lịch biết đến hay không.
Chính cái "chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời" - yếu tố khách quan - chứ không phải nhận thức chủ quan (về yếu tố khách quan đó) của người làm lịch làm nên độ chính xác của dương lịch khi đo năm và 4 mùa.
Vì sao? Bởi vì chu kỳ trái đất quanh quay mặt trời cũng chính là chu kỳ mặt trời quay (một cách tương đối, biểu kiến) xung quanh trái đất, chỉ khác là lúc này người làm lịch lấy trái đất làm mốc.
Nếu chỉ có mặt trời và trái đất thì 2 quan niệm "A quay quanh B" hay "B quay quanh A" là tương đương nhau.
A quay quanh B là "đúng" - như thuyết nhật tâm - chỉ có ý nghĩa vì ngoài A, B lại còn C, D, E, F....nhưng trong chuyện làm lịch thì những cái đó lại chẳng ảnh hưởng gì bởi vì 4 mùa trong 1 năm nó chỉ phụ thuộc vào A quay quanh B (hay B quay quanh A) thôi.
Chỉ nhận thức "quan sát mặt trăng để tính năm" mới là nhận thức sai dẫn đến kết quả sai.
Cụ nói đúng, nhưng xin đừng căng thẳng chứ! :D
Về “tiết khí” rõ ràng theo độ số trên Hoàng đạo, thuộc về cung độ tương ứng với mặt trời.
Tuy nhiên hiện thớt đang ở trạng thái là tranh luận về tiết khí để nói rằng lịch Dương hay lịch Âm hơn, thì không phải, vì tiết khí cũng chỉ là 1 phần trong các yếu tố Lịch pháp. Không nên dùng cái đó đại diện hẳn cho sự ưu việt hoặc đặc trưng của 2 loại lịch.
Mà cũng nói thêm, tiết khí dương lịch đúng 15 ngày 1 nhát, nhưng tiết khí âm lịch co dãn như đã từng đề cập. Tuy nhiên, cái này không quan trọng!
Việc nữa, ta đưa các luận cứ để nói về cái nào chính xác với vòng quay quanh mặt trời, thì nhẽ sai ngay từ quan điểm tham chiếu rồi!
Năm Âm lịch hoàn toàn là theo tuần trăng cơ mà, ngay như Tết âm thì cũng thấy chữ Luna Year đấy chứ?!
Vậy nếu so mặt giăng mặt giời thì không cùng hệ quy chiếu rồi, nên sinh tranh luận sai hướng. :D
Cái lịch Âm gọi là “Nông lịch”, còn lịch Dương em tạm gọi là “Công nghiệp lịch”. Nó hữu ích cho đời sống công nghiệp nên nó chiếm thượng phong trong thời đại công nghiệp này.
Còn nông nghiệp, ví dụ đơn giản thế này:
Ta ăn hải sản chẳng hạn, thì cứ tầm cuối tháng hoặc đầu tháng Âm, hải sản thủy sản ngon hơn các ngày tầm giữa tháng Âm. Trong đoạn thời gian trăng tương đối tròn thì các loài thủy sinh tập trung dưỡng chất cho việc khác, chẳng hạn hoạt động phối giống và sinh sản...nên chất lượng thịt kém.
Ví dụ thế, thì tổ chức đánh bắt chọn thời điểm nào cho hiệu quả hơn? Và công tác chuẩn bị cho 1 chuyến đánh bắt cũng mất thời gian, nên là phải có lịch Âm (chưa kể đến lưu thông tàu bè).
Về thuỷ nông thủy lợi cũng vậy, mực triều là rất quan trọng...
Giờ nông nghiệp ít rồi thì Nông lịch giảm tầm quan trọng theo thôi mà.
Các việc so sánh nó tuỳ vào hệ tham chiếu và mục đích sử dụng, cũng như xưa canh giờ Âm chỉ có 12 mà giờ Dương có những 24, gấp đôi, thì cũng hiểu rằng Công nghiệp nó cần chính xác hơn, chứ ông nông dân ra ruộng cứ tà tà không sao cả...
Những món này hay và bổ ích, nhẹ nhàng vui cụ à.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Âm lịch Tiết khí và Dương lịch?

Hiện nay ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn xuất bản và sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch (kèm lịch tiết khí).

+ Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là năm Mặt trời, tức là độ dài chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.
+ Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là tháng Mặt trăng, tức là độ dài chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất.
Từ thế kỷ XVI, khoa học thiên văn khẳng định rằng Trái đất cùng với các hành tinh khác quay xung quanh Mặt trời tạo thành hệ Mặt trời và gọi chuyển động ấy là chuyển động biểu kiến của Mặt trời xung quanh Trái đất hay còn gọi là đường Hoàng Ðạo.
Người phương Ðông chia đường Hoàng Ðạo ra làm 12 cung kể từ điểm Xuân Phân, qua Hạ Chí, đến Thu Phân và đến Ðông Chí để biểu thị các mùa khí hậu nóng, lạnh khác nhau như: xuân, hạ, thu, đông.
Người phương Tây đặt tên ấy theo tên của các chòm sao như Ðại Hùng, Tiểu Vương, Thiên Vương, Tiên Nữ, Phi Mã...

Tuy nhiên, ở nước ta , từ năm 1968, Chính phủ đã quyết định Lịch tiết khí (Nông lịch) nước ta bắt đầu được tính toán theo múi giờ số 7 (Kinh độ 105 độ Ðông) đi qua Thủ đô Hà nội để thay thế cho loại âm lịch (tiết khí ) cũ được tính toán theo múi giờ số 8 (Kinh độ 120 độ Ðông) đi qua Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Vì vậy có năm nước ta và TQ ăn tết khác ngày nhau (theo ngày đầu Tiết lập Xuân).

Lịch tiết khí (Nông lịch) ứng dụng trong nông nghiệp chính là dựa vào 24 ngày Tiết khí (12 Tiết khí và Trung khí), mỗi Tiết khoảng 15-16 ngày, biểu thị thời vụ, thời tiết sát với từng vùng lãnh thổ của nước ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Tiết khí
Các tháng trong lịch âm tuân theo các chu kỳ của Mặt Trăng. Lịch nông nghiệp dựa theo Mặt Trời với 24 điểm gọi là lịch tiết khí (節氣). Chúng là các điểm đánh dấu các mùa để hỗ trợ nông dân quyết định khi nào trồng trọt hay thu hoạch mùa màng, trong khi âm lịch. Thuật ngữ "tiết khí" thông thường được gọi là các "điểm thời tiết". Vì việc tính toán dựa theo Mặt Trời, các tiết khí rơi vào xấp xỉ cùng một ngày giống nhau trong mọi năm dương lịch chẳng hạn như lịch Gregory, nhưng nó không tạo ra quy luật rõ ràng trong lịch Trung Quốc do quy tắc tính tháng nhuận của nó. Tiết khí được công bố hàng năm trong niên lịch cho nông dân.

Tiết khí (tiếng Hán truyền thống: 節氣; phát âm PinYin: Jieqi) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình cầu chứ không phải là một hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.
Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu

Bàn về ý nghĩa của 24 tiết khí trong một năm

Lịch Tiết khí lịch tiết khí là sản phẩm của nền văn minh phương Đông, ghi chung với âm lịch, là lịch riêng, thể việc việc phân các thời tiết các tháng theo bốn mùa trong năm. Tuy sử dụng trong lịch âm, nó được tính toán, xác định không theo mặt trăng hoặc âm lịch mà tính theo vị trí trái đất, theo kinh độ mặt trời, với cách bốn mùa là tiết Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí ( nó tính độc lập và cùng pp với lịch dương). Ứng dụng lịch tiết khí trong lịch gieo cấy nông nghiệp, ngư nghiệp: xuống giống, tưới nước, mùa vụ, gió bão, sương giá,…
Trước đây, ở phương Đông các triều đại có chức quan coi thiên văn, soạn lịch, họ tính toàn tiết khí bằng các phép toán và kết hợp với quan sát sự vận động của các hành tinh (mặt trời, mặt trăng, sao, thiên thể trong vũ trụ) khi chưa tiếp cận dương lịch. Sau này, khi địa lý thiên văn phát triển mạnh, nên việc khám phá hệ Mặt trời được chính xác hơn, nên để thuận tiện, người ta dùng dương lịch để xác định tiết khí (theo các ngày dương lịch tính sẵn) cho tiện dụng và thống nhất.

Tiết khí là lịch tính theo dịch chuyển và vị trí của trái đất so với mặt trời ở tại 24 vị trí kinh độ khác nhau. Đó là 24 thời điểm khi mặt trời ở các kinh độ 0⁰, 15⁰, 30⁰, 45⁰, 60⁰, 75⁰, 90⁰, 105⁰, 120⁰, 135⁰, 150⁰, 165⁰, 180⁰, 195⁰, 210⁰, 225⁰, 240⁰, 255⁰, 270⁰, 285 ⁰, 300⁰, 315⁰, 330⁰, 345⁰ so với Trái đất. Hệ quả của chuyển động này chính là hiện tượng chuyển mùa trong năm.

Có tới 24 Tiết khí ứng với các thời gian cụ thể và bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như:
Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ
Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử
Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng
Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Mỗi tháng gồm có hai tiết. Tháng giêng của họ được tính từ tiết Lập xuân đến tiết Kinh trập, tháng hai từ Kinh trập - Xuân phân - Thanh minh. Tháng ba từ Thanh minh, Cốc vũ - Lập hạ,…

Phân định mùa
Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "Lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở Bắc Bán cầu Trái Đất quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Còn Châu âu thì tiết Xuân Phân mới bắt đầu mùa Xuân (chậm hơn TQ , Á đông 1/2 mùa= 1,5 tháng)

Với các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm có tiết bắt đầu như tiết (vị trí trái đất ) tại xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí (đầu mùa, trong khi ở phương đông TQ, VN theo tiết khí tính là giữa mùa).
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ý nghĩa của ngày tiết khí như sau:
► Các ngày tiết khí trong mùa xuân

  • Đầu tiên: Tiết Lập xuân bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 315 độ.Tiết này bắt đầu năm mới, báo hiệu mùa xuân đến. Vạn vật vũ trụ bước vào một chu kỳ tuần hoàn mới trong năm, trùng ngày 04-05/02,
  • Thứ 2: Tiết Vũ thủy, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 330 độ.Tiết Vũ thủy nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti, trùng ngày 18-19/02.
  • Thứ 3: Tiết Kinh trập, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 345 độ.Tiết Kinh trập (sâu nở) báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra, trùng ngày 05-06/03
  • Thứ 4: Tiết Xuân phân, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 0 độ. Tiết Xuân phân là giữa mùa xuân. Tại thời điểm này nửa cầu bắc nhận được ánh sáng và nhiệt nhiều nhất vì thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, nhưng do nhiệt bức xạ vào Trái đất còn lạnh của mùa đông nên thời điểm này bắc bán cầu chỉ ấm áp chứ không quá nóng, trùng ngày 20- 21/03
  • Thứ 5: Tiết Thanh minh, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 15 độ. Thanh minh nghĩa là trong sáng, từ tiết này, không còn mây mù bao phủ, mưa nhỏ ẩm thấp như xuân nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng ổn định, bán cầu bắc ngày một nóng lên. Sau tiết Thanh minh một số loài động vật hay ngủ đông như rắn, ếch nhái bắt đầu xuất hiện và hoạt động ngày một mạnh hơn, trùng ngày 04-05/04
  • Thứ 6: Tiết Cốc vũ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 30 độ. Cốc vũ nghĩa là mưa rào. Vũ nghĩa là mưa, cốc nghĩa là ngũ cốc, những cơn mưa rào, như những hạt ngũ cốc rơi xuống. theo ý nghĩa lượng mưa rất tốt cho hoa màu, ngũ cốc sinh trưởng. trùng ngày 20- 21/04
► Lịch tiết khí trong mùa hạ
  • Thứ 7: Tiết Lập hạ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 45 độ. (đầu mùa hạ) Thời điểm bắt đầu mùa hạ với nhiệt độ, ánh sáng cao. Mặt trời dần dịch chuyển về phía nam. Tuy không nhiều nhiệt và ánh sáng như mùa xuân, nhưng Trái đất hấp thụ nhiệt từ trước và vẫn nhận nhiệt độ và ánh sáng nên bắt đầu nóng, trùng ngày 05-06/05
  • Thứ 8: Tiết Tiểu mãn, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 60 độ. Trong tiết này thì mưa mùa hạ có thể gây những đợt lũ nhỏ, Tiểu mãn nghĩa là lũ nhỏ, trùng ngày 21-22/05.
  • Thứ 9: Tiết Mang chủng bắt đầu Mặt trời ở vị trí 75 độ. Mang chủng là thời điểm chòm sao Tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, những người bận việc khác chưa kịp làm đất canh tác thì vẫn có thể tranh thủ làm nhanh, vẫn có thu hoạch, từ trùng ngày 05-06/06.
  • Thứ 10: Tiết Hạ chí, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 90 độ. Hạ chí là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng rất cao, thời gian chiếu sáng Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ oi bức, khó chịu. Tục ngữ có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy , trùng ngày 21-22/06
  • Thứ 11: Tiết Tiểu thử, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 105 độ. Tiểu thử là nắng nhẹ. Ngày 07- 08/07
  • Thứ 12: Tiết Đại thử, được bắt đầu từ Mặt trời ở xích kinh 120 độ. Đại thử là nắng oi. Nguyên nhân là ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới. trùng ngày 22-23/07
Những ngày tiết khí trong mùa thu
  • Thứ 13: Tiết Lập thu, (đầu mùa thu) được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 135 độ. Tiết lập thu bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời se lạnh, ngày 07-08/08
  • Thứ 14: Tiết Xử Thử, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí kinh 150 độ. Thời điểm này không còn oi bức nóng nực như trước nữa, trùng ngày 23-24/08
  • Thứ 15: Tiết Bạch lộ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Mặt trời ngả về phía nửa cầu nam nên tại nửa cầu bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt độ hơn, trùng ngày 7-8/09
  • Thứ 16: Tiết Thu phân, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 180 độ. Đây là giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, cây vàng lá và rụng, trùng 23-24/09
  • Thứ 17: Tiết Hàn lộ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 195 độ. Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. nửa cầu nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất. Không khí hơi lạnh do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ, trùng 8-9/10
  • Thứ 18: Tiết Sương giáng, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Trong tiết này nhiệt độ giảm thấp, sương mù bắt đầu xuất hiện về đêm, sáng sớm. trùng 23-24/10
► Lịch tiết khí trong mùa đông
  • Thứ 19: Tiết Lập đông, được bắt đầu từ ngày Mặt trời ở vị trí xích kinh 225 độ. Thời bắt đầu mùa đông, ánh sáng và nhiệt độ tại nửa cầu bắc giảm mạnh, trùng 7-8/11
  • Thứ 20: Tiết Tiểu tuyết, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 240 độ. Sau tiết khí này, ở một số vùng có vĩ độ cao thường có tuyết rơi trùng 22-23/11
  • Thứ 21: Tiết Đại tuyết, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Trong tiết này tại khu vực hàn đới có vĩ độ cao, tuyết rơi rất nhiều, nước đóng băng, phủ trắng xóa, những khu vực vĩ độ thấp tại nửa cầu bắc cũng giá lạnh vô cùng, trùng 7-8/12
  • Thứ 22: Tiết Đông chí, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Thời điểm này là giữa mùa đông. nửa cầu nam ngả về phía Mặt trời vuông góc với đường chí tuyến nam. Tuy vị trí này không phải là vị trí xa nhất của nữa cầu bắc và Mặt trời, nhưng lượng nhiệt có từ trước đã tiêu hao hết, nên không khí rất lạnh lẽo, trùng 21-22/12
  • Thứ 23: Tiết Tiểu hàn, được bắt đầu từ khi Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 285 độ. Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ, trùng 5-6/1
  • Thứ 24: Tiết Đại hàn, được bắt đầu từ khi Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 300 độ. Đại hàn nghĩa là rét đậm, rét hại, trùng 20-21/1
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ý nghĩa của tiết khí: Người ta căn cứ xác định thời điểm, mùa vụ, có diễn biến của thời tiết :

Tóm laị

- Căn cứ vào lịch tiết khí có thể biết được những ngày tiết khí là gì trong sự biến động, thay đổi, chuyển hóa trong vũ trụ. Ví dụ tiết Xuân phân sẽ có đặc điểm khác tiếp Đông chí.

- Dùng lịch tiét khí, trong âm lịch thuận lợi cho nống nghiệp, vì ngày thường nhìn vào lịch âm, nông dân , ngư dân sẽ thấy ngay tiết khí gì họ sẽ biết căn lịch xuống giống, trồng cây, bón phân , tưới nước, chỉ căn đầu tiết , cuối tiết. Nếu Bỏ lịch âm hay lịch tiết khí thì nhìn lịch dương (không ghi tiết khí mỗi ngày) phải thuộc lòng các ngày: vd 20/3; 4/4, 20/4/;5/5/; 21/5;/5/6; 21.6; 7/7; 22/7; 8/8… là ngày gì, ngày nào là tiết Cốc Vũ, tiểu mãn, mang chủng, Xử thử,… để áp dụng cho mùa vụ họ đã thuộc lòng, nhớ con số rất khó nhớ.
Còn nếu làm lịch dương thêm phần ghi lịch tiết khí cho nông dân thì mệt công hơn làm lịch âm mà tăng chi phí, Thật khùng quá! Nên không ai làm. Vì vậy lịch tiết khí còn gọi là nông lịch (chứ không phải âm lịch là nông lịch )

- Lịch tiết khí còn dùng xác định thời gian chuẩn, tuổi, xem ngày trong Phong thủy, môn Tứ trụ, môn Kỳ môn độn giáp và nhiều môn khác sử dụng lịch tiết khí.
- Lịch âm theo mặt trăng : liên quan tời thủy triều và độ cao của nước. Miền nam là chế độ bán nhật triều không đều. làm ruộng, nuôi cá đều theo ănh hưởng thủy triều, kể cả giao thông thủy, xây dựng hạ tầng cầu, cống (làm theo con nước, tính mực nước ngập,…).

Nếu bỏ lịch âm làm sao biết ngày nào nước cao, nước thấp, nước lớn, nước ròng,… lúc mấy giờ; lớn nhất ngày nào? Dùng trong be bờ chống ngập, tát ao, Sà lan, tàu thuyền chui qua cầu (khi nước thấp, không đụng gầm),…. canh đi sông biển,.. dương lịch chỉ có 3 con số ngày tháng năm thì không đủ.

Bỏ âm lịch (gs bỏ toàn thế giới), thìlàm sao biết ăn tết nguyên đán ngày nào? Giỗ vua Hùng Theo DL tính ra ngày nào? Ngày nào là ngày Thanh minh, Đoan Ngọ, giỗ Ông bà? Đâu là Vu lan, Trung Thu, 23/12….còn bỏ âm lịch xong nhập lịch TQ về dùng thì cũng như không!
Và bản chất của lịch tiết khí (ghi trong âm lịch) chính là khắc phục, bổ sung cái nhược điểm sai số về ngày trong năm, tháng nhuận của âm lịch) để tính theo quỹ đạo trái đất và phân chia các mùa, thời tiết vẫn khớp với dương lịch mà còn chi tiết hơn, theo 1/2 tháng một.

Nếu bỏ âm lịch (gồm lịch tiết khí), thì nhà nước không cần làm lịch nữa, vì toàn dân mở phone là có lịch rồi?
 
Chỉnh sửa cuối:

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ hiểu đúng nhưng nói sai ạ. Đã căn cứ thì phải chính xác. Khi người thiết kế ra lịch ko biết rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà lại nói là "dựa trên" là sai về căn cứ. Còn em nói từ trước, một hiện tượng khách quan có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nếu quy về một hệ quy chiếu thì vẫn là một.
Khổ quá, cứ gặp mấy cụ bắt bẻ lặt vặt!
Em nói "dựa trên CHU KỲ QUAY của trái đất quanh mặt trời", tạm ký hiệu là a.
Cái CHU KỲ này cũng chính là chu kỳ của mặt trời quanh trái đất, tạm ký hiệu là b.
Và a = b.
Cái thuyết/kiến thức về nhật tâm, địa tâm chả liên quan gì ở đây, cái liên quan là cái "CHU KỲ a=b" và người làm lịch bám vào cái chu kỳ đó thì sẽ có kết quả tốt. Hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời tạo ra chu kỳ đó, nhưng người ta chỉ cần theo đuổi cái CHU KỲ chứ k cần biết cái gì tạo nên chu kỳ đó vội làm gì.
Làm lịch đo năm là đi đo cái a=b sao cho chính xác, không cần sa vào địa tâm hay nhật tâm.
Cụ nói đúng, nhưng xin đừng căng thẳng chứ! :D
Về “tiết khí” rõ ràng theo độ số trên Hoàng đạo, thuộc về cung độ tương ứng với mặt trời.
Tuy nhiên hiện thớt đang ở trạng thái là tranh luận về tiết khí để nói rằng lịch Dương hay lịch Âm hơn, thì không phải, vì tiết khí cũng chỉ là 1 phần trong các yếu tố Lịch pháp. Không nên dùng cái đó đại diện hẳn cho sự ưu việt hoặc đặc trưng của 2 loại lịch.
Mà cũng nói thêm, tiết khí dương lịch đúng 15 ngày 1 nhát, nhưng tiết khí âm lịch co dãn như đã từng đề cập. Tuy nhiên, cái này không quan trọng!
Việc nữa, ta đưa các luận cứ để nói về cái nào chính xác với vòng quay quanh mặt trời, thì nhẽ sai ngay từ quan điểm tham chiếu rồi!
Năm Âm lịch hoàn toàn là theo tuần trăng cơ mà, ngay như Tết âm thì cũng thấy chữ Luna Year đấy chứ?!
Vậy nếu so mặt giăng mặt giời thì không cùng hệ quy chiếu rồi, nên sinh tranh luận sai hướng. :D
Cái lịch Âm gọi là “Nông lịch”, còn lịch Dương em tạm gọi là “Công nghiệp lịch”. Nó hữu ích cho đời sống công nghiệp nên nó chiếm thượng phong trong thời đại công nghiệp này.
Còn nông nghiệp, ví dụ đơn giản thế này:
Ta ăn hải sản chẳng hạn, thì cứ tầm cuối tháng hoặc đầu tháng Âm, hải sản thủy sản ngon hơn các ngày tầm giữa tháng Âm. Trong đoạn thời gian trăng tương đối tròn thì các loài thủy sinh tập trung dưỡng chất cho việc khác, chẳng hạn hoạt động phối giống và sinh sản...nên chất lượng thịt kém.
Ví dụ thế, thì tổ chức đánh bắt chọn thời điểm nào cho hiệu quả hơn? Và công tác chuẩn bị cho 1 chuyến đánh bắt cũng mất thời gian, nên là phải có lịch Âm (chưa kể đến lưu thông tàu bè).
Về thuỷ nông thủy lợi cũng vậy, mực triều là rất quan trọng...
Giờ nông nghiệp ít rồi thì Nông lịch giảm tầm quan trọng theo thôi mà.
Các việc so sánh nó tuỳ vào hệ tham chiếu và mục đích sử dụng, cũng như xưa canh giờ Âm chỉ có 12 mà giờ Dương có những 24, gấp đôi, thì cũng hiểu rằng Công nghiệp nó cần chính xác hơn, chứ ông nông dân ra ruộng cứ tà tà không sao cả...
Những món này hay và bổ ích, nhẹ nhàng vui cụ à.
Không, Âm lịch đo năm, và như thế là sai phương pháp khi theo đuổi quan sát mặt trăng.
Nếu nó không tạo ra 1 năm = 355 rồi cứ mấy năm lại có 1 năm=385 ngày thì đã đành, âm lịch chỉ đo tuần trăng hay thủy triều thôi chẳng hạn thì không ai chê trách nó.
Đã là đo năm thì phải dựa vào chu kỳ quay quanh nhau của trái đất và mặt trời, cái tạo ra 1 năm 4 mùa tuần hoàn lặp lại.
Chính vì có mâu thuẫn giữa công cụ (chu kỳ trăng) với mục đích (đo năm, đo 4 mùa tuần hoàn) nên âm lịch mới sa vào rắc rối, phải bù cả tháng nhuận, lại phải vay mượn các tiết khí từ lịch theo mặt trời mà vẫn lủng cà lủng củng, rắc rối, sai số cao.
Dương lịch nó rõ ràng thống nhất giữa mục đích (đo năm, 4 mùa tuần hoàn) với phương tiện (đo chu kỳ quay của mặt trời và trái đất quay quanh nhau) nên nó không gặp rắc rối, đạt độ chính xác cao.
Giả sử dương lịch lại đòi đi tính ngày rằm, con nước thì nó lại gặp rắc rối tương tự như âm lịch đòi đi đo năm, đo mùa.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Khổ quá, cứ gặp mấy cụ bắt bẻ lặt vặt!
Em nói "dựa trên CHU KỲ QUAY của trái đất quanh mặt trời", tạm ký hiệu là a.
Cái CHU KỲ này cũng chính là chu kỳ của mặt trời quanh trái đất, tạm ký hiệu là b.
Và a = b.
Cái thuyết/kiến thức về nhật tâm, địa tâm chả liên quan gì ở đây, cái liên quan là cái "CHU KỲ a=b" và người làm lịch bám vào cái chu kỳ đó thì sẽ có kết quả tốt. Hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời tạo ra chu kỳ đó, nhưng người ta chỉ cần theo đuổi cái CHU KỲ chứ k cần biết cái gì tạo nên chu kỳ đó vội làm gì.
Làm lịch đo năm là đi đo cái a=b sao cho chính xác, không cần sa vào địa tâm hay nhật tâm.

Không, Âm lịch đo năm, và như thế là sai phương pháp khi theo đuổi quan sát mặt trăng.
Nếu nó không tạo ra 1 năm = 355 rồi cứ mấy năm lại có 1 năm=385 ngày thì đã đành, âm lịch chỉ đo tuần trăng hay thủy triều thôi chẳng hạn thì không ai chê trách nó.
Đã là đo năm thì phải dựa vào chu kỳ quay của trái đất và mặt trời, cái tạo ra 1 năm 4 mùa tuần hoàn lặp lại.
Chính vì có mâu thuẫn giữa công cụ (chu kỳ trăng) với mục đích (đo năm, đo 4 mùa tuần hoàn) nên âm lịch mới sa vào rắc rối, phải bù cả tháng nhuận, lại phải vay mượn các tiết khí từ lịch theo mặt trời mà vẫn lủng cà lủng củng, rắc rối, sai số cao.
Dương lịch nó rõ ràng thống nhất giữa mục đích (đo năm, 4 mùa tuần hoàn) với phương tiện (đo chu kỳ quay của mặt trời và trái đất quay quanh nhau) nên nó không gặp rắc rối, đạt độ chính xác cao.
Giả sử dương lịch lại đòi đi tính ngày rằm, con nước thì nó lại gặp rắc rối tương tự như âm lịch đòi đi đo năm, đo mùa.
Lịch để đo năm, đúng!
Nhưng lịch Âm là đo năm Âm, năm Âm sẽ có 12 tháng hoặc 13 tháng.
Nó thuận hơn cho nông ngư, và nó phải thuận cho người dùng thì người ta mới dùng. Người ta có thể nói: “chính xác hay không tôi không quan trọng, miễn là đêm Giao thừa phải tối như chị Dậu thì tôi mới dùng”..:
Đại khái thế, nó còn tồn tại là vì nó còn ý nghĩa. Việc chính xác hay không lại tuỳ hệ tham chiếu, và không quan trọng bằng nhu cầu sử dụng. :D
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,509
Động cơ
512,731 Mã lực
Khổ quá, cứ gặp mấy cụ bắt bẻ lặt vặt!
Em nói "dựa trên CHU KỲ QUAY của trái đất quanh mặt trời", tạm ký hiệu là a.
Cái CHU KỲ này cũng chính là chu kỳ của mặt trời quanh trái đất, tạm ký hiệu là b.
Và a = b.
Cái thuyết/kiến thức về nhật tâm, địa tâm chả liên quan gì ở đây, cái liên quan là cái "CHU KỲ a=b" và người làm lịch bám vào cái chu kỳ đó thì sẽ có kết quả tốt. Hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời tạo ra chu kỳ đó, nhưng người ta chỉ cần theo đuổi cái CHU KỲ chứ k cần biết cái gì tạo nên chu kỳ đó vội làm gì.
Làm lịch đo năm là đi đo cái a=b sao cho chính xác, không cần sa vào địa tâm hay nhật tâm.

Không, Âm lịch đo năm, và như thế là sai phương pháp khi theo đuổi quan sát mặt trăng.
Nếu nó không tạo ra 1 năm = 355 rồi cứ mấy năm lại có 1 năm=385 ngày thì đã đành, âm lịch chỉ đo tuần trăng hay thủy triều thôi chẳng hạn thì không ai chê trách nó.
Đã là đo năm thì phải dựa vào chu kỳ quay quanh nhau của trái đất và mặt trời, cái tạo ra 1 năm 4 mùa tuần hoàn lặp lại.
Chính vì có mâu thuẫn giữa công cụ (chu kỳ trăng) với mục đích (đo năm, đo 4 mùa tuần hoàn) nên âm lịch mới sa vào rắc rối, phải bù cả tháng nhuận, lại phải vay mượn các tiết khí từ lịch theo mặt trời mà vẫn lủng cà lủng củng, rắc rối, sai số cao.
Dương lịch nó rõ ràng thống nhất giữa mục đích (đo năm, 4 mùa tuần hoàn) với phương tiện (đo chu kỳ quay của mặt trời và trái đất quay quanh nhau) nên nó không gặp rắc rối, đạt độ chính xác cao.
Giả sử dương lịch lại đòi đi tính ngày rằm, con nước thì nó lại gặp rắc rối tương tự như âm lịch đòi đi đo năm, đo mùa.
Không bắt bẻ cụ câu chữ nữa. Cụ hiểu đúng vấn đề.
Vậy là đồng ý âm lịch ta đang dùng có còn giá trị và chính xác cho nhiều mặt đời sống và sản xuất tại Việt Nam.
Còn đúng là lịch âm mà chỉ căn theo tuần trăng đương nhiên sẽ không thể chính xác như căn cứ theo quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, vì các thiên thể chúng ta đang nói tới Mặt Trời, mặt trăng, Trái Đất có sự vận động khác nhau. Do đó lịch âm hiện tại đang dùng nó là âm dương lịch. Vẫn tính tuần trăng và căn chỉnh theo chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Tham khảo thêm:

 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Không bắt bẻ cụ câu chữ nữa. Cụ hiểu đúng vấn đề.
Vậy là đồng ý âm lịch ta đang dùng có còn giá trị và chính xác cho nhiều mặt đời sống và sản xuất tại Việt Nam.
Còn đúng là lịch âm mà chỉ căn theo tuần trăng đương nhiên sẽ không thể chính xác như căn cứ theo quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, vì các thiên thể chúng ta đang nói tới Mặt Trời, mặt trăng, Trái Đất có sự vận động khác nhau. Do đó lịch âm hiện tại đang dùng nó là âm dương lịch. Vẫn tính tuần trăng và căn chỉnh theo chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Không, lịch âm chả có ý nghĩa quái gì chính xác thật sự cả!
Ngay từ ban đầu, do mâu thuẫn giữa mục tiêu (đo năm+4 mùa tuần hoàn) với phương pháp sai lầm (dựa vào chu kỳ trăng) nên âm lịch gặp rắc rối dặt dẹo từ khi sinh ra cho đến khi ngắc ngoải, nó hoàn toàn khác với dương lịch-do không có mâu thuẫn giữa mục tiêu và phương pháp-ngày càng hoàn thiện và hoàn thiện từ rất sớm (cả ngàn năm trước).
Âm lịch chỉ là tàn tích lạc hậu của quá khứ thiếu hiểu biết, một cố gắng sai lầm đưa đến kết quả tồi tệ dù có cố hiệu chỉnh đến đâu, nhưng lâu ngày vì chưa có cái thay thế nên thành phổ biến ở một số vùng rồi từ sự phổ biến mà bị đám đông thiếu hiểu biết thổi phồng ý nghĩa một cách sai lầm.
Có lẽ đến 90% các ông/bà phát biểu là "âm lịch là di sản văn hóa, là lịch của nông nghiệp, có ý nghĩa quan trọng..." còn không biết một năm âm lịch có bao nhiêu ngày cơ.
Nói "1 năm âm lịch có 355 ngày hoặc 385 ngày" có khi họ còn ngỡ ngàng như được biết lần đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Không, lịch âm chả có ý nghĩa quái gì chính xác thật sự cả!
Nó chỉ là tàn tích lạc hậu của quá khứ, bị đám đông thiếu hiểu biết thổi phồng ý nghĩa một cách sai lầm.
Có lẽ đến 90% các ông/bà phát biểu là "âm lịch là di sản văn hóa, là lịch của nông nghiệp, có ý nghĩa quan trọng..." còn không biết một năm âm lịch có bao nhiêu ngày cơ.
Nói "1 năm âm lịch có 355 ngày hoặc 385 ngày" có khi họ còn ngỡ ngàng như được biết lần đầu.
Như 1 câu Tây hay nói “Đừng so sánh Lê với Táo”!
Mang 365 ngày theo Mặt trời ra để nói cái ông theo Mặt trăng là “ông không đúng”, thì thấy nó rất kỳ!
Thế giờ mang trăng tròn trăng khuyết ra so thì ông nào chính xác hơn?
Cái đám Âm lịch ấy, nó chẳng quan tâm việc 1 năm phải 365 ngày, thì không nên đưa cái 365 ngày ra để phán về nó chứ!
Bây giờ mà lịch Dương 365 ngày, rồi đúng ngày 15 hàng tháng trăng cũng tròn xoe, thì mới là vô đối! :D
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ đang nói về lịch âm nào vậy? Em xem cụ biết và hiểu ntn?
Bất cứ cái lịch âm nào dựa trên chu kỳ trăng mà lại đi đo năm, căn thời tiết đều vô dụng, rắc rối, sai lầm....có hiệu chỉnh mấy bằng các yếu tố từ dương lịch thì nó vẫn là quặt quẹo, rối rắm, không chính xác.
Thế thôi.
Cụ cứ thích ra vẻ so mấy kiến thức gúc gồ, rách việc!
Cụ trauxanh: thế cụ không thấy là lịch dương nó KHÔNG tính con nước, ngày rằm à? Tức là nó BIẾT về phạm vi sử dụng của nó, và trong phạm vi sử dụng đó nó LÀM ĐƯỢC rất chính xác.
Còn âm lịch thì vẫn cố đo năm, đo thời tiết khí hậu, tức là nó KHÔNG BIẾT cái mà nó KHÔNG LÀM ĐƯỢC, và khi cố làm thì nó lại vay mượn từ dương lịch để rồi đẻ ra cái gọi là âm dương lịch ông chằng bà chuộc.
Cái âm dương lịch này hơi giống cái chỉ tiêu xuất khẩu của VN thời bao cấp "mục tiêu xuất khẩu đạt 2 triệu rublle-dollar" -ôm 2 đơn vị khác nhau vào trong cùng một con số.
Nếu âm lịch không có tham vọng dùng để tính năm, theo dõi thời tiết 4 mùa, chỉ tính trăng tròn, con nước thôi thì nó đã không dở hơi như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Thấy nhiều cụ đang lẫn lộn, em xin cung cấp và giải thích thêm một số định nghĩa:
1. Giây (1/60 phút): là đơn vị tính bằng 1/31.556.925,9749 năm theo ngày 0 tháng 1 năm 1900 (định nghĩa của Viện đo lường quốc tế). Sau này có một số định nghĩa khác, ví dụ theo đồng hồ nguyên tử,...
2. Ngày: theo quan niệm thông thường, ngày = 24h = 86.400s. Nhưng do đặc điểm của trái đất, độ dài ngày có thể dao động +- 7.9s. Cũng do tác động của thủy triều cứ 100 năm ngày lại chậm đi 1.7ms. Như vậy hiện tại ngày có độ dài bình quân là 86.400,002s.
3. Cần phân biệt ngày mặt trời (theo mốc mặt trời) là 24h so với ngày vũ trụ (tính trên nền vũ trụ) là 23h56m4.09s.
4. Năm: tùy theo lịch,có thể là 365.25 ngày (lịch Julian), 365.2425 ngày (lịch Gregorian) hoặc 365.24219 ngày (năm mặt trời bình quân)
Còn vấn đề cụ chủ đê cập, mặc dù về lý thuyết chúng ta có thể bỏ lịch âm, nhưng phong tục, tập quán, thói quen, tín ngưỡng nên không thể bỏ được. Đa số dân Việt Nam các sự kiện quan trọng đều xem ngày, mà xem ngày thì không thể chỉ theo lịch dương được. Vậy nên em nghĩ lịch âm sẽ còn tồn tại lâu dài.
Các vấn đề khác các cụ tự suy luận.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top