[Funland] Sao nhiều cụ vẫn tin vào độ chính xác của Âm lịch ?

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,746 Mã lực
Bất cứ cái lịch âm nào dựa trên chu kỳ trăng mà lại đi đo năm, căn thời tiết đều vô dụng, rắc rối, sai lầm....có hiệu chỉnh mấy bằng các yếu tố từ dương lịch thì nó vẫn là quặt quẹo, rối rắm, không chính xác.
Thế thôi.
Cụ cứ thích ra vẻ so mấy kiến thức gúc gồ, rách việc!
Cụ trauxanh: thế cụ không thấy là lịch dương nó KHÔNG tính con nước, ngày rằm à? Tức là nó BIẾT về phạm vi sử dụng của nó, và trong phạm vi sử dụng đó nó LÀM ĐƯỢC rất chính xác.
Còn âm lịch thì vẫn cố đo năm, đo thời tiết khí hậu, tức là nó KHÔNG BIẾT cái mà nó KHÔNG LÀM ĐƯỢC, và khi cố làm thì nó lại vay mượn từ dương lịch để rồi đẻ ra cái gọi là âm dương lịch ông chằng bà chuộc.
Em chưa biết lịch Dương tính ngày rằm là thế nào cụ ạ?
Hôm đó trăng tròn không cụ? :D
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,337
Động cơ
517,207 Mã lực
Bất cứ cái lịch âm nào dựa trên chu kỳ trăng mà lại đi đo năm, căn thời tiết đều vô dụng, rắc rối, sai lầm....có hiệu chỉnh mấy bằng các yếu tố từ dương lịch thì nó vẫn là quặt quẹo, rối rắm, không chính xác.
Thế thôi.
Cụ cứ thích ra vẻ so mấy kiến thức gúc gồ, rách việc!
Cụ trauxanh: thế cụ không thấy là lịch dương nó KHÔNG tính con nước, ngày rằm à? Tức là nó BIẾT về phạm vi sử dụng của nó, và trong phạm vi sử dụng đó nó LÀM ĐƯỢC rất chính xác.
Còn âm lịch thì vẫn cố đo năm, đo thời tiết khí hậu, tức là nó KHÔNG BIẾT cái mà nó KHÔNG LÀM ĐƯỢC, và khi cố làm thì nó lại vay mượn từ dương lịch để rồi đẻ ra cái gọi là âm dương lịch ông chằng bà chuộc.
Đúng là em chỉ nắm được nguyên lý, nguyên tắc để nói chuyện. Còn đi vào chi tiết vẫn phải gg.
Cái quan trọng nhất là hai loại lịch này dùng hệ quy chiếu khác nhau nên dương nhiên cho kết quả khác nhau và giá trị ứng dụng khác nhau.
Còn bây giờ cụ không làm nông nghiệp nên thấy nó không có giá trị đó là việc của cụ. Đánh giá của cụ không thể hiện thực tế khách quan.
Em hết bàn với cụ về vấn đề này.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,746 Mã lực
Dương lịch không tính ngày rằm, cụ hỏi sai chỗ.
Vậy cụ hiểu thế này cho nhanh vậy:
Dương lịch tính theo mặt trời làm tham chiếu chính...
Âm lịch tính theo mặt trăng làm tham chiếu chính...
2 thứ chu kỳ đó nó khác nhau...
Mà cụ cứ lấy mặt trời ra để nhận định là lịch mặt trăng sai...thì em cũng nhất trí 100% rằng Âm lịch kém rồi! :D
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Vậy cụ hiểu thế này cho nhanh vậy:
Dương lịch tính theo mặt trời làm tham chiếu chính...
Âm lịch tính theo mặt trăng làm tham chiếu chính...
2 thứ chu kỳ đó nó khác nhau...
Mà cụ cứ lấy mặt trời ra để nhận định là lịch mặt trăng sai...thì em cũng nhất trí 100% rằng Âm lịch kém rồi! :D
Cụ chậm hiễu vãi ra lại khuyên em "hiểu cho nhanh"!
Vấn đề là tham chiếu trăng thì không phù hợp để đo năm và 4 mùa thay đổi mà mấy ông lập và dùng âm lịch không hiểu, vẫn cố dùng nên sai bét.
Còn thằng dương lịch thì nó không có tham vọng tính ngày rằm, con nước thủy triều gì cả, nó dùng đúng thiết kế của nó là đo năm,đo thời tiết 4 mùa xoay vần và dùng rất tốt.
Dương lịch là sản phẩm:
-thiết kế dựa trên phương pháp (ngắm mặt trời) phù hợp mục đích sử dụng (đo năm+thời tiết 4 mùa)
-nên đạt độ chính xác cao và dễ sử dụng
Âm lịch là sản phẩm:
-thiết kế dựa trên phương pháp (ngắm trăng) mâu thuẫn với mục đích sử dụng (đo năm, đo thời tiết 4 mùa)
-cho nên cực kỳ kém chính xác, rối rắm, khó sử dụng, khó hiểu
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,746 Mã lực
Cụ chậm hiễu vãi ra lại khuyên em "hiểu cho nhanh"!
Vấn đề là tham chiếu trăng thì không phù hợp để đo năm và 4 mùa thay đổi mà mấy ông lập và dùng âm lịch không hiểu, vẫn cố dùng nên sai bét.
Còn thằng dương lịch thì nó không có tham vọng tính ngày rằm, con nước thủy triều gì cả, nó dùng đúng thiết kế của nó là đo năm,đo thời tiết 4 mùa xoay vần và dùng rất tốt.
Dương lịch là sản phẩm:
-thiết kế dựa trên phương pháp (ngắm mặt trời) phù hợp mục đích sử dụng (đo năm+thời tiết 4 mùa)
-nên đạt độ chính xác cao và dễ sử dụng
Âm lịch là sản phẩm:
-thiết kế dựa trên phương pháp (ngắm trăng) mâu thuẫn với mục đích sử dụng (đo năm, đo thời tiết 4 mùa)
-cho nên cực kỳ kém chính xác, rối rắm, khó sử dụng, khó hiểu
Haizzz...
Thực sự khi cụ tĩnh tâm, cụ xem lại ngay cmt trên của cụ, sẽ thấy nhiều thứ không logic với nội dung ta đang trao đổi!
Nhưng em bận rồi, còn phải gắp đã không anh em kêu quá! :D
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,731
Động cơ
221,656 Mã lực
Nhật bản cũng là nông nghiệp lúa nước như Việt nam và đã bỏ lịch âm từ năm 1873.

Và nông nghiệp Nhật vẫn ổn thỏa.
Theo tôi được biết, sách hướng dẫn cho nông dân của nông nghiệp Mỹ cũng có rất nhiều chỉ dẫn canh tác thời vụ theo tuần trăng cụ ạ, họ hướng dẫn theo tuần trăng vì lạc hậu ko cập nhật lịch âm!
 

bigbalds

Xe hơi
Biển số
OF-438180
Ngày cấp bằng
18/7/16
Số km
177
Động cơ
304,718 Mã lực
Tuổi
91
Theo tôi được biết, sách hướng dẫn cho nông dân của nông nghiệp Mỹ cũng có rất nhiều chỉ dẫn canh tác thời vụ theo tuần trăng cụ ạ, họ hướng dẫn theo tuần trăng vì lạc hậu ko cập nhật lịch âm!
Ý cụ là Mỹ người ta cũng có dùng âm lịch ạ? Cụ có thể mở mang hiểu biết của em bằng một vài tấm ảnh mà ở đó người Mỹ (làm nông nghiệp) sử dụng lịch âm không ạ?
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Theo tôi được biết, sách hướng dẫn cho nông dân của nông nghiệp Mỹ cũng có rất nhiều chỉ dẫn canh tác thời vụ theo tuần trăng cụ ạ, họ hướng dẫn theo tuần trăng vì lạc hậu ko cập nhật lịch âm!
Cụ sâu luôn phát.
Em hóng thông tin này 8->
 

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Theo cụ thì dương lịch của người Ba Tư lập 1000 năm trước như thế đã "chính xác lắm rồi" hay chưa?
Tóm lại là từ 1000 năm trước, lịch dương, nhờ có nguyên lý đúng là "quan sát mặt trời" đã đạt độ chính xác 1/4 ngày trong 1 năm.
Còn lịch âm, qua bao nhiêu biến thể, cải cách, lịch sử bí hiểm mà cụ tự hào là cụ "biết" mà em không thèm để ý, thì đến tận hôm nay vẫn có sai số 10-20 ngày trong 1 năm!
Nguyên lý sai (đo năm lại đi dòm trăng), kết quả tệ (đến hôm nay vẫn có sai số gấp 40 lần lịch dương của 1000 năm trước) thì đâm đầu nghiên cứu cái lịch sử của nó làm quái gì!
Rõ ràng là cụ chưa hiểu Âm lịch là cái gì, nên tranh luận với cụ không đi đến đâu cả.
Em nhắc lại 1 lần nữa, Âm lịch mà chúng ta đang tranh cãi đúng ra phải là Âm-Dương Lịch, trước công nguyên người làm lịch này đã kết hợp cả chu kì mặt trời và măt trăng
Em note vài điểm ở đây nếu cụ có thời gian thì tìm hiểu
Cụ xem lại tiết khí của âm lịch là cái gì nhé, tiết khí có trước hay có sau khi tu sĩ Phương Tây hiệu chỉnh lịch của nhà Thanh nhé cụ.
+ Tiết khí tính theo chu kỳ của Mặt Trời và trước Công Nguyên người làm lịch Trung Quốc đã tính được chu kỳ này gần đúng là 365,25 ngày.
+ Tiết khí chính là các mốc để định mùa, thời tiết trong Âm Lịch, chính vì ngày nay chúng ta ít xem lịch âm nên dẫn đến nhiều cụ bảo lịch âm ko chính xác cho mùa vụ. Cụ thể về tiết khí các cụ đọc bài của cụ tamlinh
Chu kỳ lặp lại của 1 tiết khí trong âm lịch cũng chính là thời gian của 1 năm dương lịch ~365 ngày. Ví dụ Lập Đông năm nay -> lập đông năm sau ~ 365 ngày.

Âm lịch để làm lịch khá rắc rối vì lấy chu kì của mặt trăng làm tháng, mỗi tháng có 30 ngày thay vì trồi sụt như Dương Lịch. Âm lịch tai sao lại cố giữ chu kỳ của Mặt trăng làm tháng trong khi không bỏ luôn như Dương lịch? Em thấy nhiều cụ cũng đồng ý kiến với em và giống cách diễn giải của nhiều tài liệu-> Do chu kỳ của mặt trăng thể hiện chu kỳ của thuỷ triều, mà nước lên xuống là rất quan trọng cho nông nghiệp của các nền văn minh lúa nước.
Các ngày đầu/cuối tháng âm lịch và ngày trăng tròn là nước lên cao nhất, mùng 7 hay 24 là nước kém nhất. Người làm nông cứ thế mà áp dụng cho canh tác.
Còn mùa, thời tiết thì đã có các tiết khí làm mốc.
 

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Nhật bản cũng là nông nghiệp lúa nước như Việt nam và đã bỏ lịch âm từ năm 1873.

Và nông nghiệp Nhật vẫn ổn thỏa.
Cụ đang đặt hệ qui chiếu của thời hiện đai vào thời xưa cụ ơi, thời hiện đại hệ thống thuỷ lợi, khoa học kỹ thuật phát triển thì canh tác không còn phụ thuộc quá nhiều về thời tiết nữa, và con người cũng có thể kiểm soát được nguồn nước chứ không còn canh tác đa phần là tự nhiên như ngày xưa.
Theo quan điểm của em hiện nay ở Việt Nam, âm lịch cũng không còn ý nghĩa nhiều lắm trong nông nghiệp nữa.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Rõ ràng là cụ chưa hiểu Âm lịch là cái gì, nên tranh luận với cụ không đi đến đâu cả.
Em nhắc lại 1 lần nữa, Âm lịch mà chúng ta đang tranh cãi đúng ra phải là Âm-Dương Lịch, trước công nguyên người làm lịch này đã kết hợp cả chu kì mặt trời và măt trăng
Em note vài điểm ở đây nếu cụ có thời gian thì tìm hiểu
Cụ xem lại tiết khí của âm lịch là cái gì nhé, tiết khí có trước hay có sau khi tu sĩ Phương Tây hiệu chỉnh lịch của nhà Thanh nhé cụ.
+ Tiết khí tính theo chu kỳ của Mặt Trời và trước Công Nguyên người làm lịch Trung Quốc đã tính được chu kỳ này gần đúng là 365,25 ngày.
+ Tiết khí chính là các mốc để định mùa, thời tiết trong Âm Lịch, chính vì ngày nay chúng ta ít xem lịch âm nên dẫn đến nhiều cụ bảo lịch âm ko chính xác cho mùa vụ. Cụ thể về tiết khí các cụ đọc bài của cụ tamlinh
Chu kỳ lặp lại của 1 tiết khí trong âm lịch cũng chính là thời gian của 1 năm dương lịch ~365 ngày. Ví dụ Lập Đông năm nay -> lập đông năm sau ~ 365 ngày.

Âm lịch để làm lịch khá rắc rối vì lấy chu kì của mặt trăng làm tháng, mỗi tháng có 30 ngày thay vì trồi sụt như Dương Lịch. Âm lịch tai sao lại cố giữ chu kỳ của Mặt trăng làm tháng trong khi không bỏ luôn như Dương lịch? Em thấy nhiều cụ cũng đồng ý kiến với em và giống cách diễn giải của nhiều tài liệu-> Do chu kỳ của mặt trăng thể hiện chu kỳ của thuỷ triều, mà nước lên xuống là rất quan trọng cho nông nghiệp của các nền văn minh lúa nước.

1/ Các ngày đầu/cuối tháng âm lịch và ngày trăng tròn là nước lên cao nhất, mùng 7 hay 24 là nước kém nhất. Người làm nông cứ thế mà áp dụng cho canh tác.
Còn mùa, thời tiết thì đã có các tiết khí làm mốc.
Âm dương lùng bùng quá nhỉ :D

1/ : Riêng về phần nước kém nước ròng theo lịch âm, em thấy Cụ phán sai hoàn toàn rồi. Nước kém mỗi tháng nó khác nhau và nước kém hay nước ròng thì liên quan gì đến phần lớn nhà nông mà áp dụng?
Em copy lịch nước kém cho Cụ tham chiếu: có 6 cặp nước kém:

Tháng 1+ 7 : mùng 5 - 19
- Tháng 2 + 8 : mùng 3 - 17 - 29.
- Tháng 3 + 9 : mùng 13 - 27
- Tháng 4 + 10: mùng 11 - 25
- Tháng 5 + 11: mùng 9 - 23
- Tháng 6 + 12: mùng 7 - 21.
 
Chỉnh sửa cuối:

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,719 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có nhiều thứ người ta vẫn phải theo mặt trăng đấy (tức là âm lịch). Ví dụ thủy triều-triều cường...!
Đúng thế mà cụ, thế nhưng lịch âm mà các cụ vẫn dùng chính ra phải gọi là lịch Âm-Dương (lịch mặt trăng + mặt trời) mới đúng.
Cụ có thể gg nhé. Vì để trả lời cụ chính xác em cũng phải gg.
E chỉ nói thời điểm Galileo ủng hộ thuyết nhật tâm (thuyết nhật tâm vẫn bị cho là dị giáo không được thừa nhận) thế kỷ 15-16 gì đó. Lịch dương mà ta thường gọi có nguồn gốc từ trước công nguyên xuất phát điểm theo em nhớ là Ai Cập hay La Mã.
Tức la cụ chưa GG đúng không, thuyết nhật tâm có trước khi có lịch dương 2-300 năm (lịch Julian) và khoảng 1600 năm so với lịch Gregory.
 

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Ở 1 góc độ khác chuyện lịch pháp em cũng thấy thể hiện sự khác biệt của 2 nền văn hoá về cách phát triển của 1 vấn đề
Dương lịch nguồn gốc các tháng cũng bắt nguồn từ chu kì của mặt trăng nên mới có ~ 30 ngày. Nhưng dần dần để hệ thống hoá trở nên đơn giản hơn bỏ luôn yếu tố chu kỳ của mặt trăng trong lịch, chỉ thuần tính vào chu kì của mặt trời. Hiện nay ngay cả học sinh cấp 1 cũng có thể hiểu được cách tính lịch.Đơn giản mà hiệu quả, như kiểu bọn tây làm việc

Âm lịch thì ngược lại cố gắng kết hợp chu kì của mặt trăng + chu kỳ của mặt trời vào bộ lịch làm cho các tính cực kì phúc tạp, ngày xưa cho đến ngày nay đều phải có 1 bộ phận phụ trách tính lịch và ban hành lịch. Như kiểu bọn tàu, ta làm việc.
 

fairydream81

Xe hơi
Biển số
OF-383406
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
146
Động cơ
243,892 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Ho Chi Minh
Âm dương lùng bùng quá nhỉ :D

1/ : Riêng về phần nước kém nước ròng theo lịch âm, em thấy Cụ phán sai hoàn toàn rồi. Nước kém mỗi tháng nó khác nhau và nước kém hay nước ròng thì liên quan gì đến phần lớn nhà nông mà áp dụng?
Em copy lịch nước kém cho Cụ tham chiếu: có 6 cặp nước kém:

Tháng 1+ 7 : mùng 5 - 19
- Tháng 2 + 8 : mùng 3 - 17 - 29.
- Tháng 3 + 9 : mùng 13 - 27
- Tháng 4 + 10: mùng 11 - 25
- Tháng 5 + 11: mùng 9 - 23
- Tháng 6 + 12: mùng 7 - 21.
Cụ lại viện dẫn phong thuỷ vào đây rồi, đố cụ tìm được lịch chính thống nào của nhà nước ban hành mà có các con nước vào các ngày ở trên đấy.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,365
Động cơ
484,071 Mã lực
Nhiều người vẫn như nhầm lẫn vậy đó.

Ngày để xác định bốn mùa và 24 tiết khí toàn theo lịch dương cả.


Ấy mà cứ lấy lịch âm giải thích cho thời tiết :)):))
Như vợ em, hôm trc làm bánh trôi mới hỏi, hình như làm bánh cúng ông nào bên TQ :)). Rất nhiều khi quen cầm nhầm, lâu đâm quen, nghĩ là của mình :))
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Cụ lại viện dẫn phong thuỷ vào đây rồi, đố cụ tìm được lịch chính thống nào của nhà nước ban hành mà có các con nước vào các ngày ở trên đấy.
Cụ không phải đố em.
Đấy là khoa học chứ không phải phong thủy. Lịch nước kém trên là chính xác tuyệt đối, bất cứ khu vực kinh tế ven biển nào cũng phải nắm vững con nước để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (đi lại, đánh bắt, nuôi trồng...).
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,337
Động cơ
517,207 Mã lực
Đúng thế mà cụ, thế nhưng lịch âm mà các cụ vẫn dùng chính ra phải gọi là lịch Âm-Dương (lịch mặt trăng + mặt trời) mới đúng.

Tức la cụ chưa GG đúng không, thuyết nhật tâm có trước khi có lịch dương 2-300 năm (lịch Julian) và khoảng 1600 năm so với lịch Gregory.
Ê hèm. Cụ nói rộng quá. E đã nói dân tộc khác, dùng lịch khác không tính vào đây cơ mà. Nếu em ko nhầm Hy Lạp, Ấn Độ và một số quốc gia đã quan sát và nhận định Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ rất lâu rồi.
Khi dương lịch được thiết kế ra, dân tộc đó-vùng địa lý đó -những người đó không biết gì về việc Trái Đất quanh quanh Mặt Trời, lịch Julius xuất phát từ lịch La Mã được điều chỉnh lại. Cách tính của họ độ chính xác cao đơn giản là họ theo dõi điểm lặp thời tiết và vị trí các ngôi sao trên bầu trời. Theo em biết họ không có khái niệm nhật tâm nào khi soạn ra bộ lịch đó cụ ạ. Đến thời Galileo giáo hội Công giáo Roma mặc định thuyết địa tâm cụ nhé. Ai nói nhật tâm đều sẽ quy kết tà đạo, bị trừng trị thậm chí là giết.
 

hello77

Xe tải
Biển số
OF-343574
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
354
Động cơ
275,904 Mã lực
Nơi ở
Huế
Tóm lại em thấy lịch âm chỉ đo được thủy triều lên xuống. Hết
Còn lịch dương thì đo được các yếu tố thời tiết khác như các mùa nóng, lạnh, mưa gió nhiều hay ít.
Vấn đề là nhiều người vẫn lầm tưởng các yếu tố thời tiết đó khi tính bằng lịch âm thì chính xác hơn.
 

bigbrother

Xe buýt
Biển số
OF-26749
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
564
Động cơ
492,820 Mã lực
Lịch âm ngày càng mất dần ý nghĩa, tuy vậy đó là nét văn hóa của dân tộc còn gắn với một số phong tục như: Ăn tết nguyên đán, Thờ cúng, hôn nhân, tính con nước thủy triều ở vùng ven biển... vậy nên giữ gìn. Còn về quản lý xã hội thì lịch âm không thuận lợi bằng lịch dương.
Cụ hiểu biết hơi hạn chế.
Cụ tra google cái vận hành trong cơ thể nhé :
Phế dần, đại mão, vị thìn kinh ...
Sau khi cụ hiểu được cái đấy thì cụ ko bao giờ dám khinh thường âm lịch .. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top