- Biển số
- OF-150015
- Ngày cấp bằng
- 21/7/12
- Số km
- 27,411
- Động cơ
- 514,019 Mã lực
Tất cả các lịch đều dựa vào chu kỳ lặp lại của hiện tượng thời tiết. Đến khi khoa học chứng minh mặt đất quay quanh Mặt Trời thì mới suy luận ra khi thời tiết lặp lại là hết chu kỳ quay một vòng. Khi xưa có dương lịch thì mọi người vẫn mặc định Mặt Trời quay quanh Trái Đất cụ nhé. Thế nên bảo dương lịch dựa theo khoa học thiên văn hiện đại để tính là sai.Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu "tiết" là gì? Trái đất quay quanh quỹ đạo quanh Mặt trời cứ tiến được 15 độ là một tiết. Quỹ đạo khép kín của Trái đất gồm 360°, Trái đất quay hết 1 vòng tức là 1 năm gồm 24 tiết. Trái đất quay quanh Mặt trời là cơ sở để tính dương lịch, vậy thì 24 tiết phải thuộc về dương lịch mới đúng chứ! Trên thực tế, dương lịch và tiết có liên quan rất chặt chẽ với hiện tượng Trái đất quay xung quanh Mặt trời.
Thế nhưng trong ấn tượng của mọi người, 24 tiết trong 1 năm thuộc về âm lịch.
nguyên do là, xưa kia một số nước châu á như Trung Quốc, Việt Nam, v.v. đều quen dùng âm lịch. Âm lịch là căn cứ vào sự thay đổi tròn khuyết của Mặt trăng và như vậy không thể cho con người biết được sự thay đổi của thời tiết, tất nhiên càng không thể hướng dẫn con người gieo trồng theo thời vụ được. Điều đó đòi hỏi con người phải tính toán ngày tháng thay đổi thời tiết hàng năm rồi điền vào âm lịch thì âm lịch mới có giá trị sử dụng thực tế. Cứ thế lâu dần thời tiết trong năm được ghi vào bên cạnh âm lịch cho đến ngày nay các tiết trong năm rất "tự nhiên" được ghi vào phần âm lịch trên các cuốn lịch treo tường khiến nhiều người lầm tưởng rằng 24 tiết thuộc về âm lịch.
Ngoài ra, Công lịch (dương lịch)mà chúng ta dùng hiện nay được truyền từ châu Âu sang, trong dương lịch không quen ghi 24 tiết trong năm, hơn nữa trong dương lịch ngày tháng thời tiết của 1 năm tương đối cố định cùng lắm chỉ sai lệch 1-2 ngày, nên người ta thấy không cần thiết phải ghi vào. Bởi vậy khi tra cứu thời tiết người thường tra cứu âm lịch. điều đó càng khiến người ta lầm tưởng 24 tiết thuộc về âm lịch.
Chỉ cần nhìn thời gian các tiết trong dương lịch khá cố định cũng đủ chứng minh 24 tiết thuộc về dương lịch. Ví dụ: ta hãy xem 2 tiết Xuân phân và Thu phân: trong suốt 100 năm của thế kỷ 20, tiết Xuân phân đều tập trung vào 3 ngày: ngày 20 tháng 3 (15 lần), ngày 21 tháng 3 (80 lần) và ngày 22 tháng 3 (5 lần). Tiết thu phân tập trung trong các ngày 23 tháng 9 (67 lần) và 24 tháng 9 (33 lần). Trong khi đó tiết Xuân phân trong năm âm lịch sớm nhất là mồng 1 tháng 2 và chậm nhất là 30 tháng 2; tiết Thu phân thì cách nhau tới 1 tháng trong phạm vi từ nagỳ mồng 1 tháng 8 tới 30 tháng 8.
Các chi tiết khác trong năm cũng ở tình trạng như vậy. Trong thế kỷ 20, từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch, mỗi tháng từ mồng 4 đến mồng 7 và từ ngày 18 đến ngày 22 đều có 1 tiết. Từ tháng 7 đến tháng 12, mỗi tháng từ mồng 7 đến mồng 9 và từ 21 đến 24 cũng đều có 1 tiết.
Năm dương lịch có 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết, cả năm có 24 tiết. đó là điều rất rõ ràng. Nhưng năm âm lịch không giống vậy, trong một tháng có thể có 1-2 hoặc 3 tiết. Trong năm thường, mỗi tháng âm lịch có 2 tiết, nhưng trong năm nhuận (13 tháng) có thể có 1 tháng chỉ có 1 tiết.
-- Nguồn copy
Âm lịch hơn dương lịch ở chỗ tính được cả trăng tròn trăng khuyết, điều đó liên quan mật thiết đến thủy triều, rất quan trọng cho canh tác nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Do vùng khí hậu khác nhau nên âm lịch chia năm ra bốn mùa (ở VN và một số nước đông Á, theo em biết dương lịch không chia theo mùa.
Chỉnh sửa cuối: