[Funland] Sao lấy trợ cấp BHXH 1 lần bị thiệt nhiều thế các cụ?

Tư Duy

Xe tải
Biển số
OF-417705
Ngày cấp bằng
20/4/16
Số km
278
Động cơ
224,037 Mã lực
Thuế VAT có đầu ra và đầu vào
Số VAT phải nộp = số VAT đầu ra - số VAT đầu vào
VAT đầu ra là khi cụ xuất hóa đơn cho khách hàng có thuế trên đó ( KH trả ) đó là VAT đầu ra
VAT đầu vào là khi cụ mua hàng ( tức cụ là KH của DN khác )
Vd: cụ mua que kem giá 1tr , VAT đầu vào là 100k
cụ bán que kem đi giá 2 triệu, VAT đầu ra là 200k
Số tiền cụ phải nộp thuế là 200k-100k =100k ( thực ra cụ chả mất đồng nào, là người tiêu dùng chả cho cụ , cụ trung gian thu hộ )
Cụ giải thích về VAT như này là đúng rồi, em ko ý kiến ạ
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Nhầm rồi. Cụ nhân với lương chứ sao lại nhân với lợi nhuận. Không có thông số lương làm sao trừ đươc chi phí.
cụ ấy chắc ko phải quản lý DN hay người làm kế toán cụ ạ nên khó giải thích lắm
 

Tư Duy

Xe tải
Biển số
OF-417705
Ngày cấp bằng
20/4/16
Số km
278
Động cơ
224,037 Mã lực
Nhầm rồi. Cụ nhân với lương chứ sao lại nhân với lợi nhuận. Không có thông số lương làm sao trừ đươc chi phí và tính được lợi nhuận sau thuế.
Em đang giả dụ hết 18 đồng đóng thêm BHXH mà, có phải là 18% x với 100 đồng lợi nhuận đâu
 

sonvg

Xe điện
Biển số
OF-197008
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
2,926
Động cơ
449,973 Mã lực
NGoài ra còn có người này người kia, các chị em đóng 1 triệu 1 tháng + DN đóng 2tr, chỉ cần đóng 6 tháng tức 18 triệu, khi sinh hưởng ngay 62 triệu . Ai cũng như cụ thì ai giám đẻ :))
Chị e trung bình 2 lần tầm hơn trăm, tính tầm 35năm cống hiến cho bảo hiểm xã hội thì cháu nghĩ vẫn thâm. Thằng BH chẳng bao giờ bị thiệt, mức 6 tháng là hình thức PR chế độ thôi, ít mợ nào làm 6 tháng, sinh xong rồi nghỉ luôn lắm.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Em đang giả dụ hết 18 đồng đóng thêm BHXH mà, có phải là 18% x với 100 đồng lợi nhuận đâu
Cụ giả dụ cũng phải có thông số bị trừ trong lợi nhuận thì mới tính ra được, vì lợi nhuận của cụ chứa cả số bị trừ (tức chi phí lương, không chỉ là BHXH phải nộp)
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Em đang giả dụ hết 18 đồng đóng thêm BHXH mà, có phải là 18% x với 100 đồng lợi nhuận đâu
Cụ chả hiểu gì cả, cụ phải tính là DN sẽ phải chi ra bao nhiêu nếu đóng BHXH, nếu ko đóng BHXH thì phải chi bao nhiêu => so sánh mới chuẩn
 

huygapro

Đi bộ
Biển số
OF-525433
Ngày cấp bằng
5/8/17
Số km
4
Động cơ
173,460 Mã lực
Tuổi
34
các loại bảo hiểm khác không ai muốn dùng đến, nhưng BHXH mà cụ không muốn dùng thì nể cụ quá
BHXH cũng có một phần cụ không muốn dùng đâu, đó là khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Còn mấy cái muốn dùng là lương hưu, thai sản.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Em đang giả dụ hết 18 đồng đóng thêm BHXH mà, có phải là 18% x với 100 đồng lợi nhuận đâu
Cụ có hiểu Nợ và Có trong hạch toán kế toán không? đơn giản mà cụ làm rối lên, keke
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Em đang giả dụ hết 18 đồng đóng thêm BHXH mà, có phải là 18% x với 100 đồng lợi nhuận đâu
Thế này mới đúng: Lương 50đ. Lợi nhuận trước thuế 100 đ.
- Nếu chủ DN không nộp BHXH 17%: Lợi nhuận trước thuế sẽ là: 100đ + (50đ x 17%) = 108,5đ =>Thuế phải nộp: 108,5 x 20% = 21,7đ, Phạt 20% số tiền lợi nhuận cố ý tính sai 21,7đ x 20% = 4,34đ => Lợi nhuận sau thuế sẽ là: 108,5đ - 21,7đ - 4,34đ = 82,46đ

Cái này nhà cháu nhân văn, nếu không nhà cháu sẽ tính lợi nhuận trước thuế là 100đ+50đ+50đx17% = 158,5đ

- Nếu chủ DN nộp BHXH cho người lao động: Lợi nhuận trước thuế sẽ là 100đ => Lợi nhuận sau thuế: 100đ - (100đ x 20%) = 80đ
 
Chỉnh sửa cuối:

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
1. Vì trượt giá mỗi năm 5%, nên số tiền ở cột đó em tính = 12 tháng x số tiền đóng 1 tháng x (1+ lạm phát)^38
Năm sau thì vẫn công thức đó nhưng ^ 37 vì chỉ bị trượt giá 37 năm thôi.

2. Số tiền đóng 38 năm = Tổng các số tiền đóng 12 tháng kia.

:) Em sai cụ cứ chỉ ra, để các cụ khác có cái nhìn rõ hơn giữa 2 phương án lựa chọn. Nếu đc cụ dành chút thời gian làm cái công thức rõ ràng giùm tụi em để tụi em tâm phục khẩu phục :)
Cách tính của cụ ấy đây: 1 triệu gửi vào lúc 22 tuổi, đến lúc 60 tuổi sẽ nhận được cả gốc và lãi theo công thức: (1 triệu +5%)^38 năm = 80.457.104 đồng. (lạm phát 5%). và cứ tính 1 triệu cho các năm gửi tiếp theo. Em thấy cách tính này đúng mà cụ
Em sẽ trả lời cho các cụ biết vì sao sai. Có nhiều sai nhỏ lặt vặt em không chỉ ra, em chỉ nêu ra những cái sai chính như sau:

1. Thứ nhất: mỗi tháng nộp 1 triệu, thì mỗi năm tiền vào BHXH là 12 triệu chứ, sao cụ chỉ tính có tiết kiệm thì được 12 triêu, trong khi BHXH chỉ được 1 triệu.

2. Thứ 2, mức lương tham chiếu của việc nộp BHXH mỗi tháng 1 triệu phải là 4.5 triệu chứ ko phải là 3.1 triệu như cụ tính.

2. Thứ 3: Trong công thức tính của cụ có tính đến yếu tố lạm phát 5%/năm, nhưng cụ không hề tính đến yếu tố điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng năm, thông thường bằng hoặc cao hơn lạm phát. Các cụ có thể xem bảng dưới đây về mức độ điều chỉnh trong bảng dưới đây (Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH):



Do vậy sau 38 năm, chắc chắn mức lương tham chiếu để tính lương hưu khi về hưu của cậu sinh viên sẽ không là 3.1 triệu đồng như cụ nói mà phải là ít nhất bằng 6-7 lần cái mức lương tham chiếu đầu tiên (4.5 triệu), tức là lương hưu phải là 20 triệu/tháng (=4.5 triệu*6 (lần)*75%) tính từ thời điểm nghỉ hưu.

4. Thứ tư: Điều quan trọng cái cuối cùng khi cậu sinh viên kia 60 tuổi bắt đầu nghỉ hưu thì sẽ hưởng lương hưu như thế nào. Đây là điều quan trọng nhất vì lương hưu của cậu ấy liên tục điều chỉnh với tốc độ khoảng 10%/năm (căn cứ vào tốc độ điều chỉnh lương hưu trung bình 1 năm ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 15 năm qua.

Như vậy nếu năm thứ nhất nghỉ hưu hưởng 20 triệu/tháng thì năm thứ 2 sẽ là 20 triệu * 110% và cứ thế đến năm thứ n khi cậu sinh viên tỏi.

Nếu như giả định là 20 triệu/tháng thì riêng năm đầu đã được 240 triệu rồi, như vậy chỉ cần 8 năm với tốc độ tăng 10%/năm em đảm bảo số tiền hưu nhận được đã vượt quá số tiền 2.4 tỏi mà cụ tính cua trong lỗ nếu gửi tiết kiệm.

4 điều này đã nói lên rằng tính toán của cụ sai, nó cũng giống như một vài cái tính toán trên mạng xã hội đang có. Vấn đề là người tính không hiểu được chính xác các chính sách và chế độ.

Em nói thế để cụ selfer biết mà cân nhắc lại cái việc rút BHXH 1 lần.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Cụ chỉ ra cái sai giúp em cái :D
Thật ra 38 năm sau thì tỷ phú nó chả to như bây giờ đâu cụ :D
Thiếu sót lớn nhất là không tính đến các loại rủi ro. Làm việc cũng phải 30-40 năm, ai biết được có đứt gánh giữa chừng không. Đây cũng là mặt mạnh nhất của bảo hiểm, nhưng nhiều cụ lại cứ lờ béng đi.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Theo em hiểu thì khi làm DN, các khoản tiêu dùng cá nhân đáng nhẽ cụ bị VAT, ko thu lại đc, nhưng cụ cứ tính các khoản tiêu cá nhân đó là chi phí của DN thì 1 là lợi nhuận cụ ít đi, thuế TNDN cũng qua đó ít đi. 2 là những khoản chi tiêu to cụ còn kê là tài sản cố định, đc khấu hao trước khi tính thuế nữa :D

Đấy là bạn em làm DN nói thế, chứ em nghe cũng lùng bùng :P
Tiêu dùng cá nhân không được tính vào chi phí được trừ và khấu trừ VAT cụ nhé, đừng nghe người khác chém
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Thiếu sót lớn nhất là không tính đến các loại rủi ro. Làm việc cũng phải 30-40 năm, ai biết được có đứt gánh giữa chừng không. Đây cũng là mặt mạnh nhất của bảo hiểm, nhưng nhiều cụ lại cứ lờ béng đi.
Còm của cụ nên được dùng khi kết lại thớt này.
 

HAMATA

Xe tải
Biển số
OF-131546
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
458
Động cơ
377,122 Mã lực
Chào các cụ,

Có cụ nào mới làm trợ cấp BHXH 1 lần ko?

Em đang định rút 1 cục về sau 8 năm 6 tháng đóng BHXH. Tính tổng số tiền em và công ty đóng nuôi các cụ ở trển trong 8.5 năm là 192tr (26% lương).

Vậy mà giờ theo cái công thức quái quỷ của BHXH, em tính ra nếu đi rút 1 lần em chỉ đc tối đa 128tr.
Vậy là các cụ ý ăn không ngồi rồi cũng xơi của em 64tr (đúng 1/3 luôn)
Ra ngoài đường thằng nào ăn cắp 3tr là đủ bị phạt tù rồi, mà mình bị ăn chặn 1/3 số tiền mình đóng nhưng đành cắn răng chấp nhận à :(

Có cụ nào từng rút 1 cục như này chưa? Mình phải chịu thiệt vô lý nhiều thế à các cụ?
Nếu cắn răng đóng tiếp 11.5 năm nữa để đủ 20 năm liệu có lợi gì ko các cụ?


Mong các cụ chia sẻ.



Em bổ sung
Đây em có cái bảng tính toán thử nếu em rút BHXH về đc 128 củ, rồi em đem gửi tiết kiệm NH.

Hàng năm em nộp thêm 18tr (tương đương mức nếu em đóng thêm BHXH tự nguyện trong 12 năm), nộp trong vòng 12 năm nữa là đủ 20 năm rồi thôi (tương đương đóng BHXH 20 năm).
Sau đó ko đóng thêm xu nào, chờ thêm 12 năm cho đủ 60 tuổi mới đc hưởng lương hưu.

Lúc đó em có hơn 1,4 tỏi lận các cụ à. Gửi TK cũng đc 8.3tr/ 1 tháng.

Còn em cũng đóng BHXH mỗi năm 18tr trong 12 năm thì từ 60 tuổi, lương hưu của em là 4.38tr 1 tháng!

Lúc đó vẫn có hơn tỏi cho con cái phải ko cụ :D.
 

Tư Duy

Xe tải
Biển số
OF-417705
Ngày cấp bằng
20/4/16
Số km
278
Động cơ
224,037 Mã lực
Em sẽ trả lời cho các cụ biết vì sao sai. Có nhiều sai nhỏ lặt vặt em không chỉ ra, em chỉ nêu ra những cái sai chính như sau:

1. Thứ nhất: mỗi tháng nộp 1 triệu, thì mỗi năm tiền vào BHXH là 12 triệu chứ, sao cụ chỉ tính có tiết kiệm thì được 12 triêu, trong khi BHXH chỉ được 1 triệu.

2. Thứ 2, mức lương tham chiếu của việc nộp BHXH mỗi tháng 1 triệu phải là 4.5 triệu chứ ko phải là 3.1 triệu như cụ tính.

2. Thứ 3: Trong công thức tính của cụ có tính đến yếu tố lạm phát 5%/năm, nhưng cụ không hề tính đến yếu tố điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng năm, thông thường bằng hoặc cao hơn lạm phát. Các cụ có thể xem bảng dưới đây về mức độ điều chỉnh trong bảng dưới đây (Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH):



Do vậy sau 38 năm, chắc chắn mức lương tham chiếu để tính lương hưu khi về hưu của cậu sinh viên sẽ không là 3.1 triệu đồng như cụ nói mà phải là ít nhất bằng 6-7 lần cái mức lương tham chiếu đầu tiên (4.5 triệu), tức là lương hưu phải là 20 triệu/tháng (=4.5 triệu*6 (lần)*75%) tính từ thời điểm nghỉ hưu.

4. Thứ tư: Điều quan trọng cái cuối cùng khi cậu sinh viên kia 60 tuổi bắt đầu nghỉ hưu thì sẽ hưởng lương hưu như thế nào. Đây là điều quan trọng nhất vì lương hưu của cậu ấy liên tục điều chỉnh với tốc độ khoảng 10%/năm (căn cứ vào tốc độ điều chỉnh lương hưu trung bình 1 năm ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 15 năm qua.

Như vậy nếu năm thứ nhất nghỉ hưu hưởng 20 triệu/tháng thì năm thứ 2 sẽ là 20 triệu * 110% và cứ thế đến năm thứ n khi cậu sinh viên tỏi.

Nếu như giả định là 20 triệu/tháng thì riêng năm đầu đã được 240 triệu rồi, như vậy chỉ cần 8 năm với tốc độ tăng 10%/năm em đảm bảo số tiền hưu nhận được đã vượt quá số tiền 2.4 tỏi mà cụ tính cua trong lỗ nếu gửi tiết kiệm.

4 điều này đã nói lên rằng tính toán của cụ sai, nó cũng giống như một vài cái tính toán trên mạng xã hội đang có. Vấn đề là người tính không hiểu được chính xác các chính sách và chế độ.

Em nói thế để cụ selfer biết mà cân nhắc lại cái việc rút BHXH 1 lần.
Bài phân tích của cụ thật sâu, nhưng em có ý kiến như sau:
ý 1 của cụ nêu ra hiểu nhầm bài toán của em? bài toán của em đưa ra là hai hình thức đều tích lũy 1 triệu đồng/ tháng, nhưng sau 38 năm thì người tiết kiệm được gì và người đóng bảo hiểm xã hội được gì? Nếu cụ tính hệ số tham chiếu điều chỉnh thì lúc đó bài toán sẽ bị lệch vì đi đôi với những lần điều chỉnh tham chiếu thì đồng nghĩa với việc đóng bảo hiểm sẽ phải nhiều hơn, thay vì 1 triệu thì sẽ thành 5, 6, 7 triệu đồng, như vậy bài toán kinh tế sẽ bị chênh.
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Bài phân tích của cụ thật sâu, nhưng em có ý kiến như sau:
ý 1 của cụ nêu ra hiểu nhầm bài toán của em? bài toán của em đưa ra là hai hình thức đều tích lũy 1 triệu đồng/ tháng, nhưng sau 38 năm thì người tiết kiệm được gì và người đóng bảo hiểm xã hội được gì? Nếu cụ tính hệ số tham chiếu điều chỉnh thì lúc đó bài toán sẽ bị lệch vì đi đôi với những lần điều chỉnh tham chiếu thì đồng nghĩa với việc đóng bảo hiểm sẽ phải nhiều hơn, thay vì 1 triệu thì sẽ thành 5, 6, 7 triệu đồng, như vậy bài toán kinh tế sẽ bị chênh.
Nói như vậy là cụ chưa hiểu bản chất của việc điều chỉnh mức lương đóng BHXH. Việc điều chỉnh đó nhằm đảm bảo phần đóng trong quá khứ được tịnh tiến lên cho cân bằng với tốc độ của lạm phát, nó chả ảnh hưởng gì đến việc phải đóng nhiều hay đóng ít cả.
 

selfer

Xe buýt
Biển số
OF-36755
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
887
Động cơ
480,972 Mã lực
Em sẽ trả lời cho các cụ biết vì sao sai. Có nhiều sai nhỏ lặt vặt em không chỉ ra, em chỉ nêu ra những cái sai chính như sau:

1. Thứ nhất: mỗi tháng nộp 1 triệu, thì mỗi năm tiền vào BHXH là 12 triệu chứ, sao cụ chỉ tính có tiết kiệm thì được 12 triêu, trong khi BHXH chỉ được 1 triệu.

2. Thứ 2, mức lương tham chiếu của việc nộp BHXH mỗi tháng 1 triệu phải là 4.5 triệu chứ ko phải là 3.1 triệu như cụ tính.

2. Thứ 3: Trong công thức tính của cụ có tính đến yếu tố lạm phát 5%/năm, nhưng cụ không hề tính đến yếu tố điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng năm, thông thường bằng hoặc cao hơn lạm phát. Các cụ có thể xem bảng dưới đây về mức độ điều chỉnh trong bảng dưới đây (Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH):



Do vậy sau 38 năm, chắc chắn mức lương tham chiếu để tính lương hưu khi về hưu của cậu sinh viên sẽ không là 3.1 triệu đồng như cụ nói mà phải là ít nhất bằng 6-7 lần cái mức lương tham chiếu đầu tiên (4.5 triệu), tức là lương hưu phải là 20 triệu/tháng (=4.5 triệu*6 (lần)*75%) tính từ thời điểm nghỉ hưu.

4. Thứ tư: Điều quan trọng cái cuối cùng khi cậu sinh viên kia 60 tuổi bắt đầu nghỉ hưu thì sẽ hưởng lương hưu như thế nào. Đây là điều quan trọng nhất vì lương hưu của cậu ấy liên tục điều chỉnh với tốc độ khoảng 10%/năm (căn cứ vào tốc độ điều chỉnh lương hưu trung bình 1 năm ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 15 năm qua.

Như vậy nếu năm thứ nhất nghỉ hưu hưởng 20 triệu/tháng thì năm thứ 2 sẽ là 20 triệu * 110% và cứ thế đến năm thứ n khi cậu sinh viên tỏi.

Nếu như giả định là 20 triệu/tháng thì riêng năm đầu đã được 240 triệu rồi, như vậy chỉ cần 8 năm với tốc độ tăng 10%/năm em đảm bảo số tiền hưu nhận được đã vượt quá số tiền 2.4 tỏi mà cụ tính cua trong lỗ nếu gửi tiết kiệm.

4 điều này đã nói lên rằng tính toán của cụ sai, nó cũng giống như một vài cái tính toán trên mạng xã hội đang có. Vấn đề là người tính không hiểu được chính xác các chính sách và chế độ.

Em nói thế để cụ selfer biết mà cân nhắc lại cái việc rút BHXH 1 lần.
Thanks cụ đã chia sẻ.
1. ở cột BH hàng tháng nộp 1tr, nên khi tính số tiền BH nộp 1 năm em có nhân với 12 rồi cụ :)
2-3. Cụ tính toán có vẻ sai về mặt kinh tế rồi, em dùng công thức bảng tính cụ thể, còn cụ chỉ đưa ra các con số ước tính mà ko có căn cứ tính toán nên em thấy ko thuyết phục lắm.
Nhưng em chỉ phản bác thế này thôi cụ:

Tổng Số tiền cụ đóng BH tích lũy đến năm 60 tuổi đc bù trượt giá, mà trượt giá chính là lạm phát, KHÔNG THỂ NÀO LỚN HƠN số tiền gửi TK NH được đâu cụ à, vì lãi gửi TK luôn luôn lớn hơn lạm phát.
Bản chất của mọi loại bảo hiểm mà tính lãi cho cụ lớn hơn lãi suất gửi tk NH thì chả NH nào cạnh tranh nổi bảo hiểm :D

Ngoài ra, trong cách tính của cụ có giả sử là đến năm 60 tuổi thì số điều chỉnh nhân 6-7 lần :D nhưng giả sử chỉ là giả sử. Cụ không chỉ ra cách tính.
Cụ lấy cái điều chỉnh của các năm trước ra để tham chiếu, trong khi bản chất cái điều chỉnh ý chính là điều chỉnh lạm phát đó cụ, và cái đó em ĐÃ tính vào số tiền bảo hiểm cụ đóng hàng tháng rồi cụ ơi.
Cụ nộp có 1tr 1 tháng, 12 tháng nộp 12tr, vậy mà em tính cho cụ lên tới 80,4tr là đã tính vụ trượt giá trong 38 năm vào cho cụ đó. Còn Cái bảng cụ lấy tham chiếu có mấy năm trải qua siêu lạm phát, có năm gần 30% đó cụ, nên nhìn bảng đó rồi suy ra 38 năm phải nhân 6-7 lần là ko chính xác.

4. Cụ tính hào phóng quá, BHXH chỉ điều chỉnh lương của cụ theo lạm phát thôi, chứ tới tân 10% 1 năm thì cao quá. Mà 1 lần nữa em khẳng định nếu chỉ điều chỉnh tăng theo lạm phát thì ko thể cao bằng lãi suát gửi tk NH đc.
Hy vọng có cụ nào thực sự đặt công thức tính và tính xem có ra đc con số lương hưu 20tr/ tháng như cụ ko, chứ em thấy nó ảo quá trời :P
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Nói như vậy là cụ chưa hiểu bản chất của việc điều chỉnh mức lương đóng BHXH. Việc điều chỉnh đó nhằm đảm bảo phần đóng trong quá khứ được tịnh tiến lên cho cân bằng với tốc độ của lạm phát, nó chả ảnh hưởng gì đến việc phải đóng nhiều hay đóng ít cả.
Vâng cụ.

Nhà cháu góp thêm cho cụ thông số chuẩn "Từ nay trở đi,...", mức điều chỉnh tiền lương, bao gồm cả lương hưu, trợ cấp không vượt quá 7%/năm. Gốc tính là 7%/năm, các năm sau coi bằng gốc không thì cụ selfer kêu cao quá.
 

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,960
Động cơ
475,992 Mã lực
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội là lấy của người này bù người kia, lá lành đùm lá rách, tính toán như cụ thì chả ai tham gia, làm gì còn tinh thần đấy nữa? :))
Lá lành đùm lá rách thì ok mà cụ, vấn đề là thằng giữ của lá lành và lá rách nó nhập nhèm nó xơi nên lá lành lá rách mới tính bài tự lo cụ ạ.
Nói rút ngắn thời gian đóng để hưởng lương hưu mà tăng tuổi hưởng lương hưu thì còn khốn hơn giữ nguyên, nhiều người chờ được hưởng lương hưu rất lâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top