Đối với các con siêu xe thì khi thiết kế các máy công suất lớn hãng phải đối mặt với khó khăn về mặt vật lý:
- các động cơ hút khi tự nhiên có công suất cao dẫn tới thể tích xi lanh lớn, làm tăng đáng kể khối lượng xe, dẫn tới cả hệ khung gầm, kích thước xe, gia tăng theo, qua đó làm hiệu suất chung của xe giảm.
- xi lanh lớn dẫn đến các khó khăn trong việc chế tạo các bộ phận (do giới hạn vật lý).
- động cơ hút khi tự nhiên tiêu tốn nhiên liệu hơn, đối với các siêu xe thì vấn đề không phải tiền xăng, mà là khi đó sẽ phải cõng một bình xăng lớn hơn, ảnh hưởng tới khối lượng và kích thước xe.
- các nhược điểm của động cơ turbo: chi phí chế tạo, bảo dưỡng, thay thế... lại không thành vấn đề với các đại gia.
-------
Về mặt hiệu quả của động cơ turbo <> động cơ thường thì phải xét trên nhiều khía cạnh (hiệu suất, chi phí chế tạo, bảo dưỡng, tiêu thụ nhiên liệu...) và thị trường, đối tượng cụ thể. Em chỉ ví dụ 1 vài điểm dễ thấy:
- Turbo hiệu suất tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, khí thải ít hơn, nhưng chi phí chế tạo, bảo dưỡng lớn hơn do vậy ở các thị trường có quy định về khí thải nghiêm ngặt, đánh thuế dung tích động cơ, thuế môi trường lớn và đối tượng mua có thu nhập cao, đường xá tốt (Đức chẳng hạn), thì hãng xe ưu tiên làm turbo.
- Xe Nhật, Hàn đánh vào các đối tượng mua trung bình, giá thành xe ban đầu trung bình, đề cao chi phí bảo dưỡng vận hành thấp, xe không cần hiệu suất cao nên ít làm turbo.