Em không làm trọng tài, còn ý kiến em đã nêu trước ở còm 541 rồi (em tự quote lại bên dưới). Cụ Cốc San muốn mời người đã bảo cụ thua trước rồi để vào làm trọng tài àCụ cứ nêu rõ ý kiến của mình. Có hay kg việc Diệu vào Nam Hà? Chứng cớ, lý lẽ.
Em không phải chuyên gia nên nhận định của em chỉ dựa vào những gì các cụ đã đưa lên và dựa trên nội dung các cụ đặt cược, chứ em không đưa chứng cứ gì cả. Cụ thể:
Theo nội dung cược hai bên đã đồng ý thì cụ Cốc San cần đưa dẫn chứng chứng minh việc Trần Quang Diệu đã tiến quân được vào đất Nam Hà (các cụ cũng làm rõ thêm là Nam Hà giới hạn từ Bình Thuận vào Hà Tiên thôi là đất Nguyễn Áng đang nắm giữ). Cho đến thời điểm này em chưa thấy cụ Cốc San chứng minh thuyết phục. Như ở trích dẫn cụ vừa nêu trong thư của ông giáo sĩ thì "chúng tràn qua đường Lào và đã chiến thắng" thì có thể hiểu là mới thắng quân Lào trận đầu thôi và tràn qua Lào được, nhưng cũng trong thư lại nói quân Tây Sơn đến biên giới Lào - Chân Lạp thì lại rút về (chứng tỏ không tiến tiếp vào Nam Hà). Theo đó thì Trần Quang Diệu có trong đoàn quân Tây Sơn đó thì cũng chưa vào Nam Hà vì mới đến biên giới Lào - Chân Lạp đã trở về.
Đây là một đoạn thư khác của giáo sĩ Le Labousse viết ngày 16/6/1792:Đọc đoạn này thì tầm tháng 2 năm 1792 quân Tây Sơn kéo 30 nghìn quân vào Lào đánh thắng quân Lào cản đường để tiến vào Nam Hà qua đường Lào - Cao Miên - Nam Hà. Các giáo sĩ ở Nam Hà ban đầu biết tin quân Lào thua đã bắt đầu bỏ cả con chiên để chạy thì sau đó lại biết tin quân Tây Sơn mới đến biên giới Cao Miên lại quay về không tiến tiếp. Theo họ là vì lý do nào đó không chắc chắn như 1) quân Tây Sơn sợ đụng chạm với các tàu buôn phương tây có nhiều quyền lợi ở nam hà, hoặc 2) bị quân Xiêm chặn ở biên giới Lào - Cao Miên nên không tiến quân thành công.
Dù lý do là 1 hay 2 thì thực tế quân TS năm 1792 đã không tiến đến được Nam Hà thành công. Vụ cá là Trần Quang Diệu có vào Nam Hà năm 1792 hay không. Vậy bên nói TQD vào Nam Hà năm 1792 là bên thua.
Chúng tôi luôn luôn sống trong tình trạng thường trực báo động; tình thế bấp bênh của nhà vua làm cho số phận của chúng tôi cũng bấp bênh theo. Trong tháng 2 [1792] vừa rồi, chúng tôi bị bắt buộc phải bỏ rơi con chiên, đi trốn, để thoát khỏi tay kẻ thù [Tây Sơn]. Chúng tràn vào khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào mà chúng đã chiến thắng, tới Cao Mên... Nhưng Thượng đế đã đảo ngược bão tố, cho chúng tôi chút yên thân; hoặc vì chúng sợ những tầu buôn Tây phương đến đây khá nhiều; hoặc vì chúng bị hai đạo quân Xiêm chận lại không cho vào Cao Mên, nên chúng đã rút lui. Giờ đây chúng làm chủ gần hết Nam Hà, chinh phục tất cả Bắc Hà và có lẽ cả nước Lào mà chúng vừa cướp bóc.
Chỉnh sửa cuối: