[Funland] Rượu bia uống ít vẫn chưa bị chế tài :P

bmvv2b

Xe tải
Biển số
OF-298599
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
367
Động cơ
313,150 Mã lực
Nơi ở
Hải phòng thành, Đà Nẵng Phố
Xe hôm qua đi lùi trên cao tốc đã bị phạt luôn 17 triệu dồi đấy. Cần đợi thông tư nào đâu
 

flowers1508

Xe tăng
Biển số
OF-159969
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
1,677
Động cơ
361,513 Mã lực
Vậy là cứ có tí nồng độ là toi phải ko các cụ iu
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
595
Động cơ
600,052 Mã lực
Em cũng ghét nhất cái trò này.
Ra nghị định, thông tư mới thì xóa mẹ nó cái cũ đi, nội dung cũ không xóa thì viết lại y chang cho bà còn dễ tra cứu.
Đằng này cứ đi hàng hai hàng ba, mắc mệt.
Nếu cứ chỉnh sửa một chút lại xoá văn bản cũ, ra văn bản mới thì những văn bản ăn theo nó cũng phải làm lại à cụ? Em ví dụ một văn bản A căn cứ Nghị định 01, giờ bỏ NĐ 01 thay bằng NĐ 02 thì VB A kia cũng phải sửa lại.
Còn cụ nào bảo NĐ 100 này phải căn cứ cả Luật Phòng chống tác hại rượu bia thì cũng sai nhé. Thế sau này nếu có 1 luật khác chỉnh sửa Luật GTĐB thì các NĐ, TT liên quan cũng phải sửa lại hết để đưa căn cứ luật đó vào à?
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,725
Động cơ
523,619 Mã lực
1. Thực tế nếu súc miệng, uống thuốc ho, ăn vải .... thì khi thổi vào máy đo, con số hiển thị (nếu có) sẽ rất rất nhỏ.
2. Người điều khiển giao thông hiểu rõ luật pháp, yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu đúng quy định của pháp luật, thì CSGT cho đi thôi, ai mà rảnh cãi nhau với người điều khiển giao thông.
Cảm thấy oan ức thì yêu cầu kiểm tra máu, CSGT ko có quyền từ chối.
https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/sau-tay-lai/tai-xe-co-nong-do-con-vuot-gioi-han-do-an-nhieu-sau-rieng-528641.html
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Trước hết xin khẳng định em ỦNG HỘ quy định "đã uống không lái, dù chỉ vài giọt" và em vẫn đang thực hiện như vậy. Tuy nhiên, với các văn bản luật hiện hành thì CHƯA THỂ phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện nếu chỉ uống 1 tẹo tèo teo rượu bia.

Mấy hôm nay thông tin vụ nồng độ cồn làm cả làng chúng mình rộn hết cả ràng lên. Cơ mà Nghị định 100/2019 NĐCP ký ngày 30/12/2019 là Nghị định quy định chi tiết Luật GTĐB 2008, Luật Đường sắt 2017 và Luật số 13/2012 (Luật XLVPHC) của Quốc hội. Luật giao thông đường bộ 2008 thì có quy định cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy tức là nếu nồng độ cồn chưa đạt mức ở trên thì không thể xử phạt theo Nghị định 100/2019 bởi Nghị định là văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ quy định cho các cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ thực hiện Luật theo căn cứ ở ngay những dòng đầu của bất kỳ 1 Nghị định nào (hình bên dưới).

Thực tế thì đúng là gần đây có Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định mới, đó là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Điều này có nghĩa từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) thì không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe súc vật kéo và các phương tiện khác tham gia giao thông theo Luật này và về nguyên tắc thì ai vi phạm quy định cấm nêu trên sẽ bị phạt. Tuy nhiên, đến tận hôm nay, khi đã sang năm 2020 được 2 ngày thì vẫn chưa có một quy định nào đề cập đến chế tài đối với những ai vi phạm quy định cấm nêu trên được ban hành. Để có chế tài xử phạt vụ nồng độ cồn này thì hoặc Chính phủ phải ra Nghị định mới trong đó dùng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia làm căn cứ hoặc phải sửa đổi Nghị định 100/2019 NĐCP và đưa thêm Luật này vào làm căn cứ cho NĐ 100

Nhân tiện, nếu các cụ có trách nhiệm thực hiện việc tham mưu, đề xuất chỉnh sửa hay lập mới Nghị định cho hành vi này thì nên ghi rõ định lượng ở mức khởi điểm như “người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 01 miligam/100 mililít máu hoặc 0,1 miligam/1 lít khí thở” thì sẽ hạn chế tranh cãi không cần thiết giữ lực lượng thực thi pháp luật với người vi phạm hơn



Nếu đúng như thế thì rất luộm thuộm, không chính xác khoa học trong cả việc làm Luật cũng như Nghị định trong vấn đề này, cần thiết phải sửa đổi cả luật và nghị định để không chéo kheo nhau và đảm bảo đúng tính đúng đắn của vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh:
1. Hai luật và 1 nghị định đã đá nhau.
2. “trong máu và hơi thở” trong văn bản luật và dưới luật cần phải được thay bằng “trong máu” mới đảm bảo tính chính xác khoa học. Chứ nếu không xúc miệng cồn vệ sinh răng miệng (loại màu xanh bán ở các hiệu thuốc) cũng không được ra đường sao, hay ăn uống các chất có hoặc tạo cồn trong hơi thở mà k ảnh hưởng chút nào tới việc lái xe.
Qua việc này, Quốc Hội và Chính phủ cần rút kinh nghiệm khi làm luật và ban hành nghị định, cần phải cẩn thận, kỹ lưỡng, nâng cao năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhất là những điều chỉnh hành vi đến số đông nhân dân và thường xuyên.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,952 Mã lực
Vấn đề bác hỏi liên quan đến thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật bác ạ.

1. Nếu ban hành một Thông tư mới hoàn toàn (mặc dù chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản so với Thông tư cũ) thì phải tuân theo điều 25, điều 26, điều 27, điều 28, điều 29, của Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

2. Nếu ban hành một Thông tư sửa đổi bổ sung, thì tuân theo điều 36, của Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

3. Việc ban hành một Thông tư sửa đổi bổ sung, đơn giản hơn, ít tốn kém hơn, việc ban hành một Thông tư mới hoàn toàn (mặc dù chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản so với Thông tư cũ).
Hay quá.
Thế, tại sao cái Nghị định 34/2016/NĐ-CP ko đặt ra các trường hợp như sau nhỉ:
+ Ban hành mới Thông tư gì đó. Mới toanh.
+ Ban hành mới Thông tư gì đó, mục đích chỉ để sửa đổi Thông tư cũ.

Việc Đỡ tốn kém chi phí cho 01 (một) Cơ quan ban hành, có thể lắm. Các đồng chí quả là tiết kiệm ngân sách.

Nhưng cái Chi phí phát sinh cho cả ngàn Doanh nghiệp, chả rõ họ có đưa vào cân nhắc hay không, cháu nhỉ?
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
723
Động cơ
438,664 Mã lực
Nơi ở
HN
À rồi. Cái này NĐ 34/2016 điều 61.2 có quy định rồi mà. Chủ thớt hiểu chưa đúng thôi

Phần căn cứ văn bản Con chỉ phải ghi “căn cứ văn bản Mẹ” nếu chính trong văn bản Mẹ có quy định “giao Chín Phủ/tổ chức Con quy định chi tiết văn bản này”

Nếu Mẹ ko “sai” Con làm thì tuỳ chọn, ko nhất thiết đề cập

1. Một số bác lập luận là trong căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019.
2. Chỉ có căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008.
3. Vì không có căn cứ Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019, suy ra khoản 8, điều 8, Luật Giao thông đường bộ 2008 phải hiểu theo nội dung chưa sửa đổi. Không hiểu theo sửa đổi tại điều 35, Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nếu đúng như thế thì rất luộm thuộm, không chính xác khoa học trong cả việc làm Luật cũng như Nghị định trong vấn đề này, cần thiết phải sửa đổi cả luật và nghị định để không chéo kheo nhau và đảm bảo đúng tính đúng đắn của vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh:
1. Hai luật và 1 nghị định đã đá nhau.
2. “trong máu và hơi thở” trong văn bản luật và dưới luật cần phải được thay bằng “trong máu” mới đảm bảo tính chính xác khoa học. Chứ nếu không xúc miệng cồn vệ sinh răng miệng (loại màu xanh bán ở các hiệu thuốc) cũng không được ra đường sao, hay ăn uống các chất có hoặc tạo cồn trong hơi thở mà k ảnh hưởng chút nào tới việc lái xe.
Qua việc này, Quốc Hội và Chính phủ cần rút kinh nghiệm khi làm luật và ban hành nghị định, cần phải cẩn thận, kỹ lưỡng, nâng cao năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhất là những điều chỉnh hành vi đến số đông nhân dân và thường xuyên.
Những điều bác nói là đúng. Việc ban hành điều 35 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 để sửa đổi điều 8, khoản 8 Luật Giao thông đường bộ 2008. Việc căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP không đưa vào Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019. Những việc đó không vi phạm Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015, nhưng thực sự là hơi "luộm thuộm".
 

D.D.C

Xe điện
Biển số
OF-535615
Ngày cấp bằng
4/10/17
Số km
2,748
Động cơ
192,058 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
centicons.com
Máy móc đều do con người tạo ra , không may các anh chỉnh sai số lên tí thì kể cả không ăn uống gì cũng dính.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,851
Động cơ
443,595 Mã lực
Chơi 2 tháp sẽ có pg gắp đá, đập khăn bao bàn các cụ nhé :-*







 

hungkienpham

Xe điện
Biển số
OF-99103
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
2,335
Động cơ
421,868 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới biết
Lệnh mới cấm hoàn toàn nhưng lại chưa có chế tài, nên vẫn theo luật cũ mà xài thôi.
Em vừa ngồi tranh luận với 1 cụ thủ trưởng của XXX thì đến giờ này XXX chưa xử phạt đc các cụ ạ, Thứ nhất mới có nghị định 100 mà chưa có TT hướng dẫn chế tài cụ thể, thứ 2 XXX chưa chuẩn bị kịp văn bản, giấy tờ để lập BB lỗi vi phạm vì ngày 30/12 ban hành và có hiệu lực ngay nên k có thời gian chuẩn bị. Theo cụ ấy nói giờ có thổi cũng chỉ là nhắc nhở tuyên truyền trừ trường hợp say mướt ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em vừa ngồi tranh luận với 1 cụ thủ trưởng của XXX thì đến giờ này XXX chưa xử phạt đc các cụ ạ, Thứ nhất mới có nghị định 100 mà chưa có TT hướng dẫn chế tài cụ thể, thứ 2 XXX chưa chuẩn bị kịp văn bản, giấy tờ để lập BB lỗi vi phạm vì ngày 30/12 ban hành và có hiệu lực ngay nên k có thời gian chuẩn bị. Theo cụ ấy nói giờ có thổi cũng chỉ là nhắc nhở tuyên truyền trừ trường hợp say mướt ạ.
Có lẽ bác nói đúng, theo bài báo này nêu ra hai trường hợp điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong khí thở:

1. Ông Nguyễn Văn Duyên (SN 1963, ở Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), điều khiển xe gắn máy BKS 29R9-0874, nồng độ cồn mức 0,489 miligam/lít khí thở. Lập biên bản xử phạt 07 triệu.

2. Ông Đoàn Tuấn Linh (SN 1963, ở Phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) điều khiển xe máy mang BKS 29B1, nồng độ cồn mức 0, 201 miligam/1 lít khí thở (dưới mức 0,24 miligam/1 lít khí thở). Không thấy nói xử phạt (chắc là nhắc nhở).

Nguồn: https://www.tienphong.vn/phap-luat/uong-2-chen-ruou-nguoi-dan-ong-dieu-khien-xe-may-bi-phat-7-trieu-dong-1504979.tpo
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,985
Động cơ
48,333 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bữa tối em hay làm chén rượu ngâm. Giờ chắc phải cai vì sáng ra mà bị thổi thì vẫn còn hơi rượu mất. Hu hu.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Em ủng hộ nhiệt tình cấm rượu bia khi lái xe. Cho nên hôm qua từ lào cai về HN, say quá em ngả lưng ngủ 1 giấc dọc đường khoảng 30p, xong tỉnh hơn lại lái xe về. Hê hê
Uống say tối hôm trước. Hôm sau thổi vẫn bị.
30phut c7ar cụ chit là đỡ say thôi. Dính thổi là chết.
 

Đinh Bộ Lĩnh

Xe buýt
Biển số
OF-396675
Ngày cấp bằng
14/12/15
Số km
666
Động cơ
-64,549 Mã lực
Tuổi
38
Em vừa ngồi tranh luận với 1 cụ thủ trưởng của XXX thì đến giờ này XXX chưa xử phạt đc các cụ ạ, Thứ nhất mới có nghị định 100 mà chưa có TT hướng dẫn chế tài cụ thể, thứ 2 XXX chưa chuẩn bị kịp văn bản, giấy tờ để lập BB lỗi vi phạm vì ngày 30/12 ban hành và có hiệu lực ngay nên k có thời gian chuẩn bị. Theo cụ ấy nói giờ có thổi cũng chỉ là nhắc nhở tuyên truyền trừ trường hợp say mướt ạ.

Lại chủ quan, nó chưa cần phạt, dọa mấy phát 50 - 50 là đái ra máu rồi :)) ở đó mà chưa có tt hướng dẫn với bb phạt :)) các cụ nào liều cứ uống lái xe rồi bị bắt thử xem..
 

Trâu già 81

Xe hơi
Biển số
OF-685675
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
174
Động cơ
105,926 Mã lực
Đậu, từ giờ cấm các cụ ăn hoa quả, uống siro ho, ăn sữa chua nhé.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thực tế có nhiều trường hợp không uống rượu bia, nhưng máy đo vẫn báo có nồng độ cồn trong khí thở. Với những quốc gia quy định mức xử phạt nồng độ cồn trong khí thở ở mức trên 0, cảnh sát nhiều nước sử dụng biện pháp loại trừ đơn giản nhất là chính cảnh sát sẽ thổi để test máy đo, và họ sẽ lấy chính mức đo đó làm căn cứ (ví dụ 0,005 miligam/01 lít khí thở, chẳng hạn thế). Hy vọng CSGT Việt Nam cũng làm việc một cách công tâm như vậy.
 

chungduclan

Xe buýt
Biển số
OF-320117
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
504
Động cơ
296,114 Mã lực
Bữa tối em hay làm chén rượu ngâm. Giờ chắc phải cai vì sáng ra mà bị thổi thì vẫn còn hơi rượu mất. Hu hu.
Cháu cũng "hư, mất nết" như cụ, buổi tối thường làm đôi chén rượu ngâm cây của quả hoặc làm lon bia. Giờ như này cũng căng phết cụ nhỉ!
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,981
Động cơ
524,320 Mã lực
Trước hết xin khẳng định em ỦNG HỘ quy định "đã uống không lái, dù chỉ vài giọt" và em vẫn đang thực hiện như vậy. Tuy nhiên, với các văn bản luật hiện hành thì CHƯA THỂ phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện nếu chỉ uống 1 tẹo tèo teo rượu bia.

Mấy hôm nay thông tin vụ nồng độ cồn làm cả làng chúng mình rộn hết cả ràng lên. Cơ mà Nghị định 100/2019 NĐCP ký ngày 30/12/2019 là Nghị định quy định chi tiết Luật GTĐB 2008, Luật Đường sắt 2017 và Luật số 13/2012 (Luật XLVPHC) của Quốc hội. Luật giao thông đường bộ 2008 thì có quy định cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy tức là nếu nồng độ cồn chưa đạt mức ở trên thì không thể xử phạt theo Nghị định 100/2019 bởi Nghị định là văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ quy định cho các cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ thực hiện Luật theo căn cứ ở ngay những dòng đầu của bất kỳ 1 Nghị định nào (hình bên dưới).

Thực tế thì đúng là gần đây có Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định mới, đó là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Điều này có nghĩa từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) thì không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe súc vật kéo và các phương tiện khác tham gia giao thông theo Luật này và về nguyên tắc thì ai vi phạm quy định cấm nêu trên sẽ bị phạt. Tuy nhiên, đến tận hôm nay, khi đã sang năm 2020 được 2 ngày thì vẫn chưa có một quy định nào đề cập đến chế tài đối với những ai vi phạm quy định cấm nêu trên được ban hành. Để có chế tài xử phạt vụ nồng độ cồn này thì hoặc Chính phủ phải ra Nghị định mới trong đó dùng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia làm căn cứ hoặc phải sửa đổi Nghị định 100/2019 NĐCP và đưa thêm Luật này vào làm căn cứ cho NĐ 100

Nhân tiện, nếu các cụ có trách nhiệm thực hiện việc tham mưu, đề xuất chỉnh sửa hay lập mới Nghị định cho hành vi này thì nên ghi rõ định lượng ở mức khởi điểm như “người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 01 miligam/100 mililít máu hoặc 0,1 miligam/1 lít khí thở” thì sẽ hạn chế tranh cãi không cần thiết giữ lực lượng thực thi pháp luật với người vi phạm hơn



Em ủng hộ ra nghị định mới điều chỉnh lại nội dung của nghị định 100 đã ký.Tuy nhiên để sửa nghị định thì chắc cũng hơi lâu nên em đề nghị BCA, GTVT ra thông tư liên tịch để điều chỉnh lại nội dung này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top