[Funland] Rượu bia uống ít vẫn chưa bị chế tài :P

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,743 Mã lực
cHƯA NÓI CÁI MÁY THỔI NỒNG ĐỘ THÌ LÀM THEO TIÊU CHUẨN DÌ, NHẬP CỦA tÀU HAY đỨC HAY ý, mỸ VVV
Giờ các ảnh baỏ có cồn, tài xế nói không thì lấy cccc gì làm chọng tài được?
Máy của các ảnh thì bấm 1 cái in ra kết quả giấy luôn.
Thế nên nó bôi 1 ít nước súc miệng vào đầu ống thử thì cả làng dính hết.
 

chungduclan

Xe buýt
Biển số
OF-320117
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
504
Động cơ
296,114 Mã lực
Theo kinh nghiệm của em thì trưa OK nhưng tối thì không đâu ạ. Trước phi công Nhật hay uống tối và có ông vẫn bị đèn đỏ dù lúc kiểm tra là 21h tối hôm sau. Nói chung tầm sau 24h là ổn nhất :)
Cũng căn nhỉ! Cháu cũng có tý tuổi rồi nên buổi tối ăn cơm nhà thương hay làm 1 lon bia hoặc 1-3 chén rượu. Giờ như này cũng căng nhỉ!
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,893
Động cơ
203,558 Mã lực
Cụ cứ việc TÓM LẠI và nên ghi là "THEO CỤ" vì đó là ý kiến cá nhân của cụ, còn theo em nếu vậy thì Nghị định kia phải thêm căn cứ Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nữa chứ nhể? Luật là Luật chứ cái nọ xọ cái kia mà không ghi rõ thì là ruột mèo cụ ạ. Nghị định kia quy định căn cứ Luật GTĐB 2008 mà không có Luật PC rượu bia nên không thể nói là chính xác được ;)
Không ạ, em không thể ghi là "Theo em" được. Đây là "Theo luật pháp".

Nếu cụ thớt vẫn không nhìn ra thì để em chỉ cho cụ đến khi nhìn ra.

Đây là văn bản của Luật phòng chống tác hại rượu bia: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-Phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-336620.aspx?anchor=khoan_1_35

Mời cụ kéo xuống Điều 35, khoản 1.
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Điều này sửa đổi cho Khoản 8 Điều 8 cũ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-thong-van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy là Luật GTĐB 2008 đã được sửa đổi để phù hợp với Luật phòng chống tác hại rượu bia 2018.

Như vậy là, NĐ100 căn cứ vào Luật GTĐB 2008 sẽ phải theo Khoản 8, Điều 8 mới. NĐ100 đã có đầy đủ căn cứ pháp lý để xử phạt đúng như văn bản của nó, không cần thiết phải bổ sung căn cứ từ Luật phòng chống tác hại rượu bia 2018.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Em ủng hộ nhiệt tình cấm rượu bia khi lái xe. Cho nên hôm qua từ lào cai về HN, say quá em ngả lưng ngủ 1 giấc dọc đường khoảng 30p, xong tỉnh hơn lại lái xe về. Hê hê
vãi cả cái sự nhiệt liệt của cụ :))
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,702
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết bao lâu sau khi uống thì hết nhỉ. Hay hoặc có một mức tối thiểu không dính chứ nhỉ.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Cụ ngáo à. Cái nghị định có có hiệu lực là cứ việc hiệu lực, bất luận văn bản căn cứ, văn bản dẫn chiếu...hết hiệu lực.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực (điều 154, khoản 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Cho nên Luật dẫn chiếu của Nghị định hết hiệu lực, thì Nghị định đó cũng hết hiệu lực.
1. Trường hợp này thì không có luật nào hết hiệu lực cụ ạ > Nghị định hướng dẫn thi hành vẫn hiệu lực.
2. 1 Nghị định, nó hướng dẫn nhiều luật, 1 luật hết hiệu lực thì nghị định vẫn hiệu lực bình thường.
 

ckvnvtbd

Xe buýt
Biển số
OF-69684
Ngày cấp bằng
2/8/10
Số km
969
Động cơ
438,393 Mã lực
Em kê dép ngồi hóng các cụ tranh luận
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ ngáo à. Cái nghị định có có hiệu lực là cứ việc hiệu lực, bất luận văn bản căn cứ, văn bản dẫn chiếu...hết hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực (điều 154, khoản 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

----------

Khái quát thì như thế này ạ: Một văn bản QPPL được xác định là hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định cụ thể trong văn bản;
- Được thay thế bằng văn bản QPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Trường hợp văn bản QPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần và không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực và không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ.

Căn cứ:

Điều 151, 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 

Tac ke

Xe buýt
Biển số
OF-209962
Ngày cấp bằng
13/9/13
Số km
653
Động cơ
317,951 Mã lực
Trước hết xin khẳng định em ỦNG HỘ quy định "đã uống không lái, dù chỉ vài giọt" và em vẫn đang thực hiện như vậy. Tuy nhiên, với các văn bản luật hiện hành thì CHƯA THỂ phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện nếu chỉ uống 1 tẹo tèo teo rượu bia.

Mấy hôm nay thông tin vụ nồng độ cồn làm cả làng chúng mình rộn hết cả ràng lên. Cơ mà Nghị định 100/2019 NĐCP ký ngày 30/12/2019 là Nghị định quy định chi tiết Luật GTĐB 2008, Luật Đường sắt 2017 và Luật số 13/2012 (Luật XLVPHC) của Quốc hội. Luật giao thông đường bộ 2008 thì có quy định cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy tức là nếu nồng độ cồn chưa đạt mức ở trên thì không thể xử phạt theo Nghị định 100/2019 bởi Nghị định là văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ quy định cho các cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ thực hiện Luật theo căn cứ ở ngay những dòng đầu của bất kỳ 1 Nghị định nào (hình bên dưới).

Thực tế thì đúng là gần đây có Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định mới, đó là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Điều này có nghĩa từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) thì không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe súc vật kéo và các phương tiện khác tham gia giao thông theo Luật này và về nguyên tắc thì ai vi phạm quy định cấm nêu trên sẽ bị phạt. Tuy nhiên, đến tận hôm nay, khi đã sang năm 2020 được 2 ngày thì vẫn chưa có một quy định nào đề cập đến chế tài đối với những ai vi phạm quy định cấm nêu trên được ban hành. Để có chế tài xử phạt vụ nồng độ cồn này thì hoặc Chính phủ phải ra Nghị định mới trong đó dùng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia làm căn cứ hoặc phải sửa đổi Nghị định 100/2019 NĐCP và đưa thêm Luật này vào làm căn cứ cho NĐ 100

Nhân tiện, nếu các cụ có trách nhiệm thực hiện việc tham mưu, đề xuất chỉnh sửa hay lập mới Nghị định cho hành vi này thì nên ghi rõ định lượng ở mức khởi điểm như “người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 01 miligam/100 mililít máu hoặc 0,1 miligam/1 lít khí thở” thì sẽ hạn chế tranh cãi không cần thiết giữ lực lượng thực thi pháp luật với người vi phạm hơn



Hic, sai sót cơ bản vậy mà vẫn ban hành nghị định đc nhỉ.
Thêm cái mức phạt dựa vào máy thổi là vô lý, ko có quy trình rõ ràng về lấy máu thử nồng độ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
2. 1 Nghị định, nó hướng dẫn nhiều luật, 1 luật hết hiệu lực thì nghị định vẫn hiệu lực bình thường.
Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.

(Điều 38, khoản 2, điểm c, Nghị định 34/2016/NĐ-CP)

--------------

Giải thích cho bác hiểu nhé:

1. Luật hết hiệu lực thì nội dung tương ứng của Nghị định hết hiệu lực.
2. Luật hết hiệu lực mà không xác định được nội dung tương ứng của Nghị định, thì Nghị định đó hết hiệu lực toàn bộ.
3. Hoàn toàn không có việc Nghị định vẫn hiệu lực bình thường như bác đã viết.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,784
Động cơ
8,911 Mã lực
Đáng lẽ Luật phòng chống rượu bia khi tham gia giao thông phải ghi là Luật phòng chống điều khiển xe có nồng độ cồn chứ các cụ nhỉ?

Anh chống bia, rượu mà dựa vào nồng độ cồn (nước súc miệng cũng bị phạt), vậy đâu phải phòng chống rượu bia mà rộng hơn là chống LỒNG ĐỘ CỒN.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hic, sai sót cơ bản vậy mà vẫn ban hành nghị định đc nhỉ.
Bác chủ thớt "tự suy diễn" là căn cứ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị sai thôi ạ.
Thực tế căn cứ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoàn toàn đúng.

1. Một trong các căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là Luật Giao thông đường bộ 2008.
2. Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019, đã sửa đổi, bổ sung, khoản 8, điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008.
3. Cho nên Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ cần căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008 là đủ, mà không cần căn cứ vào Luật Phòng chống tác hại của rượu bia nữa ạ.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,964
Động cơ
542,395 Mã lực
Theo em thấy thì ít nhất phải 2-3 ngày.
Cái này theo cân nặng, thể trạng mỗi người và quan trọng hơn là lượng cồn đưa vào bao nhiêu, bia bọt nhè nhẹ vài cốc sau 6-8 tiếng là hết, còn rượu nặng mà uống nhiều chắc chắn sẽ lâu hơn.

Cụ nào buôn dần máy đo nồng độ cồn đi là vừa, sắp tới ông nào chả phải sắm 1 cái. :D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đáng lẽ Luật phòng chống rượu bia khi tham gia giao thông phải ghi là Luật phòng chống điều khiển xe có nồng độ cồn chứ các cụ nhỉ?
Anh chống bia, rượu mà dựa vào nồng độ cồn (nước súc miệng cũng bị phạt), vậy đâu phải phòng chống rượu bia mà rộng hơn là chống LỒNG ĐỘ CỒN.
1. Không phải cứ thổi vào máy đo nồng độ cồn của CSGT là bị phạt ngay.
2. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông bị máy đo nồng độ cồn của CSGT phát hiện. Người điều khiển phương tiện giao thông biết rằng họ không uống rượu bia, mà chỉ uống thuốc ho, ăn vải ... thì người điều khiển phương tiện giao thông có quyền yêu cầu được xét nghiệm máu theo điều 3, khoản 3, Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA.
3. Kết quả xét nghiệm máu (2) mới được coi là căn cứ để xử phạt/không xử phạt.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,952 Mã lực
Không ạ, em không thể ghi là "Theo em" được. Đây là "Theo luật pháp".

Nếu cụ thớt vẫn không nhìn ra thì để em chỉ cho cụ đến khi nhìn ra.

Đây là văn bản của Luật phòng chống tác hại rượu bia: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-Phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-336620.aspx?anchor=khoan_1_35

Mời cụ kéo xuống Điều 35, khoản 1.

Điều này sửa đổi cho Khoản 8 Điều 8 cũ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-thong-van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx


Như vậy là Luật GTĐB 2008 đã được sửa đổi để phù hợp với Luật phòng chống tác hại rượu bia 2018.

Như vậy là, NĐ100 căn cứ vào Luật GTĐB 2008 sẽ phải theo Khoản 8, Điều 8 mới. NĐ100 đã có đầy đủ căn cứ pháp lý để xử phạt đúng như văn bản của nó, không cần thiết phải bổ sung căn cứ từ Luật phòng chống tác hại rượu bia 2018.
Xin phép hỏi bác, ngoài lề 1 tý:
Ta hay ban hành 1 Thông tư 01 nào đó.
Rồi, mấy thằng ở trển đẻ ra TT 02, sửa đổi bổ sung TT 02 sửa đổi bổ sung TT 01.
Rồi, sẽ có cái TT 03 + 04 + ....

Tại sao không thể: Vứt cmn cái 01 vô sọt rác, từ giờ ta sử dụng TT 02 (bao gồm toàn bộ các điều cũ của TT 01, thêm bớt vài chỗ), nhỉ???
 

Tnl

Xe hơi
Biển số
OF-468748
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
159
Động cơ
201,406 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Ngoài lề: em có ý tưởng start up là kinh doanh máy đo nồng độ cồn mini (chắc láng giềng có sẵn), có cụ nào thấy khả thi thì share!
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,368
Động cơ
466,509 Mã lực
Các cụ thông thái cho em hỏi, uống trưa hoặc tối hôm trước thì hôm sau đã lái xe được chưa?
Nó k cần biết cụ uống từ hôm nào. Lỡ bị gọi kiểm tra nó đo có nồng độ cồn là ăn phạt thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top