Nó có cả 2 loại.
Một loại là các loại văn bản sửa đổi, bổ sung; văn bản này chỉ sửa đổi, huỷ bỏ, thêm bớt một vài điều, khoản. Điểm đặc biệt là có thể sửa đổi cho nhiều văn bản cũ cùng 1 lúc. VD như cái này sửa một lúc 37 Luật có liên quan đến quy hoạch:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/xay-dung-do-thi/Luat-sua-doi-cac-Luat-co-lien-quan-den-quy-hoach-2018-390511.aspx
Loại kia là văn bản sửa đổi tất cả, thay thế văn bản cũ. Ở phần cuối của loại này sẽ liệt kê ra các văn bản bị huỷ bỏ.
Nguyên nhân vì sao lại có loại văn bản sửa đổi, bổ sung (cụ cứ từ từ để em giải thích hết): Đây là di sản từ thời văn bản còn làm bằng giấy, vận chuyển bằng bưu điện. Nếu cứ sửa 1 điều 1 khoản lại phải huỷ cả văn bản để in lại thì sẽ tốn giấy và tốn tiền vận chuyển. Đây là chưa nói đến các vấn đề nằm ở quy trình soạn thảo, thông qua: Sẽ phải có cả một dự án luật mới đề cập đến mọi điều khoản, tại sao điều này giữ nguyên, tại sao điều kia thay đổi... Mỗi thứ một tí nó đội chi phí lên.
Thế giới có làm như ta không? Có.
VD Mỹ: Hiến pháp Mỹ được viết từ 1776. Từ đó đến nay đã có 27 Tu chính án được thông qua. Các Tu chính án này chính là Hiến pháp sửa đổi bổ sung; Mỹ chưa từng thông qua hiến pháp mới. Các luật bên dưới Hiến pháp, gồm các luật liên bang và luật tiểu bang đều có rất nhiều sửa đổi bổ sung, và thực ra là khá hiếm luật bị huỷ bỏ để làm lại mới mà chủ yếu là sửa đổi bổ sung chồng chéo lên nhau.
VD Quốc tế: Cụ tham khảo một số văn bản quốc tế, như Công ước Geneva (1949) có 3 lần điều chỉnh năm 1977, 1977 và 2005.
Vì sao chuyện này đến giờ vẫn tồn tại: Thực ra, ứng dụng CNTT thì sẽ có thể giải quyết được chuyện này. Mỗi văn bản luật sẽ gắn một mã số định danh (kiểu như CCCD), khi nào sửa thì update cả văn bản. Máy tính sẽ lưu các phiên bản của cùng 1 luật, cùng với các mối quan hệ dẫn chiếu, thời hạn hiệu lực... để tra cứu. Có điều là thế giới nó vẫn để thế thì ắt là có lý do nào đó mà em chưa nghĩ ra.