Trước hết xin khẳng định em ỦNG HỘ quy định "đã uống không lái, dù chỉ vài giọt" và em vẫn đang thực hiện như vậy. Tuy nhiên, với các văn bản luật hiện hành thì CHƯA THỂ phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện nếu chỉ uống 1 tẹo tèo teo rượu bia.
Mấy hôm nay thông tin vụ nồng độ cồn làm cả làng chúng mình rộn hết cả ràng lên. Cơ mà Nghị định 100/2019 NĐCP ký ngày 30/12/2019 là Nghị định quy định chi tiết Luật GTĐB 2008, Luật Đường sắt 2017 và Luật số 13/2012 (Luật XLVPHC) của Quốc hội. Luật giao thông đường bộ 2008 thì có quy định cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy tức là nếu nồng độ cồn chưa đạt mức ở trên thì không thể xử phạt theo Nghị định 100/2019 bởi Nghị định là văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ quy định cho các cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ thực hiện Luật theo căn cứ ở ngay những dòng đầu của bất kỳ 1 Nghị định nào (hình bên dưới).
Thực tế thì đúng là gần đây có Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định mới, đó là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Điều này có nghĩa từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) thì không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe súc vật kéo và các phương tiện khác tham gia giao thông theo Luật này và về nguyên tắc thì ai vi phạm quy định cấm nêu trên sẽ bị phạt. Tuy nhiên, đến tận hôm nay, khi đã sang năm 2020 được 2 ngày thì vẫn chưa có một quy định nào đề cập đến chế tài đối với những ai vi phạm quy định cấm nêu trên được ban hành. Để có chế tài xử phạt vụ nồng độ cồn này thì hoặc Chính phủ phải ra Nghị định mới trong đó dùng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia làm căn cứ hoặc phải sửa đổi Nghị định 100/2019 NĐCP và đưa thêm Luật này vào làm căn cứ cho NĐ 100
Nhân tiện, nếu các cụ có trách nhiệm thực hiện việc tham mưu, đề xuất chỉnh sửa hay lập mới Nghị định cho hành vi này thì nên ghi rõ định lượng ở mức khởi điểm như “người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 01 miligam/100 mililít máu hoặc 0,1 miligam/1 lít khí thở” thì sẽ hạn chế tranh cãi không cần thiết giữ lực lượng thực thi pháp luật với người vi phạm hơn