Theo em việc xử phạt căn cứ theo nghị định, mà có những trường hợp luật và nghị định vênh nhau vẫn xử lý theo nghị định nên chỉ cần quan tâm đến nghị định thôi, để ý đến luật làm gì.
1. Nghị định 100/2019/NĐ-CP không vênh với những Luật mà Nghị định này căn cứ vào.
2. Chỉ có một số bác thắc mắc là: Tại sao chỉ căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008, mà không đưa thêm vào căn cứ những Luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến Luật Giao thông đường bộ 2008 (ví dụ Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019).
3. Những bác nào thắc mắc, xin đọc lại điều 154 (Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực), khoản 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
4. Quốc hội chính là cơ quan nhà nước ban hành tất cả các bộ luật. Khi Quốc hội sửa đổi, bổ sung để làm hết hiệu lực một số điều, khoản, trong một số bộ luật nào đó, thì việc làm này là hợp pháp.
5. Việc tìm hiểu xem những điều, khoản nào trong một bộ luật, đã hết hiệu lực do được sửa đổi, bổ sung bởi một bộ luật khác, là trách nhiệm và quyền lợi của công dân (xin mời xem điều 46, Hiến pháp 2013). Ví dụ Luật Giao thông đường bộ 2008, công dân phải tìm hiểu xem những điều khoản nào, đã được sửa đổi, bổ sung ở những Luật nào. Không lý luận kiểu: Tôi chỉ tuân thủ Luật Giao thông đường bộ 2008 nguyên bản, không thèm quan tâm tới những điều khoản nào, đã được sửa đổi, bổ sung.