[Funland] Rơi máy bay huấn luyện tại Bình Định, 2 phi công nhảy dù thoát hiểm

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,608
Động cơ
328,303 Mã lực
Khó hiểu nhỉ, báo nói máy bay cạn nhiên liệu phi công mới nhảy dù ở độ cao 600m, vậy mà sao nó còn bay được hơn 200km nữa?

Người ta nói cạn là mức không còn an toàn chứ không phải cạn đến tắt động cơ mợ nhé. Khi đã chủ động để nhảy dù thì PC đã cài đặt hướng bay để MB bay tự động đến hết hẳn nhiên liệu thì thôi. Với khoảng cách 200km thì chắc cungz chỉ khoảng 10-15ph bay thôi mợ, ko phải như cái a tô đâu mà nghĩ nó xa quá như thế.
Bản thân MB khi động cơ đã bị tắt thì nó vẫn lượn được hàng chục km nữa mới rơi.
 

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
623
Động cơ
628,199 Mã lực
Nếu hết xăng chắc chắn máy bay không thể lượn đến 200km từ độ cao 600m được. Thế nên chuyện này vẫn còn nhiều điều chưa được rõ ràng.
Cụ khẳng định chắc chắn thế dựa vào đâu?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,725
Động cơ
865,448 Mã lực
Trong ngành bay lượn có thuật ngữ glide ratio là tỉ lệ quãng đường lượn được trên độ cao. Với máy bay cánh cứng tỉ lệ lượn tối đa cỡ 15, tức là 600m độ cao thì lượn được 9km là hết cỡ.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,293
Động cơ
793,176 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
1 số cụ nói tại sao không hạ cánh trên biển.
Trước tiên ta phải xác định. Tính mạng phi công là ưu tiên bảo vệ số 1. Có thể bỏ máy bay chứ nhất định không được đặt phi công vào vị trí nguy hiểm.
Thứ nhất. Đây không phải là thủy phi cơ nên nó không được thiết kế hạ cánh trên mặt nước.
Thứ 2 .phi công không được đào tạo nhiều hạ cánh trên mặt nước. Hạ cánh trên mặt nước chỉ là 1 khoa mục nhỏ. Tức là có học qua thôi.
Máy bay hạ cánh trên mặt nước rất dễ bị vỡ. Lúc này nó sẽ dìm cả phi công xuống biển. Vì khi máy bay vỡ không chắc phi công có thoát ra được ngay.
Trường hợp phi công nhảy dù thì khi máy bay lao xuống nước cũng vỡ nát nó sẽ cắm đầu xuống chứ không lướt đi vì không có người điều khiển.
Nếu nhảy dù thì phải đủ độ cao để phi công có thời gian cắt dù. Rồi rơi xuống biển. Vì nếu không cắt được dù thì dù sẽ chụp lên người phi công và làm phi công không thoát ra được. Nên nhớ phi công đang bị cột chặt vào ghế và dù mắc vào ghế chứ không phải dù đeo trên lưng như vận động viên nhảy dù.
Nếu phi công có tiếp nước an toàn thì cũng vẫn gặp nguy hiểm vì chúng ta không thể cứu hộ ngay được. Vài ngày mới tìm thấy thì rất nguy hiểm.
Nên phương án hạ cánh trong rừng ( cả người và máy bay) là phương án đã được lên kế hoạch từ trước.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
934
Động cơ
793,465 Mã lực
Trong kịch bản là trước khi nhảy dù. Phi công sẽ cài lái tự động hướng máy bay xuống 1 trường bắn. Đây là khu vực do quân đội quản lý và tuyệt đối không có dân thường trong khu vực này.
Còn tại sao lại nhảy dù ở 600m. Là ở độ cao này Rada phòng không vẫn theo dõi được máy bay qua đó sẽ xác định được vị trí máy bay rơi sau này còn trục vớt.
Hơn nữa ở độ cao này vừa đủ cho phi công công bung dù và lái dù đến vị trí an toàn.
Tóm lại là từ lúc sự cố không hạ càng được đến lúc phóng ghế bỏ máy bay là rất nhiều thời gian. Phi công và chỉ huy mặt đất có đủ thời gian để tính toán các phương án. Nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức tối đa.
Vấn đề ở chỗ máy bay không rơi ở trường bắn, mà rơi tận vườn quốc gia Yok Don, gần tới đất Cam.

Người ta nói cạn là mức không còn an toàn chứ không phải cạn đến tắt động cơ mợ nhé. Khi đã chủ động để nhảy dù thì PC đã cài đặt hướng bay để MB bay tự động đến hết hẳn nhiên liệu thì thôi. Với khoảng cách 200km thì chắc cungz chỉ khoảng 10-15ph bay thôi mợ, ko phải như cái a tô đâu mà nghĩ nó xa quá như thế.
Bản thân MB khi động cơ đã bị tắt thì nó vẫn lượn được hàng chục km nữa mới rơi.
200km mà bay 10-15 phút thì tốc độ tới 800-1000km/h rồi, đấy là tốc độ rất cao, các phi công đang tìm cách hạ cánh sẽ không bay ở tốc độ đó. Nhảy dù khi máy bay ở tốc độ đó cũng không hề an toàn vì họ sẽ gặp G-force rất lớn, có thể bị thương.

Máy bay tắt động cơ rồi lượn thì nó chỉ bay xa bằng khoảng 10 lần độ cao (số này là của máy bay thương mại, máy bay chiến đấu có lẽ thấp hơn). Ở trường hợp này phi công nếu tắt động cơ rồi mới nhảy dù thì máy bay chỉ bay thêm vài km là rơi xuống đất rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

tratida2019

Xe buýt
Biển số
OF-826714
Ngày cấp bằng
21/2/23
Số km
514
Động cơ
5,160 Mã lực
Tuổi
43
máy bay trục trặc không thể khắc phục, phi công bung dù an toàn. Có vậy thôi (kể cả không vậy) thì có gì phải bàn luận lắm nhỉ?

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,764
Động cơ
270,366 Mã lực
Khó hiểu nhỉ, báo nói máy bay cạn nhiên liệu phi công mới nhảy dù ở độ cao 600m, vậy mà sao nó còn bay được hơn 200km nữa?

Tôi có 1 thắc mắc, là về độ cao.

Khi pc nhảy dù, độ cao mb là 600m.

Sau khi bay hơn 200km nữa máy bay tiếp đất. Trên quãng đường đó có khá nhiều đồi núi độ cao >600m, máy bay né được hết ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,293
Động cơ
793,176 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vấn đề ở chỗ máy bay không rơi ở trường bắn, mà rơi tận vườn quốc gia Yok Don, gần tới đất Cam.


200km mà bay 10-15 phút thì tốc độ tới 800-1000km/h rồi, đấy là tốc độ rất cao, các phi công đang tìm cách hạ cánh sẽ không bay ở tốc độ đó. Nhảy dù khi máy bay ở tốc độ đó cũng không hề an toàn vì họ sẽ gặp G-force rất lớn, có thể bị thương.

Máy bay tắt động cơ rồi lượn thì nó chỉ bay xa bằng khoảng 10 lần độ cao (số này là của máy bay thương mại, máy bay chiến đấu có lẽ thấp hơn). Ở trường hợp này phi công nếu tắt động cơ rồi mới nhảy dù thì máy bay chỉ bay thêm vài km là rơi xuống đất rồi.
Máy bay quân sự thì diện tích cánh/ khối lượng lớn hơn máy bay thương mại nhiều. Điều này có nghĩa cùng 1 tốc độ máy bay quân sự có lực nâng lớn hơn. Nên khi hết nhiên liệu máy bay trở thành 1 chiếc tàu lượn không điều khiển. Chỉ cần 1 cơn gió ngược chiều. Máy bay sẽ được nâng lên độ cao lớn hơn ngay.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,326
Động cơ
1,778,901 Mã lực
1 số cụ nói tại sao không hạ cánh trên biển.
Trước tiên ta phải xác định. Tính mạng phi công là ưu tiên bảo vệ số 1. Có thể bỏ máy bay chứ nhất định không được đặt phi công vào vị trí nguy hiểm.
Thứ nhất. Đây không phải là thủy phi cơ nên nó không được thiết kế hạ cánh trên mặt nước.
Thứ 2 .phi công không được đào tạo nhiều hạ cánh trên mặt nước. Hạ cánh trên mặt nước chỉ là 1 khoa mục nhỏ. Tức là có học qua thôi.
Máy bay hạ cánh trên mặt nước rất dễ bị vỡ. Lúc này nó sẽ dìm cả phi công xuống biển. Vì khi máy bay vỡ không chắc phi công có thoát ra được ngay.
Trường hợp phi công nhảy dù thì khi máy bay lao xuống nước cũng vỡ nát nó sẽ cắm đầu xuống chứ không lướt đi vì không có người điều khiển.
Nếu nhảy dù thì phải đủ độ cao để phi công có thời gian cắt dù. Rồi rơi xuống biển. Vì nếu không cắt được dù thì dù sẽ chụp lên người phi công và làm phi công không thoát ra được. Nên nhớ phi công đang bị cột chặt vào ghế và dù mắc vào ghế chứ không phải dù đeo trên lưng như vận động viên nhảy dù.
Nếu phi công có tiếp nước an toàn thì cũng vẫn gặp nguy hiểm vì chúng ta không thể cứu hộ ngay được. Vài ngày mới tìm thấy thì rất nguy hiểm.
Nên phương án hạ cánh trong rừng ( cả người và máy bay) là phương án đã được lên kế hoạch từ trước.
Ngoài biển việc tìm kiếm, trục vớt để điều tra đều rất khó khăn.
Cả việc sinh tồn cũng vậy.
Ko ai ưu tiên hướng ra đó cả.
 

allan

Xe hơi
Biển số
OF-364079
Ngày cấp bằng
22/4/15
Số km
176
Động cơ
262,711 Mã lực

Em chụp ở một bài báo. Tỉ lệ phi công mỹ tại miền bắc còn sống khi máy bay rơi chưa đến 1/3 ( 687 sống, 1500 chết ) thì có thể thấy nhẩy dù khỏi máy bay khá là khó khăn chứ không đơn giản, cả hai cụ phi công ta sống sót là rất giỏi rồi.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
934
Động cơ
793,465 Mã lực
Máy bay quân sự thì diện tích cánh/ khối lượng lớn hơn máy bay thương mại nhiều. Điều này có nghĩa cùng 1 tốc độ máy bay quân sự có lực nâng lớn hơn. Nên khi hết nhiên liệu máy bay trở thành 1 chiếc tàu lượn không điều khiển. Chỉ cần 1 cơn gió ngược chiều. Máy bay sẽ được nâng lên độ cao lớn hơn ngay.
Diện tích cánh chỉ là 1 phần, lực nâng còn phụ thuộc vào độ dày của cánh và góc tấn. Máy bay chiến đấu có cánh mỏng hơn nhiều so với máy bay thương mại.

Máy bay chiến đấu không phải tàu lượn, nó không được thiết kế để lượn, nên nó không thể lượn quá xa được. Các tàu lượn có thể lượn xa là nhờ phi công giỏi + thiết kế đặc biệt để lượn xa. Cả 2 yếu tố này đều không có trong trường hợp rơi máy bay này.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,062
Động cơ
397,914 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
1000008162.jpg

Trên wikipedia cập nhật nhanh thật, đã có thông tin vụ ngày 06.11.2024. Cứu hộ 2 phi công an toàn.
YAK 130 là máy bay phản lực huấn luyện. Đã có nhiều vụ tai nạn rồi.
Nên mừng khi 2 phi công vẫn an toàn.
ngay lúc chiều 06
đã có trên barn tiếng việt .

vụ bangladesh là các thánh làm trò xoáy khoan ngay sát mặt đất . bay leen được là may mắn .
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,293
Động cơ
793,176 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Diện tích cánh chỉ là 1 phần, lực nâng còn phụ thuộc vào độ dày của cánh và góc tấn. Máy bay chiến đấu có cánh mỏng hơn nhiều so với máy bay thương mại.

Máy bay chiến đấu không phải tàu lượn, nó không được thiết kế để lượn, nên nó không thể lượn quá xa được. Các tàu lượn có thể lượn xa là nhờ phi công giỏi + thiết kế đặc biệt để lượn xa. Cả 2 yếu tố này đều không có trong trường hợp rơi máy bay này.
Lúc nó hết nhiên liệu thì nó thành tàu lượn chứ còn gì nữa. Tất nhiên là không như 1 cái tàu lượn được. Nhưng nếu có cơn gió ngược chiều là vẫn nâng độ cao lên.
Hơn nữa khi ghế phóng được kíp hoạt. Thì kính buồng lái, ghế và phi công sẽ làm giảm khối lượng phía đầu máy bay. Điều này làm máy bay ngóc đầu lên.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,680
Động cơ
335,705 Mã lực
Lúc nó hết nhiên liệu thì nó thành tàu lượn chứ còn gì nữa. Tất nhiên là không như 1 cái tàu lượn được. Nhưng nếu có cơn gió ngược chiều là vẫn nâng độ cao lên.
Hơn nữa khi ghế phóng được kíp hoạt. Thì kính buồng lái, ghế và phi công sẽ làm giảm khối lượng phía đầu máy bay. Điều này làm máy bay ngóc đầu lên.
Cụ nói sai sai. Khi không có nắp copit gió thổi vào buồng lái làm dìm đầu mb xuống chứ nhể. Nó ngược với kéo cánh tà khi hạ cánh mb ngóc đầu lên.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,006
Động cơ
459,233 Mã lực
Chả biết các cụ thấy ntn, chứ e thấy có cái gì đấy sai sai.
1. Phi công chả nhẽ ko có thiết bị gì định vị đi kèm mà phải dùng đt gửi vị trí (chắc qua Zalo)
2. Thưởng 10tr cho ai cung cấp thông tin vị trí rơi máy bay :(
Nếu phi công nhảy dù bị chết thì không nói, nhưng phi công còn sống mà không có thiết bị liên lạc để gọi cứ hộ thì thật là kém. Từ những năm 196X, máy bay Mỹ bị phòng không miền Bắc Việt Nam bắn cháy máy bay, phi công nhảy dù ra, nếu dân quân không kịp bắt phi công thì chỉ một lúc sau sẽ có trực thăng Mỹ đến đón phi công đi mất.
 

T62

Xe hơi
Biển số
OF-50554
Ngày cấp bằng
9/11/09
Số km
109
Động cơ
457,250 Mã lực
Sao kg cố hạ bằng bụng trên mặt nước nhỉ? Mất cái máy bay mất vài tr USD, tiếc quá :)
Trong phim Hollywood, còn có nhiều cách khác như cử trực thăng, máy bay tốc độ tương đương, bay song song, tiếp cận và đưa thợ máy bay sang khắc phục lỗi không nhả càng ...
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,608
Động cơ
328,303 Mã lực
Diện tích cánh chỉ là 1 phần, lực nâng còn phụ thuộc vào độ dày của cánh và góc tấn. Máy bay chiến đấu có cánh mỏng hơn nhiều so với máy bay thương mại.

Máy bay chiến đấu không phải tàu lượn, nó không được thiết kế để lượn, nên nó không thể lượn quá xa được. Các tàu lượn có thể lượn xa là nhờ phi công giỏi + thiết kế đặc biệt để lượn xa. Cả 2 yếu tố này đều không có trong trường hợp rơi máy bay này.
MB chiến đấu có tốc độ rất lớn, 800-1000km/h là bình thường. Như con Mig21 mà bay với tốc độ 450km/h là máy bay đã bị tròng trành rất khó điều khiển.
Con YAK130 là máy bay thế hệ 4, kết cấu thân cũng góp phần tạo lực nâng với cánh nên nó mang được tải trọng rất lớn. Nhìn cấu hình full tải của nó thì bom, tên lửa treo kín cánh luôn- vì vậy nó vẫn được coi là MB chiến đấu hạng nhẹ, khi cần vẫn cho nó đi oánh nhau tốt. Khi bay huấn luyện không mang theo vũ khí thì máy bay rất nhẹ, nên khả năng nó lượn được xa cũng dễ hiểu thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top