Ngôn ngữ không phù hợp
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 20/11/24)
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 20/11/24)
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Bên quân đội thông báo khoanh vùng ba tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đăk Lăk, nếu không có radar chạy cơm thì giờ này chắc vẫn trong rừng để tìm.Sao cụ lại nghĩ thế. Theo dõi nó bằng radar phòng không mà. 600m là quá ok rồi.
Tên lửa hành trình phải bay ở độ cáo 15m để tránh Radar đấy.
Radar phòng không thì bố trí khắp cả nước chứ có phải mỗi khu vực sân bay đâu.
Ngay khi máy bay rơi là bên quân đội đã khoanh vùng được khu vực rồi.
Chính vì thế mà ý tôi nói đừng thần thánh hóa radar, tùy vụ việc thôi, có phải lúc nào radar cũng phát hiện được hết đâu, có gì sai nhỉ, cụ định phản biện gì nhỉ.Anh mắc bệnh kết luận vội rồi.
Trước hết về rada có 2 loại sơ cấp và thứ cấp.
Loại sơ cấp phát sóng và thu tín hiệu về. Cũng chia thành dân sự và quân sự.
Loại dân sự của hàng không có tầm ngắn nên máy bay đến gần sân bay mới phát hiện được.
Loại quân sự tầm bao nhiêu, giờ nào phát giờ nào nghỉ không biết, đây là bí mật.
Lý do là khi anh phát rada thì chưa biết anh phát hiện được gì nhưng người khác đã biết anh là ai? Chỗ nào đang hở sườn nên các nước khá dè dặt trong việc bật rada sơ cấp. Nó giống như ông bảo vệ mang đèn pin đi tuần đêm, phải có gì khả nghi ông ấy mới bật chứ để sáng liên tục khác gì bảo trộm là chờ tao đi qua rồi hẵng trộm.
Vì vậy, trời quang, mây tạnh, không thù oán gì với láng giềng thì 1 vệt Singapore, Malaysia, Thailand, Cambodia ông nào phát rada, ông nào tắt và có phát hiện đc gì không mãi mãi nằm trong vòng bí mật vì MH370 quay gót rồi nên nói ra lại mếch lòng hàng xóm.
Sang rada thứ cấp, nó là thiết bị thu tín hiệu phát đáp của máy bay, loại này dân có đầy, họ kết nối với trang web ví dụ flightrada thì các ông dân lên xem nhòe các chuyến bay kể cả chuyên cơ tổng thống.
Nhưng MH370 tắt thiết bị này nên nó biến mất khỏi màn hình rada.
Giăng bẫy thì không rõ, chứ bắn hạ bọn cứu hộ thì đầy.Ngày xưa mình có bài nào để giăng bẫy mấy con cứu hộ này không nhỉ, đại khái phát hiện phi công rồi nhưng không bắt ngay mà để nó gọi cứu viện đến bắt một thể?
Vì anh tổ lái sang hướng rada không phát hiện ra nên tôi mới trích dẫn và anh đánh trống lảng ở cmt này.Chính vì thế mà ý tôi nói đừng thần thánh hóa radar, tùy vụ việc thôi, có phải lúc nào radar cũng phát hiện được hết đâu, có gì sai nhỉ, cụ định phản biện gì nhỉ.
- Vụ tập kích Sơn Tây các máy bay trực thăng đã bay thấp, chọn đường đi lắt léo qua các dãy núi để tránh radar. Nếu phía VN phát hiện được toán máy bay trực thăng này thì đã không để yên.Vì anh tổ lái sang hướng rada không phát hiện ra nên tôi mới trích dẫn và anh đánh trống lảng ở cmt này.
Để bổ xung thêm:
1 - Vụ tập kích Sơn Tây Mỹ huy động 92 phi công làm nhiệm vụ từ nhiều hướng kể cả nghi binh đánh HP.
Khi đội tập kích đến thì có nghe Mig 21 ở Đa Phúc xin lệnh cất cánh nhưng không được duyệt.
Hai chiếc F105 hỗ trợ trên cao thì 1 bị SAM bắn rơi, 1 bị hư hại nặng.
2 Vụ đánh bom Sứ quán Pháp tại HN.
Thông tin từ Mỹ là 10 chiếc A7, 4 chiếc F4, 3 chiếc A6 đánh bom ga Gia Lâm và bị pháo phòng không đánh chặn dữ dội và 6 SAM phóng lên.
Bom Mỹ rơi tận Đại sứ quán Pháp (không rõ dụng ý hay tai nạn)
3 - MH 370 bay đến gần Igari Waypoint tiếp giáp giữa vùng kiểm soát bay Singapore với vùng kiểm soát bay HCMC (còn lâu mới đến không phận VN) thì chào Sin và tắt phát đáp và rẽ trái.
Lúc sau kiểm soát HCMC gọi MH370 không thấy mới tá hỏa gọi cho Sin.
Vậy nên anh nói rada không phát hiện là chưa đúng. Rada Malaysia có phát hiện ra nhưng mãi sau này họ mới xác nhận. Các nước khác thì họ chả nói gì.
Đây là còm cuối:- Vụ tập kích Sơn Tây các máy bay trực thăng đã bay thấp, chọn đường đi lắt léo qua các dãy núi để tránh radar. Nếu phía VN phát hiện được toán máy bay trực thăng này thì đã không để yên.
- Vụ ném bom Lãnh sự quán Pháp có một máy bay đánh lén, bay rất thấp để tránh radar, nó định ném bom vào trụ sở Đài tiếng nói VN cách đó 100 mét nhưng 1 quả bom lạc sang Lãnh sự quán Pháp và 1 quả bom rơi vào nhà 30 Nguyễn Du, đài báo động chỉ kịp báo là: máy bay địch cách Hà Nội 30km thì vài giây sau bom đã nổ rồi.
- Vụ MH370 Đài kiểm soát HCMC đã nhận tiếp quản MH370 rồi, nhưng sau đó không biết bay đi đâu, chứng tỏ radar không kiểm soát được.
Em đoán mò là cơ quan cụ mua của Victoria phải ko nhỉ ? Còn chính xác đến cm như ghi trên sản phẩm cũng tùy thời gian chớ... E dùng loại ngày xưa tận 5 phút, mức độ chính xác thì e ko nhớ là bao nhiêu.Cơ quan tôi dùng DGPS từ năm 1995, lúc đó phải mua 75 triệu một bộ và chưa bao giờ bị mây mưa mà không đo được, đó là loại DGPS kết nối được với toạ độ chuẩn quốc gia, độ chính xác đến cm. Về việc dùng BTS của viettel các cụ ở trên nói rồi, tôi không nói lại nữa, nhưng ở đây cụ đang hỏi ở trường hợp rừng rộng không có sóng di động, thì tôi mới nói đến bộ đàm, bây giờ cụ lại nói vẹo sang dùng trạm di động, thôi tranh luận vặn vẹo cụ nhé.
Theo kế hoạch từ trước mà cụ :Có 1 điểm em hơi thắc mắc, là sao ko cho phi ra biển nhỉ? Ra đó thì chắc là an toàn hơn để rơi ở đất liền rồi. Hay sợ không thu hồi được máy bay?
Tôi không nhớ tên công ty, nhưng đại khái là mua của công ty sân sau của Thứ trưởng Bộ TNMT ông ĐHV. Đặt chế độ đo DGPS khi đặt chọn tọa độ mốc cho 8 Trung tâm của cơ quan tôi, có kết nối với tọa độ gốc quốc gia. Còn anh em đi đo tọa độ các vị trí đặt đài vô tuyến điện như trạm vi ba, BTS, đài phát thanh - truyền hình ... thì chỉ đặt chế độ GPS cho nhanh và không đòi hỏi độ chính cao, lệch vài mét không ảnh hưởng gì. Tất nhiên anh em đi đo cũng tránh đo lúc trời mưa, nhưng ngay lúc mưa vẫn đo được, chỉ chờ thêm chưa đến một phút thôi. Trước kia hệ thống có 24 vệ tinh trên quỹ đạo, bây giờ sau nhiều lần bổ sung các vệ tinh lên gần 100 rồi, việc đo sẽ nhanh hơn.Em đoán mò là cơ quan cụ mua của Victoria phải ko nhỉ ? Còn chính xác đến cm như ghi trên sản phẩm cũng tùy thời gian chớ... E dùng loại ngày xưa tận 5 phút, mức độ chính xác thì e ko nhớ là bao nhiêu.
Còn GPS hay bất kể cái gì liên quan đến vệ tinh đều có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết cụ ạ, mây mưa thì mất thời gian hơn, hôm nào mây mù kết nối điện thoại vệ tinh bao giờ cũng khó hơn trời quang mây tạnh.