[Funland] Review Sách hay

ca_voi

Xe lăn
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
14,047
Động cơ
534,593 Mã lực
Em đang đọc cuốn Atomic Habits, cụ nào đọc cùng em không?
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
O

Nổ địa chỉ sđt vào chỗ kia, em cho thằng đệ em, chuyên viên cao cấp của 1 tập đoàn vận tải hành khách đa quốc gia, dâng tận gót sen của Trang.
Đù, nịnh đầm xong trúng gió trẹo khớp mồm rồi :D
Thật đúng chả cái dại nào giống cái dại nào :))
 

doanhmarket

Xe tải
Biển số
OF-608849
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
266
Động cơ
123,780 Mã lực
Tuổi
24
Website
korean-air.biz
cccm share em nguồn tải mấy sách này online được không ạ, nếu mua hết 1 đống này chắc cũng bộn :D
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,240
Động cơ
688,513 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
O

Nổ địa chỉ sđt vào chỗ kia, em cho thằng đệ em, chuyên viên cao cấp của 1 tập đoàn vận tải hành khách đa quốc gia, dâng tận gót sen của Trang.
Đù, nịnh đầm xong trúng gió trẹo khớp mồm rồi :D
Có giới hạn thời gian mượn không ạ? :D
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực

Sangrila

Xe hơi
Biển số
OF-146727
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
158
Động cơ
361,798 Mã lực

Em thích văn học Pháp. Các tác phẩm đọc chủ yếu của nước Pháp. Trong đó thích nhất là Không gia đình. Em xem qua phim rồi mới tìm đến đọc truyện. Đọc còn hay và hấp dẫn, chân thật hơn phim nhiều.
Cá nhân em thấy nếu ai chưa đọc truyện thì đó là một bộ phim hay, đẹp, đầy tính nhân văn. Còn đã đọc trước truyện rồi thì việc chuyển thể thành phim là một thất bại thảm hại (em nhấn mạnh là cá nhân em).
 

BRIA

Xe tải
Biển số
OF-588836
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
403
Động cơ
138,102 Mã lực
Tuổi
36
Có chút thời gian em lại comment tiếp về sách. Lần này, em nói về sách Non-fiction là dòng sách không phải tiểu thuyết.

Nói về sách non-fiction/phi tiểu thuyết, đây cũng chỉ là một cách phân loại rất chung để phân biệt với tiểu thuyết. Thuộc loại này có vô vàn dòng sách khác nhau: sách “dạy làm người”, sách dạng “giáo khoa”, sách chuyên khảo về khoa học (tự nhiên lẫn xã hội), sách dạng hồi ký về bất cứ vấn đề gì (chiến tranh, tôn giáo, công danh, tình ái...), sách truyền bá quảng đại công chúng (về khoa học, tôn giáo, đời sống, tâm linh.v.v...), và các loại sách không xếp vào dòng nào được...Các loại này bao trùm cả một quãng lịch sử loài người từ thời có chữ viết cho tới tận bây giờ. Và thực ra để bình phẩm sách quả thật rất khó bởi sự đa dạng! Nó phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của người đọc.

Về cái dòng non-fiction nói chung này, cá nhân em rất ít đọc những cuốn sách có mục đích “dạy đời” kiểu như các loại “dạy làm giàu”, “các thể loại bí quyết” hay các thể loại “ba bước..., mười bước...”; không phải chúng không có ích ở một khía cạnh nào đó nhưng đọc xong, hầu như ta chả áp dụng được cái gì hoặc thấu hiểu thêm cụ thể được cái gì vì bị lạc vào một mê cung những tổ hợp lời khuyên/hướng dẫn.v.v...Đọc sách là để suy tưởng và chiêm nghiệm là chính mà!

Đối với em, có 3 cuốn non-fiction thuộc vào loại “gối đầu giường”, đọc nhẩn nha, đọc tùy theo ý thích, có thể cóc nhảy hoặc đọc đi đọc lại; hoặc bỏ bẵng 2,3 năm sau mới đọc lại một chỗ cụ thể nào đó; đó là:

1. Cuốn “On War”/ Bàn về chiến tranh của Carl Von Clausewitz;

2. Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ;

3. Cuốn “Ngũ Luân Thư” của Myamoto Mushashi.





Bàn về chiến tranh là một trong những tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên về các chiến lược quân sự hiện đại do ông tướng đế quốc Phổ Clausewitz viết. Nhà mình đã dịch ra tiếng Việt từ những năm 70 thế kỷ trước (NXB Quân đội) thuộc dòng sách tham khảo không bán rộng rãi. Mãi sau này mới cho bán ra ngoài. Cuốn sách có hơi hướng triết học này đã kết hợp được giữa các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của một cuộc chiến tranh. Ông cũng là người đưa ra định nghĩa: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác, phương tiện đấu tranh vũ trang". Các mục tiêu quân sự trong chiến tranh hỗ trợ các mục tiêu chính trị và chia làm hai loại: "chiến tranh để đạt được mục tiêu hạn chế" và chiến tranh để "giải giáp" kẻ thù: "khiến đối phương bất lực về chính trị hoặc bất lực về quân sự.

Binh pháp Tôn Tử (trong tiếng Anh nó được gọi là The Art of War/ Nghệ thuật chiến tranh) là cuốn sách bàn về chiến lược chiến thuật chiến tranh do Tôn Vũ soạn thảo vào đời Xuân Thu. Đó là cả một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Cuốn sách bao gồm 13 phần liên quan tới các “thủ thuật” triển khai trong tiến hành các hoạt động của chiến tranh như: Kế sách; Tác chiến; Mưu công; Hỏa công; gián điệp.v.v...Sách cũng đã có tiếng Việt.

Ngũ luân thư/Gorin no Sho là một cuốn sách dạy binh pháp do một kiếm khách Nhật Bản tên là Miyamoto Musashi biên soạn. Cũng giống như cuốn Binh pháp Tôn Tử, nội dung của Ngũ luân thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp. Cuốn sách thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Tên sách, Gorin no Sho hay "Ngũ Luân Thư", bắt nguồn từ quan niệm ngũ đại trong Phật giáo Mật tông. Sách gồm 5 quyển lần lượt là "địa", "thủy", "hỏa", "phong" và "không". Musashi tự xưng phái kiếm của mình là Niten Ichi-ryu, ông giới thiệu về cuộc đời và công phu binh pháp của mình và đưa ra quan điểm "Niten Ichi-ryu như dòng nước dẫn đường", trong đó thân pháp, kiếm chiêu linh hoạt uyển chuyển như nước chảy. Cuốn này cũng có tiếng Việt.

Cái hay ở 3 cuốn sách này không chỉ ở giá trị lịch sử và kiến thức trực tiếp từ chúng, mà còn ở những giá trị gián tiếp, chiêm nghiệm được qua những ý tưởng trong các cuốn sách để đưa nó vào giải quyết những vấn đề của cá nhân trong cuộc sống lẫn nghề nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở hàng loạt sách “dạy đời” ăn theo Binh pháp Tôn Tử của Tung Của. Cái hay của mấy cuốn sách này là mỗi thời kỳ của cuộc đời mình đọc lại và ngấm/chiêm nghiệm theo mỗi kiểu khác nhau. Chẳng hạn thời kỳ tiền bạc khó khăn, lại hay xem phần liên quan tới lý thuyết phòng thủ (trong Bàn về chiến tranh), hay bàn về đoản kiếm/”hậu thủ” (trong Ngũ Luân Thư) hoặc bàn về Mưu công (trong Binh pháp Tôn Tử)!...Một thực tế là càng già đi, đọc lại càng thấy vỡ ra một số thứ mà hồi trẻ chưa nghiệm ra được!

Em giới thiệu một cuốn non-fiction vừa đọc gần đây nhất - cuốn "Chữa bệnh theo tượng số Chu Dịch"

Hai tác giả Trung Quốc : Lý Ngọc Sơn và Lý Kiện Dân đưa ra lý thuyết mỗi cơ quan nội tạng của cơ thể có tính tương đồng và gắn liền với tượng bát quái, và do đó ứng với một số tự nhiên tương ứng.

Khi người bệnh đọc một nhóm số bát quái thì sẽ tạo sóng năng lượng đến bộ phận tương ứng với nhóm số này và có tác dụng tích cực để chữa bệnh tương tự như khí công.

Nghe rất vô lý phải không ạ?

Nhưng cái hay của cuốn sách này là giải thích công năng các cơ quan nội tạng theo y học phương Đông rất rõ ràng, và chịu khó suy luận sẽ thấy được nhiều khá hay:

- Phổi thông với da lông, nên nếu phổi khoẻ thì da mịn màng đàn hồi và ngược lại (suy ra các mợ nên tập trung vào luyện thở thay vì bỏ tiền mua phấn nhé!)

- Tỳ đưa dinh dưỡng cho gân cơ, thông với môi, suy ra môi đỏ là người có gân cơ mạnh mẽ (các mợ nên đi tập gym để khỏi phải dùng son)

- Tim khai khiếu ở lưỡi, nếu lưỡi có màu khác thường dễ bị bệnh ở tim.

- Gan đưa máu đi nội tạng, khai khiếu ở mắt, nếu vàng là gan bị bệnh.

- Thận đưa dịch đến phủ tạng, khai khiếu ở tai, đưa dưỡng chất cho tóc, suy ra những người tai thính thận rất khoẻ, và những người ít tóc thường không khoẻ thận (khá tương hợp với quan điểm ít tóc thì sinh lý kém của châu Âu).

Về lý thuyết dùng niệm số để chữa bệnh, như nói trên, rất vô lý, nhưng nếu đi kèm với lý thuyết tự ám thị (hay thôi miên) để tác động đến cơ thể (ví dụ tưởng tượng cánh tay mình rất nặng) thì lại có ý nghĩa, bởi vì nếu bỏ qua ý nghĩa tượng số, khi gắn một số tự nhiên nào đó với nội tạng để người bệnh đọc lên (với điều kiện phải giải thích số đó gắn với bộ phận gì, nằm ở đâu trong cơ thể), thì khi đọc lặp lại liên tục dòng số này, người bệnh đang thực hiện việc hướng đến bộ phận nội tạng được chỉ định, như vậy có thể tập trung năng lượng của cơ thể đưa đến và tạo ảnh hưởng tích cực cho bộ phận này của cơ thể.

Mời các cụ mợ chuột bạch ạ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Hồng Ca

Xe tải
Biển số
OF-644805
Ngày cấp bằng
30/4/19
Số km
311
Động cơ
119,149 Mã lực

em nhớ mãi truyện này, được đọc hồi bé các cụ ạ :)
 

Dương DD

Xe máy
Biển số
OF-609659
Ngày cấp bằng
15/1/19
Số km
81
Động cơ
121,410 Mã lực
Tuổi
33
sách em đọc nhiều hồi sinh viên, giờ chả nhớ gì mấy :))
 

xrk

Xe đạp
Biển số
OF-550276
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
24
Động cơ
157,642 Mã lực
Tuổi
41
Cụ đọc cuốn "Trí tuệ nhân tạo" chưa? Nếu đọc rồi cho em ý kiến!
Em chưa đọc quyển sách nào về AI cả. Nhưng có nhiều tác giả viết về AI, bác đang nói đến cuốn cụ thể nào?
Chắc em cũng ráng dành thời gian để đọc, vì công việc em hiện tại có 1 phần về BI và hiện nay là AI.
 

BMV_HN

Xe điện
Biển số
OF-395291
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
2,111
Động cơ
253,417 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội.
Em tìm quyển người: Người lính thợ đông dương thuộc Pháp mà k biết mua ở đâu.
 

xrk

Xe đạp
Biển số
OF-550276
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
24
Động cơ
157,642 Mã lực
Tuổi
41
Các bác có nhớ cuốn sách/ truyện đầu tiên là cảm hứng cho các bác đọc sách không? Em vẫn nhớ như in cuốn đầu tiên em đọc là "2 vạn dặm dưới đáy biển" khi đang học lớp 6 đầu những năm 90, thời đó sách truyện cho học sinh là cực hiếm vì e ở quê và ba mẹ cũng không phải dân đọc sách. Đó cũng là lần đầu tiên mở ra cho em một thế giới quan khác, bên ngoài lãnh thổ VN và bên ngoài những thứ thông thường và bên ngoài tất cả những gì về công nghệ em có thể tưởng tượng được ở cái thời lạc hậu lúc đó.
Đến năm cấp 3 thì em lại có cảm hứng với lịch sử, đọc gần hết sách lịch sử của thư viện tỉnh nhà trong hè năm lớp 11 (Mặc dù là dân ban A xịn hẳn hoi), quyển ấn tượng nhất với em là "Ba lần chống quân Nguyên Mông", em không nhớ tác giả nhưng hình như tổng cộng 3 tập.
Năm 2 đại học, được 1 ông anh dấm dúi cho cuốn sách của phía "địch" :D. Hồi đó internet mới vào VN, thông tin sách vở không thông suốt nên thông tin toàn kiểu chính thống 1 chiều (trừ việc ông ba em hay mở đài BBC em nghe ké). Quyển sách có tựa em không nhớ rõ lắm, đại khái là "2 bên cuộc chiến" của tác giả Nguyễn Tuân/Tuấn gì đó viết trước năm 75 về chủ nghĩa CS và TB, mở ra cho em nhiều điều mới mẻ sau một năm được nhồi sọ Triết, Lịch Sử Đảng...ở trường :D. Em vẫn đang tìm lại cuốn sách này, bác nào đọc hay biết tên chính xác cho em biết với nhé.
(Em note lại cuốn này không phải là Bên Thắng Cuộc nhé, sách viết thập kỷ 70 và lúc em đọc thì Bên THắng Cuộc còn chưa viết, kẻo có bác đọc thoáng qua lại nhầm)

Việc đọc sách mang lại lợi ích quá lớn, tiếc là người VN rất rất ít có thói quen này. Câu chuyện của các bác thì sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
2,549
Động cơ
452,298 Mã lực
Tây Dương Gia Tô bí lục - Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

Vào cuối thế kỷ XVIII, giám mục khâm mạng toà thánh ở Việt Nam phán quyết giải tán dòng Tên, sáp nhập giáo đồ vào dòng Đôminic (tức Đômingô). Giáo đồ trấn Sơn Nam Hạ không chịu mất dòng, đã trích quỹ nhà thờ và quyên góp thêm được một số tiền tạm đủ, khẩn thiết khẩn cầu hai giám mục địa phận Nam Chân (nay là vùng Hải Hậu, Hà Nam Ninh) là Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hoà Đường sang Tây Dương đưa đơn khiếu nại lên Giáo hoàng. Hai ông sợ giáo đồ đồng loạt bỏ đạo, đã nhận lời ra đi. Qua Ma Cao, đi thuyền biển mất sáu tháng, hai ông đến La Mã khoảng giữa năm 1793, đưa đơn khiếu nại và được vào bệ kiến Giáo hoàng. Hai ông được đón tiếp ân cần trang trọng như lời thỉnh cầu khôi phục dòng đạo thì không được giải quyết. Cũng trong dịp đó, hai ông được Giáo hoàng đặc cách cho đọc một tập tài liệu mật của giáo hội. Qua đó, từ mặt trái của vấn đề, hai ông đã nhận ra rằng từ lâu người Tây Dương đã có ý đồ lợi dụng việc truyền đạo để xâm lược các nước ngoài, trong đó có nước ta. Về nước vào năm 1794, hai ông cùng nhau ôn trí nhớ, ghi lại nội dung cuốn sách đã được đọc trong điện Giáo hoàng, đặt tên là Gia Tô bí pháp (phép kín đạo Gia Tô), cất kín trong tráp để đợi thời, rồi bỏ chức giám mục mà ra khỏi đạo.

Hai chục năm sau, hai thầy cả trẻ quê ở Hải Dương là Nguyễn Văn Hoằng (hiệu Bá Am) và Trần Đức Đạt (hiệu Trịnh Hiên), tuy chưa ra nước ngoài, nhưng bằng vào kinh nghiệm riêng của mình cũng rút ra được kết luận tương tự. Hai ông tìm đến Nam Chân thăm hai giám mục già. Bấy giờ là năm 1806, Phạm Ngộ Hiên qua đời, Nguyễn Hoà Đường gặp người cùng chí hướng, vui mừng đem sách Gia Tô bí pháp trao cho Văn Hoằng, Đức Đạt. Họ cũng lấy ra một tập sách đã khởi thảo đưa nhờ cụ Nguyễn đọc giúp. Nguyễn Hoà Đường xem xong, sốt sắng đóng góp ý kiến sửa chữa thêm bớt “khiến cho người ta xem xong đều biết những thủ đoạn lừa bịp của bọn giặc Tây Dương”. Sau lần ấy, Văn Hoằng ở lại Thăng Long, Trần Đức Đạt về quê chưa được bao lâu thì chết vì bị đầu độc bởi kẻ xấu tay sai của bọn đội lốt thầy tu nước ngoài. Đau xót trước cái chết của bạn, Văn Hoằng đóng cửa không ra khỏi nhà, biên tập lại Tây Dương Gia Tô bí lục một lần nữa rồi thuê người viết chữ khắc in. Sách in xong năm Gia Long 11 (1812), bày bán ở các phố chợ Thăng Long. Không ngờ Toà Tổng giám mục biết chuyện, xuất tiền sai người đi lùng mua hết số sách đã in ra, lại mua luôn cả ván in đem về tiêu huỷ. Văn Hoằng vô cùng căm giận, tìm cách cất giấu một bản chép tay để lưu lại cho đời sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Minhnguyen1012

Xe hơi
Biển số
OF-391850
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
161
Động cơ
238,220 Mã lực
Các bác có nhớ cuốn sách/ truyện đầu tiên là cảm hứng cho các bác đọc sách không? Em vẫn nhớ như in cuốn đầu tiên em đọc là "2 vạn dặm dưới đáy biển" khi đang học lớp 6 đầu những năm 90, thời đó sách truyện cho học sinh là cực hiếm vì e ở quê và ba mẹ cũng không phải dân đọc sách. Đó cũng là lần đầu tiên mở ra cho em một thế giới quan khác, bên ngoài lãnh thổ VN và bên ngoài những thứ thông thường và bên ngoài tất cả những gì về công nghệ em có thể tưởng tượng được ở cái thời lạc hậu lúc đó.
Đến năm cấp 3 thì em lại có cảm hứng với lịch sử, đọc gần hết sách lịch sử của thư viện tỉnh nhà trong hè năm lớp 11 (Mặc dù là dân ban A xịn hẳn hoi), quyển ấn tượng nhất với em là "Ba lần chống quân Nguyên Mông", em không nhớ tác giả nhưng hình như tổng cộng 3 tập.
Năm 2 đại học, được 1 ông anh dấm dúi cho cuốn sách của phía "địch" :D. Hồi đó internet mới vào VN, thông tin sách vở không thông suốt nên thông tin toàn kiểu chính thống 1 chiều (trừ việc ông ba em hay mở đài BBC em nghe ké). Quyển sách có tựa em không nhớ rõ lắm, đại khái là "2 bên cuộc chiến" của tác giả Nguyễn Tuân/Tuấn gì đó viết trước năm 75 về chủ nghĩa CS và TB, mở ra cho em nhiều điều mới mẻ sau một năm được nhồi sọ Triết, Lịch Sử Đảng...ở trường :D. Em vẫn đang tìm lại cuốn sách này, bác nào đọc hay biết tên chính xác cho em biết với nhé.

Việc đọc sách mang lại lợi ích quá lớn, tiếc là người VN rất rất ít có thói quen này. Câu chuyện của các bác thì sao?
Em đọc Bên thắng cuộc xong thấy nhiều thứ vỡ vụn... Hic
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top