- Biển số
- OF-106114
- Ngày cấp bằng
- 18/7/11
- Số km
- 17,700
- Động cơ
- 534,593 Mã lực
Em đang đọc cuốn Atomic Habits, cụ nào đọc cùng em không?
Thật đúng chả cái dại nào giống cái dại nàoO
Nổ địa chỉ sđt vào chỗ kia, em cho thằng đệ em, chuyên viên cao cấp của 1 tập đoàn vận tải hành khách đa quốc gia, dâng tận gót sen của Trang.
Đù, nịnh đầm xong trúng gió trẹo khớp mồm rồi
Mèo có ý gì á?Thật đúng chả cái dại nào giống cái dại nào
Có giới hạn thời gian mượn không ạ?O
Nổ địa chỉ sđt vào chỗ kia, em cho thằng đệ em, chuyên viên cao cấp của 1 tập đoàn vận tải hành khách đa quốc gia, dâng tận gót sen của Trang.
Đù, nịnh đầm xong trúng gió trẹo khớp mồm rồi
Em ngây thơ trong trắng, không có ý gì xấu nháMèo có ý gì á?
Sách online thì nên sắm con Kinder cụ nhé, đọc trên máy tính, tab nhanh hỏng mắt lắm, còn nguồn thì trên mạng đầy.cccm share em nguồn tải mấy sách này online được không ạ, nếu mua hết 1 đống này chắc cũng bộn
ThậtThật đúng chả cái dại nào giống cái dại nào
Có mà như khôngCó giới hạn thời gian mượn không ạ?
Thế để sáng mai ạ. (Hối hận đã muộn màng ).Thật
Có mà như không
Cá nhân em thấy nếu ai chưa đọc truyện thì đó là một bộ phim hay, đẹp, đầy tính nhân văn. Còn đã đọc trước truyện rồi thì việc chuyển thể thành phim là một thất bại thảm hại (em nhấn mạnh là cá nhân em).
Em thích văn học Pháp. Các tác phẩm đọc chủ yếu của nước Pháp. Trong đó thích nhất là Không gia đình. Em xem qua phim rồi mới tìm đến đọc truyện. Đọc còn hay và hấp dẫn, chân thật hơn phim nhiều.
Sachvui.com đó cụcccm share em nguồn tải mấy sách này online được không ạ, nếu mua hết 1 đống này chắc cũng bộn
Có chút thời gian em lại comment tiếp về sách. Lần này, em nói về sách Non-fiction là dòng sách không phải tiểu thuyết.
Nói về sách non-fiction/phi tiểu thuyết, đây cũng chỉ là một cách phân loại rất chung để phân biệt với tiểu thuyết. Thuộc loại này có vô vàn dòng sách khác nhau: sách “dạy làm người”, sách dạng “giáo khoa”, sách chuyên khảo về khoa học (tự nhiên lẫn xã hội), sách dạng hồi ký về bất cứ vấn đề gì (chiến tranh, tôn giáo, công danh, tình ái...), sách truyền bá quảng đại công chúng (về khoa học, tôn giáo, đời sống, tâm linh.v.v...), và các loại sách không xếp vào dòng nào được...Các loại này bao trùm cả một quãng lịch sử loài người từ thời có chữ viết cho tới tận bây giờ. Và thực ra để bình phẩm sách quả thật rất khó bởi sự đa dạng! Nó phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của người đọc.
Về cái dòng non-fiction nói chung này, cá nhân em rất ít đọc những cuốn sách có mục đích “dạy đời” kiểu như các loại “dạy làm giàu”, “các thể loại bí quyết” hay các thể loại “ba bước..., mười bước...”; không phải chúng không có ích ở một khía cạnh nào đó nhưng đọc xong, hầu như ta chả áp dụng được cái gì hoặc thấu hiểu thêm cụ thể được cái gì vì bị lạc vào một mê cung những tổ hợp lời khuyên/hướng dẫn.v.v...Đọc sách là để suy tưởng và chiêm nghiệm là chính mà!
Đối với em, có 3 cuốn non-fiction thuộc vào loại “gối đầu giường”, đọc nhẩn nha, đọc tùy theo ý thích, có thể cóc nhảy hoặc đọc đi đọc lại; hoặc bỏ bẵng 2,3 năm sau mới đọc lại một chỗ cụ thể nào đó; đó là:
1. Cuốn “On War”/ Bàn về chiến tranh của Carl Von Clausewitz;
2. Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ;
3. Cuốn “Ngũ Luân Thư” của Myamoto Mushashi.
Bàn về chiến tranh là một trong những tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên về các chiến lược quân sự hiện đại do ông tướng đế quốc Phổ Clausewitz viết. Nhà mình đã dịch ra tiếng Việt từ những năm 70 thế kỷ trước (NXB Quân đội) thuộc dòng sách tham khảo không bán rộng rãi. Mãi sau này mới cho bán ra ngoài. Cuốn sách có hơi hướng triết học này đã kết hợp được giữa các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của một cuộc chiến tranh. Ông cũng là người đưa ra định nghĩa: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác, phương tiện đấu tranh vũ trang". Các mục tiêu quân sự trong chiến tranh hỗ trợ các mục tiêu chính trị và chia làm hai loại: "chiến tranh để đạt được mục tiêu hạn chế" và chiến tranh để "giải giáp" kẻ thù: "khiến đối phương bất lực về chính trị hoặc bất lực về quân sự.”
Binh pháp Tôn Tử (trong tiếng Anh nó được gọi là The Art of War/ Nghệ thuật chiến tranh) là cuốn sách bàn về chiến lược chiến thuật chiến tranh do Tôn Vũ soạn thảo vào đời Xuân Thu. Đó là cả một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Cuốn sách bao gồm 13 phần liên quan tới các “thủ thuật” triển khai trong tiến hành các hoạt động của chiến tranh như: Kế sách; Tác chiến; Mưu công; Hỏa công; gián điệp.v.v...Sách cũng đã có tiếng Việt.
Ngũ luân thư/Gorin no Sho là một cuốn sách dạy binh pháp do một kiếm khách Nhật Bản tên là Miyamoto Musashi biên soạn. Cũng giống như cuốn Binh pháp Tôn Tử, nội dung của Ngũ luân thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp. Cuốn sách thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Tên sách, Gorin no Sho hay "Ngũ Luân Thư", bắt nguồn từ quan niệm ngũ đại trong Phật giáo Mật tông. Sách gồm 5 quyển lần lượt là "địa", "thủy", "hỏa", "phong" và "không". Musashi tự xưng phái kiếm của mình là Niten Ichi-ryu, ông giới thiệu về cuộc đời và công phu binh pháp của mình và đưa ra quan điểm "Niten Ichi-ryu như dòng nước dẫn đường", trong đó thân pháp, kiếm chiêu linh hoạt uyển chuyển như nước chảy. Cuốn này cũng có tiếng Việt.
Cái hay ở 3 cuốn sách này không chỉ ở giá trị lịch sử và kiến thức trực tiếp từ chúng, mà còn ở những giá trị gián tiếp, chiêm nghiệm được qua những ý tưởng trong các cuốn sách để đưa nó vào giải quyết những vấn đề của cá nhân trong cuộc sống lẫn nghề nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở hàng loạt sách “dạy đời” ăn theo Binh pháp Tôn Tử của Tung Của. Cái hay của mấy cuốn sách này là mỗi thời kỳ của cuộc đời mình đọc lại và ngấm/chiêm nghiệm theo mỗi kiểu khác nhau. Chẳng hạn thời kỳ tiền bạc khó khăn, lại hay xem phần liên quan tới lý thuyết phòng thủ (trong Bàn về chiến tranh), hay bàn về đoản kiếm/”hậu thủ” (trong Ngũ Luân Thư) hoặc bàn về Mưu công (trong Binh pháp Tôn Tử)!...Một thực tế là càng già đi, đọc lại càng thấy vỡ ra một số thứ mà hồi trẻ chưa nghiệm ra được!
Em chưa đọc quyển sách nào về AI cả. Nhưng có nhiều tác giả viết về AI, bác đang nói đến cuốn cụ thể nào?Cụ đọc cuốn "Trí tuệ nhân tạo" chưa? Nếu đọc rồi cho em ý kiến!
Cuốn này khá là khó đọcCuốn tiếp theo cùng tác giả là homo deus cũng rất hay
Em đọc Bên thắng cuộc xong thấy nhiều thứ vỡ vụn... HicCác bác có nhớ cuốn sách/ truyện đầu tiên là cảm hứng cho các bác đọc sách không? Em vẫn nhớ như in cuốn đầu tiên em đọc là "2 vạn dặm dưới đáy biển" khi đang học lớp 6 đầu những năm 90, thời đó sách truyện cho học sinh là cực hiếm vì e ở quê và ba mẹ cũng không phải dân đọc sách. Đó cũng là lần đầu tiên mở ra cho em một thế giới quan khác, bên ngoài lãnh thổ VN và bên ngoài những thứ thông thường và bên ngoài tất cả những gì về công nghệ em có thể tưởng tượng được ở cái thời lạc hậu lúc đó.
Đến năm cấp 3 thì em lại có cảm hứng với lịch sử, đọc gần hết sách lịch sử của thư viện tỉnh nhà trong hè năm lớp 11 (Mặc dù là dân ban A xịn hẳn hoi), quyển ấn tượng nhất với em là "Ba lần chống quân Nguyên Mông", em không nhớ tác giả nhưng hình như tổng cộng 3 tập.
Năm 2 đại học, được 1 ông anh dấm dúi cho cuốn sách của phía "địch" . Hồi đó internet mới vào VN, thông tin sách vở không thông suốt nên thông tin toàn kiểu chính thống 1 chiều (trừ việc ông ba em hay mở đài BBC em nghe ké). Quyển sách có tựa em không nhớ rõ lắm, đại khái là "2 bên cuộc chiến" của tác giả Nguyễn Tuân/Tuấn gì đó viết trước năm 75 về chủ nghĩa CS và TB, mở ra cho em nhiều điều mới mẻ sau một năm được nhồi sọ Triết, Lịch Sử Đảng...ở trường . Em vẫn đang tìm lại cuốn sách này, bác nào đọc hay biết tên chính xác cho em biết với nhé.
Việc đọc sách mang lại lợi ích quá lớn, tiếc là người VN rất rất ít có thói quen này. Câu chuyện của các bác thì sao?