Em mời các cụ ạ. Cuốn này theo em thấy rất hay, mặc dù là người TQ nói về người TQ nhưng nhìn người ngẫm ta ạ
Khoe bàn chân nhỏ - Bách Dương
Khoe bàn chân nhỏ - Bách Dương
Có phải truyện "Cuộc đời chìm nổi của thuyền trưởng Blood" hoặc tên khác là "Thuyền trưởng Blood/ Blad" của tác giả Rafael Sabatini không cụ. Anh này bị kết tội phản nghịch, bị bán làm nô lệ rồi trốn thoát, trở thành cướp biển, sau này được ân xá và phong chức rồi cưới cô cháu gái nhà chủ cũ.Có 1 cuốn truyện em đọc rất lâu không nhớ tên bây giờ và tác giả, mà em nghĩ là cảm hứng cho phim truyện Cướp biển vùng caribean.
Nội dung về 1 anh khung cảnh là phong kiến các nước châu Âu; anh này là thầy thuốc vô tình trở thành nô lệ trong nhà 1 tiểu thư, yêu chị này và lại tình cờ thành thuyền trưởng cướp biển rất giỏi, rồi gặp lại chị này rồi nhiều cuộc phiêu lưu và kết truyện có hậu...
GIờ không biết truyện này tái bản là tên gì nữa
Truyện này phải không cụ? http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=48F9284971E3D444FE91104B30783193?action=viewArtwork&artworkId=12972Cụ có thông tin gì về truyện ngắn "Và thầy, và trò và mùa hè" ko? Nếu có cung cấp e nhé
Phàm Nhân Tu Tiên khác gì bọn trẻ con chơi game hả cụ, chỉ chăm chăm tăng levels, văn vẻ không có, tả cảnh tả người tả tâm lý cũng không, sao so được với Tru Tiên cụ ơi.Truyện của bọn trẻ bây giờ, thể loại ngôn tình tu tiên hay gì gì đó cách đây mấy năm e cũng thử đọc 1 bộ và bập vào đến giờ là Phàm nhân tu tiên. Cũng được
Phượng Ca có mấy bộ em cũng đọc hết rồi, nếu muốn tìm kiếm hiệp mới thì em thấy đọc cũng được, còn em vẫn ko recommend đâuMợ thích phong cách kiểu Tru Tiên thì nên đọc cuốn Thương Hải của Phượng Ca, kích thích trí tưởng tượng đến mức tuyệt diệu mà vẫn rất tình cảm, hào hùng.
Link: https://truyenfull.vn/thuong-hai/
Nói đơn giản như cụ thì em thấy quyển sách nào cũng thế. Cụ thích quyển gì em nói đúng câu như vậy cho cụ ngheCái quyển Tru Tiên đọc phí cả thời gian. Rác rưởi chứ văn học cái gì.
Hơn 700 trang, cảm nhận của em là phần sau hay hơn, phần đầu không hấp dẫn lắm và hơi khó đọc.
Vâng, những cuốn như này thì chắc chắn là ko dễ đọc rồi ạ. Và cũng không thể đọc nhanh được, đọc nhanh cũng ko ngấm.Cũng khá khó nhằn đấy bác, vì sách viết đúng vấn đề về chuyên môn cũng như đúng thời điểm em đang lang thang nên cảm nhận được tất cả những gì tác giả muốn truyền đạt, thành ra mới đọc hết được. Cũng vật vã ngày nào cũng 2 tiếng tàu điện đi về mà cả tháng hơn mới xong
Biết là vậy, nhưng đọc vào thấy nó cũng dẫn dắt nên cứ thế đọc. Giống như xem phim hành động Mỹ ấy cụ ạ, biết là về thế nọ thế kia nó nhạt nhưng vẫn xem, giải trí màPhàm Nhân Tu Tiên khác gì bọn trẻ con chơi game hả cụ, chỉ chăm chăm tăng levels, văn vẻ không có, tả cảnh tả người tả tâm lý cũng không, sao so được với Tru Tiên cụ ơi.
Phượng Ca có mấy bộ em cũng đọc hết rồi, nếu muốn tìm kiếm hiệp mới thì em thấy đọc cũng được, còn em vẫn ko recommend đâu
Link die rồi cụ ơi
cuốn này cũng là cuốn em thích nhấtEm đang đọc cuốn này lần thứ bao nhiêu không nhớ
Vẫn rùng mình với cách miêu tả về "những kẻ sống thứ sinh" và sự man rợ của chủ nghĩa tập thể. Haizzzz
Bác siêu quá, em chỉ có đọc Novels mới ngấu nghiến liên tục được thôi, chớ cái thể loại hại não này cứ phải nhấm nháp từng tý chứ không đọc nhanh được.Keke, em đọc hơn 700 trang mất 11 giờ, có vẻ chưa lão hoá lắm
Em không có thời gian, nên chỉ đọc những cuốn có ích, đọc nhanh, nhớ nhanh, nối ý, tổng hợp, liên tưởng để ứng dụng, ghi nhớ ý tưởng cốt lõi để khi cần sử dụng thôi.Bác siêu quá, em chỉ có đọc Novels mới ngấu nghiến liên tục được thôi, chớ cái thể loại hại não này cứ phải nhấm nháp từng tý chứ không đọc nhanh được.
Một số sách em đang đọc tương tự vậy: NLP Căn bản (John Seymour & Joseph O'Connor) - Highly recommend cho bạn nào đang làm việc thiên về communication, Cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 (2 quyển). Em đọc túc tắc mãi mà chưa xong mấy cuốn trên . Trong khi mấy cái Novels như Kane & Abel (2 số phận) có bạn nào giới thiệu ở trên, em đọc trong 2 đêm.
Một quyển khác hay nhận được ý kiến trái chiều mà hình như chưa thấy ai giới thiệu (hoặc em đọc sót) là Nhà giả kim, có người thích có người không, tuy nhiên em rất thích và lâu lâu lại lôi ra đọc lại.
1 trong những đoạn em thích, Khi Roark nói anh có thể làm việc với từng người chứ không thể làm gì với các nhóm, không có hội đồng (thẩm định thiết kế) nào từng thuê anh, Kent Lansing đã nói: Anh đã bao giờ thấy một hội đồng làm được việc gì chưa?cuốn này cũng là cuốn em thích nhất
chuẩn cụ ợ, có nhiều điều em phải đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn sách mới ngấm được, ko chỉ với giới kiến trúc mà với tất cả các ngành nghề đều học hỏi được từ cuốn sách rất nhiều. Xứng đáng là tác phẩm hay nhất thế kỷ 201 trong những đoạn em thích, Khi Roark nói anh có thể làm việc với từng người chứ không thể làm gì với các nhóm, không có hội đồng (thẩm định thiết kế) từng thuê anh, Kent Lansing đã nói: Anh đã bao giờ thấy một hội đồng làm được việc gì chưa?
Cuốn sách đã xuất bản được gần 1 thế kỷ, vậy mà nhiều điều vẫn hoàn toàn đúng cho đến tận bây giờ, nhất là ở xứ mình. Haizzzz
Nghe hấp dẫn quá, em đăng ký mượn sách1 trong những đoạn em thích, Khi Roark nói anh có thể làm việc với từng người chứ không thể làm gì với các nhóm, không có hội đồng (thẩm định thiết kế) từng thuê anh, Kent Lansing đã nói: Anh đã bao giờ thấy một hội đồng làm được việc gì chưa?
Cuốn sách đã xuất bản được gần 1 thế kỷ, vậy mà nhiều điều vẫn hoàn toàn đúng cho đến tận bây giờ, nhất là ở xứ mình. Haizzzz
Nổ địa chỉ sđt vào chỗ kia, em cho thằng đệ em, chuyên viên cao cấp của 1 tập đoàn vận tải hành khách đa quốc gia, dâng tận gót sen của Trang.Nghe hấp dẫn quá, em đăng ký mượn sách
Thông thường em đọc quét dòng.Các cụ các mợ đọc sách như thế nào?
Đọc sách được coi là một thú vui tao nhã. Do vậy, phong cách đọc, hay nói cách khác là kỹ năng đọc sách cũng là một vấn đề đáng được mang ra bàn luận.
Tùy vào năng lực đọc của bản thân từng người, đối tượng sách cần đọc, mục đích đọc sách mà ta “triển khai” những cách đọc khác nhau. Về bản chất, chỉ có đọc nhanh hay đọc chậm nhưng lúc thi triển trình đọc thì mới cụ thể là nhanh thì nhanh như thế nào, chậm thì chậm như thế nào!
Chúng ta đi từ mức sơ khai nhất là đọc kiểu như đánh vần, tựa như nuốt lấy từng chữ, từng dòng chậm rãi, hết dòng này đến dòng khác. Kiểu đọc này trước hết có ở những người “ít học”, nghĩa là còn khó khăn trong việc đánh vần hoặc nhận mặt chữ. Ít học ở đây không có nghĩa là chỉ mới lớp 1,2 mà có thể là ít tiếp xúc với ngôn ngữ hiện đại (thời @ và 4.0!) mà điển hình là các cụ tầm 70, 80 đọc các bài báo đương thời! Kiểu đọc này cũng xảy ra khi ta đang cực kỳ tâm đắc với một cuốn sách nào, ta nâng niu, sờ mó nó, đọc nhâm nhi, vừa đọc vừa nghĩ, nhiều lúc thậm chí dừng đọc để nghĩ một tý rồi mới đọc tiếp. Đối với bản thân, thời còn học cấp 3 em đã từng đọc cuốn “Tháng 8 năm 44” của nhà văn Nga Bogomolov với một tâm thế như vậy. Hồi ấy nếu em nhớ không nhầm thì NXB Cầu Vồng Liên Xô đã in cho ta cuốn sách phản gián chống phát xít Đức này, cùng đợt với “Sợi chỉ mỏng manh”và “Mười bảy khoảnh khắc của mùa xuân”!
Kiểu đọc thứ hai là kiểu đọc “quét mành mành”, nghĩa là đọc hết một dòng từ trái sang phải rồi mắt lại đã sang trái xuống dòng tiếp theo, giống như tín hiệu TV quét trên màn hình thời còn dùng bóng đèn hình ấy! Kiểu này nhanh hơn so với kiểu đánh vần nhưng không được hiệu quả cho lắm nếu có nhu cầu đọc trong thời gian eo hẹp. Đọc kiểu này cũng thích hợp với đọc tiểu thuyết, khi có thời gian và cần có độ chậm để thưởng thức lời văn và ngẫm nghĩ (sự đời!).
Kiểu đọc thứ ba là kiểu đọc theo đường chéo, có nghĩa là ta đọc không phải từng dòng trong một trang sách mà ta sẽ đọc đồng thời cả một nhóm dòng với con mắt quét từ trên xuống dưới (tất nhiên là từ trái sang phải). Để đọc được bằng “nhãn pháp” này đương nhiên là cần phải có luyện tập một chút, thứ nhất là mở rộng trường nhìn của hai mắt, thứ hai là sự thu nhận thông tin cần nhanh và có sự tổng hợp cao hơn. Thường kiểu đọc này được cho là kiểu đọc review, thích hợp với những đối tượng nhà báo, nghiên cứu, phân tích dữ liệu khi họ phải đọc/xử lý một khối lượng thông tin lớn phục vụ nghề nghiệp (Lưu ý: trang sách cũng sẽ giống như màn hình/display nhé!). Kiểu này đôi khi cũng dùng để đọc truyện/tiểu thuyết, nhất là những truyện hình sự/hành động gay cấn. Khi đó, ta đọc say sưa, nghiến ngấu để nắm thông tin, sự kiện cho nên chưa xong trang trước đã muốn biết trang sau nói gì...
Kiểu đọc thứ tư, em cho là hình thái đọc đỉnh nhất là đọc cả trang sách đồng thời cùng 1 thời điểm. Mọi người hãy hình dung mắt mình sẽ nhìn bao quát cả trang sách từ điểm trên cùng xuống điểm dưới cùng theo chiều thẳng đứng và não sẽ tiếp nhận thông tin tổng hợp của cả trang sách, chứ không phải từng dòng hoặc vài nhóm dòng. Kiểu đọc này là đọc để kiếm thông tin trong một thời gian ngắn nhất – khi ta không có nhiều thời gian để xử lý thông tin hoặc một vấn đề nào đó.
Riêng đối với em, em sử dụng tổng hợp cả 4 kiểu đọc như đã kể trên. Thường kiểu đọc thứ 4 em sử dụng để đọc lướt một cuốn sách/tài liệu nào đó (được nghe nói, người khác giới thiệu hoặc tìm thấy tựa đề...) để rồi quyết định có nên đọc kỹ/sử dụng cuốn sách đó hay không. Những cuốn sách mà em tâm đắc, thích thú thì em đọc chậm, kiểu la cà; ví dụ đọc mấy cuốn hành động của David Baldacci về siêu điệp viên CIA Scot Harvarth, đang đọc dở đến đoạn mô tả vũ khí hắn ta đang sử dụng, em lại bỏ sách đấy vào mạng đọc tài liệu tham khảo về loại vũ khí đó. Về các sự kiện có thật chẳng hạn, khi thích là em lại bỏ sách lại để tìm hiểu thêm về sự kiện đó rồi mới đọc truyện tiếp!