[Funland] Review Sách hay

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
792
Động cơ
450,710 Mã lực
TẠP VĂN – BÌNH SÁCH: Về “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy (Văn học Nga Xô-viết)




Người ta nói đọc sách nhiều lúc cũng là đọc lại dĩ vãng, đọc lại kỷ niệm..., những kỷ niệm vui buồn hay cay đắng đã đi qua cuộc đời mình. Có những khi, vì một lý do nào đó – thật vớ vẩn hay tình cờ – mà ta lại cầm cuốn sách cũ kỹ, lần rờ từng trang để rồi theo chúng, những dòng ký ức của dĩ vãng lại tuôn trào, hiển hiện ra trước mắt, dường như chúng mới chỉ xảy ra ngày hôm qua...

Cái tuổi thơ xa lắc xa lơ của em thật may mắn là đã được làm quen sớm với văn học, nghệ thuật mặc dù đất nước còn trong chiến tranh đói nghèo. Em từng được mê mải lắng nghe những giai điệu du dương của các tác phẩm nhạc cổ điển thế giới qua cái đài đĩa Rigonda mẹ mang về; được đắm mình vào những làn điệu dân ca mà bà ngoại từng hát ru đứa em. Em cũng đã từng say sưa vẽ vời, “sáng tác” lên bất cứ thứ gì lọt vào tầm ngắm của mình, kể cả bốn bức tường nhà. Và em cũng kịp mê mẩn với những tác phẩm văn học nữa! Cái này là em cũng lại gặp may vì có ông bác - học trò của ông ngoại em – là nhà văn và ông đã cho mượn xem thoải mái những gì ông có được trong cái tủ sách đồ sộ của mình.

Hôm rồi, dọn cái giá sách trong phòng làm việc, lâu lắm mới lại sờ đến mấy cuốn sách văn học Nga Xô-viết; những cuốn sách đã đi qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của em. Ở trên OF này chắc không ít cụ mợ tuổi cũng “đầm đầm” (!) và cũng không xa lạ với những “Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt”, “Marutxia đi học”, “Người cá”, “Timua và đồng đội”, Đội cận vệ thanh niên” và vô vàn các tác phẩm khác...

Có một bộ sách khá đặc biệt đối với em, rất tiếc là chỉ còn bản gốc tiếng Nga; bản tiếng Việt đã theo chân một bạn ra đi (với câu “ranh ngôn”: “Kẻ nào cho mượn sách đã là ngốc, kẻ trả lại sách còn ngốc hơn!”...); đó là bộ 3 cuốn “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy. Cụ này không liên quan gì tới cụ Lev Tolstoy nhé! Em đã đọc cuốn này từ thời còn học lớp 6 (tương đương lớp 8 bây giờ), mượn của ông bác nhà văn. Bộ này được cụ Cao Xuân Hạo dịch qua bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nga. Sau này đi học bên Nga, em đọc được nguyên bản tiếng Nga nữa. Có dịp đối chiếu mới thấy cụ Cao Xuân Hạo dịch tuyệt đỉnh luôn – mà nói cho đúng hơn, cụ đã sáng tác lại tác phẩm một lần nữa, cho người Việt đọc!

Cái hồi tuổi trẻ năm xưa ấy, em đọc đi đọc lại bộ tiểu thuyết nhiều lần. Đơn giản là em mê, rất mê nó! Tác giả Aleksey Tolstoy – từ một nhà quý tộc Nga, là Bá tước, ông cũng đã trải qua một cuộc “lột xác” đầy trăn trở trong Cách mạng tháng Mười Nga để rồi trở thành một nhà văn cách mạng – nhà văn Xô viết. “Con đường đau khổ” của các nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con đường mà tác giả đã trải qua; trong đó có đủ cả: sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh, những số phận bi thảm, sự chia ly nhưng vượt lên trên hết là sức mạnh ý chí của tình yêu. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết nói về số phận của hai chị em con nhà quyền quí thời Sa hoàng, tình yêu của họ với 2 chàng trai trí thức Nga và “con đường đau khổ” mà họ phải trải qua để tới được với nhau.

Em kết tuyến nhân vật cô chị Kachia với chàng Roshin hơn là tuyến cô em Dasha với chàng Teleghin ...đơn giản chỉ vì mối tình mãnh liệt – không có gì cản nổi của họ, kể cả cái chết! Để đến được với nhau, cô chị đã phải lưu lạc qua các vùng chiến sự, phải sống nhờ đám nông dân/giặc cướp; còn anh chàng người yêu Roshin thì từ một sỹ quan bạch vệ đã trải qua những cuộc chiến kinh hoàng để rồi bị quân Vô chính phủ Makhno bắt hợp tác, cuối cùng chạy sang hàng ngũ Hồng quân...

Và em luôn nhớ mãi câu kết của Tập 1 - những câu mà anh chàng sỹ quan bạch vệ Roshin nói với người yêu của mình là nàng Kachia kiều diễm yếu đuối khi tỏ tình “...Пройдут года, утихнут войны, отшумят революции, и нетленным останется одно только – кроткое, нежное, любимое сердце ваше.../“...Những năm tháng sẽ qua đi, các cuộc chiến rồi sẽ ngưng, những cuộc cách mạng cũng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại không bao giờ phôi pha trái tim nhân hậu, dịu dàng và thân thương của em...”

Cái thời thanh niên mơ mộng của em, em coi đó như một câu tuyên ngôn của tình yêu...và cũng thật may, CHÚNG EM vẫn còn giữ được nó cho tới giờ.



Bộ tiểu thuyết đã được dựng thành phim năm 1977, và đã được chiếu trên TV Việt Nam tầm những năm 80 thì phải!


Hai chị em Kachia & Dasha- Những nhân vật chính trong phim và tiểu thuyết.
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,025
Động cơ
257,914 Mã lực
Nguyệt Đồng xoài – một tác phẩm hiếm hoi được tái bản của nhà văn Lê Xuyên




Nguyệt Đồng xoài – trường thiên tiểu thuyết của nhà văn Lê Xuyên, nxb Văn nghệ HCM, Phương Nam phát hành, 2007.

Mới đầu có lẽ hơi khó hiểu khi ta lần đầu thấy tựa sách. Ba chữ như lửng lơ ghép lại. Nguyệt là tên nhân vật chính, một cô sinh viên học tại Saigon. Nguyệt quê ở thị trấn Đồng Xoài, huyện Đồng Xoài tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước), cách Saigon hơn một trăm cây số.

Nguyệt rất cá tính và giàu nghị lực. Cô một mình lên Saigon trọ học. Cô và Hải – chàng sinh viên bằng tuổi con nhà giàu gốc Saigon, đã có một tình yêu đẹp, nên thơ. Và Nguyệt luôn giữ gìn tình yêu cho mình để hy vọng một ngày chính thức trở thành vợ chồng, cô có thể dâng hiến tất cả cho Hải.

Thật không may, cha mẹ Hải không đồng ý vì cho rằng Nguyệt là cô gái quê mùa ở một tỉnh lỵ xa xôi chịu nhiều thiệt hại vì bom đạn chiến tranh chỉ muốn bám lấy Hải để lợi dụng. Điều bất hạnh trút xuống đầu Nguyện khi một lần về thăm nhà, bom đạn dội xuống Đồng Xoài và cướp đi sinh mạng của cả cha mẹ cô.
Tình yêu của Nguyệt – Hải vốn đã mong manh, giờ đây không thể còn tiếp tục xây dựng được nữa khi Hải đã được cha mẹ sắp xếp cho một người con gái khác, đồng thời Nguyệt phải chăm lo cho hai đứa em nhỏ tuổi mà cô phải mang lên Saigon sống cùng.

Cuộc sống thật khó khăn khi cùng lúc cô vừa lo thi cử, lo tiền trả thuê nhà, lo cho hai đứa em nhỏ. Mặc dù phải gửi các em ở cô nhi viện nhưng cuộc sống của Nguyệt ở ngoài đời vẫn chẳng được khá hơn chút nào. Lúc bức bách nhất, cô đã phải chọn cách bán mình. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện cô đã bị trúng bom. Nguyệt chết khi vẫn còn trinh trắng.

Truyện tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc thú vị cho người đọc. Có lúc cảm thấy hài hước gây cười, có lúc lại lấy đi không ít giọt nước mắt xúc động. Bên cạnh đó truyện lôi cuốn bởi giọng văn đặc chất Nam bộ. Phương ngữ thuần túy được sử dụng từ đầu chí cuối truyện. Dưới ngòi bút của tác giả, các nhân vật hiện lên hết sức sống động. Ngoài ra , cách đối đáp nhấm nhẳng tạo nên phong cách của nhà văn Lê Xuyên không lẫn vào đâu được.

Phong cách và ngôn ngữ viết truyên đó xuyên suốt tất cả các tác phẩm của nhà văn Lê Xuyên.

Nhà văn Lê Xuyên, tên thật Lê Bình Tăng, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1927 tại Ô Môn – Cần Thơ, mất ngày 2 tháng 3 năm 2004, hưởng thọ 77 tuổi. Lê Xuyên là nhà văn, nhà báo được bạn bè, người đời hết sức quý trọng vì sự đứng đắn, chân thật, trọng danh dự, là con người phóng khoáng với bạn thủy chung với vợ. Hình ảnh Chú Tư Cầu trong truyện dài cùng tên cũng chính là hiện thân của nhà văn Lê Xuyên, dù trải qua bao sóng gió cuộc đời, vẫn giữ cho mình luôn là con người thuần chất tốt đẹp.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,669
Động cơ
345,177 Mã lực
Lâu lâu mới gặp cụ Xù, cụ sắp được mất dậy rồi. Thao hồ xem sách và nhớ viết review cho mợ Trang đấy.
Nhà cháu lâu nay bị xe húc gãy tay nên ko đụng tới cái lap, giờ cũng hơi ổn nên nhớ OF, có điều type bằng 1 tay nên hơi vất vả cụ ạ.
Rất xúc động khi cụ còn nhớ đến nhà cháu.
Thế vụ KD quán xá của cụ đến đâu rồi ạ?
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
29,118
Động cơ
689,292 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,669
Động cơ
345,177 Mã lực
=)) À, trong thread này em đanh đá hơi nhiều tí thôi :)). Thế mà cụ dưới bảo em hiền làm em tưởng thật :)). (Xù check inbox em).
Định xem tiếp page 3 nhưng giờ vẫn còn đang núp dưới gầm bàn, mồ hôi đổ từ trên đầu xuống đất thành vũng.
Thôi để khi nào thần trí nhà cháu hồi phục 100% sẽ đoc tiếp vậy!#:-s
 

BRIA

Xe tải
Biển số
OF-588836
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
403
Động cơ
138,102 Mã lực
Tuổi
36
TẠP VĂN – BÌNH SÁCH: Về “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy (Văn học Nga Xô-viết)




Người ta nói đọc sách nhiều lúc cũng là đọc lại dĩ vãng, đọc lại kỷ niệm..., những kỷ niệm vui buồn hay cay đắng đã đi qua cuộc đời mình. Có những khi, vì một lý do nào đó – thật vớ vẩn hay tình cờ – mà ta lại cầm cuốn sách cũ kỹ, lần rờ từng trang để rồi theo chúng, những dòng ký ức của dĩ vãng lại tuôn trào, hiển hiện ra trước mắt, dường như chúng mới chỉ xảy ra ngày hôm qua...

Cái tuổi thơ xa lắc xa lơ của em thật may mắn là đã được làm quen sớm với văn học, nghệ thuật mặc dù đất nước còn trong chiến tranh đói nghèo. Em từng được mê mải lắng nghe những giai điệu du dương của các tác phẩm nhạc cổ điển thế giới qua cái đài đĩa Rigonda mẹ mang về; được đắm mình vào những làn điệu dân ca mà bà ngoại từng hát ru đứa em. Em cũng đã từng say sưa vẽ vời, “sáng tác” lên bất cứ thứ gì lọt vào tầm ngắm của mình, kể cả bốn bức tường nhà. Và em cũng kịp mê mẩn với những tác phẩm văn học nữa! Cái này là em cũng lại gặp may vì có ông bác - học trò của ông ngoại em – là nhà văn và ông đã cho mượn xem thoải mái những gì ông có được trong cái tủ sách đồ sộ của mình.

Hôm rồi, dọn cái giá sách trong phòng làm việc, lâu lắm mới lại sờ đến mấy cuốn sách văn học Nga Xô-viết; những cuốn sách đã đi qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của em. Ở trên OF này chắc không ít cụ mợ tuổi cũng “đầm đầm” (!) và cũng không xa lạ với những “Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt”, “Marutxia đi học”, “Người cá”, “Timua và đồng đội”, Đội cận vệ thanh niên” và vô vàn các tác phẩm khác...

Có một bộ sách khá đặc biệt đối với em, rất tiếc là chỉ còn bản gốc tiếng Nga; bản tiếng Việt đã theo chân một bạn ra đi (với câu “ranh ngôn”: “Kẻ nào cho mượn sách đã là ngốc, kẻ trả lại sách còn ngốc hơn!”...); đó là bộ 3 cuốn “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy. Cụ này không liên quan gì tới cụ Lev Tolstoy nhé! Em đã đọc cuốn này từ thời còn học lớp 6 (tương đương lớp 8 bây giờ), mượn của ông bác nhà văn. Bộ này được cụ Cao Xuân Hạo dịch qua bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nga. Sau này đi học bên Nga, em đọc được nguyên bản tiếng Nga nữa. Có dịp đối chiếu mới thấy cụ Cao Xuân Hạo dịch tuyệt đỉnh luôn – mà nói cho đúng hơn, cụ đã sáng tác lại tác phẩm một lần nữa, cho người Việt đọc!

Cái hồi tuổi trẻ năm xưa ấy, em đọc đi đọc lại bộ tiểu thuyết nhiều lần. Đơn giản là em mê, rất mê nó! Tác giả Aleksey Tolstoy – từ một nhà quý tộc Nga, là Bá tước, ông cũng đã trải qua một cuộc “lột xác” đầy trăn trở trong Cách mạng tháng Mười Nga để rồi trở thành một nhà văn cách mạng – nhà văn Xô viết. “Con đường đau khổ” của các nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con đường mà tác giả đã trải qua; trong đó có đủ cả: sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh, những số phận bi thảm, sự chia ly nhưng vượt lên trên hết là sức mạnh ý chí của tình yêu. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết nói về số phận của hai chị em con nhà quyền quí thời Sa hoàng, tình yêu của họ với 2 chàng trai trí thức Nga và “con đường đau khổ” mà họ phải trải qua để tới được với nhau.

Em kết tuyến nhân vật cô chị Kachia với chàng Roshin hơn là tuyến cô em Dasha với chàng Teleghin ...đơn giản chỉ vì mối tình mãnh liệt – không có gì cản nổi của họ, kể cả cái chết! Để đến được với nhau, cô chị đã phải lưu lạc qua các vùng chiến sự, phải sống nhờ đám nông dân/giặc cướp; còn anh chàng người yêu Roshin thì từ một sỹ quan bạch vệ đã trải qua những cuộc chiến kinh hoàng để rồi bị quân Vô chính phủ Makhno bắt hợp tác, cuối cùng chạy sang hàng ngũ Hồng quân...

Và em luôn nhớ mãi câu kết của Tập 1 - những câu mà anh chàng sỹ quan bạch vệ Roshin nói với người yêu của mình là nàng Kachia kiều diễm yếu đuối khi tỏ tình “...Пройдут года, утихнут войны, отшумят революции, и нетленным останется одно только – кроткое, нежное, любимое сердце ваше.../“...Những năm tháng sẽ qua đi, các cuộc chiến rồi sẽ ngưng, những cuộc cách mạng cũng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại không bao giờ phôi pha trái tim nhân hậu, dịu dàng và thân thương của em...”

Cái thời thanh niên mơ mộng của em, em coi đó như một câu tuyên ngôn của tình yêu...và cũng thật may, CHÚNG EM vẫn còn giữ được nó cho tới giờ.



Bộ tiểu thuyết đã được dựng thành phim năm 1977, và đã được chiếu trên TV Việt Nam tầm những năm 80 thì phải!


Hai chị em Kachia & Dasha- Những nhân vật chính trong phim và tiểu thuyết.

Chúc mừng cụ và mợ nhà, những gia đình như cụ mợ sẽ luôn nuôi dưỡng được những người con tiến xa hơn bố mẹ, đấy có lẽ là phần thưởng lớn nhất của những người biết đọc và biết giữ mình!
 
Chỉnh sửa cuối:

Lù Rù

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565823
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,377
Động cơ
161,100 Mã lực
Nhà cháu lâu nay bị xe húc gãy tay nên ko đụng tới cái lap, giờ cũng hơi ổn nên nhớ OF, có điều type bằng 1 tay nên hơi vất vả cụ ạ.
Rất xúc độn


g khi cụ còn nhớ đến nhà cháu.
Thế vụ KD quán xá của cụ đến đâu rồi ạ?
Hic hic...cụ bị tai nạn ah. Hy vọng cụ sớm khỏi để còn chém gió với mợ Trang về sách.
Quán cafe sách đã thành sự thực rồi cụ ah. Nhưng ....người bạn em làm và trông coi (em chuyển nhượng lại mặt bằng).
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,025
Động cơ
257,914 Mã lực
Định xem tiếp page 3 nhưng giờ vẫn còn đang núp dưới gầm bàn, mồ hôi đổ từ trên đầu xuống đất thành vũng.
Thôi để khi nào thần trí nhà cháu hồi phục 100% sẽ đoc tiếp vậy!#:-s
Xin chia sẻ với cụ Xù, chúc cụ mau khỏe để tiếp tục húc đầu vô sách nhé!
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,098
Động cơ
1,134,828 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Nhà cháu lâu nay bị xe húc gãy tay nên ko đụng tới cái lap, giờ cũng hơi ổn nên nhớ OF, có điều type bằng 1 tay nên hơi vất vả cụ ạ.
Rất xúc động khi cụ còn nhớ đến nhà cháu.
Thế vụ KD quán xá của cụ đến đâu rồi ạ?
Chúc cụ chóng bình phục hoàn toàn để chém gió thường xuyên với mọi người cho xôm tụ. ~o)
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
17,456
Động cơ
163,455 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc

Em đọc lại quyển này để ngủ cho dễ :P
 

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
TẠP VĂN – BÌNH SÁCH: Về “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy (Văn học Nga Xô-viết)




Người ta nói đọc sách nhiều lúc cũng là đọc lại dĩ vãng, đọc lại kỷ niệm..., những kỷ niệm vui buồn hay cay đắng đã đi qua cuộc đời mình. Có những khi, vì một lý do nào đó – thật vớ vẩn hay tình cờ – mà ta lại cầm cuốn sách cũ kỹ, lần rờ từng trang để rồi theo chúng, những dòng ký ức của dĩ vãng lại tuôn trào, hiển hiện ra trước mắt, dường như chúng mới chỉ xảy ra ngày hôm qua...

Cái tuổi thơ xa lắc xa lơ của em thật may mắn là đã được làm quen sớm với văn học, nghệ thuật mặc dù đất nước còn trong chiến tranh đói nghèo. Em từng được mê mải lắng nghe những giai điệu du dương của các tác phẩm nhạc cổ điển thế giới qua cái đài đĩa Rigonda mẹ mang về; được đắm mình vào những làn điệu dân ca mà bà ngoại từng hát ru đứa em. Em cũng đã từng say sưa vẽ vời, “sáng tác” lên bất cứ thứ gì lọt vào tầm ngắm của mình, kể cả bốn bức tường nhà. Và em cũng kịp mê mẩn với những tác phẩm văn học nữa! Cái này là em cũng lại gặp may vì có ông bác - học trò của ông ngoại em – là nhà văn và ông đã cho mượn xem thoải mái những gì ông có được trong cái tủ sách đồ sộ của mình.

Hôm rồi, dọn cái giá sách trong phòng làm việc, lâu lắm mới lại sờ đến mấy cuốn sách văn học Nga Xô-viết; những cuốn sách đã đi qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của em. Ở trên OF này chắc không ít cụ mợ tuổi cũng “đầm đầm” (!) và cũng không xa lạ với những “Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt”, “Marutxia đi học”, “Người cá”, “Timua và đồng đội”, Đội cận vệ thanh niên” và vô vàn các tác phẩm khác...

Có một bộ sách khá đặc biệt đối với em, rất tiếc là chỉ còn bản gốc tiếng Nga; bản tiếng Việt đã theo chân một bạn ra đi (với câu “ranh ngôn”: “Kẻ nào cho mượn sách đã là ngốc, kẻ trả lại sách còn ngốc hơn!”...); đó là bộ 3 cuốn “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy. Cụ này không liên quan gì tới cụ Lev Tolstoy nhé! Em đã đọc cuốn này từ thời còn học lớp 6 (tương đương lớp 8 bây giờ), mượn của ông bác nhà văn. Bộ này được cụ Cao Xuân Hạo dịch qua bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nga. Sau này đi học bên Nga, em đọc được nguyên bản tiếng Nga nữa. Có dịp đối chiếu mới thấy cụ Cao Xuân Hạo dịch tuyệt đỉnh luôn – mà nói cho đúng hơn, cụ đã sáng tác lại tác phẩm một lần nữa, cho người Việt đọc!

Cái hồi tuổi trẻ năm xưa ấy, em đọc đi đọc lại bộ tiểu thuyết nhiều lần. Đơn giản là em mê, rất mê nó! Tác giả Aleksey Tolstoy – từ một nhà quý tộc Nga, là Bá tước, ông cũng đã trải qua một cuộc “lột xác” đầy trăn trở trong Cách mạng tháng Mười Nga để rồi trở thành một nhà văn cách mạng – nhà văn Xô viết. “Con đường đau khổ” của các nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con đường mà tác giả đã trải qua; trong đó có đủ cả: sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh, những số phận bi thảm, sự chia ly nhưng vượt lên trên hết là sức mạnh ý chí của tình yêu. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết nói về số phận của hai chị em con nhà quyền quí thời Sa hoàng, tình yêu của họ với 2 chàng trai trí thức Nga và “con đường đau khổ” mà họ phải trải qua để tới được với nhau.

Em kết tuyến nhân vật cô chị Kachia với chàng Roshin hơn là tuyến cô em Dasha với chàng Teleghin ...đơn giản chỉ vì mối tình mãnh liệt – không có gì cản nổi của họ, kể cả cái chết! Để đến được với nhau, cô chị đã phải lưu lạc qua các vùng chiến sự, phải sống nhờ đám nông dân/giặc cướp; còn anh chàng người yêu Roshin thì từ một sỹ quan bạch vệ đã trải qua những cuộc chiến kinh hoàng để rồi bị quân Vô chính phủ Makhno bắt hợp tác, cuối cùng chạy sang hàng ngũ Hồng quân...

Và em luôn nhớ mãi câu kết của Tập 1 - những câu mà anh chàng sỹ quan bạch vệ Roshin nói với người yêu của mình là nàng Kachia kiều diễm yếu đuối khi tỏ tình “...Пройдут года, утихнут войны, отшумят революции, и нетленным останется одно только – кроткое, нежное, любимое сердце ваше.../“...Những năm tháng sẽ qua đi, các cuộc chiến rồi sẽ ngưng, những cuộc cách mạng cũng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại không bao giờ phôi pha trái tim nhân hậu, dịu dàng và thân thương của em...”

Cái thời thanh niên mơ mộng của em, em coi đó như một câu tuyên ngôn của tình yêu...và cũng thật may, CHÚNG EM vẫn còn giữ được nó cho tới giờ.



Bộ tiểu thuyết đã được dựng thành phim năm 1977, và đã được chiếu trên TV Việt Nam tầm những năm 80 thì phải!


Hai chị em Kachia & Dasha- Những nhân vật chính trong phim và tiểu thuyết.
Cụ làm em nhớ tới tuổi teen bồng bột. Em đã mê đắm tác phẩm này. Cụ review hay quá, làm cảm xúc tuổi trẻ ùa về. Trước quyển này em đã đọc Thuyền trưởng và đại uý. Nội dung nói về 1 cậu bé lớn lên trong gian khó và sau trở thành 1 phi công (đại uý) đầy nghị lực. Từ bé cậu đã tình cờ nhặt đc những lá thư không đc gửi do người đưa thư chết đuối. Thư của 1 thuyền trưởng tầu thám hiểm vùng cực gửi cho người vợ yêu nói về những khó khăn gian khổ, những kẻ phản trắc đã bội phản sự nghiệp đưa đoàn thám hiểm vào chỗ chết. Lớn lên cậu đã gặp và yêu 1 cô bé. Sau này khám phá ra bố cô chính là vị thuyền trưởng kia. Bằng nỗ lực với niềm tin và sự kiên trì, cậu đã vạch mặt kẻ phản trắc, tìm ra đc thuyền trưởng và trả lại danh tiếng cho ông. Cuốn sách đã cho em nhiều nghị lực sống sau này :)
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
645
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Nếu e nhớ không nhầm thì tp này đc đưa vào giảng dạy trong sgk tiểu học cụ à. Con em giờ k thích đọc như mẹ nhưng gặp những quyển hay, đc tái bản, em vẫn mua cho cháu. Em luôn biết ơn bố em vì hồi xưa, nhà khó khăn đến mấy, ông vẫn thường xuyên mua truyện cho em đọc.
Vậy nên bây giờ e cũng áp dụng lại cách cổ súy đọc sách của ông bà già
Hoàng Trang Cái em thiếu và nhầm tưởng em có nằm trong comment này : kiến thức.

Kiến thức - nếu là kiến thức có ích phải có tính ứng dụng trong thực tế, giúp ích hoặc cải thiện cuộc sống cộng đồng.

Kiến thức hầu hết con mọt sách đang nhầm tưởng là cái chỉ thoả mãn người đọc- làm họ nhầm tưởng họ hơn những người không đọc sách nhiều bằng họ, thực tế rất tàn nhẫn: anh đã làm được những gì, cho người thân của anh và cho cộng đồng.

Chắc em đã hình dung được một topic có ý nghĩa và thiết thực hơn :D
Đọc mấy còm của cụ thực sự em chả hiểu gì luôn, hàn lâm quá. Đây là 1 thớt rất hay mà. Mình già rồi, mê đọc từ nhỏ, nhìn xung quanh bây giờ tưởng mình lạc loài, thậm chí ngan già nhà e nó mấy lần còn định bán thư viện e tích cóp ba chục năm vì: Cái đống giấy đen này giờ ai đọc
Vậy mà mợ chủ lập thớt em thấy còn nhiều người đồng đam mê. Có nhiều cuốn review cũng rất thú vị, cop lại để dành rảnh mua xem
Đơn giản vậy thôi.
Tuổi thơ đi lên từ những cuốn như Cánh buồm đỏ thắm của NXB cầu vồng Mát, giờ già có kén hơn nhưng về bản chất đọc e khẳng định mình vẫn vậy
 

bobochacha 123

Xe hơi
Biển số
OF-605236
Ngày cấp bằng
26/12/18
Số km
137
Động cơ
123,970 Mã lực




Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.

Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.

Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn tiểu thuyết tình cảm, giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.

Truyện này từng làm phim rồi,em xem và nhớ mãi cảnh Tommy hét lên đầy bất lực sau khi đi nói chuyện với người có quyền quyết định để thay đổi số phận của mình, nhưng bất thành
 

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
Vậy nên bây giờ e cũng áp dụng lại cách cổ súy đọc sách của ông bà già

Đọc mấy còm của cụ thực sự em chả hiểu gì luôn, hàn lâm quá. Đây là 1 thớt rất hay mà. Mình già rồi, mê đọc từ nhỏ, nhìn xung quanh bây giờ tưởng mình lạc loài, thậm chí ngan già nhà e nó mấy lần còn định bán thư viện e tích cóp ba chục năm vì: Cái đống giấy đen này giờ ai đọc
Vậy mà mợ chủ lập thớt em thấy còn nhiều người đồng đam mê. Có nhiều cuốn review cũng rất thú vị, cop lại để dành rảnh mua xem
Đơn giản vậy thôi.
Tuổi thơ đi lên từ những cuốn như Cánh buồm đỏ thắm của NXB cầu vồng Mát, giờ già có kén hơn nhưng về bản chất đọc e khẳng định mình vẫn vậy
Cụ đừng vứt phí lắm cụ ơi. Sách giờ đẹp, giấy trắng, bìa cứng nhưng dịch tệ lắm, thua xa các bản dịch xưa. Em còn nhiều cuốn chắt chiu giấy vụn, đồng nát để có tiền mua từ thập niên 80. Mua xong còn cẩn thận kiếm giấy nến, hoạ báo để bọc lại. Giờ giấy đen xì xì nhưng đọc lại vẫn hay hơn mấy quyển tái bản bây giờ. Khi em tốt nghiệp đại học xong, quyết chí đi xa lập nghiệp. Hành trang mang theo chỉ có 3 bộ quần áo và 1 thùng xách to tổ bố, nặng vãi :))
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
645
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Hic, em biết tuội Mợ chủ rồi nhá! "Hoa hồng trắng" cũng là một trong những tác phẩm tuổi thơ của em, cùng với "X 30 phá lưới".

Nói vui vậy, em có chút thời gian lại bình tiếp những thứ mà em thích. Ở topic này thấy nhiều cụ mợ nhắc đến Rừng Na-uy của Murakami Haruki, có người coi đó là tác phẩm mang dục tính cao, lại có người coi đó là tác phẩm viết về giới trẻ Nhật đương thời... Thực ra bàn về yếu tố sex/tình dục trong tiểu thuyết cũng hay lắm chứ! Chỉ riêng văn học đương đại Nhật đã có nhiều ví dụ nổi bật. Chắc mọi người đã biết đến cuốn "Đèn không hắt bóng" của nhà văn đã quá cố Junhichi Watanabe. Ông vốn là bác sỹ chuyển nghề thành nhà văn. "Đèn không hắt bóng " viết về ngành y nhưng cũng không thiếu những dòng mô tả cảnh làm tình của nhân vật chính. Nhưng chắc mọi người chưa biết Watanabe là bậc thầy trong dòng tiểu thuyết tình cảm, truyện của ông luôn kể về những mối tình éo le, ngang trái nhưng cũng đầy nhục dục. Điển hình là bộ tiểu thuyết 2 tập "Thất lạc viên"/"Vườn thiên đàng bị mất/Lost Paradise" của ông kể về cuộc ngoại tình giữa một chàng biên tập viên tòa báo 46 tuổi với một nàng dạy thư pháp 37 tuổi. Mặc dù đã có gia đình nhưng cả hai đã lao vào cuộc tình một cách đắm đuối, mãnh liệt; họ yêu nhau như chưa từng được yêu bao giờ. Những cuộc làm tình của họ qua bút pháp tinh tế nhưng không kém phần bạo liệt của Junhichi Watanabe đã được mô tả một cách cực sinh động. Những lúc này mới thấy giá trị của sức tưởng tượng qua dòng chữ chứ không như phim ảnh đập luôn vào mắt mình! Vì ngoại tình nên vô vọng, cuộc tình kết thúc cực bi tráng: 2 người uống rượu độc tự tử trong tư thế ngồi làm tình với nhau.

Bạn nhà văn Trang Hạ mươi năm trước có dịch demo chương 1 bộ tiểu thuyết này từ bản Trung văn. Nếu cụ/mợ nào tò mò (!) có thể Google với từ khóa Trang Hạ Thất lạc viên là ra! Ở Nhật đâu tầm năm 1999 đã làm bộ phim cùng tên với cực nhiều cảnh nóng làm nổ tung phim trường Nhật lúc bấy giờ (xem hình dưới đây!). Em nhanh tay kiếm được bản DVD, giờ chả bói đâu ra...Còn truyện, em mắm môi mắm lợi mua bộ truyện bằng tiếng Nhật về, vừa đọc vừa tra từ điển vừa đoán, phải mất vài tháng mới xong...







Cảm ơn cụ, còm hay phết. Nếu ko nhầm cụ cũng mê Metallica? Có lẽ cụ cũng cùng thời với em
 

Khoai Cún

Xe tăng
Biển số
OF-302562
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,421
Động cơ
314,772 Mã lực
Có cụ nào ở đây từng là fan của Văn học Nga cũ không nhỉ?
Những I. Bunhin, K. Pautopxki... ấy. Em đặc biệt thích cuốn "Những lối đi dưới hàng cây tăm tối" và Bình minh mưa. Phải gọi là tác giả đã phác họa lại chân thực những lớp cảm xúc phức tạp nhất, càng đọc càng thấy yêu đời.
Btw, có thời em cũng từng là con mọt sách chính hiệu gà mái mơ luôn, có riêng cả một phòng với 3 giá sách chất ngất với đủ loại sách, truyện... ấy thế mà, đùng cái đi lấy chồng :(. Giờ tủ sách ấy chia cho 4, 5 cô em họ hết rầu, em thì đầu cắm mít chổng chạy việc vơus chăm con đã hết ngày, rảnh rang cũng sắm cái kindle cho nhanh gọn chứ chả hơi đâu mà dọn giá sách cho mệt nữa.
 

Khoai Cún

Xe tăng
Biển số
OF-302562
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,421
Động cơ
314,772 Mã lực
Hic, em biết tuội Mợ chủ rồi nhá! "Hoa hồng trắng" cũng là một trong những tác phẩm tuổi thơ của em, cùng với "X 30 phá lưới".

Nói vui vậy, em có chút thời gian lại bình tiếp những thứ mà em thích. Ở topic này thấy nhiều cụ mợ nhắc đến Rừng Na-uy của Murakami Haruki, có người coi đó là tác phẩm mang dục tính cao, lại có người coi đó là tác phẩm viết về giới trẻ Nhật đương thời... Thực ra bàn về yếu tố sex/tình dục trong tiểu thuyết cũng hay lắm chứ! Chỉ riêng văn học đương đại Nhật đã có nhiều ví dụ nổi bật. Chắc mọi người đã biết đến cuốn "Đèn không hắt bóng" của nhà văn đã quá cố Junhichi Watanabe. Ông vốn là bác sỹ chuyển nghề thành nhà văn. "Đèn không hắt bóng " viết về ngành y nhưng cũng không thiếu những dòng mô tả cảnh làm tình của nhân vật chính. Nhưng chắc mọi người chưa biết Watanabe là bậc thầy trong dòng tiểu thuyết tình cảm, truyện của ông luôn kể về những mối tình éo le, ngang trái nhưng cũng đầy nhục dục. Điển hình là bộ tiểu thuyết 2 tập "Thất lạc viên"/"Vườn thiên đàng bị mất/Lost Paradise" của ông kể về cuộc ngoại tình giữa một chàng biên tập viên tòa báo 46 tuổi với một nàng dạy thư pháp 37 tuổi. Mặc dù đã có gia đình nhưng cả hai đã lao vào cuộc tình một cách đắm đuối, mãnh liệt; họ yêu nhau như chưa từng được yêu bao giờ. Những cuộc làm tình của họ qua bút pháp tinh tế nhưng không kém phần bạo liệt của Junhichi Watanabe đã được mô tả một cách cực sinh động. Những lúc này mới thấy giá trị của sức tưởng tượng qua dòng chữ chứ không như phim ảnh đập luôn vào mắt mình! Vì ngoại tình nên vô vọng, cuộc tình kết thúc cực bi tráng: 2 người uống rượu độc tự tử trong tư thế ngồi làm tình với nhau.

Bạn nhà văn Trang Hạ mươi năm trước có dịch demo chương 1 bộ tiểu thuyết này từ bản Trung văn. Nếu cụ/mợ nào tò mò (!) có thể Google với từ khóa Trang Hạ Thất lạc viên là ra! Ở Nhật đâu tầm năm 1999 đã làm bộ phim cùng tên với cực nhiều cảnh nóng làm nổ tung phim trường Nhật lúc bấy giờ (xem hình dưới đây!). Em nhanh tay kiếm được bản DVD, giờ chả bói đâu ra...Còn truyện, em mắm môi mắm lợi mua bộ truyện bằng tiếng Nhật về, vừa đọc vừa tra từ điển vừa đoán, phải mất vài tháng mới xong...







Hồi sv thì Rừng Na uy là mốt hay sao ấy, ai cũng đọc. Em cũng có đủ bộ xb của M.H nhưng không hiểu sao em lại thích truyện ngắn của tác giả này hơn là truyện dài, ví dụ như tập "sau cơn động đất", đọc còn ám ảnh hơn cả Kapka.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top