- Biển số
- OF-67015
- Ngày cấp bằng
- 23/6/10
- Số km
- 741
- Động cơ
- 450,525 Mã lực
TẠP VĂN – BÌNH SÁCH: Về “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy (Văn học Nga Xô-viết)
Người ta nói đọc sách nhiều lúc cũng là đọc lại dĩ vãng, đọc lại kỷ niệm..., những kỷ niệm vui buồn hay cay đắng đã đi qua cuộc đời mình. Có những khi, vì một lý do nào đó – thật vớ vẩn hay tình cờ – mà ta lại cầm cuốn sách cũ kỹ, lần rờ từng trang để rồi theo chúng, những dòng ký ức của dĩ vãng lại tuôn trào, hiển hiện ra trước mắt, dường như chúng mới chỉ xảy ra ngày hôm qua...
Cái tuổi thơ xa lắc xa lơ của em thật may mắn là đã được làm quen sớm với văn học, nghệ thuật mặc dù đất nước còn trong chiến tranh đói nghèo. Em từng được mê mải lắng nghe những giai điệu du dương của các tác phẩm nhạc cổ điển thế giới qua cái đài đĩa Rigonda mẹ mang về; được đắm mình vào những làn điệu dân ca mà bà ngoại từng hát ru đứa em. Em cũng đã từng say sưa vẽ vời, “sáng tác” lên bất cứ thứ gì lọt vào tầm ngắm của mình, kể cả bốn bức tường nhà. Và em cũng kịp mê mẩn với những tác phẩm văn học nữa! Cái này là em cũng lại gặp may vì có ông bác - học trò của ông ngoại em – là nhà văn và ông đã cho mượn xem thoải mái những gì ông có được trong cái tủ sách đồ sộ của mình.
Hôm rồi, dọn cái giá sách trong phòng làm việc, lâu lắm mới lại sờ đến mấy cuốn sách văn học Nga Xô-viết; những cuốn sách đã đi qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của em. Ở trên OF này chắc không ít cụ mợ tuổi cũng “đầm đầm” (!) và cũng không xa lạ với những “Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt”, “Marutxia đi học”, “Người cá”, “Timua và đồng đội”, Đội cận vệ thanh niên” và vô vàn các tác phẩm khác...
Có một bộ sách khá đặc biệt đối với em, rất tiếc là chỉ còn bản gốc tiếng Nga; bản tiếng Việt đã theo chân một bạn ra đi (với câu “ranh ngôn”: “Kẻ nào cho mượn sách đã là ngốc, kẻ trả lại sách còn ngốc hơn!”...); đó là bộ 3 cuốn “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy. Cụ này không liên quan gì tới cụ Lev Tolstoy nhé! Em đã đọc cuốn này từ thời còn học lớp 6 (tương đương lớp 8 bây giờ), mượn của ông bác nhà văn. Bộ này được cụ Cao Xuân Hạo dịch qua bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nga. Sau này đi học bên Nga, em đọc được nguyên bản tiếng Nga nữa. Có dịp đối chiếu mới thấy cụ Cao Xuân Hạo dịch tuyệt đỉnh luôn – mà nói cho đúng hơn, cụ đã sáng tác lại tác phẩm một lần nữa, cho người Việt đọc!
Cái hồi tuổi trẻ năm xưa ấy, em đọc đi đọc lại bộ tiểu thuyết nhiều lần. Đơn giản là em mê, rất mê nó! Tác giả Aleksey Tolstoy – từ một nhà quý tộc Nga, là Bá tước, ông cũng đã trải qua một cuộc “lột xác” đầy trăn trở trong Cách mạng tháng Mười Nga để rồi trở thành một nhà văn cách mạng – nhà văn Xô viết. “Con đường đau khổ” của các nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con đường mà tác giả đã trải qua; trong đó có đủ cả: sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh, những số phận bi thảm, sự chia ly nhưng vượt lên trên hết là sức mạnh ý chí của tình yêu. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết nói về số phận của hai chị em con nhà quyền quí thời Sa hoàng, tình yêu của họ với 2 chàng trai trí thức Nga và “con đường đau khổ” mà họ phải trải qua để tới được với nhau.
Em kết tuyến nhân vật cô chị Kachia với chàng Roshin hơn là tuyến cô em Dasha với chàng Teleghin ...đơn giản chỉ vì mối tình mãnh liệt – không có gì cản nổi của họ, kể cả cái chết! Để đến được với nhau, cô chị đã phải lưu lạc qua các vùng chiến sự, phải sống nhờ đám nông dân/giặc cướp; còn anh chàng người yêu Roshin thì từ một sỹ quan bạch vệ đã trải qua những cuộc chiến kinh hoàng để rồi bị quân Vô chính phủ Makhno bắt hợp tác, cuối cùng chạy sang hàng ngũ Hồng quân...
Và em luôn nhớ mãi câu kết của Tập 1 - những câu mà anh chàng sỹ quan bạch vệ Roshin nói với người yêu của mình là nàng Kachia kiều diễm yếu đuối khi tỏ tình “...Пройдут года, утихнут войны, отшумят революции, и нетленным останется одно только – кроткое, нежное, любимое сердце ваше...”/“...Những năm tháng sẽ qua đi, các cuộc chiến rồi sẽ ngưng, những cuộc cách mạng cũng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại không bao giờ phôi pha trái tim nhân hậu, dịu dàng và thân thương của em...”
Cái thời thanh niên mơ mộng của em, em coi đó như một câu tuyên ngôn của tình yêu...và cũng thật may, CHÚNG EM vẫn còn giữ được nó cho tới giờ.
Bộ tiểu thuyết đã được dựng thành phim năm 1977, và đã được chiếu trên TV Việt Nam tầm những năm 80 thì phải!
Hai chị em Kachia & Dasha- Những nhân vật chính trong phim và tiểu thuyết.
Người ta nói đọc sách nhiều lúc cũng là đọc lại dĩ vãng, đọc lại kỷ niệm..., những kỷ niệm vui buồn hay cay đắng đã đi qua cuộc đời mình. Có những khi, vì một lý do nào đó – thật vớ vẩn hay tình cờ – mà ta lại cầm cuốn sách cũ kỹ, lần rờ từng trang để rồi theo chúng, những dòng ký ức của dĩ vãng lại tuôn trào, hiển hiện ra trước mắt, dường như chúng mới chỉ xảy ra ngày hôm qua...
Cái tuổi thơ xa lắc xa lơ của em thật may mắn là đã được làm quen sớm với văn học, nghệ thuật mặc dù đất nước còn trong chiến tranh đói nghèo. Em từng được mê mải lắng nghe những giai điệu du dương của các tác phẩm nhạc cổ điển thế giới qua cái đài đĩa Rigonda mẹ mang về; được đắm mình vào những làn điệu dân ca mà bà ngoại từng hát ru đứa em. Em cũng đã từng say sưa vẽ vời, “sáng tác” lên bất cứ thứ gì lọt vào tầm ngắm của mình, kể cả bốn bức tường nhà. Và em cũng kịp mê mẩn với những tác phẩm văn học nữa! Cái này là em cũng lại gặp may vì có ông bác - học trò của ông ngoại em – là nhà văn và ông đã cho mượn xem thoải mái những gì ông có được trong cái tủ sách đồ sộ của mình.
Hôm rồi, dọn cái giá sách trong phòng làm việc, lâu lắm mới lại sờ đến mấy cuốn sách văn học Nga Xô-viết; những cuốn sách đã đi qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của em. Ở trên OF này chắc không ít cụ mợ tuổi cũng “đầm đầm” (!) và cũng không xa lạ với những “Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt”, “Marutxia đi học”, “Người cá”, “Timua và đồng đội”, Đội cận vệ thanh niên” và vô vàn các tác phẩm khác...
Có một bộ sách khá đặc biệt đối với em, rất tiếc là chỉ còn bản gốc tiếng Nga; bản tiếng Việt đã theo chân một bạn ra đi (với câu “ranh ngôn”: “Kẻ nào cho mượn sách đã là ngốc, kẻ trả lại sách còn ngốc hơn!”...); đó là bộ 3 cuốn “Con đường đau khổ” của Aleksey Tolstoy. Cụ này không liên quan gì tới cụ Lev Tolstoy nhé! Em đã đọc cuốn này từ thời còn học lớp 6 (tương đương lớp 8 bây giờ), mượn của ông bác nhà văn. Bộ này được cụ Cao Xuân Hạo dịch qua bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nga. Sau này đi học bên Nga, em đọc được nguyên bản tiếng Nga nữa. Có dịp đối chiếu mới thấy cụ Cao Xuân Hạo dịch tuyệt đỉnh luôn – mà nói cho đúng hơn, cụ đã sáng tác lại tác phẩm một lần nữa, cho người Việt đọc!
Cái hồi tuổi trẻ năm xưa ấy, em đọc đi đọc lại bộ tiểu thuyết nhiều lần. Đơn giản là em mê, rất mê nó! Tác giả Aleksey Tolstoy – từ một nhà quý tộc Nga, là Bá tước, ông cũng đã trải qua một cuộc “lột xác” đầy trăn trở trong Cách mạng tháng Mười Nga để rồi trở thành một nhà văn cách mạng – nhà văn Xô viết. “Con đường đau khổ” của các nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con đường mà tác giả đã trải qua; trong đó có đủ cả: sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh, những số phận bi thảm, sự chia ly nhưng vượt lên trên hết là sức mạnh ý chí của tình yêu. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết nói về số phận của hai chị em con nhà quyền quí thời Sa hoàng, tình yêu của họ với 2 chàng trai trí thức Nga và “con đường đau khổ” mà họ phải trải qua để tới được với nhau.
Em kết tuyến nhân vật cô chị Kachia với chàng Roshin hơn là tuyến cô em Dasha với chàng Teleghin ...đơn giản chỉ vì mối tình mãnh liệt – không có gì cản nổi của họ, kể cả cái chết! Để đến được với nhau, cô chị đã phải lưu lạc qua các vùng chiến sự, phải sống nhờ đám nông dân/giặc cướp; còn anh chàng người yêu Roshin thì từ một sỹ quan bạch vệ đã trải qua những cuộc chiến kinh hoàng để rồi bị quân Vô chính phủ Makhno bắt hợp tác, cuối cùng chạy sang hàng ngũ Hồng quân...
Và em luôn nhớ mãi câu kết của Tập 1 - những câu mà anh chàng sỹ quan bạch vệ Roshin nói với người yêu của mình là nàng Kachia kiều diễm yếu đuối khi tỏ tình “...Пройдут года, утихнут войны, отшумят революции, и нетленным останется одно только – кроткое, нежное, любимое сердце ваше...”/“...Những năm tháng sẽ qua đi, các cuộc chiến rồi sẽ ngưng, những cuộc cách mạng cũng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại không bao giờ phôi pha trái tim nhân hậu, dịu dàng và thân thương của em...”
Cái thời thanh niên mơ mộng của em, em coi đó như một câu tuyên ngôn của tình yêu...và cũng thật may, CHÚNG EM vẫn còn giữ được nó cho tới giờ.
Bộ tiểu thuyết đã được dựng thành phim năm 1977, và đã được chiếu trên TV Việt Nam tầm những năm 80 thì phải!
Hai chị em Kachia & Dasha- Những nhân vật chính trong phim và tiểu thuyết.