[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc “khoác lác” về sức mạnh tên lửa đạn đạo DF-26?
Cập nhật lúc: 21:25 11/11/2015

TIN LIÊN QUAN

Tên lửa DF-21D Trung Quốc diệt tàu sân bay Mỹ thế nào?
Bí mật tên lửa đạn đạo DF-31 TQ rơi vào tay Mỹ?

(Kiến Thức) - Trung tâm nghiên cứu không quân Ấn Độ đã bác bỏ khả năng chống hạm của tên lửa đạn đạo DF-26 mà nhiều chuyên gia Trung Quốc tuyên bố trước đó.
Trung tâm nghiên cứu lực lượng không quân của Ấn Độ gần đây đã đưa ra báo cáo cho rằng, thông qua việc phân tích hình ảnh tên lửa đạn đạo DF-26 công khai tại lễ duyệt binh của Trung Quốc đã chỉ ra một số cái gọi là “ý tưởng mới”.
Theo báo cáo thì phân tích trước đó cho rằng hệ thống động lực của tên lửa DF-26 là dựa trên DF-21. Nhưng ảnh mới nhất cho thấy động cơ của tên lửa này có thể là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16 bao gồm toàn bộ thân tên lửa. Thân đạn DF-26 rõ ràng nhẵn hơn, đường kính của động cơ dường như nhỏ hơn tên lửa DF-21, và kéo dài hơn để thích hợp với tầm bắn xa và tải trọng lớn, cũng có thể sử dụng nhiên liệu cải tiến có tỷ lệ đốt cháy cao.
Theo báo cáo này, có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa DF-26 có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, nhưng Ấn Độ lại có cái nhìn khác, khi tiến hành phân tích đối với thiến kế phần thêm vào của tên lửa cho thấy nó có thể không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm.

Tên lửa đạn đạo DF-26.

Tải trọng và thiết kế đầu đạn hình học của tên lửa DF-26 dường như cho thấy ưu thế về hệ số lực cản thấp, đạt yêu cầu về tốc độ tái nhập cao hơn. Ngoài ra nếu tên lửa này thực sự là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16, thì bộ phận chiến đấu của nó cũng sẽ trang bị thiết bị kiểm soát trạng thái, có thể tiến hành cơ động với tốc độ cực cao khi bay đoạn cuối.
Vì vậy, báo cáo cho rằng, tốc độ tái nhập cực cao của DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm. Vì nhiệm vụ này cần tốc độ đầu đạn tương đối thấp để thuận lợi cho việc cơ động, mà hệ thống cảm biến pha cuối quét và khóa mục tiêu di chuyển cũng phải cần nhiều thời gian hơn.
Trong khi tốc độ tái nhập của tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500 – 4.000km là 16 – 18 Mach, đối với tên lửa DF-26 thì tốc độ bay có thể cao hơn, điều này có nghĩa là thời gian bay của đầu đạn tên lửa DF-26 từ lúc tái nhập đến mục tiêu có thể không đến 20 giây. Như vậy, rõ ràng tên lửa DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm, trong khi tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D vẫn chưa được tiến hành thử nghiệm với mục tiêu di chuyển.
Tên lửa đạn đạo DF-26 đã không có khả năng chống hạm, vậy mục tiêu tác chiến của nó là gì? Báo cáo của Ấn Độ cho rằng, từ tầm bắn của tên lửa DF-26 cho thấy mục tiêu có thể nhất của nó là căn cứ không quân đảo Guam, nới đồn trú của máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Tên lửa DF-26 có thể mang bom chùm oanh kích đảo Guam, gây thiệt hại cho bề mặt sân bay. Ngoài ra, tên lửa DF-26 còn có thể mang đầu đạn xuyên boongke giống như DF-16 tấn công mục tiêu dưới lòng đất như trung tâm chỉ huy. Với tầm bắn xa của tên lửa DF-26, thì nó cũng có lợi cho việc phá vỡ hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nếu đánh nhau, Trung Quốc có thể làm Mỹ đau đến thế nào?

Vĩnh Thụy | 13/11/2015 09:15

7

Pháo binh Trung Quốc tập trận
Chia sẻ:


Việt Nam đã nên mua máy bay tiếp dầu trên không cho Su-30MK2?

Trung Quốc có thể làm Mỹ đau đến thế nào nếu hai bên đánh nhau vì chuyện tranh chấp Biển Đông? Đó là câu hỏi đặt tựa bài viết “Just how badly could China hurt America in battle” của Kyle Mizokami, đăng trên trang The Week.
Trung Quốc phải đợi bao lâu nữa mới có S-400?
Cuộc đối đầu trên Biển Đông giữa TQ với Mỹ cho thấy rõ một điều: hai nước đều có những quyền lợi quốc gia khác nhau ở vùng chiến lược chủ đạo này.

Mỹ là thế lực lớn ở châu Á -Thái Bình Dương, sẵn sàng tìm cách duy trì nguyên trạng ở Biển Đông, trong khi TQ là một thế lực đang trỗi dậy muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ở vùng biển này.

Như vậy, nếu TQ được lợi thì Mỹ phải trả giá, và ngược lại. Trong khi cả hai nước không tính chuyện chiến tranh, hai bên đang bắt đầu dùng sức mạnh quân sự.

Ví dụ như tàu chiến Mỹ Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà TQ chiếm trái phép và xây đảo nhân tạo, để thể hiện quan điểm của mỗi bên.

Điều này dẫn đến câu hỏi thú vị: Nếu đánh nhau, Trung Quốc có thể làm Mỹ đau đến thế nào?

Chúng ta đều biết, Mỹ có lực lượng vũ khí quy ước và vũ khí hạt nhân (VKHN) mạnh nhất thế giới. Chuyện chiến tranh với TQ có thể còn lâu mới xảy ra.

Nhưng từ việc TQ đang là một thế lực quân sự trỗi dậy, hiện đại hóa quân đội bằng nhiều loại vũ khí hiệu quả và mạnh mẽ hơn, liệu TQ có thể gây tổn thất nào cho Mỹ?

Câu trả lời: TQ không thể gây nhiều tổn thất cho Mỹ, ngược với điều mọi người vẫn nghĩ.

Trong lịch sử TQ, nước này là nước nghèo và chưa quen chinh chiến xa. Năm 1979, họ thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, khi họ vẫn còn áp dụng chiến thuật tấn công “biển người” không hiệu quả và không thể duy trì nguồn tiếp viện dọc 5 dặm biên giới.

Ngay lúc này, quân đội TQ vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu hiện đại hóa ồ ạt và thay đổi cơ cấu. Dù TQ đang cải thiện lực lượng hạt nhân và khả năng chinh chiến ở nước ngoài, họ vẫn còn một con đường dài phải đi.

Chỉ có một số nhỏ lực lượng chiến tranh quy ước của TQ có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở nước ngoài, và không có lực lượng nào có thể tấn công lên lãnh thổ Mỹ.

Tên lửa tầm xa và máy bay ném bom có thể tấn công căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí đảo Guam, nhưng chúng chưa thể bắn tới Hawaii hoặc thậm chí đến bang Alaska.

Hải quân TQ đang phát triển nhanh, với tàu sân, khu trục hạm, tàu ngầm, tàu tiếp liệu được xuất xưởng ồ ạt. Nhưng hải quân TQ vẫn nhỏ hơn hải quân Mỹ và nói chung không có nhiều khả năng.

Tuần trước, một tàu ngầm TQ áp sát tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan, nhưng chúng ta không biết liệu chiếc Reagan cùng lực lượng đặc nhiệm của nó phát hiện chiếc tàu ngầm trước hay không.

Tàu sân bay duy nhất của TQ, chiếc Liêu Ninh chưa bao giờ ra khỏi phía tây Thái Bình Dương, chỉ hoạt động như một tàu sân bay huấn luyện.

Trong một cuộc chiến tranh với Mỹ, bộ binh TQ phải vượt biển chỉ để đến bất kỳ nơi nào có ích với họ. TQ cũng chỉ có 4 tàu đổ bộ lớn Type 071 có sức chở tối đa chỉ 800 quân.

Ngay cả như thế, sự hiện diện hơn hẳn cùng hỏa lực Mỹ có thể đánh chìm 4 tàu đổ bộ này từ lâu trước khi chúng có thể trở thành mối đe dọa.

Nói về chiến tranh quy ước, TQ có thể đe dọa các căn cứ Mỹ ở nước ngoài, nhưng không thể vươn đến lãnh thổ Mỹ. Mặt khác, VKHN lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Hiện lực lượng hạt nhân TQ có thể nhỏ hơn so với điều mọi người nghĩ. TQ có khoảng 190 đầu đạn hạt nhân được triển khai, gắn trên các tên lửa trên bộ và trên tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo .

TQ có khoảng 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và dù số ICBM này có thể phóng tới lục địa Mỹ, thì chỉ 1/3 số tên lửa này có thể bay tới New York.

Mỗi ICBM có 3 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức hủy diệt 20 lần nhiều hơn quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Nhật Bản Hiroshima năm 1945.

TQ cũng có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, và về lý thuyết, ít nhất một chiếc được cho là sẵn sàng hoạt động bất kỳ lúc nào.

Mỗi tàu ngầm này mang 12 tên lửa đạn đạo JL-2. Không may cho TQ, số tên lửa này có tầm bay tương đối ngắn, không thể tấn công New York trừ phi tàu ngầm TQ đến được một vị trí ở giữa Thái Bình Dương.

Trong trường hợp bất ngờ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, TQ có thể phóng tối đa 62 tên lửa chống Mỹ. Trong khi Mỹ và Nga có hàng trăm tên lửa có thể bất ngờ phóng vào nhau, hoặc phóng vào TQ.

Tất cả những điều này không phải để nói rằng TQ không là một nỗi đe dọa tiềm năng, không có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Ngay cả chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và TQ cũng không thể xảy ra, do hai bên có quan hệ kinh tế tương tác.

Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Mỹ và TQ sẽ trở thành đối thủ. Giống như việc kiểm tra qua kính chiếu hậu, việc liên tục kiểm tra hỏa lực của mỗi bên là một điều nên làm.

TQ đang ở trong kính chiếu hậu, và họ còn mất cả một đoạn đường dài mới có thể đuổi kịp Mỹ”.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Mua được Su-35, Trung Quốc vẫn cố phát triển J-20, tại sao?
Cập nhật lúc: 08:00 25/11/2015

TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh cặp Su-35 mới toanh của Không quân Nga
Thăm quan nơi “đẻ” tiêm kích Su-35 Nga với nhiều cái mới

(Kiến Thức) - Máy bay chiến đấu Su-35 giúp Trung Quốc bù đắp sự thiếu hụt các máy bay thế hệ 4 hiện đại khi mà việc sản xuất J-11B/D và J-20 không thể nhanh.
Một câu hỏi rất thú vị là tại sao Trung Quốc vừa phải thúc đẩy việc nghiên cứu máy bay chiến đấu tàng hình J-20, mặt khác vẫn phải chi 2 tỷ USD để mua 24 máy bay chiến đấu Su-35?
Theo báo chí Trung Quốc, đầu tiên có thể khẳng định là tiến độ nghiên cứu máy bay chiến đấu J-20 không có bất kỳ sự chậm trễ hay ảnh hưởng nào. Dự kiến, trong tháng này hoặc đầu năm 2016, nguyên mẫu 201X (có thể là 2017) cuối cùng của máy bay chiến đấu J-20 sẽ thực hiện lần bay thử đầu tiên và sau năm 2016 Trung Quốc sẽ bắt đầu sản xuất một lượng nhỏ máy bay J-20.
Hơn nữa hai nguyên mẫu J-11D thuộc dự án máy bay chiến đấu J-11 cũng đã thực hiện lần bay thử đầu tiên. Nói tóm lại, các dự án phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc không xuất hiện vấn đề khó khăn nào, ngay cả sự xuất hiện của Su-35 cũng không liên quan đến J-20.
Vậy tại sao trong khi Trung Quốc thúc đẩy thuận lợi dự án máy bay chiến đấu nội địa và hàng loạt máy bay chiến đấu hiện đại liên tục được đưa vào sử dụng, vẫn phải trang bị Su-35?

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng có những lý do sau:

Nhà máy sản xuất máy bay Su-35.
- Đầu tiên là môi trường và áp lực tác chiến bên ngoài của Trung Quốc đang tăng, nước này cần phải nhanh chóng bổ sung lực lượng máy bay chiến đấu. Dù Trung Quốc hiện đã có khoảng 750 máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhưng hiện số lượng máy bay thế hệ 3 như J-7, J-8 của Không quân và không quân Hải quân Trung Quốc vẫn lên tới gần 1000 chiếc.
Ngoài ra máy bay chiến đấu Su-27 xuất hiện từ năm 1992-1998 cũng cần phải thay thế, mà nhu cầu về máy bay chiến đấu cũng như lỗ hổng quá lớn phải đẩy nhanh khả năng sản xuất máy bay chiến đấu.
Tuy nhiên, việc sản xuất máy bay chiến đấu và sản xuất sản phẩm thông thường là 2 khái niệm khác nhau. Để chế tạo máy bay thì việc sản xuất vật liệu và linh kiện cũng rất cần thiết. Mà việc sản xuất máy bay chiến đấu không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng của quân đội Trung Quốc.
- Hai là tiêm kích Su-35 là máy bay được nghiên cứu trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-27 và sử dụng gần 20 năm nay. Nó đã được tiến hành một loạt những đổi mới và nâng cấp mang tính hệ thống.
Nga hiểu rõ máy bay Su-27 hơn Trung Quốc nhiều, những kinh nghiệm cải tiến và ý tưởng thiết kế của Nga đối với Trung Quốc là bài học rất giá trị. Vì máy bay chiến đấu J-11A được Trung Quốc sao chép trên cơ sở máy bay chiến đấu Su-27SMK, sau đó lại nghiên cứu ra máy bay chiến đấu J-11B nội địa. Nhưng về tổng thể thì những thay đổi về thiết kế chi tiết của máy bay Su-27 ban đầu rất ít, rốt cuộc việc lý giải của Trung Quốc đối với Su-27 vẫn cần thời gian dài, vì thế Su-35 sẽ cho Trung Quốc một số câu trả lời.

Máy bay Su-35 của Không quân Nga.
Căn cứ vào thông tin trên mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk của Nga sẽ bàn giao cho Trung Quốc 4 máy bay mang số hiệu 0319, 0320, 0401, 0402 vào cuối năm 2016; năm 2017 bàn giao 10 chiếc trong đó 4 chiếc mang số hiệu từ 0417 đến 0420 và 6 chiến mang số hiệu từ 0501 đến 0506; năm 2018 bàn giao 10 chiếc mang số hiệu từ 0601 đến 0610.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
thằng viết báo này dốt thế nhỉ
j20 là loại gen 5
sụ cỡ nào cũng chỉ là Gen 4
nó phát triển đc j20 thfi cư sphast triẻn chứ sao bỏ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Vì sao quân đội Trung Quốc chuyển đổi theo mô hình Mỹ?

Quốc Việt | 30/11/2015 08:45

0

Chia sẻ:


Mỹ lại "chọc thêm gai" vào mắt Trung Quốc

Quân số nghĩa vụ quá lớn, kém chuyên nghiệp, tập trung vào lực lượng mặt đất không phù hợp với tác chiến công nghệ cao là lý do khiến quân đội Trung Quốc chuyển sang mô hình Mỹ.
Quân đội Trung Quốc thua Nga, kém xa Mỹ
Xe tăng Type-99 của quân đội Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển theo mô hình quân đội Liên Xô, báo quân đội Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình cam kết bước “đột phá” và cải cách quân đội vào năm 2020.

Quân ủy Trung ương Trung Quốcnhấn mạnh định hướng chung trong đó có việc sắp xếp lại 4 cơ quan lớn gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Quân bị, đồng thời giảm số đại quân khu từ 7 xuống còn 4.

Một ủy ban kỷ luật trong Quân ủy Trung ương cũng sẽ được lập ra để đối phó với tình trạng tham nhũng trong quân đội.

Mô hình lỗi thời

Theo Global Security, Liên Xô có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của PLA. Những năm 1950, Moscowcửhàng nghìn chuyên gia sang giúp tổ chức lực lượng, đào tạo, xây dựng nhà máy, chuyển giao công nghệ chế tạo các khí tài chủ chốt.

Ở thời điểm Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng quân đội, nhân loại vừa trải qua cuộc đại chiến với những trận đánh trên mặt đất quy tụ hàng chục nghìn binh lính, hàng nghìn xe tăng thiết giáp các loại.

Do đó, tập trung phát triển lực lượng mặt đất trở thành một xu thế hiển nhiên.

Binh lính quân đội Trung Quốc. Ảnh: Wired

Học thuyết quân sự của Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ Liên Xô nên tập trung vào xây dựng lực lượng mặt đất quy mô lớn. Trang thiết bị vũ khí được phát triển theo tiêu chí bền, dễ chế tạo, sử dụng, đơn giản và bảo trì ngay ở điều kiện chiến trường theo tiêu chuẩn Liên Xô.

Cơ cấu tổ chức lực lượng dựa trên lính nghĩa vụ với thời gian quân ngũ khoảng hai năm. Thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, PLA có quy mô tới 11 đại quân khu trở thành lực lượng quân sự có quân số lớn nhất thế giới.

Đến những năm 1990, quân đội Mỹ bắt đầu áp dụng nhiều chiến thuật tác chiến mới.

Họ sử dụng nhiều vũ khí dẫn đường công nghệ cao, đặc biệt là tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk kết hợp với các đợt không kích quy mô lớn để tiêu diệt sức mạnh đối phương.

Việc Mỹ áp dụng vũ khí dẫn đường công nghệ cao đã làm thay đổi cơ bản chiến trường hiện đại so với trước. Các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây tập trung vào xây dựng quân đội mang tính chuyên nghiệp, đào tạo bài bản, trang thiết bị vũ khí hiện đại.

Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng cao để phát triển sức mạnh thay vì tập trung vào quân số đông.

Các nước phương Tây tập trung phát triển các loại máy bay tàng hình, máy bay không người lái, tàu khu trục thế hệ mới, vũ khí năng lượng định hướng để nâng cao sức mạnh.

Giới phân tích quân sự nhận định, chiến trường tương lai là những cuộc đụng độ diễn ra ở trên không, trên biển.

Trong khi đó, Trung Quốc mặc dù đã hiện đại hóa quân đội, phát triển nhiều mẫu vũ khí mới nhằm bắt kịp xu thế của thời đại, PLA vẫn duy trì quân số nghĩa vụ cồng kềnh với quy mô tới 2,3 triệu quân.

Việc duy trì quân số thường trực lớn khiến PLA phải tiêu tốn khoản ngân sách không nhỏ cho công tác nuôi quân. Bên cạnh đó, quân đội nước này có quá nhiều các đơn vị không chiến đấu như lái xe, văn công tạo thêm gánh nặng cho ngân sách.

Tình trạng tham nhũng, đào tạo kém làm suy giảm tinh thần chiến đấu và tính kỷ luật trong quân đội. Điều quan trọng là PLA vẫn duy trì học thuyết quân sự tập trung vào lực lượng mặt đất.

Năng lực tác chiến có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn giới hạn ở trong nước và các vùng biển ven bờ.

Ngay tại Nga, quốc gia có ảnh hưởng lớn với quân đội Trung Quốc cũng đang chuyển đổi mô hình hoạt động theo kiểu phương Tây. Trước sự thay đổi của tình hình thế giới, việc duy trì mô hình cũ rõ ràng không còn phù hợp.

Phát biểu với cán bộ cấp cao hồi tháng 4/2013, bản thân ông Tập Cận Bình phải thừa nhận rằng: “Chiến tranh nổ ra trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến thì quân đội Trung Quốc chưa thể thích ứng được”.

Báo chí Trung Quốc cho rằng, tuy vũ khí và trình độ hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc được nâng lên đáng kể, nhưng tinh thần, ý chí và sức chiến đấu bị sa sút so với trước đây.

Vì vậy, Trung Quốc phải cải cách quân đội để gia tăng sức chiến đấu trong điều kiện hiện đại kỹ thuật cao theo hướng chung của thế giới.

Học theo Mỹ để vươn ra toàn cầu

Tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: China Military

Trong nhiều năm kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sức mạnh quân đội nước này ngày càng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế.

Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên, phát triển nhiều loại tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân, máy bay tàng hình và nhiều vũ khí hiện đại khác.

Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc chưa phải “lực lượng hải quân nước xanh” (lực lượng có khả năng tác chiến xa bờ dài ngày).

Hạn chế khác là Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, điều đó khiến việc triển khai lực lượng viễn chinh rất khó khăn. Trong khi đó, quân đội Mỹ có căn cứ ở khắp nơi trên thế giới nên việc triển khai lực lượng viễn chinh khá dễ dàng.

Shen Dingli, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan, Thượng Hải cho rằng, Trung Quốc nên học theo Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài nhằm tương xứng với sức mạnh ngày càng tăng.

Gần đây, Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Djibouti để xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên.

David Finkelstein, giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Viện nghiên cứu độc lập CNA, Arlington, Texas, Mỹ nhận xét, việc xây dựng căn cứ ở nước ngoài cho thấy Trung Quốc đang cố gắng để bắt kịp với lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng.

Andrew Scobell, nhà khoa học chính trị cao cấp thuộc Tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc phòng cho quân đội Mỹ) nhận xét, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến việc mở rộng lợi ích ở nước ngoài.

Do đó, xây dựng quân đội theo mô hình quân đội Mỹ là lựa chọn phù hợp với chiến lược của họ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Lỗ hổng của J-11 buộc Trung Quốc phải mua Su-35

Hòa Trần | 30/11/2015 13:30

1

Chia sẻ:


Nga ra tay trên Syria: Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đủ hậu quả khủng khiếp

Sau khi nhận chiếc Su-27 đầu tiên, chỉ trong vòng 10 năm đã có hàng trăm chiến đấu cơ hạng nặng loại này được trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.
Hàng nhái J-11D có đấu lại Su-35 trong lĩnh vực xuất khẩu?
Truyền thông Nga cho rằng, các tổ hợp sản xuất máy bay Trung Quốc từ lâu đã tiếp cận được những công nghệ mới nhất của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô.

Tuy nhiên, ngay cả khi Liên Xô giải thể, phiên bản cải tiến của Su-27 vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của "người tiền nhiệm".

Thậm chí phía Trung Quốc còn sử dụng thiết bị điện tử hiện đại và hệ thống vũ khí thế hệ mới để chế tạo ra J-11 (phiên bản sao chép của Su-27), nhưng có một vấn đề của J-11 họ vẫn chưa thể giải quyết được.

Vấn đề này còn sót lại từ khi Su-27 ra đời, chính xác mà nói là từ công nghệ của những năm 1980, bất luận là Su-27 hay MiG-29 đều tồn tại vấn đề về tính cơ động chiến thuật. Nguồn gốc của nhược điểm này nằm ở "cái bẫy quá tải tốc độ siêu thanh".

Tiêm kích J-11B của Trung Quốc

Ở bất kỳ tình huống nào, khi xuất hiện giai đoạn vượt tốc độ âm thanh sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng. Nếu kèm theo hiện tượng stall ở đầu mũi cánh, khả năng chịu quá tải của cánh máy bay sẽ giảm, tính cơ động chiến thuật cũng sẽ giảm theo.

Đặc biệt là J-11 sử dụng kết cấu cánh máy bay của Su-27, tình trạng quá tải tức thời khi vượt tốc độ âm thanh giảm tương đối rõ rệt. Vấn đề này từ kết cấu cho thấy không dễ giải quyết, không thể thực hiện thông qua việc điều chỉnh kết cấu thân.

Truyền thông Nga chỉ ra, Su-35 đã giải quyết được nhược điểm này. Cái bẫy quá tải tốc độ siêu thanh đối với một máy bay chiến đấu thế hệ 4+ là rất quan trọng.

Yêu cầu đầu tiên là có thiết bị kiểm soát bay hiện đại, hệ thống "fly by wire" kỹ thuật số có thể kiểm soát chính xác góc độ của cánh lái, hạn chế bẫy quá tải tốc độ siêu thanh.

Hai là vấn đề khí động học, sử dụng động cơ kiểm soát vector lực đẩy để tạo ra sự cân bằng trung tâm trước giai đoạn vượt tốc độ âm thanh.

Theo phía Nga, sau hợp đồng lắp ráp Su-27SK, Trung Quốc hiếm khi hợp tác về công nghệ hàng không với Nga, mà chủ yếu đầu tư vào máy bay J-11 sao chép.

Nhưng lúc đó, Nga cũng tận dụng dự án tiêm kích Su-30MKI chế tạo cho Ấn Độ để nghiên cứu động cơ kiểm soát vector lực đẩy, đặc biệt là tỷ lệ kiểm soát bay của việc kết hợp giữa cánh mũi với động cơ AL-31FP đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy Su-35 không sử dụng kết cấu cánh mũi, nhưng không có nghĩa là tính cơ động của nó kém hơn so với Su-30MKI.

Lý do là vì Su-35 đã giải quyết được vấn đề bẫy quá tải tốc độ siêu thanh mà J-11 của Trung Quốc chưa làm được, nhờ trang bị động cơ 117S hiện đại nhất, làm cho khả năng cơ động của Su-35 tăng mạnh.

Có thể khẳng định là việc tối ưu hóa khí động học của Su-35 làm cho bán kính tác chiến của nó tăng, Su-35 mà Không quân Trung Quốc mua vẫn là máy bay ưu việt nhất trong gia đình Su-27.

Phía Nga cho biết, nền tảng Su-27 vẫn chưa được hoàn thiện, ngay cả khi Trung Quốc có lượng lớn máy bay cải tiến, nhưng độ tinh túy của nó vẫn chưa chắc chắn, cho nên Trung Quốc vẫn phải chi 2 tỷ USD để mua Su-35.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiêm kích thế hệ 5: TQ hưởng trái ngọt từ đứa con Nga ruồng bỏ

Nhật Minh | 30/11/2015 14:00

3

Tiêm kích tàng hình thế hệ năm MiG 1.44
Chia sẻ:


Nga ra tay trên Syria: Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đủ hậu quả khủng khiếp

Theo Sputnik, chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Nga không phải là tiêm kích T-50 được quảng cáo đình đám mà là dự án máy bay gần như đã bị lãng quên MiG 1.44.
MiG 1.44 được phát triển cùng với F-22 và đáng ra đã được Nga đưa vào biên chế cuối những năm 1990.

Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra do Liên Xô sụp đổ, cùng với tình hình kinh tế khó khăn của nước Nga. Dự án cuối cùng đã bị hủy bỏ và nhường quyền ưu tiên phát triển cho loạt máy bay Sukhoi.

Mặc dù bị Nga "ruồng bỏ" nhưng MiG 1.44 lại thu hút sự quan tâm lớn từ Trung Quốc, khi quốc gia này đang phát triển 2 mẫu tiêm kích thế hệ 5 tương tự.

Trung Quốc tuyên bố J-20 sẽ trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 5 hoàn chỉnh đầu tiên của nước này nhưng điều thú vị hơn cả là J-20 có nhiều điểm giống MiG 1.44 và theo các chuyên gia của tạp chí Defence Aviation, sự tương đồng này rất rõ ràng.


Tiêm kích J-20 Trung Quốc (dưới) có nhiều điểm tương đồng rõ ràng với dự án MiG 1.44 mà Nga hủy bỏ (trên).

"Cả 2 máy bay đều có cánh tam giác và đuôi chữ V, điều này cho thấy Trung Quốc phát triển máy bay theo nguyên mẫu của Nga" - Defence Aviation nhận định.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt chủ đạo là J-20 ứng dụng công nghệ "tàng hình", còn MiG 1.44 được thiết kế cho nhiệm vụ không chiến nên rất cơ động.

Andrei Frolov, Tổng biên tập "Amrs Export" cho rằng Trung Quốc vẫn chưa đạt tới trình độ công nghệ cần thiết để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5. Đặc biệt, nước này vẫn chưa thể chế tạo được loại động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy cho máy bay.

Liên quan tới vấn đề này, ông Frolov đề cập tới thương vụ bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc gần đây, trong đó Nga sẽ bán cho Trung Quốc cả động cơ AL-41F1 mới nhất.

Ông Frolov cho biết, Trung Quốc không cần máy bay của Nga nhưng động cơ của chúng lại rất cần thiết để Trung Quốc tiếp tục chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) các máy bay chiến đấu thế hệ 5.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mặc dầu chất lượng vũ khí của anh 3 tàu cải thiện hơn nhưng vẫn phải ăn mót công nghệ tây lông và khí tài phòng thủ đất nước vưỡn cứ made in russia !.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Cơ cấu tổ chức mới của quân đội Trung Quốc
(Lực lượng vũ trang) - Tái cơ cấu là một phần trong số hàng loạt cải tổ quân đội của ông Tập Cận Bình với mục đích thay đổi quân đội Trung Quốc theo kiểu phương Tây.
Tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” phiên bản tiếng Anh phát hành tại Hong Kong mới đây dẫn các nguồn tin quân đội cho biết, cơ cấu tổ chức quân khu lấy lục quân làm trung tâm có lịch sử hàng thập kỷ của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ được thay thế bằng các chiến khu mới.

Theo kế hoạch, PLA sẽ sớm giải thể 7 quân khu hiện nay và thay thế bằng 5 chiến khu mới - một phần trong công cuộc tái cấu trúc hệ thống PLA trên phạm vi rộng.


Binh sĩ PLA diễn tập quân sự.
Một nguồn tin gần gũi với quân khu Tế Nam - một trong 7 quân khu của PLA - cho biết quân khu này đang “hoàn tất nhiệm vụ lịch sử của mình” và sẽ bị giải thể cùng với các quân khu khác vào ngày 20/12/2015.

Theo một nguồn tin khác thân cận với PLA, giới chức cấp cao của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) - cơ quan quản lý các lực lượng vũ trang do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng đầu - đã yêu cầu hệ thống 5 chiến khu mới phải được thiết lập và vận hành ngay từ ngày 1/1/2016.

Tái cơ cấu là một phần trong số hàng loạt cải tổ quân đội của ông Tập Cận Bình với mục đích thay đổi PLA từ một hệ thống lấy lục quân làm trung tâm sang một cơ quan kiểm soát quân sự chung theo kiểu phương Tây - coi trọng ngang bằng các lực lượng lục quân, hải quân và không quân.

Nhật báo PLA, cơ quan ngôn luận của PLA, tuần trước đã đăng bài bình luận cho rằng hệ thống 7 quân khu và 4 cơ quan đầu não hiện nay đã lỗi thời, quá tập trung và thách thức vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ************* Trung Quốc đối với quân đội. Theo bài báo trên, cải tổ nhằm mục đích củng cố quyền lực của CMC và sự giám sát của Đảng đối với quân đội.


Trước đó, báo “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” phát hành ở Hong Kong hồi tháng 9/2015 đưa tin, cải tổ quân đội lần này sẽ bao gồm kế hoạch tái cơ cấu “4 cơ quan đầu não” hiện nay là Tổng cục Tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Quân bị. Theo ba nguồn tin thân cận với PLA xác nhận, CMC đã thiết lập 3 ủy ban mới và 6 cơ quan.

Theo đó, Thượng tướng Thái Anh Dĩnh, Tư lệnh quân khu Nam Kinh, sẽ được chỉ định làm người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Liên hợp, trong khi Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục Hậu cần, người đã có công trong việc loại bỏ nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, có thể sẽ trở thành Bí thư Ủy ban Chính pháp Quân sự Trung ương mới. Thượng tướng Lý Tác Thành, Tư lệnh quân khu Thành Đô, hi vọng sẽ trở thành người đứng đầu lực lượng bộ binh.

Một trong ba nguồn tin trên cho biết thêm: “Ba ủy ban mới và sáu cơ quan sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của CMC. Việc tái cấu trúc này nhằm giảm sự ảnh hưởng chính trị của các lãnh đạo ở 4 cơ quan đầu não và 7 quân khu hiện nay”. Theo các báo cáo trước đó, 4 chiến khu Bắc, Nam, Đông và Tây sẽ hình thành từ hệ thống 7 quân khu bị giải thể.

Tuy nhiên, phương án mới nhất đã bổ sung thêm một chiến khu nữa nằm ở trung tâm của Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết: “Cơ quan đầu não của chiến khu trung tâm có thể sẽ được đặt ở Bắc Kinh”. Nguồn tin khác cho biết, ban điều hành của quân khu Tế Nam và Thành Đô sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, trong khi 5 quân khu khác có thể được tổ chức lại.

Nhà bình luận quân sự Lương Quốc Lượng ở Hong Kong nhận xét: “Việc giải thể quân khu Tế Nam là không thể tránh được bởi dưới hệ thống lỗi thời lấy lục quân làm trung tâm, quân khu này chỉ được xem là một sự hỗ trợ cho các quân khu khác”.

Theo ông Lương Quốc Lượng, một phần của quân khu Thành Đô sẽ được sáp nhập vào chiến khu mới (Tây, Nam hoặc Trung) và hệ thống 5 chiến khu sẽ đủ năng lực để giúp PLA giải quyết các thách thức trước mắt cũng như trong tương lai gần.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào động cơ phản lực Ukraine
Cập nhật lúc: 08:00 14/12/2015

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng "đôi cánh chết chóc" của Không quân Nga
Tiết lộ "sốc" khiến Su T-50 chưa là tiêm kích thế hệ 5

(Kiến Thức) - Bài toán phát triển động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sau hàng chục năm vẫn chưa có lời giải.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn nguồn tin giấu tên từ ngành công nghiệp hàng không Ukraine cho biết, Trung Quốc đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ động cơ phản lực của Ukraine tương tự như những gì đã từng xảy ra với công nghệ động cơ phản lực mà nước này có từ Nga.
Thậm chí các kỹ sư thuộc phòng thiết kế động cơ Ivchenko-Progress của Ukraine còn cho rằng, mặc dù Trung Quốc có cố gắng trong chương trình phát triển động cơ phản lực thế hệ mới của nước này, nhưng những nỗ lực này vẫn còn khá lúng túng do giới hạn về mặt công nghệ mặc dù Bắc Kinh luôn tự hào rằng mình đã có thể tự thiết kế và sản xuất một số dòng động cơ nội địa.

Mẫu động cơ phản lực nội địa Minshan do AVIC phát triển vốn được chỉ định cho những chiếc L-15.


Trước đó vào tháng 11/2012, Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) từng giới thiệu mẫu động cơ phản lực thế hệ mới có tên Minshan tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2012. Vào thời điểm đó cả AVIC và Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng không Trung Quốc (CATIC) đều tuyên bố rằng Minshan sẽ mẫu động cơ được trang bị trên dòng máy bay huấn luyện phản lực thế hệ mới L-15 của nước này.
Tuy nhiên, sau đó L-15 lại được trang bị các động cơ phản lực AI-222-25 do Ivchenko-Progress phát triển và chúng được sản xuất tại nhà máy chế tạo động cơ Motor Sich ở Zaporozhye, miền đông nam Ukraine.
Phòng thiết kế Ivchenko-Progress nay là công ty Ivchenko-Progress là một trong những nơi chế tạo động cơ hàng đầu của Liên Xô còn hoạt động cho tới tận ngày nay. Do Ivchenko-Progress thừa hưởng khá nhiều thành tựu công nghệ hàng không trong việc thiết kế và chế tạo các dòng động cơ phản lực từ Liên Xô, bên cạnh đó công ty này còn hợp tác với các công ty hàng không hàng đầu của Nga trước khi xung đột Ukraine nổ ra vào năm 2014.

Máy bay huấn luyện phản lực L-15 của Trung Quốc với động cơ phản lực AI-222-25 của Ukraine.
Một số quan chức của Ivchenko-Progress còn nhận định Ivchenko-Progress hoàn toàn có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty chế tạo động cơ phản lực của Nga, điển hình như công ty chế tạo động cơ Salyut của Nga có trụ sở Moscow.
Phía Ukraine cho rằng Salyut chỉ có thể tiếp tục phát triển một mẫu động cơ phản lực nếu như hợp tác với một công ty chế tạo động cơ khác.
Ivchenko-Progress còn lấy dẫn chứng cụ thể là đề án phát triển động cơ phản lực tiên tiến dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga. Salyut đã buộc phải liên kết với một công ty khác là NPO Saturn cũng của Nga để phát triển một mẫu động cơ phản lực mới thay thế cho mẫu động cơ AL-41F1S (117S) vốn đang được trang bị cho các máy bay tiêm kích đa năng Su-35 và các nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA của Nga hiện tại.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc có thêm tàu hộ vệ tên lửa mới

Anh Tuấn | 18/12/2015 08:30

0

Chia sẻ:


Tranh cãi Nga thực sự đưa tên lửa S-400 đến Syria: Đã có hồi kết!

Theo trang tin China Military Online, mới đây Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc lại có thêm một tàu chiến nữa được coi là hiện đại nhất mà nước này chế tạo.
Chuyên gia: Tên lửa chống hạm diệt gọn Type 052D Trung Quốc
Tàu chiến Hợp Phì, tàu lớp Type 052D mới nhất đã được hạ thủy vào ngày 13/12 vừa qua tại cảng Hải quân ở thành phố Tam Á, thuộc đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã có hai tàu Type 052D trong năm 2014, gồm tàu Côn Minh và tàu Trường Sa. Giống như tàu Hợp Phì, chúng cũng thuộc sự quản lý của Hạm đội Nam Hải và hoạt động chủ yếu ở Biển Đông.

Tàu chiến Type 052D của Trung Quốc được trang bị các loại tên lửa hiện đại.

Thuyền trưởng tàu Hợp Phì là ông Zhao Yanquan trả lời báo China Daily rằng: “So với tàu Vũ Hán, một tàu Type 052B mà tôi từng đảm trách vai trò phó thuyền trưởng, con tàu này vượt trội hơn về mặt phát hiện mục tiêu cũng như khả năng phòng không”.

Theo một báo cáo của Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI) của Lầu Năm Góc, tàu Type 052D “cho thấy Trung Quốc đang hướng đến một lực lượng đa chức năng, được trang bị các loại vũ khí phòng không hiện đại và các loại tên lửa tầm xa”.

Dòng tàu chiến 052 “được coi là những loại tàu lợi hại, có thể sánh với tàu chiến của phương Tây về nhiều mặt”.

Báo cáo của ONI viết, tàu Type 052D được trang bị tên lửa đất đối không HQ-9, có tầm xa tối đa lên đến 80 hải lý. Ngoài ra, tàu còn có tên lửa chống hạm YJ-18, một hiểm họa tiềm tàng đối với các tàu sân bay Mỹ.

Ông Andrew Erickson, một chuyên gia có uy tín về Quân đội Trung Quốc gọi YJ-18 là “một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới, có thể khiến các hệ thống phòng không và tàu chiến của đối phương gặp nhiều khó khăn”.

Truyền thông Trung Quốc cho biết tàu Type 052D có “một khẩu pháo cỡ nòng 130 mm, hệ thống vũ khí tầm gần, tên lửa phòng không và tên lửa hành trình đất đối đất”.

Một chuyên gia quân sự nói với báo China Daily rằng, so với các loại tàu khác của Trung Quốc, Type 052D có “thiết bị radar tốt nhất” và “có thể tấn công các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và các mục tiêu trên bộ của đối phương”.

Quân đội Trung Quốc có kế hoạch đưa vào sử dụng thêm 9 tàu Type 052D nữa, qua đó nâng tổng số tàu mà họ sẽ có lên thành 12 chiếc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến đấu cơ Trung Quốc rơi khi huấn luyện

18/12/2015 20:36

1

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc. Ảnh: Global Times.
Chia sẻ:




Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận một máy bay chiến đấu J-10 của nước này bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trong đêm. Hai phi công trên máy bay đã nhảy dù và thoát chết trong gang tấc.
Nghi vấn Trung Quốc "giấu nhẹm" tai nạn của tiêm kích J-10
Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/12 dẫn lời người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương cho biết, một máy bay chiến đấu của họ đã bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trong tối cùng ngày.

Khi gặp nạn trên máy bay có 2 phi công. Họ đã nhảy dù và may mắn đã sống sót. Hiện giới chức Trung Quốc đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, máy bay gặp nạn là chiến đấu cơ J-10 mang số hiệu 83147. Chiếc máy bay bị rơi tại thị trấn Trạch Quốc, thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang. Đây là loại máy bay do Trung Quốc tự sản xuất nhưng sử dụng động cơ của Nga.

Trước đó, vào tháng 5/2015, một chiến đấu cơ J-10 khác của Hải quân nước này cũng gặp nạn, khiến 2 phi công thiệt mạng.
 

Traitimsat

Xe hơi
Biển số
OF-23292
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
143
Động cơ
494,670 Mã lực
Nơi ở
Nam Đồng-Đống Đa-Hà Lội
Cứ phải đánh nhau mới biết được, chứ truyền thống về quân đội TQ em thấy cũng không có gì nổi bật so với các cường quốc QS trên TG, hay là em không biết nhể, cụ nào thông cho phát :D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga
Cập nhật lúc: 07:30 10/01/2016

TIN LIÊN QUAN

Ả Rập Xê-út, UAE bỏ Mỹ mua UAV Trung Quốc
Mới đầu năm, tên lửa đạn đạo Trung Quốc ồ ạt tập trận

(Kiến Thức) - Đoàn tàu tên lửa đạn đạo RT-23 là thiết kế vũ khí mới nhất của Nga bị Trung Quốc sao chép.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời nguồn tin quân sự giấu tên từ Mỹ cho biết, vào cuối năm 2015 Quân đội Trung Quốc đã tiến hành phóng thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới được tích hợp trên một đoàn tàu hỏa. Nó do Tổng công ty khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển với nền tảng chính là các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.
Mặc dù buổi thử nghiệm vào đầu tháng 12/2015 không phóng thử bất cứ tên lửa đạn đạo DF-41 nào nhưng CASC đã cho chạy thử nghiệm đoàn tàu tên lửa đạn đạo di động đặc biệt này. Một tên lửa đạn đạo DF-41 cũng đã được triển khai trong quá trình thử nghiệm tuy nhiên động cơ đẩy của nó lại không được khởi động.

Hình ảnh được cho là đoàn tàu "tử thần" của Trung Quốc với một tên lửa đạn đạo DF-41.


Nhưng điều này lại chứng minh rằng đoàn tàu “tử thần” của Trung Quốc đã gần như hoàn thiện nhất là hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng được tích hợp sẵn vào trong trong các khoang tàu. Và nó đã sẵn sàng cho một buổi phòng thử nghiệm chính thức được cho là vào cuối năm 2015.
Theo thông tin của một số quan chức Mỹ tiết lộ với tờ The Washington Free Beacon cho hay, CASC đã lần đầu tiên phóng thử nghiệm DF-41 từ một đoàn tàu hỏa mang theo nó vào ngày 21/12/2015.
Điều này càng khẳng định sự quan tâm của Quân đội Trung Quốc trước việc tăng cường khả năng sống sót của lực lượng tên lửa chiến lược của nước này trước một cuộc tấn công phủ đầu từ đối phương. Trước đó vào tháng 5/2012, cựu chỉ huy lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Đại tướng Victor Esin tiết lộ rằng Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một biến thể đường sắt của tên lửa đạn đạo DF-41.
Chương trình kiểm soát vũ khí do Đại học Georgetown của Mỹ thành lập cho biết, trong năm 2013 Trung Quốc đã tiếp cận được một đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo RT-23 của Ukraine do Cục thiết kế Yuzhnoye của Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên đa phần các đoàn tàu “tử thần” RT-23 đều được Quân đội Nga sử dụng sau khi Liên Xô sụp cho đến năm 2005 thì chúng bị tạm ngưng hoạt động.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa di động DF-41 của Trung Quốc.
DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Quân đội Trung Quốc hiện nay, nó có tầm bắn lên tới 14.000km và có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân đủ khả năng tấn nhiều mục tiêu cùng một lúc. Biến thể DF-41 đầu tiên được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng 18 bánh.
Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa công bố hay để lộ bất cứ hình ảnh nào về biến thể mới tổ hợp tên lửa đạn đạo di động DF-41, nhưng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ cho tiến hành xây dựng các đường hầm đặc biệt dành cho các đoàn tàu “tử thần của nước này. Một nguồn tin từ Đài Loan cũng cho rằng Quân đội Trung Quốc đã phải xây dựng từ 1.000-2.000km đường sắt để đáp ứng các đoàn tàu mang theo tên lửa đạn đạo.
Không chỉ riêng Trung Quốc, hiện nay Nga cũng đang tiến hành phát triển thế hệ thứ hai của đoàn tàu “tử thần” RT-23 với tên gọi là Barguzin. Đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Nga có thể sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Được biết, một đoàn tàu tử thần hay một trung đoàn tên lửa RT-23 có thể mang theo tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-24.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Trung Quốc cố bào chữa việc bán radar "lởm" cho Ecuador
Cập nhật lúc: 19:00 09/01/2016

TIN LIÊN QUAN

Tiết lộ “sốc”, radar Trung Quốc theo dõi F-22 ở Hàn Quốc
Trung Quốc xây trạm radar mảng pha khống chế radar Đài Loan

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin từ phía quân đội Ecuador, hệ thống radar Trung Quốc sản xuất mới, dùng chỉ sau một năm đã không thể sử dụng.
Theo đó, hồi tháng 10/2008 Ecuador và Trung Quốc ký hợp đồng liên quan đến việc cung ứng 6 hệ thống radar cảnh giới YLC-2V và YLC-18, trị giá 60 triệu USD. Nhưng không lâu sau khi Trung Quốc bàn giao loại radar này, quân đội Ecuador đưa ra tuyên bố rằng, các hệ thống radar Trung Quốc sản xuất "không thể làm việc bình thường" và yêu cầu bồi thường.
Các nguồn tin thuật lại cho biết, trong quá trình tiếp nhận radar tại Trung Quốc và sau khi chuyển giao, Quân đội Ecuador không phát hiện bất kỳ điều bất thường nào về chất lượng.
Nhưng chỉ một năm sau, Ecuador tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu Trung Quốc trả số tiền 39 triệu USD và bồi thường thiệt hại 9 triệu USD cho Ecuador. Dẫu vậy, Trung Quốc chỉ đồng ý trả lại 3 triệu USD.
Dẫu vậy, sự việc này được đánh giá là đã tạo "hình ảnh xấu" đối với vũ khí Trung Quốc, làm "trò cười" giới truyền thông quốc tế.


Hệ thống radar YLC-2A và YLC-11B của Trung Quốc.
Gần đây, báo chí Trung Quốc cố gắng biện bạch rằng, hợp đồng bị hủy bỏ không phải do chất lượng radar mà do hai bên có nhiều tranh cãi về một số chi tiết kĩ thuật cũng như vấn đề mã hóa thông tin.
Ngoài ra, báo Trung Quốc tin rằng "tại thời điểm Ecuador tuyên bố thì radar Trung Quốc chế tạo vẫn hoạt động tại căn cứ không quân gần thủ đô Quito".
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng lên tướng nhằm bảo vệ vũ khí quốc gia này. Trong một tuyên bố, chuyên gia Lôi Trạch cho rằng, "doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí Trung Quốc phải cẩn thận “các loại bẫy” của đối phương" (ám chỉ sự gài bẫy trong thương vụ với Ecuador).
Tuy nhiên, thương vụ radar bất thành với Ecuador không phải là lần đầu mà vũ khí Trung Quốc bị mắc phải scandal. Điển hình là thương vụ xe tăng MBT-2000 với Peru, khi đó công ty NORINCO Trung Quốc lừa Peru rằng họ có giấy phép cung cấp động cơ 6TD-2 do Ukraine sản xuất, nhưng thực tế không phải. Sau đó, Ukraine đã lên tiếng phản đối việc NORINCO cung cấp MBT-2000 với động cơ 6TD-2 do nước này thiết kế, việc này nhanh chóng khiến chính giới Peru nổi trận lôi đình. Và điều gì tới cũng phải tới, Quân đội Peru hủy bỏ thương vụ này với Trung Quốc.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,591
Động cơ
588,163 Mã lực
Mặc dầu chất lượng vũ khí của anh 3 tàu cải thiện hơn nhưng vẫn phải ăn mót công nghệ tây lông và khí tài phòng thủ đất nước vưỡn cứ made in russia !.
Nó mà kê con S300 hay S400 ra chỗ cái sân bay chữ thập là căng với nó lắm đấy. Kiểm soát toàn bộ biển đông luôn.
 

Hồng Quốc

Xe tải
Biển số
OF-315936
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
226
Động cơ
296,660 Mã lực
Nó mà kê con S300 hay S400 ra chỗ cái sân bay chữ thập là căng với nó lắm đấy. Kiểm soát toàn bộ biển đông luôn.
nó chỉ đc mua ít mà đất nó rộng bỏ mịa lun nên việc đem ra đảo thì k khả thi cho lắm . Còn nếu nó đem ra thì khi có biến thì nó tặng đống tên lửa đấy cụ
 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
406
Động cơ
247,810 Mã lực
Còn phải làm con hổ giấy một thời gian nữa.
 

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường
Nó mà kê con S300 hay S400 ra chỗ cái sân bay chữ thập là căng với nó lắm đấy. Kiểm soát toàn bộ biển đông luôn.
Nghe cụ nói mà nhà cháu vã cả mồ hôi hột
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top