Sự nguy hiểm của tên lửa chống hạm C802
Tên lửa Trung Quốc lại bắn trúng tàu tuần tra Saudi Arabia
(
Vũ khí) - Hãng Sputnik ngày 31/1 đăng tải đoạn video ghi lại cảnh lực lượng Houthi ở Yemen dùng tên lửa chống hạm bắn trúng tàu tuần tra của Saudi Arabia tại Biển Đỏ.
Theo nguồn tin này, chiếc tàu khu trục của Hải quân Saudi Arabia đang tuần tra ở vùng biển phía Tây của Hodeida bất ngờ bị tấn công bởi các vũ khí chống hạm của phiến quân Houthi.
Vụ tấn công này đã khiến chiếc tàu bị hỏng nặng, hai nhân viên hải quân thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Nguồn tin quân sự địa phương tiết lộ, vũ khí thực hiện vụ tấn công này chính là tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất - loại vũ khí đã trở thành nỗi ám ảnh với Hải quân UAE.
Theo Spuntik ngày 1/10/2016, lực lượng nổi dậy Houthi vừa công bố một đoạn video khoe khoảnh khắc quả tên lửa bắn trúng một chiếc tàu chiến của Hải quân UAE đang tham gia chiến dịch quân sự do Arap Saudi đứng đầu tấn công lực lượng Houthi ở Yemen.
Chiến hạm Saudi Arabia trước khi bị tấn công.
Các tay súng Houthi khẳng định rằng, họ đã phối hợp với các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Yemen phá hủy chiếc tàu Swift HSV-2 của UAE gần thành phố cảng Mokha bằng tên lửa hành trình chống hạm C-802.
"Tên lửa đã bắn trúng một chiếc tàu chiến của UAE khi nó đang đi vào bờ biển Mokha", lực lượng nổi dậy Houthi cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên trang website của họ. "Chiếc tàu đã hoàn toàn bị phá hủy".
Ngay sau vụ việc, quân đội UAE đã xác nhận rằng một chiếc tàu do họ chỉ huy có liên quan đến một "sự kiện" ở eo biển Bab al-Mandeb gần Yemen, nhưng khẳng định rằng, không có thương vong gì trong vụ việc này.
Chiếc HSV-2 Swift bị phá hủy là tàu hai thân thuộc sở hữu và được điều hành bởi công ty Sealift Inc. Hải quân Mỹ đã thuê chiếc tàu này cho lực lượng vận tải hải quân Sealift Command giai đoạn 2003-2013 như một giải pháp thử nghiệm chống lại các nguy cơ bị trúng mìn đáy nước và thủy lôi.
Chiếc tàu chủ yếu được sử dụng làm nhiệm vụ vận tải và hỗ trợ các đội tàu chiến đấu. Từ năm 2015, Công ty Nạo vét biển Quốc gia United Arab Emirates điều hành chiếc tàu này. Đến ngày 30/09/2016, tàu bị đánh chìm ngoài khơi Yemen bởi tên lửa hành trình C 802 phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình YJ-8.
Vụ việc này đánh dấu lần thứ 2, tên lửa C 802 đã đánh chìm chiến hạm trong lực lượng Hải quân UAE. Lần bắn hạ trước đó xảy ra vào cuối năm 2015 khi nhóm phiến quân Yemen Ansar Allah tuyên bố đã đánh chìm tàu chiến Hải quân UAE bằng tên lửa chống hạm C 802.
Kênh truyền hình Al-Masiral vốn ủng hộ nhóm Ansar Allah đã phát sóng những thước phim đầu tiên của vụ tấn công này. Đoạn video đó cho thấy một trong những tàu hộ vệ lớp Baynunah của UAE. Hình ảnh tiếp theo trong video đó cho thấy một tàu khu trục hạm lớp Oliver Haazard Perry mang tên Taba (916) của Hải quân Ai Cập. Cả hai tàu này trông không hề giống như bị tấn công.
Điều đáng này, đoạn băng trên được quay vào ban đêm nên rất khó để xác định được hệ thống mà nhóm phiến quân Ansar Allah sử dụng để phóng tên lửa tấn công tàu. Tuy nhiên, dựa trên một động cơ tăng áp rơi khi phóng, một số chuyên gia cho rằng, tên lửa chống hạm mà nhóm nổi dậy Yemen sử dụng là C 802 do Trung Quốc sản xuất.
C 802 được Viện Công nghệ điện cơ Haiying Trung Quốc phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980. Tên lửa nặng khoảng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, độ cao bay tấn công 3-5m.
Tên lửa Trung Quốc liên tiếp bắn hạ chiến hạm UAE
(
Vũ khí) - Tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất đang trở thành nỗi ám ảnh với UAE khi chiến hạm nước này liên tiếp bị bắn hạ bởi C-802.
Theo Spuntik ngày 1/10, lực lượng nổi dậy Houthi vừa công bố một đoạn video khoe khoảnh khắc quả tên lửa bắn trúng một chiếc tàu chiến của Hải quân UAE đang tham gia chiến dịch quân sự do Arap Saudi đứng đầu tấn công lực lượng Houthi ở Yemen.
Các tay súng Houthi khẳng định rằng, họ đã phối hợp với các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Yemen phá hủy chiếc tàu Swift HSV-2 của UAE gần thành phố cảng Mokha bằng tên lửa hành trình chống hạm C-802.
"Tên lửa đã bắn trúng một chiếc tàu chiến của UAE khi nó đang đi vào bờ biển Mokha", lực lượng nổi dậy Houthi cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên trang website của họ. "Chiếc tàu đã hoàn toàn bị phá hủy".
Tên lửa hành trình chống hạm C 802.
Ngay sau vụ việc, quân đội UAE đã xác nhận rằng một chiếc tàu do họ chỉ huy có liên quan đến một "sự kiện" ở eo biển Bab al-Mandeb gần Yemen, nhưng khẳng định rằng, không có thương vong gì trong vụ việc này.
Được biết, chiếc tàu bị bắn hạ là HSV-2 Swift là tàu hai thân thuộc sở hữu và được điều hành bởi công ty Sealift Inc. Hải quân Mỹ đã thuê chiếc tàu này cho lực lượng vận tải hải quân Sealift Command giai đoạn 2003-2013 như một giải pháp thử nghiệm chống lại các nguy cơ bị trúng mìn đáy nước và thủy lôi.
Chiếc tàu chủ yếu được sử dụng làm nhiệm vụ vận tải và hỗ trợ các đội tàu chiến đấu. Từ năm 2015, Công ty Nạo vét biển Quốc gia United Arab Emirates điều hành chiếc tàu này. Đến ngày 30/09/2016, tàu bị đánh chìm ngoài khơi Yemen bởi tên lửa hành trình C 802 phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình YJ-8.
Vụ việc này đánh dấu lần thứ 2, tên lửa C 802 đã đánh chìm chiến hạm trong lực lượng Hải quân UAE. Lần bắn hạ trước đó xảy ra vào cuối năm 2015 khi nhóm phiến quân Yemen Ansar Allah tuyên bố đã đánh chìm tàu chiến Hải quân UAE bằng tên lửa chống hạm C 802.
Kênh truyền hình Al-Masiral vốn ủng hộ nhóm Ansar Allah đã phát sóng những thước phim đầu tiên của vụ tấn công này. Đoạn video đó cho thấy một trong những tàu hộ vệ lớp Baynunah của UAE.
Hình ảnh tiếp theo trong video đó cho thấy một tàu khu trục hạm lớp Oliver Haazard Perry mang tên Taba (916) của Hải quân Ai Cập. Cả hai tàu này trông không hề giống như bị tấn công.
Điều đáng này, đoạn băng trên được quay vào ban đêm nên rất khó để xác định được hệ thống mà nhóm phiến quân Ansar Allah sử dụng để phóng tên lửa tấn công tàu.
Tuy nhiên, dựa trên một động cơ tăng áp rơi khi phóng, một số chuyên gia cho rằng, tên lửa chống hạm mà nhóm nổi dậy Yemen sử dụng là C 802 do Trung Quốc sản xuất.
C 802 được Viện Công nghệ điện cơ Haiying Trung Quốc phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980. Tên lửa nặng khoảng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, độ cao bay tấn công 3-5m.
Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 C-802
VietnamDefence - Tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82 (Yingji-82, Ưng kích 82, ký hiệu xuất khẩu C-802; Phương Tây gọi là CSS-С-8 Saccade) là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A) và dùng để trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, các đơn vị tên lửa bờ biển và máy bay. Được giới thiệu lần đầu năm 1989.
C-802 được trang bị cho máy bay ném bom siêu âm FB-7, máy bay tiêm kích-bom Q-5 và máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến thế hệ 4 J-10 do các hãng sản xuất máy bay Thành Đô và Thẩm Dương (Trung Quốc) phát triển.
С-802 khác với mẫu cơ sở là С-801А ở chỗ sử dụng động cơ turbine phản lực thay vì động cơ nhiên liệu rắn, nhờ vậy tầm bắn hiệu quả tối đa tăng lên 50%, đạt 120 km.
С-802 có thiết kế khí động thông thường với cánh tam giác kiểu chữ thập ngắn, cửa hút khí của động cơ bố trí ở mặt dưới thân tên lửa. Các tên lửa trang bị cho tàu chiến và phóng từ mặt đất có thêm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Tên lửa được lắp đầu tự dẫn radar chủ động đơn xung hoạt động ở dải tần 10-20 GHz.
Xác suất tiêu diệt mục tiêu, kể cả khi có đối kháng mạnh của đối phương, đạt 75%. Do C-802 có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, độ cao bay thấp và hệ thống chế áp nhiễu nên rất khó đánh chặn tên lửa. Độ cao bay giai đoạn hành trình là 20-30 m, ở giai đoạn bay cuối tên lửa hạ xuống độ cao 5-7 m.
Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 sử dụng khung gầm xe tải, một bệ phóng mang 3 contenơ có mặt cắt hình chữ nhật đặt trên một bệ nâng. Mỗi đại đội được biên chế 4 bệ phóng, 1 đài radar và 1 xe bảo đảm.
Trong hải quân TQ, С-801 và С-802 được trang bị cho khu trục hạm thuộc các lớp Luhai (Lữ Hải) 167, Luhu (Lữ Hồ) 112, Luda (Lữ Đại) 166, Luda (Lữ Đại) 109, frigate các lớp: Jianghu-III (Type 053HT, Giang Hồ III), Jiangwei (Giang Vệ), các tàu tên lửa lớp Houjian. Các tàu ngầm điện-diesel Type 039 (lớp Tống) có khả năng phóng ngầm tên lửa C-802.
Iran đã dự định mua của TQ một lô lớn tên lửa С-802 và С-801. Các hợp đồng này đã thực hiện được một phần, sau đó dưới áp lực của Mỹ, TQ đã buộc phải ngừng cung cấp cho Iran để đổi lại việc mở rộng quan hệ quân sự và kinh tế với Mỹ dưới dạng viện trợ tài chính và xuất khẩu công nghệ trị giá không dưới 7 tỷ USD. Tháng 10/2000, Iran tuyên bố tiến hành cuộc diễn tập hải quân 8 ngày ở eo biển Hormuz và vịnh Oman, trong cuộc diễn tập họ đã bắn thử 1 biến thể mới của tên lửa С-802. Tên lửa này là kết quả của chương trình hợp tác với CHDCND Triều Tiên hiện đại hóa С-802.
Pakistan đang xây dựng chương trình trang bị C-802 cho các tàu chiến tương lai của mình.
Sử dụng thực chiến:
Ngày 14/7/2006, trong cuộc chiến tranh xâm lược Libăng của Israel, lực lượng Hezbollah đã phóng 2 tên lửa (được cho là C-802) vào tàu hộ vệ tên lửa INS Hanit của Hải quân Israel đang hoạt động cách bờ biển Beirut khoảng 20 km, 1 quả bắn trúng làm tàu bị trọng thương, 4 thủy binh Israel chết.
Tính năng kỹ-chiến thuật: Trọng lượng phóng, kg: 715
Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 165
Chiều dài tên lửa (kể cả động cơ khởi tốc), mm: 6392
Đường kính thân, mm: 360
Sải cánh, mm: 1180
Tầm bắn, km 15 - 120
Tốc độ bay, M: 0,8-0,9
Độ cao bay, m: 50- 120
Nước sản xuất: Trung Quốc
Năm nhận vào trang bị: 1987
Các nước sử dụng: TQ, Algeria, Bangladesh, Indonesia, Iran, Pakistan, Myanmar, Thái Lan
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/haiquan/vkhq/He-thong-ten-lua-bo-bien-YJ82-C802/200911/48920.vnd
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-trung-quoc-lien-tiep-ban-ha-chien-ham-uae-3319977/
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...i-ban-trung-tau-tuan-tra-saudi-arabia-3328206