- Biển số
- OF-295925
- Ngày cấp bằng
- 20/10/13
- Số km
- 914
- Động cơ
- 321,127 Mã lực
Trung Quốc “khoác lác” về sức mạnh tên lửa đạn đạo DF-26?
Cập nhật lúc: 21:25 11/11/2015
TIN LIÊN QUAN
Tên lửa DF-21D Trung Quốc diệt tàu sân bay Mỹ thế nào?
Bí mật tên lửa đạn đạo DF-31 TQ rơi vào tay Mỹ?
(Kiến Thức) - Trung tâm nghiên cứu không quân Ấn Độ đã bác bỏ khả năng chống hạm của tên lửa đạn đạo DF-26 mà nhiều chuyên gia Trung Quốc tuyên bố trước đó.
Trung tâm nghiên cứu lực lượng không quân của Ấn Độ gần đây đã đưa ra báo cáo cho rằng, thông qua việc phân tích hình ảnh tên lửa đạn đạo DF-26 công khai tại lễ duyệt binh của Trung Quốc đã chỉ ra một số cái gọi là “ý tưởng mới”.
Theo báo cáo thì phân tích trước đó cho rằng hệ thống động lực của tên lửa DF-26 là dựa trên DF-21. Nhưng ảnh mới nhất cho thấy động cơ của tên lửa này có thể là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16 bao gồm toàn bộ thân tên lửa. Thân đạn DF-26 rõ ràng nhẵn hơn, đường kính của động cơ dường như nhỏ hơn tên lửa DF-21, và kéo dài hơn để thích hợp với tầm bắn xa và tải trọng lớn, cũng có thể sử dụng nhiên liệu cải tiến có tỷ lệ đốt cháy cao.
Theo báo cáo này, có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa DF-26 có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, nhưng Ấn Độ lại có cái nhìn khác, khi tiến hành phân tích đối với thiến kế phần thêm vào của tên lửa cho thấy nó có thể không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm.
Tên lửa đạn đạo DF-26.
Tải trọng và thiết kế đầu đạn hình học của tên lửa DF-26 dường như cho thấy ưu thế về hệ số lực cản thấp, đạt yêu cầu về tốc độ tái nhập cao hơn. Ngoài ra nếu tên lửa này thực sự là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16, thì bộ phận chiến đấu của nó cũng sẽ trang bị thiết bị kiểm soát trạng thái, có thể tiến hành cơ động với tốc độ cực cao khi bay đoạn cuối.
Vì vậy, báo cáo cho rằng, tốc độ tái nhập cực cao của DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm. Vì nhiệm vụ này cần tốc độ đầu đạn tương đối thấp để thuận lợi cho việc cơ động, mà hệ thống cảm biến pha cuối quét và khóa mục tiêu di chuyển cũng phải cần nhiều thời gian hơn.
Trong khi tốc độ tái nhập của tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500 – 4.000km là 16 – 18 Mach, đối với tên lửa DF-26 thì tốc độ bay có thể cao hơn, điều này có nghĩa là thời gian bay của đầu đạn tên lửa DF-26 từ lúc tái nhập đến mục tiêu có thể không đến 20 giây. Như vậy, rõ ràng tên lửa DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm, trong khi tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D vẫn chưa được tiến hành thử nghiệm với mục tiêu di chuyển.
Tên lửa đạn đạo DF-26 đã không có khả năng chống hạm, vậy mục tiêu tác chiến của nó là gì? Báo cáo của Ấn Độ cho rằng, từ tầm bắn của tên lửa DF-26 cho thấy mục tiêu có thể nhất của nó là căn cứ không quân đảo Guam, nới đồn trú của máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Tên lửa DF-26 có thể mang bom chùm oanh kích đảo Guam, gây thiệt hại cho bề mặt sân bay. Ngoài ra, tên lửa DF-26 còn có thể mang đầu đạn xuyên boongke giống như DF-16 tấn công mục tiêu dưới lòng đất như trung tâm chỉ huy. Với tầm bắn xa của tên lửa DF-26, thì nó cũng có lợi cho việc phá vỡ hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Cập nhật lúc: 21:25 11/11/2015
TIN LIÊN QUAN
Tên lửa DF-21D Trung Quốc diệt tàu sân bay Mỹ thế nào?
Bí mật tên lửa đạn đạo DF-31 TQ rơi vào tay Mỹ?
(Kiến Thức) - Trung tâm nghiên cứu không quân Ấn Độ đã bác bỏ khả năng chống hạm của tên lửa đạn đạo DF-26 mà nhiều chuyên gia Trung Quốc tuyên bố trước đó.
Trung tâm nghiên cứu lực lượng không quân của Ấn Độ gần đây đã đưa ra báo cáo cho rằng, thông qua việc phân tích hình ảnh tên lửa đạn đạo DF-26 công khai tại lễ duyệt binh của Trung Quốc đã chỉ ra một số cái gọi là “ý tưởng mới”.
Theo báo cáo thì phân tích trước đó cho rằng hệ thống động lực của tên lửa DF-26 là dựa trên DF-21. Nhưng ảnh mới nhất cho thấy động cơ của tên lửa này có thể là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16 bao gồm toàn bộ thân tên lửa. Thân đạn DF-26 rõ ràng nhẵn hơn, đường kính của động cơ dường như nhỏ hơn tên lửa DF-21, và kéo dài hơn để thích hợp với tầm bắn xa và tải trọng lớn, cũng có thể sử dụng nhiên liệu cải tiến có tỷ lệ đốt cháy cao.
Theo báo cáo này, có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa DF-26 có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, nhưng Ấn Độ lại có cái nhìn khác, khi tiến hành phân tích đối với thiến kế phần thêm vào của tên lửa cho thấy nó có thể không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm.
Tên lửa đạn đạo DF-26.
Tải trọng và thiết kế đầu đạn hình học của tên lửa DF-26 dường như cho thấy ưu thế về hệ số lực cản thấp, đạt yêu cầu về tốc độ tái nhập cao hơn. Ngoài ra nếu tên lửa này thực sự là dựa trên thiết kế của tên lửa DF-16, thì bộ phận chiến đấu của nó cũng sẽ trang bị thiết bị kiểm soát trạng thái, có thể tiến hành cơ động với tốc độ cực cao khi bay đoạn cuối.
Vì vậy, báo cáo cho rằng, tốc độ tái nhập cực cao của DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm. Vì nhiệm vụ này cần tốc độ đầu đạn tương đối thấp để thuận lợi cho việc cơ động, mà hệ thống cảm biến pha cuối quét và khóa mục tiêu di chuyển cũng phải cần nhiều thời gian hơn.
Trong khi tốc độ tái nhập của tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500 – 4.000km là 16 – 18 Mach, đối với tên lửa DF-26 thì tốc độ bay có thể cao hơn, điều này có nghĩa là thời gian bay của đầu đạn tên lửa DF-26 từ lúc tái nhập đến mục tiêu có thể không đến 20 giây. Như vậy, rõ ràng tên lửa DF-26 không thích hợp với nhiệm vụ chống hạm, trong khi tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D vẫn chưa được tiến hành thử nghiệm với mục tiêu di chuyển.
Tên lửa đạn đạo DF-26 đã không có khả năng chống hạm, vậy mục tiêu tác chiến của nó là gì? Báo cáo của Ấn Độ cho rằng, từ tầm bắn của tên lửa DF-26 cho thấy mục tiêu có thể nhất của nó là căn cứ không quân đảo Guam, nới đồn trú của máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Tên lửa DF-26 có thể mang bom chùm oanh kích đảo Guam, gây thiệt hại cho bề mặt sân bay. Ngoài ra, tên lửa DF-26 còn có thể mang đầu đạn xuyên boongke giống như DF-16 tấn công mục tiêu dưới lòng đất như trung tâm chỉ huy. Với tầm bắn xa của tên lửa DF-26, thì nó cũng có lợi cho việc phá vỡ hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.