- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Công nghệ quốc phòng đỉnh cao của Nga: Trung Quốc khó mơ
(Vũ khí) - Dù Nga chấp nhận bán những sản phẩm quốc phòng đỉnh cao, nhưng để sở hữu những công nghệ sản xuất ra chúng, giấc mơ của Trung Quốc khó thành.
Theo báo Wall Street Journal, có thể Nga - Trung Quốc sẽ cùng đóng tàu sân bay, khi hai nước đang xây dựng quan hệ hữu nghị, trong khi đó Tạp chí National Interest cho biết dự án này sẽ không thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguồn tin trên cho biết, khả năng Nga - Trung Quốc cùng đóng tàu sân bay được xem là một bước đại nhảy vọt trong mối quan hệ hợp tác quân sự. “Nga thể hiện điều họ gọi là “một liên minh chiến lược với Trung Quốc, điều có thể phát triển thành kế hoạch cùng đóng một tàu sân bay”, theo tờ Wall Street Journal.
Trong khi đó, một quan chức trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng Nga nêu: Trung Quốc đang nâng yêu cầu lên, muốn nắm phần chính trong dự án trên. Người này nói: “Chúng tôi đều có lợi trong quan hệ này. Nhưng sự thật là Trung Quốc đang chơi rắn”.
Trong khi đó theo Tạp chí National Interest, hiện Nga đang sắp hoàn tất việc bán chiến đấu cơ Su-35 hiện đại cho Trung Quốc, nên hai bên đang xem xét việc cùng đóng vũ khí tối thượng trên biển xa là tàu sân bay. Nhưng có nhiều lý do để Moscow và Bắc Kinh có thể tiến hành dự án này, hoặc có thể không.
Tiêm kích Su-35.
Theo National Interest, những lý do mà Nga muốn tránh một kiểu quan hệ đối tác này rất thẳng: Nga đang phải chịu đựng những thách thức kinh tế vốn bị phương Tây cấm vận, với cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào nội chiến Ukraine.
Ngoài ra, tàu sân bay đòi hỏi hàng tỷ USD thiết kế, chạy thử và sản xuất. Khả năng hợp tác với Trung Quốc bị xem là một ý tưởng “khùng”, vào lúc Nga bị trừng phạt kinh tế, giá dầu giảm sâu, khiến Nga phải xem xét lại việc theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa quân sự với những phần cứng đắt tiền. Bộ quốc phòng Nga đã phải giảm mua chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 từ 100 xuống còn 12 chiếc, là một ví dụ.
National Interest cho biết thêm, Nga có thể muốn hợp tác, nếu Trung Quốc sẵn lòng tài trợ và giúp Nga nỗ lực đóng một chiếc tàu sân bay mới, vốn tốn hàng tỷ USD và sẽ có thể nuốt cạn nguồn ngân sách quân sự của Nga.
Nếu Trung Quốc sẵn sàng gánh đa phần kinh phí, thì Nga sẵn sàng chia sẻ công nghệ. Nhưng Nga có thật sự muốn tặng công nghệ quân sự hiện đại hơn cho Trung Quốc, khi Moscow còn phải tính đến nguy cơ này: nếu ngày nào đó mối quan hệ với Bắc Kinh xấu đi, Trung Quốc có thể sử dụng chính công nghệ Nga để chống lại Nga.
Từ những phân tích trên, National Interest cho rằng việc Nga hợp tác với Trung Quốc để phát triển tàu sân bay là sự hợp tác không tưởng. Nhận định của tạp chí Mỹ hoàn toàn có cơ sở khi thương vụ Su-35 Nga - Trung Quốc đã đi đến hồi kết nhưng Nga vẫn thẳng thừng khẳng định không có chuyện sản xuất Su-35 tại Trung Quốc.
Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga ngày 25/8 cho biết, phía Nga không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất các chiến đấu cơ Su-35 ở Trung Quốc dưới hình thức chuyển giao giấy phép.
Nguồn tin này nói: “Cho tới nay, không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất Su-35 ở Trung Quốc dưới dạng cấp phép cả. Tất cả máy bay loại này sẽ được chuyển giao từ Nga”.
Trước đó, truyền thống Nga và Trung Quốc nhiều lần đăng tải thông tin cho rằng trong số 24 chiếc Su-35 được Nga bán cho Trung Quốc, sẽ có một nửa số tiêm kích này được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay, mọi thông tin chi tiết về việc này đều chưa rõ ràng. Và theo nguồn tin ngoại giao quân sự thì tất cả lô Su-35 mà Nga sắp bàn giao cho Trung Quốc đều ở dưới hình thức lắp ráp hoàn chỉnh.
Xe chiến đấu T-15 Armata.
Trung Quốc sẽ mua 3 tinh hoa quốc phòng Nga
Theo Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 31/5, Trung Quốc sẽ mua đủ bộ 3 tinh hoa của vũ khí Nga gồm: Tăng Armata, tên lửa S-400 và tàu ngầm lớp Yasen. Nguồn tin cho biết, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để mua những vũ khí công nghệ cao do Nga sản xuất này.
Dòng xe trên khung gầm Armata: The National Interest nhận định, hiện nay Trung Quốc có biên giới trên đất liền an toàn. Lực lượng quân sự mặt đất đông đảo, được hỗ trợ bởi lực lượng không quân và hải quân. Tuy nhiên xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc, loại Type 99, vẫn là một phiên bản của dòng tăng T-72 thời Liên Xô.
Vì vậy, việc sử dụng các dòng xe tăng - xe chiến đấu hạng nặng phát triển trên khung gầm Armata sẽ làm biến đổi khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc. Tăng T-14 Armata chính là một đột phá so với các dòng tăng T-72/80/90 hiện nay.
Để tạo nên sự khác biệt đó, T-14 Armata có hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động, hệ thống giáp modul mới, kết hợp các công nghệ mới nhất của Nga. Trên nền tảng T-14 Armata, Nga sẽ phát triển các dòng xe thiết giáp khác, như thiết giáp T-15 là xe chiến đấu chở bộ binh hạng nặng và sẽ xuất khẩu cho Trung Quốc.
Chọn giải pháp nhập khẩu tăng - thiết giáp thiết kế mới của Nga sẽ cho phép các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tập trung vào phát triển vũ khí chiến lược riêng của mình.
Hệ thống tên lửa S-400: Theo The National Interest, dù hiện nay Trung Quốc đang sở hữu nhiều hệ thống phòng không "hàng đầu thể giới" nhưng để gia cố mạng lưới vũ khí này, Bắc Kinh vẫn rất cần đến hệ thống S-400 của Nga. Theo phân tích của báo Mỹ, S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới được phát triển từ phiên bản S-300.
S-400 sử dụng các loại đạn tên lửa khác nhau để tấn công các mục tiêu khác nhau. Loại tên lửa 40N6 có khả năng bắn trúng máy bay ở khoảng cách đến 400 km.
Ngoài ra, hệ thống này còn được trang bị đạn tên lửa 9M96E2 có khả năng hạ các mục tiêu bay ở độ cao từ 5 mét đến 30 km ở khoảng cách 120 km, rất lý tưởng để chống lại tên lửa hành trình. Hệ thống cũng được trang bị loại tên lửa 77N6N1 có khả năng đán chặn các tên lửa đạn đạo. Vào tháng 4/2015, Trung Quốc đã đàm phán về một thỏa thuận mua hệ thống S-400 với giá 3 tỉ USD với Nga.
The National Interest phân tích thêm, rõ ràng thương vụ S-400 duy nhất sẽ không đáp ứng tất cả nhu cầu của Trung Quốc. Việc gia tăng một số trung đoàn khác có lẽ chỉ có khi Trung Quốc được sản xuất S-400 theo giấy phép của Nga.
Tàu ngầm chiến lược lớp Yasen: Ngoài việc tăng cường sức mạnh cho Lục quân và Phòng không, Trung Quốc cũng không sẽ quên trang bị hạng nặng cho hạm đội ngầm bằng tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga.
Dù có tham vọng rất lớn, nhưng chương trình tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc đã không mang lại kết quả như mong muốn. Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên là lớp Hán được đóng vào giữa những năm 1970. Lớp tàu này gặp một số vấn đề bao gồm tiếng ồn và động cơ hạt nhân không an toàn.
Với thế hệ thứ hai, tàu ngầm hạt nhân lớp Thương đã có một giai đoạn phát triển mở rộng nhưng vẫn thất bại trong việc tạo ra một loại tàu ngầm có thể sản xuất với số lượng lớn. Một loại tàu ngầm thế hệ thứ ba, lớp 095, hiện đang được phát triển. Đặc biệt là tàu ngầm Type 094 thế hệ mới hiện nay của Trung Quốc cũng bị chê tơi tả vì tiếng ồn.
Vì vậy, giải pháp thay thế cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba chỉ đơn giản là mua và đóng theo giấy phép loại tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen mới của Nga. Ngoài ra, những mối quan tâm chiến lược mới sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí này. Sự ra đời của các hệ thống vũ khí mới của Mỹ sẽ làm tăng ham muốn của Trung Quốc trong việc kiểm soát chuôi đảo thứ 2, trải dài từ đảo Honshu của Nhật Bản đến quần đảo Mariana và Palau.
Đặc biệt, việc Ấn Độ phát triển lực lượng răn đe hạt nhân trên biển, tập trung vào các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant sẽ khiến Trung Quốc có thêm ý định sắm tàu ngầm hiện đại của Nga, The National Interest nhận định.
(Vũ khí) - Dù Nga chấp nhận bán những sản phẩm quốc phòng đỉnh cao, nhưng để sở hữu những công nghệ sản xuất ra chúng, giấc mơ của Trung Quốc khó thành.
- Báo Mỹ: S-400 'vô hiệu hóa' sức mạnh không quân NATO
- Nga tiết lộ thêm tính năng của S-400 để làm gì?
Theo báo Wall Street Journal, có thể Nga - Trung Quốc sẽ cùng đóng tàu sân bay, khi hai nước đang xây dựng quan hệ hữu nghị, trong khi đó Tạp chí National Interest cho biết dự án này sẽ không thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguồn tin trên cho biết, khả năng Nga - Trung Quốc cùng đóng tàu sân bay được xem là một bước đại nhảy vọt trong mối quan hệ hợp tác quân sự. “Nga thể hiện điều họ gọi là “một liên minh chiến lược với Trung Quốc, điều có thể phát triển thành kế hoạch cùng đóng một tàu sân bay”, theo tờ Wall Street Journal.
Trong khi đó, một quan chức trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng Nga nêu: Trung Quốc đang nâng yêu cầu lên, muốn nắm phần chính trong dự án trên. Người này nói: “Chúng tôi đều có lợi trong quan hệ này. Nhưng sự thật là Trung Quốc đang chơi rắn”.
Trong khi đó theo Tạp chí National Interest, hiện Nga đang sắp hoàn tất việc bán chiến đấu cơ Su-35 hiện đại cho Trung Quốc, nên hai bên đang xem xét việc cùng đóng vũ khí tối thượng trên biển xa là tàu sân bay. Nhưng có nhiều lý do để Moscow và Bắc Kinh có thể tiến hành dự án này, hoặc có thể không.
Tiêm kích Su-35.
Theo National Interest, những lý do mà Nga muốn tránh một kiểu quan hệ đối tác này rất thẳng: Nga đang phải chịu đựng những thách thức kinh tế vốn bị phương Tây cấm vận, với cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào nội chiến Ukraine.
Ngoài ra, tàu sân bay đòi hỏi hàng tỷ USD thiết kế, chạy thử và sản xuất. Khả năng hợp tác với Trung Quốc bị xem là một ý tưởng “khùng”, vào lúc Nga bị trừng phạt kinh tế, giá dầu giảm sâu, khiến Nga phải xem xét lại việc theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa quân sự với những phần cứng đắt tiền. Bộ quốc phòng Nga đã phải giảm mua chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 từ 100 xuống còn 12 chiếc, là một ví dụ.
National Interest cho biết thêm, Nga có thể muốn hợp tác, nếu Trung Quốc sẵn lòng tài trợ và giúp Nga nỗ lực đóng một chiếc tàu sân bay mới, vốn tốn hàng tỷ USD và sẽ có thể nuốt cạn nguồn ngân sách quân sự của Nga.
Nếu Trung Quốc sẵn sàng gánh đa phần kinh phí, thì Nga sẵn sàng chia sẻ công nghệ. Nhưng Nga có thật sự muốn tặng công nghệ quân sự hiện đại hơn cho Trung Quốc, khi Moscow còn phải tính đến nguy cơ này: nếu ngày nào đó mối quan hệ với Bắc Kinh xấu đi, Trung Quốc có thể sử dụng chính công nghệ Nga để chống lại Nga.
Từ những phân tích trên, National Interest cho rằng việc Nga hợp tác với Trung Quốc để phát triển tàu sân bay là sự hợp tác không tưởng. Nhận định của tạp chí Mỹ hoàn toàn có cơ sở khi thương vụ Su-35 Nga - Trung Quốc đã đi đến hồi kết nhưng Nga vẫn thẳng thừng khẳng định không có chuyện sản xuất Su-35 tại Trung Quốc.
Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga ngày 25/8 cho biết, phía Nga không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất các chiến đấu cơ Su-35 ở Trung Quốc dưới hình thức chuyển giao giấy phép.
Nguồn tin này nói: “Cho tới nay, không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất Su-35 ở Trung Quốc dưới dạng cấp phép cả. Tất cả máy bay loại này sẽ được chuyển giao từ Nga”.
Trước đó, truyền thống Nga và Trung Quốc nhiều lần đăng tải thông tin cho rằng trong số 24 chiếc Su-35 được Nga bán cho Trung Quốc, sẽ có một nửa số tiêm kích này được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay, mọi thông tin chi tiết về việc này đều chưa rõ ràng. Và theo nguồn tin ngoại giao quân sự thì tất cả lô Su-35 mà Nga sắp bàn giao cho Trung Quốc đều ở dưới hình thức lắp ráp hoàn chỉnh.
Xe chiến đấu T-15 Armata.
Trung Quốc sẽ mua 3 tinh hoa quốc phòng Nga
Theo Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 31/5, Trung Quốc sẽ mua đủ bộ 3 tinh hoa của vũ khí Nga gồm: Tăng Armata, tên lửa S-400 và tàu ngầm lớp Yasen. Nguồn tin cho biết, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để mua những vũ khí công nghệ cao do Nga sản xuất này.
Dòng xe trên khung gầm Armata: The National Interest nhận định, hiện nay Trung Quốc có biên giới trên đất liền an toàn. Lực lượng quân sự mặt đất đông đảo, được hỗ trợ bởi lực lượng không quân và hải quân. Tuy nhiên xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc, loại Type 99, vẫn là một phiên bản của dòng tăng T-72 thời Liên Xô.
Vì vậy, việc sử dụng các dòng xe tăng - xe chiến đấu hạng nặng phát triển trên khung gầm Armata sẽ làm biến đổi khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc. Tăng T-14 Armata chính là một đột phá so với các dòng tăng T-72/80/90 hiện nay.
Để tạo nên sự khác biệt đó, T-14 Armata có hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động, hệ thống giáp modul mới, kết hợp các công nghệ mới nhất của Nga. Trên nền tảng T-14 Armata, Nga sẽ phát triển các dòng xe thiết giáp khác, như thiết giáp T-15 là xe chiến đấu chở bộ binh hạng nặng và sẽ xuất khẩu cho Trung Quốc.
Chọn giải pháp nhập khẩu tăng - thiết giáp thiết kế mới của Nga sẽ cho phép các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tập trung vào phát triển vũ khí chiến lược riêng của mình.
Hệ thống tên lửa S-400: Theo The National Interest, dù hiện nay Trung Quốc đang sở hữu nhiều hệ thống phòng không "hàng đầu thể giới" nhưng để gia cố mạng lưới vũ khí này, Bắc Kinh vẫn rất cần đến hệ thống S-400 của Nga. Theo phân tích của báo Mỹ, S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới được phát triển từ phiên bản S-300.
S-400 sử dụng các loại đạn tên lửa khác nhau để tấn công các mục tiêu khác nhau. Loại tên lửa 40N6 có khả năng bắn trúng máy bay ở khoảng cách đến 400 km.
Ngoài ra, hệ thống này còn được trang bị đạn tên lửa 9M96E2 có khả năng hạ các mục tiêu bay ở độ cao từ 5 mét đến 30 km ở khoảng cách 120 km, rất lý tưởng để chống lại tên lửa hành trình. Hệ thống cũng được trang bị loại tên lửa 77N6N1 có khả năng đán chặn các tên lửa đạn đạo. Vào tháng 4/2015, Trung Quốc đã đàm phán về một thỏa thuận mua hệ thống S-400 với giá 3 tỉ USD với Nga.
The National Interest phân tích thêm, rõ ràng thương vụ S-400 duy nhất sẽ không đáp ứng tất cả nhu cầu của Trung Quốc. Việc gia tăng một số trung đoàn khác có lẽ chỉ có khi Trung Quốc được sản xuất S-400 theo giấy phép của Nga.
Tàu ngầm chiến lược lớp Yasen: Ngoài việc tăng cường sức mạnh cho Lục quân và Phòng không, Trung Quốc cũng không sẽ quên trang bị hạng nặng cho hạm đội ngầm bằng tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga.
Dù có tham vọng rất lớn, nhưng chương trình tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc đã không mang lại kết quả như mong muốn. Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên là lớp Hán được đóng vào giữa những năm 1970. Lớp tàu này gặp một số vấn đề bao gồm tiếng ồn và động cơ hạt nhân không an toàn.
Với thế hệ thứ hai, tàu ngầm hạt nhân lớp Thương đã có một giai đoạn phát triển mở rộng nhưng vẫn thất bại trong việc tạo ra một loại tàu ngầm có thể sản xuất với số lượng lớn. Một loại tàu ngầm thế hệ thứ ba, lớp 095, hiện đang được phát triển. Đặc biệt là tàu ngầm Type 094 thế hệ mới hiện nay của Trung Quốc cũng bị chê tơi tả vì tiếng ồn.
Vì vậy, giải pháp thay thế cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba chỉ đơn giản là mua và đóng theo giấy phép loại tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen mới của Nga. Ngoài ra, những mối quan tâm chiến lược mới sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí này. Sự ra đời của các hệ thống vũ khí mới của Mỹ sẽ làm tăng ham muốn của Trung Quốc trong việc kiểm soát chuôi đảo thứ 2, trải dài từ đảo Honshu của Nhật Bản đến quần đảo Mariana và Palau.
Đặc biệt, việc Ấn Độ phát triển lực lượng răn đe hạt nhân trên biển, tập trung vào các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant sẽ khiến Trung Quốc có thêm ý định sắm tàu ngầm hiện đại của Nga, The National Interest nhận định.