Em lại tranh luận với cụ tý.
Đầu tiên em phải nói rõ không lại bị quy kết *********: Em cực kỳ tự hào với chiến tích 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông của nhà Trần, em cực kỳ tôn sùng Hưng Đạo Đại Vương.
Tiếp đến em đồng ý với cụ người vạch ra chiến lược và chiến thuật là cực kỳ quan trọng (Một người lo bằng một kho người làm đúng không ạ.)
Đến bây giờ em mới phát biểu, hầu hết các chiến lược và chiến thuật của Trần Hưng Đạo đều thất bại, thậm chí có khả năng dẫn đến thất bại hoàn toàn.
Ở trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông lần thứ 2, Trần Hưng Đạo là quốc công tiết chế, tổng chỉ huy quân đội.
Ông chủ trương lấy cứng chống cứng, chia quân ra chặn các cánh quân của địch. Kết quả là tất cả các cánh quân đều thảm bại, rất nhiều tướng bị bắt, bị giết, quân đội thiệt hại rất nhiều (Trận Mai Động, trận Lạng Sơn, ải Nội Bàng).
Tiếp đó Trần Hưng Đạo chủ trương dồn toàn lực đánh giặc ở Vạn Kiếp, ngay cả vua cũng thân chinh ra trận. Ông tính toán là quân giặc thủy binh yếu nên quân Trần dùng cả thủy bộ phối hợp, địa thế hiểm trở nhất định sẽ đại thắng. Kết quả là quân Trận thảm bại, gần như toàn quân bị tiêu diệt, vua tôi suýt bị bắt sống nếu không nhờ có Yết Kiêu trung thành cẩn cẩn cắm một chiếc thuyền nhỏ đợi vua và ông.
Sau trận Vạn Kiếp thì quân Trần có thể nói là tan tác, vua tôi chỉ biết chạy, chạy đến đâu thu nhặt tàn binh rồi phản công, kết quả là thua thảm 100%.
Cái đáng khen nhất là tinh thần quật cường của quân và dân nhà Trần chứ không hề có chiến lược và chiến thuật gì của ông cả. Mọi người có thể nói ông chủ trương vườn không nhà trống, em thì nghĩ ông mải chạy bỏ xừ, lấy đâu thời gian mà ra lệnh cho dân. Chẳng qua là bản chất dân ta nó vậy, chạy giặc thì đến cái cối đá cũng phải xách đi.
Quân Nguyên tuy thắng trận liên tiếp nhưng vấp phải 3 bất lợi, đó là lương thực không có (quân Nguyên chiến tranh liên miên, mặt trận quá rộng nên thiếu lương không có gì ngạc nhiên), quân Bắc xuống không quen thủy thổ, ốm đa rất nhiều và luôn bị tàn quân nhà Trần quấy rối. Các cánh quân nhà Trần quấy rồi hoàn toàn tự phát vì hồi đấy làm gì có điện thoại di động đâu mà Hưng Đạo Vương ra lệnh.
Chiến tranh bắt đầu xoay chiều khi cánh quân của Toa Đo tràn từ Chiêm Thành vào. Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật được giao nhiệm vụ chặn cánh quân của Toa Đô. Nhưng không biết là may hay không may khi tướng Trần Kiện, có thể nói là tỉnh trưởng tỉnh Nghệ An hàng Toa Đô. Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật vì bị phản bội nên thua ở mặt trận Thanh Nghệ nhưng quân đội lại không tổn thất mấy. (Nếu Trần Kiện không phản bội thì có lẽ đánh nhau to, quân đội chưa chắc đã còn nguyên vẹn).
Lại nói khi Trần Hưng Đạo đưa vua Trần chạy khắp nơi, cuối cùng để vua Trần ở Thanh Hóa còn bản thân mình về Vạn Kiếp để thu nhặt tàn quân.
Khi Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp thì Trần Quang Khải chạy đến Thanh Hóa. Lúc này Thoát Hoan ở Thăng Long, Toa Đô và Ô Mã Nhi đóng ở Ninh Bình. Chính Trần Quang Khải bàn bạc với vua Trần và phản công, bắt đầu là trận Hàm Tử, Trận Hưng Đạo không có một vai trò gì ở trận này. (Trận Hàm Tử do Trần Nhật Duật chỉ huy còn trận )
Sau chiến thắng Hàm Tử mới xuất hiện vai trò của Trần Hưng Đạo khi ông đề nghị vua lấy Trần Quang Khải làm tướng, kéo quân ra bắc và Trần Quang Khải đã chiến thắng trận Chương Dương cực kỳ quan trọng.
Sau 2 trận này thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi quân Nguyên nhuệ khí đã mất, ốm đau, thiếu lương nên quyết định bỏ chạy. Trần Hưng Đạo đóng vai trò rất lớn khi truy kích địch.
Tóm lại ở lần thứ 2, trận xoay chuyển là trận Hàm Tử do Trần Quang Khải bày mưu bố trận, Trần Nhật Duật trực tiếp chỉ huy. Trận Chương Dương thì dù Trần Hưng Đạo chủ trương nhưng chỉ đề xuẩt với vua là cho Trần Quang Khải làm đại tướng kéo quân ra bắc thôi chứ quyết định đánh Chương Dương và đánh như nào đều do Trần Quang Khải quyết định.
Còn ở lần thứ 3 thì đơn giản hơn, mọi việc thay đổi khi Trần Khánh Dư đánh tan đội thuyền vận lương của quân Nguyên. Cái này thì càng rõ không hề có công lao bày mưu bố trận của ông khi ông lại chủ trương lấy cứng chọi cứng, lệnh cho Trần Khánh Dư đánh tan đạo thủy quân do Ô Mã Nhi cầm đầu. Kết quả Trần Khánh Dư đại bài và bị bắt về hỏi tội. May là Trần KHánh Dư ngoại giao giỏi nên nịnh được sứ giả khoan cho mấy ngày để lập công chuộc tội (nói thẳng ra Trần Khánh Dư là người chuyên đút lót và nhận của đút).
Không hề coi thường Trần Hưng Đạo nhưng cũng nên công bằng một chút, chiến thắng quân Nguyên Mông 3 lần là công lao của toàn dân, toàn quân Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần chứ không phải do Trần Hưng Đạo giỏi về chiến lược chiến thuật.
Để hiểu biết thêm về chiến tranh ngày xưa, tránh việc tôn sùng cá nhân em mong các cụ hãy đọc tuyệt phẩm "Chiến tranh và hòa bình."