[Funland] Quan Công và Đức Thánh Trần ?

mingjun

Xe tăng
Biển số
OF-94641
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
1,479
Động cơ
411,191 Mã lực
2 ông 2 lý tưởng, 2 hoàn cảnh lịch sử khác nhau, sứ mệnh khác nhau so sánh sao nổi. Em nghe loáng thoáng Việt Nam có 2 vị tướng đc nằm trong 18 tướng tài nhất thế giới trong đó có thánh trần và cụ giáp. Cụ chủ thớt so thế này khập khiễng quá.
Hầu hết các thánh ở Việt Nam đều có công giữ nước chứ k phải oánh nhau tả bổ xiểng như sử tầu
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,507
Động cơ
501,031 Mã lực
Em lại tranh luận với cụ tý.
Đầu tiên em phải nói rõ không lại bị quy kết *********: Em cực kỳ tự hào với chiến tích 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông của nhà Trần, em cực kỳ tôn sùng Hưng Đạo Đại Vương.
Tiếp đến em đồng ý với cụ người vạch ra chiến lược và chiến thuật là cực kỳ quan trọng (Một người lo bằng một kho người làm đúng không ạ.)
Đến bây giờ em mới phát biểu, hầu hết các chiến lược và chiến thuật của Trần Hưng Đạo đều thất bại, thậm chí có khả năng dẫn đến thất bại hoàn toàn.
Ở trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông lần thứ 2, Trần Hưng Đạo là quốc công tiết chế, tổng chỉ huy quân đội.
Ông chủ trương lấy cứng chống cứng, chia quân ra chặn các cánh quân của địch. Kết quả là tất cả các cánh quân đều thảm bại, rất nhiều tướng bị bắt, bị giết, quân đội thiệt hại rất nhiều (Trận Mai Động, trận Lạng Sơn, ải Nội Bàng).
Tiếp đó Trần Hưng Đạo chủ trương dồn toàn lực đánh giặc ở Vạn Kiếp, ngay cả vua cũng thân chinh ra trận. Ông tính toán là quân giặc thủy binh yếu nên quân Trần dùng cả thủy bộ phối hợp, địa thế hiểm trở nhất định sẽ đại thắng. Kết quả là quân Trận thảm bại, gần như toàn quân bị tiêu diệt, vua tôi suýt bị bắt sống nếu không nhờ có Yết Kiêu trung thành cẩn cẩn cắm một chiếc thuyền nhỏ đợi vua và ông.
Sau trận Vạn Kiếp thì quân Trần có thể nói là tan tác, vua tôi chỉ biết chạy, chạy đến đâu thu nhặt tàn binh rồi phản công, kết quả là thua thảm 100%.....
Chính ra cụ Yết Kiêu lại sướng, đang là kiếp nô tì, chỉ nhờ đục thủng nhiều thuyền giặc và cứu đc Vua tôi nhà Trần, mà ngay sau khi đất nước thái bình xong là cụ đc nhà Trần cử luôn sang TQ du học.:(
 

haomeo

Xe tăng
Biển số
OF-26079
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
1,826
Động cơ
500,782 Mã lực
Em nghĩ quan công dc anh em giang hồ họ thờ nhiều là vì lòng trung nghĩa đó là điểm nổi bật nhất của Quan Công. Thử hỏi các cụ Tào tháo nó đãi hậu như thế 3 ngày tiệc nhỏ 5 ngày tiệc lớn mà ổng vẫn ko lung lay, trong lúc hộ tống 2 vị tỉ tỉ ko có tơ hào gì phải các cụ thì các cụ có choén ko? Chứ nói về võ công thì làm sao bằng Lã Bố, mưu lược thì lại cành kém nhiều người.
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,514
Động cơ
322,269 Mã lực
Ai đứng sau cái chết của Quan Vũ?
Phía Tào, trận xích bích có Kinh Châu làm bàn đạp mà thủy chiến vẫn thua Ngô. Vậy giá trị Kinh Châu không phải quyết trong việc chinh Ngô của Tào Tháo.
Tào đánh Ngô thì Thục quấy phá, đánh Thục thì Ngô quấy phá. Tuy liên minh này chưa thể thắng Tào, nhưng cái liên minh lợi dụng nhau này đã làm Tào như ngứa ghẻ. Vấn đề hàng đầu lúc này của Ngụy là phá vỡ liên minh này.
Nếu Ngụy chiếm Kinh Châu sẽ chọc tức cả Ngô lẫn Thục. Ngô, Thục không còn là cái vỏ liên minh nữa mà sẽ là liên minh thật sự đánh Ngụy. Nếu điều đó xảy ra, Ngụy thiệt hại rất lớn.
Vậy Ngụy thỉnh thoảng giả cướp Kinh Châu là khiến Ngô sợ mất mà quyết tâm chiếm lại. Ngụy dụ Quan Vũ giao chiến mà bỏ trống Kinh Châu chính là nhát kiếm đâm thẳng vào lòng tham của Ngô. Mưu này của Tào Tháo thật cổ kim chưa ai thấy.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Cụ Trường được PR qua mấy nghìn năm: mặt mũi đơợc điểm phấn tô son, quần áo đồ đạc được mô tả bơm vá kỹ lưỡng, ngựa nghẽo cũng tên kêu như chuông. Thực tế là cụ này và con ngựa đầy tớ đều bị giãn mao mạch toàn thân, người đỏ như tôm luộc. Như này mà giáp trụ vào chỉ chém đại cái rồi chạy chứ không máu nó lên có khi ngất tại sa tràng chứ không chơi.
Cụ Đạo nhà mình thì văn võ kiêm toàn, chém gió thành hịch, bày trận thành thế, tầm cỡ tướng 4 sao chỉ bản đồ tất nhiên hơn anh đại đội trưởng cấp úy chỉ có tài cầm súng tỉa 6 địch ;))
Nhưng khổ cái bây giờ bố ai biết cụ để râu hay để ria, tóc rẽ ngôi hay cạo trọc, còn dao kiếm ngựa nghẽo đính kèm trông thế nào cũng không biết nốt. Sử thì chỉ ghi có con voi thì chết, có cái gậy hộ thân phải vứt cả mũi sắt. Giá có tạc tượng thờ khéo lại giống ông hàng xóm.
Chỉ an ủi là ngẫm ra cụ Đạo nhà mình toàn tay không bắt giặc, thế mới tài :))
 
Chỉnh sửa cuối:

tdtd

Xe điện
Biển số
OF-159980
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
3,525
Động cơ
477,747 Mã lực
Nơi ở
HẢI PHÒNG - HÀ NỘI
Thôi, OF nhà mình góp tiền làm cái phim về cụ Hưng Đạo nhà mình đi, cho bàn dân thiên hạ xem. Lúc đó khéo tàu khựa nể phục lắm lắm
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Anh em nhà Lưu Quan Trương sống chết là dưới tay Lượng hết. Lượng là kẻ trên thông dưới tỏ, biết xem phận mình mà chấp nhận dưới 1 người mà ngồi trên vạn người. Lượng biết 3 anh em chỉ là hạng lưu manh phản phúc nhưng nhờ ăn lộc nhà Hán mà được nhiều người theo. Nếu để chúng với nhau thì cơ phục hưng nhà Hàn không quá khó mà thành. Đến khi đó Lượng sẽ bị về quê chăn vịt, thế nên mới âm mưu chia tách. Trong 3 kẻ thì Vũ là hạng người kiêu căng đố kỵ, tài cán võ vẽ, dễ bỏ lỡ việc lớn vì cái tôi nhỏ nhoi. Phi thì tính tình bộc trực, trượng nghĩa quên thân, lo cho người khác, ko ham hố gì cho bản thân, về lâu dài có thể dùng được. Còn Bị thì lưu manh nổi tiếng nhưng có nhãn quý tộc có thể mượn danh mà thu phục thiên hạ. Mưu của Lượng là giao việc hệ trọng cho Vũ, đầy Vũ đi xa, với bản tính của Vũ thì việc lớn không hỏng kể như lạ. Thả Mạnh Đức, mất Kinh Châu là cái tội tày đình nhưng sâu xa phía sau đều là âm mưu của Lượng nhằm cho nhà Hán ko thể phục hung. Thế cờ chia 3, Lượng ung dung ngồi đỉnh cao quyền lực ở Tây Thục :D
 
Chỉnh sửa cuối:

caoap

Xe tải
Biển số
OF-328795
Ngày cấp bằng
27/7/14
Số km
390
Động cơ
286,550 Mã lực
Có một bài tạp văn về Quan Vũ em viết dạo nào. Nay gửi lên các cụ đọc chơi:
Quan Vũ cũng được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
________________________________________
Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian. Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long đao, cưỡi ngựa xích thố. Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.
Thời trẻ, Quan Vũ làm nghề bán đậu phụ. Tuy nhà nghèo, ông cũng được theo học cả văn lẫn võ. Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác.
Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em, thề cùng sống chết có nhau.
Ở đây, chúng ta đề cập đến những cái mà nó hơi lạ hoặc chút mâu thuẫn, chém gió và kể cả những nhận xét hơi ngược ngạo một tý về hai ông Quan Vũ và Trương Phi.
Quan Vũ thọ 58 tuổi. Ông được Lưu Bị truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Trong đời cầm đao của ông, Quan Công lập nhiều công trận, trước sau chém được 17 viên tướng ngoài mặt trận:
1. Chém Trình Viễn Chí - tướng khởi nghĩa Khăn Vàng
2. Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
3. Chém Quản Hợi, dư **** Khăn Vàng
4. Chém Tuân Chính, tướng của Viên Thuật ở Vu Thai
5. Chém Xa Trụ, tướng của Tào Tháo ở Từ châu
6. Chém Nhan Lương, tướng của Viên Thiệu ở Bạch Mã
7. Chém Văn Xú, tướng của Viên Thiệu ở Diên Tân
8. Chém Khổng Tú ở ải Đông Lĩnh
9. Chém Mạnh Thản ở Lạc Dương
10. Chém Hàn Phúc ở Lạc Dương
11. Chém Biện Hỉ ở Nghi Thủy
12. Chém Vương Thực ở Vinh Dương
13. Chém Tần Kỳ ở Hoạt châu
14. Chém Sái Dương ở Cổ Thành
15. Chém Hạ Hầu Tồn ở Tương Dương
16. Chém Dương Linh - tướng của Hàn Huyền ở Trường Sa
17. Chém Bàng Đức sau khi bắt sống được viên tướng này ở Khoái Khẩu.
Có thể nói, thành tích chém 17 tướng trên chính là chiến tích lẫy lừng nhất của ông Quan Vũ mà tác giả La Quán Trung viết nên. Tất nhiên, với một người tác giả yêu nhà Hán như La Quán Trung thì không việc gì trên đời nhằm PR cho các tướng Hán là không thể. Hơn nữa, người chúng ta đang nói đây là: Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường!
Chính thế, Chính thế mà ngay cả chuyện Tướng Hoa Hùng các tài liệu ghi rõ rành rành chết về tay người khác nhưng ông La Quán Trung cũng “mượn” luôn tích này cho Quan Công chém. Mà ác liệt ấn tượng đến độ thanh toán Hoa Hùng nhanh đến nỗi chén rượu chào còn nóng hổi ông Vũ đã xách đầu Hoa Hùng chạy về ném cái kịch. Kinh thiệt! Rồi cái ông tướng Văn Xú theo sử sách có phải ông Quan Công chém chết đâu nhưng bác La thích cho sếp Trường chém là Chém!.
Còn coi nào! Nhớ thanh Long đao của ông Vũ chứ? Nó nặng qui ra cân lạng vietnammese là 40 kg. Nhưng có một cái kế mà Quan Vũ dùng hoài là kế…Đà Đao! Cái này có vẻ như tác giả La Quán Trung hơi lạm dụng và coi khinh các tướng tá kình địch của Quan Công. Hơi một tý là Quan Vũ giả đò quay đầu ngựa chạy, tướng giặc thừa cơ xốc tới và rồi ông Vũ quay đầu chém nhầu xả vai, đứt lìa…đủ loại. Món này nói tác giả hư cấu khinh tướng giặc bởi vì ai mà không biết ông Vũ đứng đầu trong Ngũ hổ tướng và võ nghệ hơn người lại có con ngựa Xích Thố phi như gió. Thứ nhứt, khi ông Quan Vũ mới táng nhau vài hiệp mà thua chạy thì cóc thằng nào tin ông thua chạy chứ nói gì thằng Tướng sỏi đầu xông pha trận mạc. Vậy dễ gì tướng đó đuổi theo Quan Vũ vì một là gặp mai phục, hai là Đà Đao rồi …Trường xà - Khuyển địa bua lua xua? Hơn nữa, đuổi có được không vì con ngựa Xích Thố trong Tam Quốc kể như con ngựa thần rồi, chấp con nào phi kịp mà đuổi cái giống gì? Vô lý hết sức nếu cứ để ông Quan Vũ dùng cái kế đà đao. Cứ đà đao và lại chém tốt con người ta ít ai cảnh giác rút kinh nghiệm? Vậy nhưng ông La Quán Trung cứ quyết cho dùng mới là lạ. Lạ đến nhảm!

Quan Vũ với bài riêng này dứt khoát nói về Ngài thật công bằng và có thể còn hài hước chút. Mặt phải của Quan OK và mặt trái có thể của Quan cũng OK. Riêng vụ ông Vũ hiển thánh tại núi Ngọc Toàn thì giễu vui rồi không nhắc lại...
Mặt phải là gì? Quả thứ Nhất: Điểm sáng của ông đầu tiên tôi nhớ là ông rất minh bạch chuyện tình cảm chứ không luôm nhuôm như bọn Đổng Trác, Tào Tháo, Tư Mã…
Về sự việc khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và 2 bà vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi đạo với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa. Nhưng khi Cam phu nhân và My phu nhân đi ngủ, Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng. Tào Tháo nghe vậy rất khâm phục ông. Hơn nữa, suốt một cuộc đời, cấm có thấy ông nhìn liếc hay lẹo tẹo với đàn bà bao giờ.
Quả thứ hai là: Một đao đến hội (Đơn đao phó hội): Tôn Quyền muốn lấy lại Kinh châu, Lỗ Túc bày mưu dụ Quan Vũ đến hội ở Lục Khẩu và cho phục binh, nếu ông không đồng ý trả Kinh châu thì sẽ giết chết. Nhưng vì Quan Vũ quá uy dũng, vừa thủ thanh long đao trong tay, vừa nắm lấy Lỗ Túc khiến quân Ngô không thể động thủ. Quan Vũ trở về an toàn.
Quả thứ 3 là: Cạo xương trị thương: Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị gây mê ông để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt cạo độc trong xương. Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay.
Quả thứ 4 là: Tha Tào Tháo tại cửa Hoa Dung như để trả nghĩa cho ông bạn. Tôi nói ông bạn ở đây và có thể còn cao hơn thế. Cái tình bạn giữa Tào Tháo và Quan Công thật đáng nhớ. Nó thật thiêng liêng và được la Quán Trung khắc họa từng phần, từng phần thành công nhất Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bởi vì, tình cảm này cũng nâng Tào Tháo lên nhiều bậc. Vì, một kẻ trí trá, gian hùng như Tào Tháo mà lấy lễ nghĩa, sự khâm phục không vụ lợi, không màng thiệt hại hay thiệt hơn khi đối đãi với Quan Công trước sau như một và lời hứa là lời hứa như đinh đóng cột vậy ai không kính nể? Còn Quan Công, tuy có gượng ép một chút ở chỗ: hàng Hán bất hàng Tào nhưng toàn bộ vấn đề cư xử của ông thật là nghĩa khí. Khi ra đi, ông bỏ lại hết những gì ưu ái của Tháo. Để cuối cùng ở cửa Hoa Dung, ông thả cho Tào Tháo thoát. Đó thật là một sự trả nghĩa đẹp…Nó đẹp đến độ hạ thấp luôn cái chữ Trung trong con người Quan Công (không trung với nhà Hán vì đã không thanh toán giặc nhà Hán. Thậm chí, nếu theo giấy cam đoan với quân sư lúc dẫn quân ra Hoa Dung mà bác Minh thịt luộc ông Vũ theo quân pháp thì đời ông Vũ kể như móm vì cái nghĩa này!)
Quả thứ 5: Quan Công là người trung tín. Dù trong hoàn cảnh nào không bao giờ quên người chủ của mình là Lưu Bị. Rất nhiều chi tiết, ông hành động không vì Đại cục mà chỉ vì người chủ là Lưu Bị. Ngoài ra, ông còn biểu tượng cho lòng vị tha, sẵn sàng ra tay cứu giúp người yếu đuối.
Chả thế, biết bao đời ở Trung Hoa, Hồng Công và cả Việt Nam, bà con Hoa Kiều vẫn lập bàn thờ ông. Coi ông như một vị Thánh biểu tượng cho sự công bằng, ý chí quật khởi và trung dũng. Ông đề cao quan điểm: kiến ngãi bất vi vô dõng dã/lâm nguy bất cứu mạc anh hùng
Những đôi câu đối tặng ông đích đáng và thật nhiều (có cả ở chợ Lớn Việt Nam):
“ Sinh Bồ Châu, sự Dự Châu, chiến Từ Châu, thủ Kinh Châu vạn cổ Thân Châu hữu nhất” (Sinh tại Bồ Châu, phụng sự Dự Châu (Lưu Bị), chiến đấu ở Từ Châu, trấn giữ đất Kinh Châu, vạn đời Thân Châu chỉ có một )
“Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, sát Bàng Đức, thích Mạnh Đức thiên thu thánh Đức vô song” (Anh là Huyền Đức (Lưu Bị), em là Dực Đức (Trương Phi), giết Bàng Đức, thả Mạnh Đức (Tào Tháo) ngàn năm thánh Đức không hai).
Và câu đối tiếng Việt:
Lá cờ đỏ giữ lòng son, cưỡi ngựa xích thố truy phong, lúc ruổi rong, lòng không quên về nước đỏ.
Ngọn đèn xanh xem sử xanh, cầm đao thanh long yển nguyệt, nơi kín đáo, dạ chẳng thẹn với trời xanh.
(tiếp ngay còm sau)
 

caoap

Xe tải
Biển số
OF-328795
Ngày cấp bằng
27/7/14
Số km
390
Động cơ
286,550 Mã lực
(tiếp theo còm trước)
Nhưng ông Quan Vũ có nhiều cái vô lý và rất…khệnh khạng. ví dụ nhé: Khi cử ông Vũ ra Trấn Kinh Châu, ông Gia Cát Lượng dặn rất kỹ: “Bắc cự Tào Tháo, Đông Hòa Tôn Quyền”. Nhưng bác Vũ nhà ta lại làm hơi trái là: bắc cự Tào Tháo, đông không thèm hoà Tôn Quyền, để mất Kinh Châu, làm Long Trung Đối không được trọn vẹn.
Trong ngoại giao thì quá khệnh khạng. Khi Tôn Quyền bên Đông Ngô cử người sang giao hảo, kết thông gia thì ông Quan Vũ nói khó nghe lắm: “Con gái ta là con của loài Hổ há lại kết thông gia với loài Chó!"(Nói với sứ giả nước Ngô Gia Cát Cẩn) Trời hỡi! coi nào! Họ Tôn người ta là quý tộc mấy đời, ông Vũ là thằng cùng đinh ép đậu phụ bán rong đi lên, muốn nói thế kể ra cũng nên soi gương chứ! Rồi đụng chuyện là chửi người ta, coi thường này nọ. Vậy nên mới có đoạn Tôn Quyền nó tự ái, nó nhớ mối thù cho nên khi Quan Vũ gặp nạn ở Mạch Thành thì nó hơi sức đâu xử lịch sự như Tào Tháo mà beng luôn. Đúng là: chết vì nọc chạy đằng mồm một phần, chết vì khệnh khạch bố đời 3 phần!
Về chiến cuộc, ví dụ nếu ông Vũ xử nhuyễn và đẹp rồi chớp thời cơ nhé: ông khôn ngoan mềm mỏng với Đông Ngô. lúc đánh Phàn Thành thì thuyết phục Ngô chơi Hợp Phì của Tháo, xin Lưu Bị táng Trường An. Cứ 3 mũi tấn công kẹp vào cùng lúc thì Ngụy Tháo có mà cứ..t phọt ra đằng mồm. Đằng này tự cho mình hổ báo không tự lượng sức, coi thường địch, coi thường tướng Ngụy. Đem cái thân làm tướng mà kiêu căng khinh địch không chết sớm cũng phí. Chắc chắn ông La Quán Trung thừa sức nhìn ra kịch bản này nhưng nếu ông viết theo kịch bản này thì còn gì là Tam Quốc Diễn Nghĩa? Làm gì Tào Tháo còn đất mà hành tác cho sau này. Rõ ra cái nhẽ tiểu thuyết mê ly là như thế này đây!
Thực tế sau này, trong nhiều nhân vật của Tam Quốc, người Hoa đời sau lọc ra 3 nhân vật đặc sắc nhất gọi là 3 đại kỳ nhân: đệ nhất gian hùng là Tào Tháo, đệ nhất mưu trí là Khổng Minh và đệ nhất trung nghĩa là Quan Vũ. Trong ba kỳ nhân đó, Quan Vũ được tôn sùng hơn cả. Là nhân vật trong tác phẩm được La Quán Trung tô điểm, đưa lên hàng thánh, Quan Vũ thực ra là một kẻ không có danh gì trong chính sử Trung Quốc.
Qua bút pháp của La Quán Trung, Quan Vũ là một tướng có nhiều ưu điểm: giỏi cả võ lẫn mưu, tính thẳng thắn, cương nghị, giữ lễ nghĩa, ân oán phân minh, biết phục thiện, và luôn luôn tận trung với chủ. Nhưng cũng có nhiều nhược điểm như thiếu thâm trầm, hiếu thắng, kiêu căng, thích được khen, ưa so đọ cá nhân.
Từ đó, bàn ra mấy chữ “Trung-Nghĩa-Dũng-Trí…”.
Quan Vũ đã giữ chữ trung như thế nào? Hiến Đế, vị vua cuối cùng của nhà hậu Hán, nhu nhược, luôn luôn bị những khống chế cho đến lúc mất ngôi, một bóng mờ trong truyện Tam Quốc, là người Quan Vũ không có một cử chỉ hay hành động nào tỏ ra là muốn giữ lòng trung với vua này cả. Chữ trung theo quan niệm của Khổng Tử không được Quan Vũ áp dụng ở đây. Trái lại, có một sự kiện chứng tỏ Quan Vũ đã không giúp nhà Hán, qua đại diện là vua Hiến Đế. Tào Tháo làm thừa tướng, là một gian thần hiếp vua. Khi đánh Đông Ngô, bại trận, phải dẫn đám tàn quân chạy vào đường hẻm Hoa Dung. Quan Vũ được lệnh của quân sư Khổng Minh dẫn quân chẹn đường để tiêu diệt. Trước khi đi Quan Vũ đã viết giấy cam kết nếu tha "quốc tặc" sẽ chịu chém đầu, thế mà khi nghe Tào Tháo kể lể sự trọng đãi thuở trước Quan Vũ đã tha ngay cho họ Tào. Chỉ vì để đền đáp tình riêng Quan Vũ đã bỏ trách nhiệm lớn lao chung, có ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước, và cơ đồ của nhà Hán. Trong Tam Quốc, Quan Vũ có nói "giang sơn của nhà Hán há nhường tấc đất cho ai?" nhưng đó chỉ là lời nói ngụy biện để khỏi phải trả đất chứ không là "vì nước. Té ra, nói vậy mà chưa chắc phải dzậy!
Riêng đối với Lưu Bị, trước sau như một, Quan Vũ hết lòng giữ dạ sắt son. Dù đang được Tào Tháo hết sức trọng vọng, khi hay tin Lưu Bị ở với Viên Thiệu là Quan Vũ đi tìm ngay. Cho nên có thể nói Quan Vũ hết lòng trung thành với chủ là Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị không bao giờ là vua của Trung Quốc, và lúc lên tới tột đỉnh vinh quang họ Lưu cũng chỉ cai trị được một phần ba nước Tàu.
Trong những cái TRUNG là: trung với dân, trung với nước, trung với vua và trung với chủ thì ông Vũ đã giữ chữ trung sau cùng.
Đó là đức trung của Quan Vũ, bây giờ ta xét tới đức "nghĩa". "Nghĩa" theo nho gia là điều làm hợp với đạo lý, với lẽ phải. Trong xã hội, con người làm trách nhiệm của mình vì đạo lý mới gọi là đúng với nghĩa, nếu làm trách nhiệm vì lý do khác, dù trọn vẹn, vẫn là không hợp nghĩa. Với quan niệm đó "nghĩa" đối lập với "lợi". Nếu làm trách nhiệm lớn lao hợp với đạo lý và ảnh hưởng tới đại chúng thì gọi là "đại nghĩa". Với quan niệm của "nghĩa" theo nho giáo thì Quan Vũ chỉ giữ được điều nghĩa nhỏ giữa cá nhân với cá nhân, như nghĩa bằng hữu, nghĩa chủ tớ, nhưng chẳng có gì gọi là "đại nghĩa" để xứng với cái danh đệ nhất trung nghĩa kỳ nhân.
Về "dũng", Quan Vũ qủa thật là có ý chí, can đảm và sức mạnh đã nói trong chuyến cắp đao phó hội và ngồi cho bác sĩ Hoa Đà cạo xương. Về võ nghệ, sức mạnh có lẽ Quan Vũ chỉ thua duy nhất có Lã Bố.
Về "mưu", Quan Vũ cũng có chút mưu lược, đôi lần bày mưu thành công. Nổi nhất là mưu khơi nước sông Tương Giang làm úng thủy Phàn Thành do đó bắt được hai tướng của quân Tào là Vu Cấm và Bàng Đức. Nhưng tính hiếu thắng, kiêu căng, khinh địch cũng đã khiến Quan Vũ thành thấp mưu, bại trận, làm hỏng đại sự. Chính việc thấp mưu, dốc quân đánh Phàn Thành, khinh thường tướng trẻ Đông Ngô là Lục Tốn mà Quan Vũ đã làm mất Kinh Châu. Cho nên, về mưu, những thành công nhỏ của Quan Vũ không đủ bù lại với cái thấp mưu to lớn làm mất đất và hại thân.
Về "trí", có thể nói đây là cái nhược khuyết rất lớn của Quan Vũ. Ông không chỉ hẹp hòi mà còn hiếu thắng, kiêu căng, ưa được tâng bốc. Từ đó toát lên ông là người nông nổi, ích kể, hám danh, khinh người, và khinh địch. Chính những nhược điểm này dẫn đến cái chết của Quan Vũ, kéo theo một chuỗi biến cố tai hại, nghiêm trọng: mất Kinh Châu, Lưu Bị và Trương Phi vì nóng lòng báo thù cho ông ta nên cũng chết theo. Sau đây là vài dẫn chứng: Thói khinh địch khiến Quan Vũ vài lần bị tên bắn. Một lần được Hoàng Trung tha chết, cố ý bắn tên vào chỏm mũ. Hặc! nếu lão tướng Hoàng Trung mà hẹp hòi xấu bụng thì Quan Vũ tùng dinh kèn trống đã từ lâu. Hai lần bị trúng tên độc khi đánh Phàn Thành vì khinh xuất. Là trấn thủ Kinh Châu, coi một vùng rộng lớn, trách nhiệm quan trọng, thế mà chỉ muốn tỉ võ để thỏa mãn tính hiếu thắng. Nghe Mã Siêu được khen là một dũng tướng, lúc đó đang ở với Lưu Bị tại Tây Thục, Quan Vũ bèn đòi tỉ võ với Mã Siêu. Báo hại Khổng Minh phải email vuốt ve tự ái "...Mã Mạnh Khởi tuy hùng dũng hơn người nhưng chỉ đáng xếp vào hạng Kình Bố, Bành Việt, đua tranh với Dực Đức thì được chứ sánh sao được với ông râu đẹp...". Quan Vũ khoái chí đưa cho các quan xem rồi vuốt râu cuời nói :"Khổng Minh biết bụng ta lắm!". Lần khác, Quan Vũ đang vây đánh Phàn Thành thì quân tiếp viện của phía Tào đến. Bị Bàng Đức (tướng tiên phong của quân Tào) khiêu khích, Quan Vũ bèn giao việc đánh Phàn Thành cho Liêu Hóa rồi vác đao ra đấu với Bàng Đức. Đấu mãi chẳng thắng được, lại còn bị Bàng Đức giả bộ dùng thế đà đao, miếng võ ruột của Quan Vũ, rồi bất ngờ bắn tên trúng vào cánh tay. Nếu Bàng Đức không bị Vu Cấm đố kị gióng trống thu quân thì Quan Vũ đã chết dưới đao của Bàng Đức rồi. làm gì còn sống mà tinh tướng?

Thói khinh người đến lố bịch của Quan Vũ được lộ ra trong hai trường hợp. Khi được Lưu Bị phong đứng đầu ngũ hổ tướng Quan Vũ không chịu nhận, lấy cớ là không thèm đứng chung danh với tên lính già Hoàng Trung!(trong khi đó, ông biết rõ Hoàng Trung đã không bắn chết ông mà bắn chỏm mũ –lẽ ra phải mang ơn hay xiết tay cảm động chứ?). Đến khi được Phí Thỉ vuốt ve "... ông là em Hán Trung Vương, hay dở có nhau, phúc họa cùng chia, thì chức tước đâu có đáng kể ...", lúc đó bùi tai mới chịu nhận tước phong (Hặc!). Rồi đoạn Tôn Quyền sai Gia cát Cẩn sang kết thân ông Vũ nói rất khó nghe. (con gái ta ví như loài hổ, lại thèm kết duyên với loài chó sao?").
Kiêu căng, hiếu thắng là khắc tính của "nhẫn", khinh người là khắc tính của "lễ", cho nên có thể nói Quan Vũ không có hai đức tính này.
Đến đức "nhân", là yêu người, thương tha nhân, trong truyện Tam Quốc Chí chỉ thấy Quan Vũ, với thanh long đao và ngựa xích thố, giết hết tướng này tới tướng khác. Nhiều khi giết người chỉ để khoe võ công tài giỏi, để đền đáp ơn nghĩa riêng, hoặc để chứng minh lòng trung thành với chủ là Lưu Bị, chứ không phải chiến đấu với quân thù trên chiến địa. Việc Quan Vũ giết hai tướng Nhan Lương, Văn Sú của Viên Thiệu là để đáp ơn nghĩa riêng với Tào Tháo, giết Sái Dương ở trước Cổ Thành là để minh chứng với Trương Phi rằng mình vẫn trung thành với Lưu Bị. Những việc có lợi cho bản thân mà hại đến sinh mạng người khác, như các sự việc vừa kể, người có đức nhân không làm.

Nếu căn cứ vào những sự kiện xẩy ra theo truyện Tam Quốc của La Quán Trung thì cái lầm lẫn to lớn nhất của Quan Vũ là việc tha Tào Tháo ở đường hẻm Hoa Dung. Tuy chỉ là một lầm lẫn chiến thuật nhưng nó đã xoay chuyển cả cục diện thời hậu Hán, và Quan Vũ làm việc này chỉ vì giữ "nghĩa khí vặt", vì kiêu hãnh bản thân mà quên đại nghĩa. Lầm lẫn lớn ngay sau đó là việc gây thù oán với Đông Ngô, trái hẳn với lời dặn chiến lược của Khổng Minh, với kế hoạch phòng thủ rút gọn trong cẩm nang 8 chữ: "đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo". Quan Vũ đã làm ngược kế hoạch đó. Đông thì bất hòa với Tôn Quyền và Bắc thì dốc toàn lực đánh Tào Tháo! (Cự là chống đỡ, tức là thủ, chứ không phải tiến đánh, tức là công). Vì Quan Vũ không đủ tài trí và mưu lược, lại thêm những nhược điểm kiêu căng, khinh địch nên lầm lẫn chiến lược này đưa đến họa sát thân và gây mầm sụp đổ cho Ba Thục. Cho nên về nhân vật Quan Vũ, trong Tam Quốc của La Quán Trung, ta có thể nói: Quan Vũ chỉ biết trung với chủ mà ít lưu tâm tới trách vụ với dân, với nước. Chỉ biết giữ nghĩa khí hẹp mà quên đại nghĩa. Có dũng nhưng mưu tồi. Trí đoản và kiêu căng quá lố. Không biết nhẫn, kém lễ và thiếu lòng nhân.
Tôi xin trích ra đây một vài ý tứ phản biện và giễu cợt rất hài hước về Quan Vũ mà không phải không có lý:
Chuyện rằng: …Một lần, Quan Vân Trường hiển thánh tới thăm một khu thương mại đông đúc nhất của Hồng Kông cùng với một nhà sử học. Vào thời điểm này Hồng Kông đã được chuyển giao cho Hoa Lục nhưng sinh hoạt làm ăn buôn bán không có gì đổi khác. Tại các tiệm bán lợn quay, mì, hủ tíu, tỉm-sấm, nhà hàng, tạp hóa, siêu thị, nữ trang, văn phòng bán bảo hiểm, vé máy bay, bán đồ kỷ niệm, bán trái cây, bánh kẹo, giầy dép, băng nhạc, tiệm chụp hình, tranh ảnh, văn phòng các bác sĩ, nha sĩ, tiệm thuốc tây, tiệm chụp hình, tiệm uốn tóc, mỹ viện, mỹ phẩm, ông thầy phong thủy, thày thuốc đông y, chuyên viên xoa nắn, thậm chí cả các ngân hàng, văn phòng địa ốc… nơi nào cũng đều có một cái trang sơn màu đỏ trong bày tượng của Quan Công, mặt đỏ râu dài, tay cầm thanh long đao dưới luồng ánh sáng bập bùng tỏa ra từ mấy chiếc đèn đỏ đã tạo cho cái trang và nhất là bức tượng đầy vẻ huyền bí, uy nghi. Sau khi dạo một vài vòng, nhìn vào một rừng những cái trang thờ đó, Quan Vân Trường vuốt râu cười ha hả, nói:
- Quí vị thấy không? Đâu đâu người ta cũng trưng bày và thờ phụng hình tượng của Vân Trường này. Xét ra tôi còn nổi tiếng hơn cả huynh trưởng tôi. Bao nhiêu nhân vật lẫy lững của thời Tam Quốc như Khổng Minh, Bàng Thống, Tào Tháo, Chu Du, Lữ Mông, Lữ Bố, Tư Mã Ý cũng không thể sánh bằng Vân Trường. Sao lại có thể nói lòng người ở chốn thế gian này đảo điên?
Nói đến đây Quan Vân Trường lại đắc chí, vuốt râu. Thấy vậy nhà sử học nhỏ nhẹ nói:
-Vân Trường à, tui công nhận hình tượng của ông được thờ phụng lan tràn ở đây. Nhưng chưa chắc họ thờ phụng vì tôn kính những đức tính của ông đâu. Ta thật sự không hiểu vì duyên cớ gì mà trần gian, nhất là người Tàu lại biến ông - một võ tướng trung cang, nghĩa khí thành một ông thần tài, tức là một ông thần dẫn khách hàng đến cho những con buôn đang làm chủ các cửa tiệm kia. Còn tại các đại học, các trung tâm văn hóa, các thư viện, nếu có dịp đến đó thì chẳng một ai đề cập đến nhà Quan Vũ, chẳng ai trưng bày hình ảnh của ông cả? Có chăng chỉ là một vài giây phút đọc tiểu thuyết để giải khuây mà thôi.
Như thế họ chỉ mong ông dẫn mối, dẫn khách hàng đến cho bọn con buôn ở dưới trần gian này? Chà chà, vào sinh ra tử để khuôn phò Hán thất chứ đâu phải đứng đây để canh giữ cửa tiệm cho người đời!
Đang nói thì một bà Tàu đang sửa sang lại lễ lạc bao gồm vài cái bánh, nải chuối và ly nước lạnh. Sửa xong bà cầm ba cây nhang, kính cẩn đưa lên đầu quì xuống trước trang thờ Quan Công khấn bằng một giọng cung kính, khẩn thiết:
“Kính lạy Quan Ngài! Ngộ cắn rơm cắn cỏ kính lạy Quan Ngài! Cái tiệm hủ tíu của ngộ nó ế khách quá...Cái tiệm hủ tíu trước đây ngộ mua một trăm ngàn. Nay thời giá là hai trăm ngàn. Nếu Quan Ngài giúp ngộ bán được hoặc sang được thì ngộ sẽ cúng Quan Ngài một con heo quay!”
Nghe tới đây thì Quan Vân Trường nộ khí xung thiên, ông quát lớn:
-Bá ngọ cái nị! (*) Ông nội ngộ cũng không bán được cái tiệm hủ tíu này cho nị! Nị tham quá trời mà! Nị lời một trăm ngàn mà chỉ cúng ngộ có một con lợn quay thôi! Cúng xong rồi lợn quay vẫn thuộc về nị! Ngộ có ăn được đâu?

Còn chúng ta, chúng ta (kể cả một số bạn Ô Tô Phăn) cũng thấy người đời “Thớt có tanh tao, ruồi sao mới tới”. Tất cả, người ta chỉ muốn lợi dụng ông mặt đỏ, râu dài. Thật tội nghiệp cho ông Quan Vũ, chúng nó bắt ông canh cửa, bắt ông dồn khách tới cho mua bán phát tài…Tất nhiên, cũng còn nhiều người trong lúc khốn khó muốn cầu xin ông ra tay độ nghĩa. Nhưng tỷ lệ này ta thử vào mấy khu người Hoa xem đạt được bao nhiêu. Thật khổ cho Quan Vân Trường.
Đọc đến đây, chắc các cụ có thể đã hối hận vì trót so sánh anh Trường với anh Đạo.
Riêng về anh Đạo, ảnh nổi tiếng trong phạm vi nước Việt mình mà thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Cái món quất ngựa nhảy xoay lưng chém quặt là nghề riêng cụ Trường, không nên bỉ bác vì thế khác gì bảo Garrincha có mỗi cái chân trái mà vô địch thế giới là phét. Chưa kể ngày xưa chưa có iu túp hay sì mát phon quay làm bằng chứng, cái anh nhìn thấy oánh nhau thì không đủ trình tả nên lúc đối trận biết vẫn toi nếu ham đánh.
Tóm một cái tắt là anh Trường hình dung phốp pháp, mặt mũi tươi nhuận nên thành hot boy bán hình ảnh, cụ Đạo nhà mình chém gió thành hịch, phịch địch uynh uých nhưng thiếu mấy anh giỏi bơm nên có tên mà không có mặt, thôi thì cũng an ủi là gần nghìn năm vẫn còn nhớ tới.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Các cụ thạo sử tàu quá
Thảo nào mà thấy người ta than
Dân Việtt thuộc sử tàu hơn sử việt ...
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tóm lại cụ Trường thủ đâu thua đấy, giữ Hạ Bì thì mất Hạ Bì, giữ Kinh Châu thì mất Kinh Châu, lần đầu làm họ Lưu mất vợ, lần hai làm mất cửa ngõ, đến đời con cũng không thò cổ ra khỏi xó núi xứ Thục, đành phận làm anh thổ hào ngồi coi dân thiểu số. Xét phận làm tướng thì cũng thường, kém tài cầm quân, làm nhục đến vương mệnh, xét phận làm dân thì là thành phần có tiền án tiền sự, lưu manh giả danh võ tướng, thật ra không nên thờ ;))
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,514
Động cơ
322,269 Mã lực
Quan Vũ chết, âm hồn không tiêu tan mà lang thang khắp nhân gian quấy phá. Được nhà sư khuyên giải mới thôi mà siêu thoát. Thân là võ tướng, ước mơ võ tướng là chết trên chiến trường, QV đạt sở nguyện. Vậy uất ức gì mà không siêu thoát?
Phía Thục. Khởi nghiệp của bọn Bị, Lượng không có lấy mảnh đất cắm dùi, sau Xích Bích thì ăn cắp được Kinh Châu làm cơ sở, mục tiêu là cướp Ba Thục làm sinh kế. Cướp được Ba Thục, xây dựng được lực lượng vững mạnh lúc này vai trò của Kinh Châu đã không còn quan trọng như khi khởi nghiệp nữa. Thời điểm này Ngô đang là nước yếu nhất, nhân tài cạn kiệt. Thục muốn nuốt Ngô nhưng còn lo lộ mặt ngụy quân tử. Vậy phải có cớ để đánh Ngô, phá bỏ hiệp ước liên minh. Muốn làm việc này phải tạo ra thâm thù, đại hận. Muốn có thâm thù đại hận thì Ngô phải giết một trong 4 người : Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân.
Bị là tiểu nhân, chẳng phải thằng tâm thần mà mang mạng mình cho Ngô lấy.
Triệu Vân văn võ song toàn, làm việc cẩn trọng. Chưa hỏng việc gì.
Trương Phi cái vỏ vũ phu che đậy một thân hào kiệt đã lộ sau việc : Giả say đẩy Lã Bố vào đường bất nghĩa, khiến Bố cùng đường mà chết. Hàng phục Nghiêm Nhan khiến lấy Xuyên như trở bàn tay. Mượn rượu mà lừa đánh trương Cáp hồn siêu phách lạc.
Quan Vũ tính tình ngẫu hứng, làm hảo hán thì được, bản lĩnh làm tướng thật không có lấy một chút. Đã thế lại kiêu ngạo khó bảo, nếu đưa Vũ về Xuyên thì vua nói, tôi cãi...Bị, Lượng sao chịu được.
Trong 4 người, Bị xưng vương, Vân, Phi không thể bỏ, chỉ có Vũ là nên trừ.
Vậy trừ Vũ làm sao cho khéo, lại được lợi nhiều nhất?
 
Chỉnh sửa cuối:

x.man

Xe điện
Biển số
OF-113285
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
2,950
Động cơ
410,972 Mã lực
2 nhân vật có liên quan gì đến nhau đâu:

1) Một cụ có công với nước <-- được dân ta thờ
2) Một ông thì nhờ phẩm chất cá nhân mà được ca tụng <-- dân Tàu phong Võ Thánh.
Khác nhau hoàn toàn.

Còn nói về huyền thoại, em nghĩ Võ Thánh Trung hoa còn thua cả Mạc Đăng Dung nước Nam. Vì theo tương truyền, đại đao của Mạc Đăng Dung còn nặng hơn Yển nguyệt Đao của Quan Vũ mấy phần :)
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,514
Động cơ
322,269 Mã lực
Phía Thục.....
Để Vân, Phi giữ Kinh Châu thì không bao giờ mất. Muốn Kinh Châu mất về tay Ngô thì chỉ giao cho Vũ giữ. Làm sao vừa mất Kinh Châu vào tay Ngô, lại trừ luôn được Vũ? Đây mới thể hiện cái đỉnh cao bỉ ổi của bọn Bị, Lượng.
Nói về Lượng: tay này là cực phẩm chém gió cướp công. ( Một số quan điểm cho rằng thằng này là cháu đời rất xa của Lý Thông vì không thể sống ở Đại Việt nên dạt sang Tầu kiếm cơm. Quan điểm khác cho rằng sở dĩ Tầu nó khựa vì Lý Thông là ông tằng tổ nhà nó. Cái này có lẽ chả cần kiểm chứng vì quá đúng).
Trước khi vào xuyên Lượng đã bơm đểu Vũ rằng: Muốn giữ Kinh Châu thì phải hòa Ngô, cự Tào. Khổ cái là Vũ cũng nghĩ thế, nhưng vì akay Lượng nên nói cứng nghịch ý Lượng mà thôi. Vũ nhầm vì Lượng bẩn tưởi lắm, lượng nói thế để Vũ vì cái tôi của mình nên sẽ nghịch ý mà phang cả Ngô lẫn Tào. Vũ đơn giản quá, bị thằng lưu manh lừa một cách nhẹ nhàng.
Khi Ngụy lừa Vũ về phía bắc, nhằm bỏ trống Kinh Châu cho Ngô đánh. Nếu bọn Bị, Lượng tử tế thì đã cho người ra Kinh Châu giữ hậu phương cho Vũ. Nhưng sao lại không cho người giữ? Ấy là vì muốn triệt đường thoái của Vũ mà thôi. ( Ngô chiếm Kinh Châu thì Vũ hết đường về Xuyên, chỉ còn đường chết).
Lại nữa, khi Vũ bại trận sao không ai cứu. Ấy là mật lệnh của bọn Bị, Lượng sai áng binh bất động nhằm giết Vũ mà thôi.
Than ôi Quan Vũ. Mang thân hảo hán mà sinh nhầm thời, chơi nhầm bạn. Ông sinh vào thời Tống mạt thì có phải tụ nghĩa với bọn Lương Sơn mà rượu chè, gái gú thì phải tiêu sái biết bao.
Đời sau ông nào fan Quan Vũ thì khi thắp cho ngài ấy nén hương cũng nên hướng về phương bắc mà chửi tổ sư bố cái lũ lưu manh ấy lên cho ngài ấy đỡ tủi.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Quan Công gỗ Trắc 0,3m đục tứ diện. Về tạo hình thì uy dũng hơn Đức Thánh Trần nhà mình thật. Có lẽ qua nhiều thế hệ nghệ nhân đua nhau chế tác nên hình ảnh có vẻ hoành hơn trong thực tế



 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,162
Động cơ
452,298 Mã lực
cái cán đao bé bằng ngón tay, không hợp lý lắm
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,162
Động cơ
452,298 Mã lực
Trong TQ có hai nhân vật được tác giả tô điểm về võ nghệ và sức mạnh siêu quần, nhưng bị đối phương bắt và chém đầu đó là : Lã Bố và Quan Vũ. Phải chăng tác giả có ý tứ riêng?
Cá nhân tôi đánh giá sự anh hùng của Lã Bố còn hơn Quan Vũ, mặc dù Lã Bố bị dìm hàng khá sâu nhưng danh hiệu chiến thần không đơn giản chỉ là sức mạnh võ biền, không thể tự nhiên mà có. Bác có hứng thú nếu rảnh tôi phân tích Lã Bố hầu chuyện bác.
Em đang rất hứng đây, cảm ơn cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top