[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,602
Động cơ
151,863 Mã lực
Tuổi
47
trường công trường tư gì mà phụ huynh không kiên định, vẫn ngó sang con nhà hàng xóm thì vẫn đi học thêm hết. ở trường tư thì chủ trương nhà trường là không dạy thêm, cô giáo được giao nhiệm vụ tổ chức phụ đạo (miễn phí) cho bạn nào mà học yếu sau giờ học tại trường. thế nhưng cô nào giỏi thì lại ra trung tâm dạy, bố mẹ muốn con hơn các bạn thì lại cũng lùa con đi học.
cô giáo dạy thêm ở nhà cho bạn nào bố mẹ có nhu cầu. học trường tư thì học hàng ngày thì bài vở nặng nhưng đến khi thi học kỳ lại rất nhẹ, con nào điểm dưới 8 cô tổ chức cho làm lại để hồ sơ học bạ đẹp.
học thêm hay không phần lớn là do kỳ vọng của phụ huynh
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,404
Động cơ
436,577 Mã lực
Nơi ở
HN
Trào lưu muốn việc nhẹ lương cao, trào lưu học ít chơi nhiều mới là văn minh... :)) :)) :))
Tây ta hay kim cổ gì cũng chỉ có một công thức là "có công mài sắt, có ngày nên kim".
Bọn tây lông mà nhiều cụ lấy làm ví dụ chúng nó học có thể ít ở chương trình phổ thông nhưng chúng nó được rèn tư duy tự học. Nhưng lên đến Đại học thì chúng nó học gấp 3 lần Đại học của chúng ta vì chúng nó tự học rất nhều và cũng rất vất vả nếu học thật (mua bằng thì không bàn).
Kiến thức phải do học mà có, từ trên trời rơi xuống thì chỉ có nước mưa và cứt chim :)) .
Em đồng tình với cụ là ko thể đòi chơi nhiều học ít mà giỏi giang được.
Có điều ctr học phổ thông của mình quá dàn trải, học quá nhiều thứ vô bổ. Toán học nặng quá, Văn thì dạy kiểu khuôn mẫu, hs gần như học theo mẫu chứ ko phát triển những cảm nhận cá nhân về văn học hay về các vấn đề nghị luận xã hội khác.
 

smart_sharp

Xe tăng
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
1,979
Động cơ
135,521 Mã lực
trường công trường tư gì mà phụ huynh không kiên định, vẫn ngó sang con nhà hàng xóm thì vẫn đi học thêm hết. ở trường tư thì chủ trương nhà trường là không dạy thêm, cô giáo được giao nhiệm vụ tổ chức phụ đạo (miễn phí) cho bạn nào mà học yếu sau giờ học tại trường. thế nhưng cô nào giỏi thì lại ra trung tâm dạy, bố mẹ muốn con hơn các bạn thì lại cũng lùa con đi học.
cô giáo dạy thêm ở nhà cho bạn nào bố mẹ có nhu cầu. học trường tư thì học hàng ngày thì bài vở nặng nhưng đến khi thi học kỳ lại rất nhẹ, con nào điểm dưới 8 cô tổ chức cho làm lại để hồ sơ học bạ đẹp.
học thêm hay không phần lớn là do kỳ vọng của phụ huynh
Thực ra, ý cuối thì đúng rồi và phụ huynh không thể phản ánh gì trong trường hợp đấy. Nhưng bài đầu tiên của thread này là đang phản ánh tình trạng, phụ huynh không kì vọng nhiều nhưng thầy cô bằng các "biện pháp nghiệp vụ" đang ép con họ phải đi học thêm. Một lý do là do thu nhập của giáo viên thấp nên phải kiếm thêm. Ngoài ra, có thể là do áp lực thành tích của bản thân giáo viên.
Khi đó, trẻ nào không đi học thêm thì tìm cách nhắc khéo với bố mẹ (theo kiểu không tốt đẹp gì), phân biệt đối xử (dưới nhiều hình thức) với trẻ. Việc phân biệt đối xử này là cực kì phản cảm vì nhiều em học sinh bé sẽ không hiểu được căn nguyên của việc phân biệt đối xử này cũng như có thể tạo một vết xước trong tâm hồn trẻ thơ. Ngoài ra, khi đi học thì có nhiều vấn đề như trình độ các bạn không tương đương, cô dạy chất lượng không ổn, thời gian học quá nhiều...Cái này đúng là có vấn đề.
Như trường tư, thường là họ nói thẳng luôn là yêu cầu lớp cao nên bố mẹ muốn thì cho con học, không thì thôi, tự chuyển xuống lớp thấp hơn (phụ huynh phải hạ kì vọng cho con mình xuống). Họ cũng không hay có kiểu ép học để kiếm thêm thu nhập cho giáo viên vì các giáo viên này cơ bản thu nhập tốt hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dacia90

Xe tăng
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,996
Động cơ
68,134 Mã lực
Tuổi
44
Mấy bạn học cao siêu đấy học vẫn nhàn vì khả năng tự học bạn ấy rất tốt. Nhưng các bạn ấy vẫn đi học thêm vì ở lớp học thêm, thầy cô dạy nhiều kiến thức mới, khó hoặc rất khó (em không bàn về việc học kiến thức quá khó là tốt hay nên dành thời gian đó cho việc khác vì cái này tranh luận sẽ rất mất thời gian).
Giờ SGD ra văn bản cấm giáo viên tổ chức dạy thêm thì các cháu học cao siêu đó học thêm kiến thức mới khó và rất khó ở đâu?
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,367
Động cơ
388,516 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Em đồng tình với cụ là ko thể đòi chơi nhiều học ít mà giỏi giang được.
Có điều ctr học phổ thông của mình quá dàn trải, học quá nhiều thứ vô bổ. Toán học nặng quá, Văn thì dạy kiểu khuôn mẫu, hs gần như học theo mẫu chứ ko phát triển những cảm nhận cá nhân về văn học hay về các vấn đề nghị luận xã hội khác.
Chương trình phổ thông của mình thì lượng kiến thức hơn đứt tây lông, cái này thì quốc tế công nhận qua các đợt khảo sát. Còn việc học vẹt văn mẫu thì vẫn là bất cập từ xưa đến nay mà chưa cải thiện được nhiều. Gần đây đề thi văn đã có phần nghị luận xã hội, hy vọng sau này việc dạy và học văn sẽ gần sát với thực tế hơn.
Chương trình Đại học nhà mình mới nhiều môn vổ bổ, có thể loại bỏ 2/3 số môn vô bỏ và tập chung vào chuyên ngành thì tốt hơn.
Nhưng dở nhất là khả năng tự học của học sinh chúng ta vẫn kém từ xưa đến nay. Nếu cải thiện được cái này thì cũng là bước tiến lớn của giáo dục.
 

theanh90

Xì hơi lốp
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,803
Động cơ
460,643 Mã lực
E quan trọng nhất là tự học (tự nghiên cứu) và kỹ năng vận dụng. Nhiều đứa chỗ em làm học xong bằng giỏi nhưng đến lúc đi làm thì cực lười đọc và nghiên cứu văn bản sản phẩm. Theo em hiểu thì chúng nó học trong trường xong là xong, trong trường mới cần học. Còn với em đọc tờ hdsd cũng là học.
Con em còn bé tí mới 3 tuổi đã rất thích học, đã biết đếm số và học tiếng anh nhưng em vẫn bảo vợ đừng ép nó học dù nó có khả năng học, e chỉ rèn nó kỹ năng suy luận khi nó cãi nhau với bố thôi.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,107
Động cơ
284,221 Mã lực
Con bạn học mà phát sợ thì tốt nhất, chuyển con sang trường khác. Mỗi trường họ hướng tới một mục tiêu định trước và họ gần như "tuyên bố" hoặc thông báo rõ việc đấy rồi. Bạn không thể cho con học các trường yêu cầu cao như vậy với mong muốn là con mình (với năng lực bình thường hoặc khá) lại học thật nhẹ nhàng được. Những trường như vậy, nếu muốn con học nhẹ nhàng thì con bạn phải rất thông minh, giỏi, thích học. Cái này trách bố mẹ là chính.
không ạ, cái này là mình nhìn và quan sát thôi. Các bạn mà mình quan sát học được, nhưng nó như kiểu 1 hệ thống đã bị cuốn theo. Áp lực và số lượng bài tập từ trường đó quá lớn đến nỗi từ phụ huynh và học sinh cuốn theo, em nghĩ dù bạn nào mà học giỏi với thông minh lắm nhưng các cô cứ giao ngày 20 phiếu tiếng Anh, 10 phiếu toán 10 phiếu tiếng Việt cũng ko có thời gian mà nhẹ nhàng đâu ạ.

Và em thấy rất đáng tiếc là Archimedes lấy slogan và mục tiêu giáo dục là tất cả các cháu đều cđỗ vào trường Am, cá nhân em, đấy ko phải là 1 mục tiêu giáo dục tốt. Dù sao mình chỉ là người ngoài, quan sát và thấy vậy thôi.
 
  • Vodka
Reactions: Mzc

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,107
Động cơ
284,221 Mã lực
Học mà cuối năm đứa nào kém bị loại ra học lớp thường thì quá phản giáo dục với cấp 1, 2. Em có đứa cháu 5 tuổi đợt rồi học lớp tiền tiểu học của Archimedes nhưng bị loại vì k ngủ trưa. Tất nhiên trường có quyền lựa những đứa giỏi nhất, ngoan nhất để lấy tiếng, nhưng em thấy gợn. Nhà em có đứa út năm nay 4 tuổi khá thông minh, và luôn cố gắng để làm mọi thứ tốt nhất, dù thích hay không thích. Nhưng em cũng k định hướng vào mấy trường kiểu đó.
cái trò đảo lớp, thi xếp loại học sinh của trường còn có 1 vấn đề thực tế là các cháu không có bạn thân, mấy bạn em biết hỏi ở trường chơi thân với bạn nào, nó kể bạn này bạn kia, sang năm hỏi dạo này con không chơi với bạn Dương nữa à, thì bảo nó chuyển trường rồi cô ạ, lớp con h toàn đứa lạ, có tầm 5-7 bạn trong lớp cũ nhưng con không chơi. Việc đảo lớp và "thải loại" học sinh" làm nên gần như ko giữ mối quan hệ nào quá 1 năm được và cũng ảnh hưởng đến tâm lý và sự ganh đua của bố mẹ nữa.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
604
Động cơ
623 Mã lực
Thực ra, ý cuối thì đúng rồi và phụ huynh không thể phản ánh gì trong trường hợp đấy. Nhưng bài đầu tiên của thread này là đang phản ánh tình trạng, phụ huynh không kì vọng nhiều nhưng thầy cô bằng các "biện pháp nghiệp vụ" đang ép con họ phải đi học thêm. Một lý do là do thu nhập của giáo viên thấp nên phải kiếm thêm. Ngoài ra, có thể là do áp lực thành tích của bản thân giáo viên.
Khi đó, trẻ nào không đi học thêm thì tìm cách nhắc khéo với bố mẹ (theo kiểu không tốt đẹp gì), phân biệt đối xử (dưới nhiều hình thức) với trẻ. Việc phân biệt đối xử này là cực kì phản cảm vì nhiều em học sinh bé sẽ không hiểu được căn nguyên của việc phân biệt đối xử này cũng như có thể tạo một vết xước trong tâm hồn trẻ thơ. Ngoài ra, khi đi học thì có nhiều vấn đề như trình độ các bạn không tương đương, cô dạy chất lượng không ổn, thời gian học quá nhiều...Cái này đúng là có vấn đề.
Như trường tư, thường là họ nói thẳng luôn là yêu cầu lớp cao nên bố mẹ muốn thì cho con học, không thì thôi, tự chuyển xuống lớp thấp hơn (phụ huynh phải hạ kì vọng cho con mình xuống). Họ cũng không hay có kiểu ép học để kiếm thêm thu nhập cho giáo viên vì các giáo viên này cơ bản thu nhập tốt hơn.
Cụ thông hiểu hết các vấn đề em cần đề cập trong bài thảo luận này. Cám ơn cụ.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
604
Động cơ
623 Mã lực
Con e đang c2, lớp 8.
Học j mà sáng học, chiều học. T2-->7 thì 2346 là như vậy.
Học thế làm các con thụ động, ko tự học mà ỉ vào bài giảng thày cô.
Gần như cả lớp theo thì con mình ko sao đc?
Sang học tư, ko học thêm là tốt đấy nếu làm đc.
Đấy, người thật việc thật như cụ thấy con nó còn chẳng có thời gian tự học, thậm chí làm bài tập trong sách. Vì cả ngày ở trường rồi, tối về ăn uống học qua loa để sáng hôm sau 7h lại có mặt ở trường. Vòng lặp vô tận.
Hơn nữa, nhiều khi con mình học thêm ở trường không thấy hiệu quả mình muốn tự dạy con hoặc cho con học chỗ khác tốt hơn cũng không được vì thời gian đâu, ngày chỉ có 8 tiếng hết nhẵn, chả lẽ đè nốt buổi tối của con ra để ép học đến 11-12h? Mà nghỉ học thêm ở trường thì bị trù dập, soi mói.
Tỷ lệ năng lực học trong 1 lớp ví dụ : 30% khá giỏi. 60% trung bình, 10% yếu. Giờ học thêm buổi chiều là ôn lại kiến thức đã học ở giờ chính khoá + làm các bài tập đơn giản đến trung bình khá ---->Nếu cụ là 1 trong các bạn nhóm 30% kia cụ sẽ thấy bị lãng phí thòi gian và sức lức. Nếu kg bị ép ngồi ở trường thời gian và công sức đó các cháu sẽ có thể tập trung học nâng cao, dồn thời gian cho môn được coi là trong tâm học của từng bạn hoặc nghỉ ngơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,367
Động cơ
388,516 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Đấy, người thật việc thật như cụ thấy con nó còn chẳng có thời gian tự học, thậm chí làm bài tập trong sách. Vì cả ngày ở trường rồi, tối về ăn uống học qua loa để sáng hôm sau 7h lại có mặt ở trường. Vòng lặp vô tận.
Hơn nữa, nhiều khi con mình học thêm ở trường không thấy hiệu quả mình muốn tự dạy con hoặc cho con học chỗ khác tốt hơn cũng không được vì thời gian đâu, ngày chỉ có 8 tiếng hết nhẵn, chả lẽ đè nốt buổi tối của con ra để ép học đến 11-12h? Mà nghỉ học thêm ở trường thì bị trù dập, soi mói.
Tỷ lệ năng lực học trong 1 lớp ví dụ : 30% khá giỏi. 60% trung bình, 10% yếu. Giờ học thêm buổi chiều là ôn lại kiến thức đã học ở giờ chính khoá + làm các bài tập đơn giản đến trung bình khá ---->Nếu cụ là 1 trong các bạn nhóm 30% kia cụ sẽ thấy bị lãng phí thòi gian và sức lức. Nếu kg bị ép ngồi ở trường thời gian và công sức đó các cháu sẽ có thể tập trung học nâng cao, dồn thời gian cho môn được coi là trong tâm học của từng bạn hoặc nghỉ ngơi.
30% khá giỏi không học thêm thầy cô ở trường thì theo cụ thầy cô sẽ trù dập kiểu gì? Nếu các cụ là giáo viên cụ sẽ làm gì học sinh không học thêm chính mình. Các cụ cứ đặt mình vào vị trí thầy cô giáo, nếu gần 100% các cụ ở đây khẳng đinh là mình sẽ không trù úm học sinh thì thực tế nó cũng sẽ đúng như thế. Có thể vì nguyên nhân kinh tế nên có ai đó không thích, nhưng để biến thành trù dập học sinh lại là chuyện khác, không phải thầy cô nào cũng làm như vậy.
Tất nhiên là xã hội có người tốt, người xấu ở tất cả các lĩnh vực, không riêng gì giáo dục. Nhưng về mặt cơ bản thì không phải thầy cô nào cũng vì mấy đồng học thêm mà đi trù úm học sinh. Cái tâm lý sợ trù úm này phần lớn do học sinh và phụ huynh tự trầm trọng hóa vấn đề. Con cụ khá giỏi, hiểu bài, làm bài kiểm tra mà đúng thì đương nhiên điểm cao tương ứng... không thể chấm khác đi được.
Chính bản thân em hầu như không bao giờ đi học thêm thầy cô ở trường, cũng có thầy cô có vẻ không thích nhưng nói thật là chẳng ai làm gì được em. Em không hư, em không dốt thì ai làm gì được em?
Còn nếu có điều kiện một chút thì có thể quà cáp chút ít cho thầy cô nào mà mình không học thêm, cách này cũng không phải là tồi.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
604
Động cơ
623 Mã lực
30% khá giỏi không học thêm thầy cô ở trường thì theo cụ thầy cô sẽ trù dập kiểu gì? Nếu các cụ là giáo viên cụ sẽ làm gì học sinh không học thêm chính mình. Các cụ cứ đặt mình vào vị trí thầy cô giáo, nếu gần 100% các cụ ở đây khẳng đinh là mình sẽ không trù úm học sinh thì thực tế nó cũng sẽ đúng như thế. Có thể vì nguyên nhân kinh tế nên có ai đó không thích, nhưng để biến thành trù dập học sinh lại là chuyện khác, không phải thầy cô nào cũng làm như vậy.
Tất nhiên là xã hội có người tốt, người xấu ở tất cả các lĩnh vực, không riêng gì giáo dục. Nhưng về mặt cơ bản thì không phải thầy cô nào cũng vì mấy đồng học thêm mà đi trù úm học sinh. Cái tâm lý sợ trù úm này phần lớn do học sinh và phụ huynh tự trầm trọng hóa vấn đề. Con cụ khá giỏi, hiểu bài, làm bài kiểm tra mà đúng thì đương nhiên điểm cao tương ứng... không thể chấm khác đi được.
Chính bản thân em hầu như không bao giờ đi học thêm thầy cô ở trường, cũng có thầy cô có vẻ không thích nhưng nói thật là chẳng ai làm gì được em. Em không hư, em không dốt thì ai làm gì được em?
Còn nếu có điều kiện một chút thì có thể quà cáp chút ít cho thầy cô nào mà mình không học thêm, cách này cũng không phải là tồi.
Ý em là g/s chỉ có 1, 2 bạn khá giỏi trong số 30%, chứ cả 30% mà nghỉ thì em chả quan tâm gv họ nghĩ và làm gì.
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,004 Mã lực
Đấy, người thật việc thật như cụ thấy con nó còn chẳng có thời gian tự học, thậm chí làm bài tập trong sách. Vì cả ngày ở trường rồi, tối về ăn uống học qua loa để sáng hôm sau 7h lại có mặt ở trường. Vòng lặp vô tận.
Hơn nữa, nhiều khi con mình học thêm ở trường không thấy hiệu quả mình muốn tự dạy con hoặc cho con học chỗ khác tốt hơn cũng không được vì thời gian đâu, ngày chỉ có 8 tiếng hết nhẵn, chả lẽ đè nốt buổi tối của con ra để ép học đến 11-12h? Mà nghỉ học thêm ở trường thì bị trù dập, soi mói.
Tỷ lệ năng lực học trong 1 lớp ví dụ : 30% khá giỏi. 60% trung bình, 10% yếu. Giờ học thêm buổi chiều là ôn lại kiến thức đã học ở giờ chính khoá + làm các bài tập đơn giản đến trung bình khá ---->Nếu cụ là 1 trong các bạn nhóm 30% kia cụ sẽ thấy bị lãng phí thòi gian và sức lức. Nếu kg bị ép ngồi ở trường thời gian và công sức đó các cháu sẽ có thể tập trung học nâng cao, dồn thời gian cho môn được coi là trong tâm học của từng bạn hoặc nghỉ ngơi.
Phải tự học mới tốt cụ ợ.
Dựa hết vào thày cô thì các con khó phát triển tư duy.
Nhìn con học mà e nản.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,367
Động cơ
388,516 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Ý em là g/s chỉ có 1, 2 bạn khá giỏi trong số 30%, chứ cả 30% mà nghỉ thì em chả quan tâm gv họ nghĩ và làm gì.
Cũng phải thử xem thực tế nó thế nào cụ ạ, em nghĩ không đến nỗi quá bi quan về việc học thêm ở đâu.
F1 nhà em tiếp thu chậm, em xác định là chẳng lớp học thêm trong hay ngoài trường nào giúp nó khá lên được. Do vậy, em thuê gia sư các môn 1 kèm 1, từ cấp 2 đến cấp 3 cho tất cả các môn có nhu cầu. Kết quả là không thể biến nó từ học kém nên giỏi được nhưng không quá kém, nằm khoảng giữa lớp là em thấy thành công ngoài mong đợi. F1 nhà em sẽ không học thêm thầy cô nào cho đến khi thi Đại học.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,113 Mã lực
Cũng phải thử xem thực tế nó thế nào cụ ạ, em nghĩ không đến nỗi quá bi quan về việc học thêm ở đâu.
F1 nhà em tiếp thu chậm, em xác định là chẳng lớp học thêm trong hay ngoài trường nào giúp nó khá lên được. Do vậy, em thuê gia sư các môn 1 kèm 1, từ cấp 2 đến cấp 3 cho tất cả các môn có nhu cầu. Kết quả là không thể biến nó từ học kém nên giỏi được nhưng không quá kém, nằm khoảng giữa lớp là em thấy thành công ngoài mong đợi. F1 nhà em sẽ không học thêm thầy cô nào cho đến khi thi Đại học.
Mỗi đứa có một khả năng mà cụ. Thằng 6 tuổi nhà em là trẻ đặc biệt, nghịch quá chả trường nào nhận phải học chuyên biệt dù nó nhận thức ở mức trung bình kém thôi chứ k đến mức k biết gì. Vậy mà có những thứ nó rất giỏi vì dụ như xã giao. Đi gặp bảo vệ, lao công… nó đều chào bằng tên hỏi han nhiệt tình trong khi em chả biết họ là ai. Hay như nó đi đạp xe về, mò vào gặp bác chủ siêu thị mini nhờ bác trông giúp con cái xe đạp con đi ăn sáng. Rồi xe non hơi nó dắt vào tiệm sửa xe máy gần công viên bảo các chú bơm giúp con con k có tiền đâu. Tính em k quảng giao bằng nó :))
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,601
Động cơ
407,818 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế thì không tôn trọng quyền lợi học sinh tiểu học, phân biệt đối xử. Một năm học tụi trẻ con chơi và gắn bó với nhau, vì thành tích thì cháu đi cháu ở lại. Tâm lý trẻ con cấp tiểu học rất bị ảnh hưởng khi đột ngột thay đổi môi trường quan hệ bạn bè, cô giáo...Lý do nào mà SGD cho tồn tại lớp thường và "lớp chọn" ở cấp tiểu học?
Chuyện đảo lơp sau mỗi năm là thường mà nhỉ, các bé có thể kết bạn nhiều hơn, miễn là cùng trường
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,113 Mã lực
Chuyện đảo lơp sau mỗi năm là thường mà nhỉ, các bé có thể kết bạn nhiều hơn, miễn là cùng trường
Cụ đùa à? Em k nghĩ trẻ con cần quan hệ rộng tới thế đâu :)), nhất là cấp 1.
 

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
867
Động cơ
102,955 Mã lực
Tuổi
48
Mỗi đứa có một khả năng mà cụ. Thằng 6 tuổi nhà em là trẻ đặc biệt, nghịch quá chả trường nào nhận phải học chuyên biệt dù nó nhận thức ở mức trung bình kém thôi chứ k đến mức k biết gì. Vậy mà có những thứ nó rất giỏi vì dụ như xã giao. Đi gặp bảo vệ, lao công… nó đều chào bằng tên hỏi han nhiệt tình trong khi em chả biết họ là ai. Hay như nó đi đạp xe về, mò vào gặp bác chủ siêu thị mini nhờ bác trông giúp con cái xe đạp con đi ăn sáng. Rồi xe non hơi nó dắt vào tiệm sửa xe máy gần công viên bảo các chú bơm giúp con con k có tiền đâu. Tính em k quảng giao bằng nó :))
Em đang tưởng thằng 16 tuổi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top