[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Có tiền và có điều kiện thì nên cho con học trường tư phát triển toàn diện hơn , đỡ hẳn khoản quan hệ quà cáp , học thêm, quỹ lớp ....các kiểu con đà điểu .
Bác viết thì viết nốt cho phụ huynh đỡ tâm tư.
Êm thử nhé:
Có tiền và có điều kiện thì nên cho con học trường tư phát triển toàn diện hơn , đỡ hẳn khoản quan hệ quà cáp , học thêm, quỹ lớp ....các kiểu con đà điểu .
Và thầy cô giáo có mức lương cao hơn trường công rõ ràng, nên việc lo lắng thu nhập của thầy cô không đủ, là không cần đặt ra.

PS: Thu nhập bên nào cao hơn thì êm chịu.
 
Biển số
OF-738565
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
535
Động cơ
69,002 Mã lực
Tuổi
41
Tình trạng này đang diễn ra hầu hết các trường công lập, tư và ngày càng nhức nhối.
Ngoài việc củng cố kiến thức cho học sinh thì việc tăng thu nhập, nguồn thu cho trường và những bộ phận liên quan mới là cái chính yếu.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
642
Động cơ
1,033 Mã lực
Trong bài đầu em không trình bày đầy đủ, em xin bổ sung 1 số vấn đề tránh các cụ hiểu nhầm:
+ Ở đây kg phân biệt công tư, chỉ nhấn mạnh vấn đề ép học thêm ở trường theo lối đơn tự nguyện. Sẽ có sự phân biệt, đối xử hay trù dập với những hs khác biệt.
+ Học ở trường có thể là chưa đủ và học thêm, học phụ đạo, gia sư kèm tại nhà em hoàn toàn không phản đối. Nhưng học sinh phải là người tự chọn học của ai và học ở đâu. Bị bắt học ở trường rồi thì thời gian đâu để đi học chỗ khác học sinh thấy hiệu quả hơn.
+ Đây là hiện tượng phổ biến dai dẳng hàng chục năm. Một vài cụ không gặp em cho là cá biệt và may mắn.
 

Ca phê thôi

Xe tăng
Biển số
OF-719778
Ngày cấp bằng
11/3/20
Số km
1,289
Động cơ
712,332 Mã lực
Tuổi
36
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"




(Dân trí) - Bức xúc vì phải "tự nguyện" đăng ký học phụ đạo, áp lực khi cả lớp đi học thêm còn con mình thì không, nhiều phụ huynh đã chuyển con từ trường công sang trường tư, chấp nhận trả học phí cao hơn.

Giáo viên vô tình hoặc cố ý tạo áp lực

Hết kỳ nghỉ hè vừa qua, con trai chị Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội) lên lớp 8, chị quyết định chuyển con từ một trường công sang trường tư. Trước đó, vợ chồng chị đã bức xúc vì những bất công ở trường công trong nhiều năm liền.
Chị Thủy cho biết, khi học ở trường công, con chị phải đi học phụ đạo ở trường vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Bức xúc hơn cả là ngoài học thêm ở trường, con chị và nhiều bạn khác phải chịu áp lực "không học thêm là không yên".
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì không học thêm là không yên - 1

Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên" (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đầu năm học nào giáo viên chủ nhiệm cũng gửi mẫu đơn xin học phụ đạo hoặc trái ca vào nhóm lớp, nhắc phụ huynh viết tay và nộp vào buổi họp đầu năm, ngoài ra không giải thích gì thêm. Lúc có phụ huynh thắc mắc, cô giáo mới nói đây là lịch học tự nguyện.
"Cô không quên nhấn mạnh là cả lớp đã đăng ký, con nên học phụ đạo để củng cố kiến thức. Dù không định phản đối học phụ đạo nhưng tôi cảm giác con mình bị bắt buộc học trên tinh thần tự nguyện", chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, mỗi tháng, con phải học hơn 60 tiết vào buổi chiều. Tiền học phụ đạo hơn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhà trường còn phát sinh thêm tiết học câu lạc bộ. Có lần, chị Thủy gợi ý con nghỉ học câu lạc bộ nhưng thằng bé bảo không được, vì giáo viên chủ nhiệm thường thay tiết học này bằng tiết dạy bù, ôn tập.
Khó chịu vì con phải "tự nguyện" học phụ đạo quá nhiều đã đành, điều khiến chị không chấp nhận được là áp lực học thêm mà thầy cô tạo ra cho phụ huynh và học sinh. Đa số thầy cô của con đều mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ngang nhiên động viên phụ huynh cho con đi học thêm, giao bài tập ở lớp học thêm ngay trong nhóm chat chung của lớp chính khóa.
Gần 2/3 học sinh trong lớp đi học thêm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh với thầy cô dạy chính khóa. Chị Thủy không cho con trai học thêm vì cho rằng con học phụ đạo buổi chiều là quá đủ.
"Tuy nhiên, con không học thêm là không yên. Bất cứ thông báo gì về lịch học, chương trình ôn tập trước kỳ thi hay điểm số của các con ở lớp học thêm đều được các thầy cô thông báo vào nhóm chat chung của lớp chính khóa. Thỉnh thoảng, thầy cô lại nhắn tin động viên cha mẹ cho con đi học thêm. Lý do là chương trình ngày càng khó, sắp tới kỳ thi và cả lớp đều học thêm.
Tôi không dám khẳng định là con không học thêm sẽ bị thầy cô trù dập, nhưng giáo viên dù vô tình hay cố ý bàn chuyện học thêm trong nhóm lớp chung đã tạo áp lực, khiến nhiều phụ huynh phải "cắn răng" cho con đi học. Trong đó, nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn", chị Thủy bức xúc.
Giáo viên vô tình hay cố ý cũng tạo áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học thêm (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Phải chứng kiến những bất cập trên, đúng lúc kinh tế gia đình khá giả hơn, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang trường tư thục.
Theo chị Thủy, con sang trường tư không có nghĩa là được học ít hơn ở trường công. Con vẫn phải học vào các buổi chiều nhưng phần lớn là tiết tiếng Anh, con được tự chọn các môn thể thao, nghệ thuật để học.

Quảng cáo của DTads

"Vì con đã được học nhiều các môn tiếng Anh, thể thao, âm nhạc ở trường nên tôi không cần cho con đi học thêm ở ngoài. Thoải mái hơn là không có chuyện học phụ đạo tự nguyện trên tinh thần bắt buộc như ở trường công, cũng không thầy cô nào đề cập đến việc học thêm ngoài nhà trường", chị Thủy nói.
"Chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử
2 năm trước, chị Vũ Thị Đào (Hà Nội) cũng đã chuyển con gái từ một trường công sang trường tư. Mục đích là giúp con "chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử.
Chị Đào nhớ lại, khi còn học ở trường công, con gái chị rơi vào cảnh sợ học. Lý do là con phải học từ sáng đến tối, từ ở trường đến lớp học thêm. Buổi tối, con phải thức đến nửa đêm để hoàn thành bài tập chính khóa và luyện đề của thầy cô dạy thêm giao.
Ngày nào không đi học thêm, con thường chỉ phải dành 1,5-2 tiếng mỗi buổi tối để làm bài tập. Nếu học thêm, 7 rưỡi tối con mới về đến nhà, ăn cơm, tắm rửa xong là 8 giờ hơn. Con ngồi vào bàn học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ ngơi vì bài tập ở lớp học thêm còn nhiều hơn bài tập trên lớp.
"Học buổi chiều ở trường đã mệt, con còn phải học thêm 5 buổi tối/tuần. Đề cương, đề thi thử chất đống trên bàn học. Việc học thêm cướp hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí khiến con sợ học. Ngày trước, không ít lần con xin bố mẹ cho nghỉ học thêm", chị Đào nói.
Những em không đi học thêm thường được thầy cô "quan tâm" gọi trả bài (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo chị Đào, ở trường công, điều khiến chị bất bình nhất là việc thầy cô có sự phân biệt giữa học sinh đi học thêm với phần còn lại.
Năm con gái lên lớp 6, giữ quan điểm từ ngày con học tiểu học, chị Đào chỉ cho con học thêm tiếng Anh với gia sư, nói không với các môn khác. Trong khi đó, có tới hơn nửa lớp chọn học thêm toán, ngữ văn, tiếng anh với các thầy cô dạy chính khóa.
Kết quả là cả năm lớp 6, con gái chị và phần lớn những bạn không đi học thêm luôn đứng ở nửa dưới của bảng điểm các môn trên.
Ở môn ngữ văn, điểm thi của những bạn không học thêm không đến nỗi kém, con chị Đào luôn được điểm khá nhưng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại thấp hẳn so với phần còn lại. Đây cũng là những học sinh được cô "quan tâm" gọi lên bảng trả bài nhiều nhất.
Đáng nói, ở môn toán, đề cương ôn tập được giáo viên phát cho cả lớp. Tuy nhiên, thầy giáo chỉ chữa đề cương chi tiết ở buổi học thêm, các em không đi học thêm chỉ được chấm điểm chứ không được chữa trong buổi học chính khóa. Vì vậy, điểm môn toán cũng có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm đối tượng.
"Hết năm lớp 6, gần như cả lớp phải đăng ký học thêm. Nhiều phụ huynh "nói nhỏ" với nhau rằng cho con học thêm để được yên thân. Nếu không thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô nhắc tên trong nhóm chat hoặc trong cuộc họp phụ huynh hết vì lý do này đến lý do khác. Tôi cũng không thể làm ngơ nên buộc phải cho con đi học với các bạn.
Bi hài hơn là tôi phải cho con học thêm tiếng Anh cùng lúc với cô chủ nhiệm và gia sư. Học với giáo viên chủ nhiệm để lấy lòng cô, còn học với gia sư để lấy kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho con", chị Đào nói.
Gia sư tiếng Anh cũng chỉ ra đa số tài liệu ở lớp học thêm của con đều có sẵn trên mạng. Cô chủ nhiệm chỉ biên soạn lại thứ tự rồi in ra, phát cho học sinh.
Sau 2 năm chuyển con sang trường tư, chị Đào không hối hận. Vào giờ tan học, con gái chị không còn phải tập trung với các bạn ở cổng trường công để chờ giáo viên dẫn đến lớp học thêm. Phụ huynh nào muốn cho con học thêm có thể tự do lựa chọn thầy cô ngoài nhà trường. Chị Đào chưa bao giờ nghe giáo viên trường tư đề cập chuyện học thêm.
"Bài tập về nhà của con ở trường tư cũng nhiều không kém trường công. Tuy nhiên, con không phải làm đủ loại bài nâng cao, đề cương ở lớp học thêm như trước. Từ khi con học trường tư, tôi không thấy con phải ngồi vật vờ bên bàn học đến tận nửa đêm", chị Đào cho biết.
Cũng chuyển con từ trường công sang trường tư, anh Nguyễn Duy Phương (Hà Nội) so sánh, lớp học ở trường công có tới 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể quan tâm đến từng em. Trong khi đó, khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu dạy và học thêm là dễ hiểu.
"Việc giáo viên trường công có mức lương thấp cũng khiến các thầy cô phải dạy thêm, thậm chí tạo áp lực để buộc phụ huynh cho con học thêm. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc này, đây cũng là lý do tôi chuyển trường cho con.
Ở trường tư, lớp của con tôi chỉ có 20 học sinh nhưng mỗi môn học có từ 2-3 giáo viên. Giáo viên chính, trợ giảng và một giáo viên hỗ trợ chuyên kèm học sinh yếu. Dường như các dịch vụ học tập, trải nghiệm, vui chơi đều được gói gọn trong nhà trường. Chuyển con sang trường tư, tôi nhẹ nhõm hẳn vì không phải lo chạy đua cho con đi học thêm", anh Phương nói.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Trưa nghỉ ngơi vào dantri đọc được bài này mà xót các con quá. Xem phần comment cũng nhiều ý kiến.
Cccm có trong trường hợp này không ạ?
Vừa có bài viết trên báo: "Chuyển từ trường ******* trường công, con tôi bị xếp vào nhóm cá biệt". Phải có bài viết ngược lại không HS sẽ chuyển hết sang trường công mất.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
642
Động cơ
1,033 Mã lực
F1 lớn nhà em đg học C3 trường công: sáng đến trường học tiết chính - trưa đạp xe về nhà ăn cơm trưa - chiều đến trường học tăng cường (HS viết đơn xin tự nguyện học tăng cường - PH ký đồng ý) 100%.
Nếu con nhà cụ học khá, giỏi trở lên, cụ thử hỏi xem đối với cháu đi học thể có ổn không?
 

_MeoTom_

Xe tăng
Biển số
OF-361672
Ngày cấp bằng
6/4/15
Số km
1,207
Động cơ
271,078 Mã lực
Đấy là kèm cặp bổ túc văn hoá chứ có phải học thêm đâu, cả PH lẫn HS đều tha thiết viết tâm thư cô mới dạy chứ cô thèm vào nhá :D :D :D
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
642
Động cơ
1,033 Mã lực
Con lớn nhà em hồi cấp 2 cũng trường công , trường có tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều nhưng ko ép . Không tham gia chả sao cả và có nhiều bạn ko tham gia .
Vậy thì các thầy cô trường con cụ học phúc đức quá.
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,274
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Em có thằng ku con muốn chuyển sang trường tư( đi xe đưa đón) mà nó ko chịu cứ thích học cùng thằng Anh. Nói chung học công mà ko học thêm thì hơi khó ( tất nhiên có vài nhà thì ko cần).
Thật sự em thấy ngán cái GD bây h thật mặc dù em trước cũng dân chuyên/chọn
 

Không về nhì

Xe điện
Biển số
OF-776103
Ngày cấp bằng
3/5/21
Số km
2,004
Động cơ
79,772 Mã lực
Tuổi
41
Trường tư đầy trường giã cho học lòi kèn ra ấy chứ.
Trường công cũng đầy trường học ít và ngoại khóa rất nhiều, học vui vẻ áp lực.
Thôi thì chọn đâu phù hợp với con mình & mình nhất.
-----
Nghi là bài này viết trong phòng lạnh lắm, chả ở đâu bắt đi học thêm cả tuần vậy đâu. Mà giờ văn minh ở HN chắc ko có trò trù hs nhiều như xưa nữa.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ. Em có mấy đứa cháu học trường tư.
trường tư thì đóng nhiều hơn hẳn trường công. mà chất lượng thì cũng 0 hơn hẳn như mức đóng.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Như ngày trước (con cụ lớp 9) thì thế thật,nhưng con nhóc nhà tôi lớp 6 thấy khá ổn.Dù chưa mở sách nó ra xem nhưng nó chém về các nền văn minh cổ đại, diễn biến lịch sử hình thành phát triển các đế quốc trên bán đảo Scandinavia ..vv thấy giật mình, hỏi con Gúc ah, nó bảo cô dạy. Văn thấy nó học về tư duy phản biện khá tốt, các teams làm các đề án khá sáng tạo và độc lập.

Còn có cụ bảo kiến thức nặng, tôi thấy để đạt 9-10 tất cả các môn , đặc biệt là Anh và toán thì như con tôi ko cần phải học ở nhà chứ ko nói học thêm. Chỉ có điều, để thi lên cấp thì cái kiến thức giỏi ấy vất sọt rác, cái này thì toàn bộ phụ huynh chịu trách nhiệm thôi. Nếu ko ai cho con học thêm thì thằng giỏi vẫn đi tiếp, thằng kém phải quay ngang như khi toàn xh học thêm, chỉ khác là đề thi khác nhau thôi.
Con cụ nằm trong nhóm <1% ở cái đất HN này chỉ cần học trên lớp đạt điểm 9-10 đ. Còn đa phần học sinh mà muốn đạt 9.5-10 đ đều cần phải học thêm để đạt 0.5đ còn lại. Nhưng số này cũng không nhiều đâu cụ, em dự cũng chỉ 15-20% (Năm 2022 khoảng 100k học sinh thi tốt nghiệp lớp 9). Số HS này đa phần thường thi C3 vào trường chuyên hay lớp chọn các trường có tiếng HN. Số HS giỏi - khá -TB còn lại phân bổ vào các trường theo điều kiện kinh tế - XH từng gia đình.
Chuyện kiến thức nặng hay nhẹ, dễ hay khó nó tùy theo năng lực từng cháu. Vì mỗi cháu có lực học khác nhau, dễ với HS này, nhưng khó với HS khác. Với các cháu học lực TB thì không dễ cụ.
 

captain81

Xe tải
Biển số
OF-571376
Ngày cấp bằng
29/5/18
Số km
402
Động cơ
149,379 Mã lực
Các cháu nhà em thì không đi học thêm, để cuối tuần các cháu thoải mái nghỉ ngơi. Hai vc thống nhất chịu khó quan tâm đến các cô một chút, đổi lại các cô cũng quan tâm tâm đến con mình hơn cũng chả kém gì các bạn đi học thêm.

Được gửi từ from captain - Otofun
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,485
Động cơ
623,370 Mã lực
Ôi vậy cụ không thực tế rồi. Đọc comment trên dantri, em tin đó là những bức xúc thật của phụ huynh. Có điều trong bài em không nói, ở đây em muốn nói vấn nạn ép học thêm và nỗi khổ của các con. Bỏ qua các bố mẹ thích con học cảc ngày coi như có người trông. Ở đây nói về hiệu quả của việc học thêm và nỗi khổ của các cháu. Cứ thử đặt mình vào vị trí 1 bạn học khá ở cấp 2 thì giờ học thêm sẽ cảm thấy vô ích và lãng phí thời gian lắm đó.
Thì ai bức xúc người ta mới nói còn không bức xúc thì nói làm gì? Vấn đề là số người bức xúc nhiều hơn hay ít hơn. F1 nhà em cũng học trường công và chẳng có vấn đè gì với học thêm cả, chả lẽ em lại la lên là tôi sướng quá hay sao? Cụ kia nói có chỗ này chỗ khác là đúng quá còn gì?
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
7,218
Động cơ
48,515 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trường tư đúng là hơn một số trường công ở chỗ không phải học thêm của các thày cô đang dạy. Cơ mà em nhìn thấy đầy học sinh trường tư vẫn phải cắm đầu đi học thêm bên ngoài. Tính về mặt tài chính thì học phí trường tư cộng thêm chi phí học thêm lại thành ra quá đắt. Chưa kể học sinh trường tư học bán trú cả ngày nên học thêm cũng vất vả hơn học sinh trường công ấy chứ.
 

bjboyn00b

Xe điện
Biển số
OF-23594
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,205
Động cơ
520,133 Mã lực
Con nhà em lớp 2 rồi mà em chả bắt nó học gì, về nhà là chơi :)) , có đi học thì học lớp MC, người mẫu, năng khiếu nó thích thôi, chứ học tiếng việt, toán thì về nhà còn không thấy làm bài tập :D , em cũng tự nghĩ, ngày xưa mình ghét bị bắt học nên con mình nó cũng thế, thấy thi thử có 6,7điểm nên cũng hơi lo lo, em cũng chỉ cần nó 8đ.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
6,095
Động cơ
326,254 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Học sinh bh bắt buộc phải đi học thêm mới theo được các bạn nếu muốn khá giỏi
Còn học ở đâu là do phụ huynh
Cái ji cũng sợ thì đừng kêu ca
Nhà trường và các thầy cô bh cũng rất sợ bóc phốt
Còn cô ko quý bằng các bạn khác hoặc đ số ko cao bằng các bạn đi học thêm ở nhà cô thì phải chấp nhận, và dạy con đấy là chuyện bt của cs phải thích nghi với nó
Khi nào phân biẹt đối xử ko ra ji lên thẳng trường gặp cả cô cả ht nói thẳng vấn đề xem cô còn cứng ko
Vừa ko muốn tốn tiền tốn công với cô vừa muốn cô yêu chièu thì chở lên cncs đã
 

d4e

Xe buýt
Biển số
OF-16235
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
722
Động cơ
516,032 Mã lực
Nơi ở
Vẫn thế
Em thấy rất nhiều cụ có cái định kiến rằng, trường công học lắm thứ lại hay ép học thêm, học bó buộc vất vả; trường tư học vừa phải không ép học thêm, học tự do và auto sướng.
Nhưng thực tế là rất nhiều giáo viên trường tư mở lớp học thêm tại nhà hoặc trung tâm, không ít cháu trường tư phải đi học thêm để theo được lớp. Và có không ít trường tư mà các con không hề sướng
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,742
Động cơ
628,457 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nếu con nhà cụ học khá, giỏi trở lên, cụ thử hỏi xem đối với cháu đi học thể có ổn không?
Em hỏi nó, nó bảo học thế là ổn rồi 🤔 Nó còn dành times cho game với đọc truyện.
Quay lại thời em xưa, ngày chỉ học một buổi sáng hoặc chiều, tối cày bộ đề (c3), buổi nghỉ học cao hứng thì tự tập vẽ vời...
Con nhà em nó thuộc lười học, em bảo nó đi học thêm ở trung tâm TA, nó nhất định không đi; môn Hoá thi giữa kỳ 1 vừa rồi < 8đ, em bảo đi đến nhà thầy cô học thêm, nó cũng nhất định không đi. Em theo dõi các kỳ thi từ đầu năm lớp 10 đến nay (đang học lớp 11) các môn văn, hoá dưới 8đ, các môn còn lại 8-10đ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,138
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"


Em xin bổ sung 1 số vấn đề tránh các cụ hiểu nhầm:
+ Ở đây kg phân biệt công tư, chỉ nhấn mạnh vấn đề ép học thêm ở trường theo lối đơn tự nguyện. Sẽ có sự phân biệt, đối xử hay trù dập với những hs khác biệt.
+ Học ở trường có thể là chưa đủ và học thêm, học phụ đạo, gia sư kèm tại nhà em hoàn toàn không phản đối. Nhưng học sinh phải là người tự chọn học của ai và học ở đâu. Bị bắt học ở trường rồi thì thời gian đâu để đi học chỗ khác học sinh thấy hiệu quả hơn.
+ Đây là hiện tượng phổ biến dai dẳng hàng chục năm. Một vài cụ không gặp em cho là cá biệt và may mắn.

(Dân trí) - Bức xúc vì phải "tự nguyện" đăng ký học phụ đạo, áp lực khi cả lớp đi học thêm còn con mình thì không, nhiều phụ huynh đã chuyển con từ trường công sang trường tư, chấp nhận trả học phí cao hơn.

Giáo viên vô tình hoặc cố ý tạo áp lực

Hết kỳ nghỉ hè vừa qua, con trai chị Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội) lên lớp 8, chị quyết định chuyển con từ một trường công sang trường tư. Trước đó, vợ chồng chị đã bức xúc vì những bất công ở trường công trong nhiều năm liền.
Chị Thủy cho biết, khi học ở trường công, con chị phải đi học phụ đạo ở trường vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Bức xúc hơn cả là ngoài học thêm ở trường, con chị và nhiều bạn khác phải chịu áp lực "không học thêm là không yên".
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì không học thêm là không yên - 1

Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên" (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đầu năm học nào giáo viên chủ nhiệm cũng gửi mẫu đơn xin học phụ đạo hoặc trái ca vào nhóm lớp, nhắc phụ huynh viết tay và nộp vào buổi họp đầu năm, ngoài ra không giải thích gì thêm. Lúc có phụ huynh thắc mắc, cô giáo mới nói đây là lịch học tự nguyện.
"Cô không quên nhấn mạnh là cả lớp đã đăng ký, con nên học phụ đạo để củng cố kiến thức. Dù không định phản đối học phụ đạo nhưng tôi cảm giác con mình bị bắt buộc học trên tinh thần tự nguyện", chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, mỗi tháng, con phải học hơn 60 tiết vào buổi chiều. Tiền học phụ đạo hơn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhà trường còn phát sinh thêm tiết học câu lạc bộ. Có lần, chị Thủy gợi ý con nghỉ học câu lạc bộ nhưng thằng bé bảo không được, vì giáo viên chủ nhiệm thường thay tiết học này bằng tiết dạy bù, ôn tập.
Khó chịu vì con phải "tự nguyện" học phụ đạo quá nhiều đã đành, điều khiến chị không chấp nhận được là áp lực học thêm mà thầy cô tạo ra cho phụ huynh và học sinh. Đa số thầy cô của con đều mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ngang nhiên động viên phụ huynh cho con đi học thêm, giao bài tập ở lớp học thêm ngay trong nhóm chat chung của lớp chính khóa.
Gần 2/3 học sinh trong lớp đi học thêm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh với thầy cô dạy chính khóa. Chị Thủy không cho con trai học thêm vì cho rằng con học phụ đạo buổi chiều là quá đủ.
"Tuy nhiên, con không học thêm là không yên. Bất cứ thông báo gì về lịch học, chương trình ôn tập trước kỳ thi hay điểm số của các con ở lớp học thêm đều được các thầy cô thông báo vào nhóm chat chung của lớp chính khóa. Thỉnh thoảng, thầy cô lại nhắn tin động viên cha mẹ cho con đi học thêm. Lý do là chương trình ngày càng khó, sắp tới kỳ thi và cả lớp đều học thêm.
Tôi không dám khẳng định là con không học thêm sẽ bị thầy cô trù dập, nhưng giáo viên dù vô tình hay cố ý bàn chuyện học thêm trong nhóm lớp chung đã tạo áp lực, khiến nhiều phụ huynh phải "cắn răng" cho con đi học. Trong đó, nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn", chị Thủy bức xúc.
Giáo viên vô tình hay cố ý cũng tạo áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học thêm (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Phải chứng kiến những bất cập trên, đúng lúc kinh tế gia đình khá giả hơn, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang trường tư thục.
Theo chị Thủy, con sang trường tư không có nghĩa là được học ít hơn ở trường công. Con vẫn phải học vào các buổi chiều nhưng phần lớn là tiết tiếng Anh, con được tự chọn các môn thể thao, nghệ thuật để học.

Quảng cáo của DTads

"Vì con đã được học nhiều các môn tiếng Anh, thể thao, âm nhạc ở trường nên tôi không cần cho con đi học thêm ở ngoài. Thoải mái hơn là không có chuyện học phụ đạo tự nguyện trên tinh thần bắt buộc như ở trường công, cũng không thầy cô nào đề cập đến việc học thêm ngoài nhà trường", chị Thủy nói.
"Chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử
2 năm trước, chị Vũ Thị Đào (Hà Nội) cũng đã chuyển con gái từ một trường công sang trường tư. Mục đích là giúp con "chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử.
Chị Đào nhớ lại, khi còn học ở trường công, con gái chị rơi vào cảnh sợ học. Lý do là con phải học từ sáng đến tối, từ ở trường đến lớp học thêm. Buổi tối, con phải thức đến nửa đêm để hoàn thành bài tập chính khóa và luyện đề của thầy cô dạy thêm giao.
Ngày nào không đi học thêm, con thường chỉ phải dành 1,5-2 tiếng mỗi buổi tối để làm bài tập. Nếu học thêm, 7 rưỡi tối con mới về đến nhà, ăn cơm, tắm rửa xong là 8 giờ hơn. Con ngồi vào bàn học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ ngơi vì bài tập ở lớp học thêm còn nhiều hơn bài tập trên lớp.
"Học buổi chiều ở trường đã mệt, con còn phải học thêm 5 buổi tối/tuần. Đề cương, đề thi thử chất đống trên bàn học. Việc học thêm cướp hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí khiến con sợ học. Ngày trước, không ít lần con xin bố mẹ cho nghỉ học thêm", chị Đào nói.
Những em không đi học thêm thường được thầy cô "quan tâm" gọi trả bài (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo chị Đào, ở trường công, điều khiến chị bất bình nhất là việc thầy cô có sự phân biệt giữa học sinh đi học thêm với phần còn lại.
Năm con gái lên lớp 6, giữ quan điểm từ ngày con học tiểu học, chị Đào chỉ cho con học thêm tiếng Anh với gia sư, nói không với các môn khác. Trong khi đó, có tới hơn nửa lớp chọn học thêm toán, ngữ văn, tiếng anh với các thầy cô dạy chính khóa.
Kết quả là cả năm lớp 6, con gái chị và phần lớn những bạn không đi học thêm luôn đứng ở nửa dưới của bảng điểm các môn trên.
Ở môn ngữ văn, điểm thi của những bạn không học thêm không đến nỗi kém, con chị Đào luôn được điểm khá nhưng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại thấp hẳn so với phần còn lại. Đây cũng là những học sinh được cô "quan tâm" gọi lên bảng trả bài nhiều nhất.
Đáng nói, ở môn toán, đề cương ôn tập được giáo viên phát cho cả lớp. Tuy nhiên, thầy giáo chỉ chữa đề cương chi tiết ở buổi học thêm, các em không đi học thêm chỉ được chấm điểm chứ không được chữa trong buổi học chính khóa. Vì vậy, điểm môn toán cũng có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm đối tượng.
"Hết năm lớp 6, gần như cả lớp phải đăng ký học thêm. Nhiều phụ huynh "nói nhỏ" với nhau rằng cho con học thêm để được yên thân. Nếu không thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô nhắc tên trong nhóm chat hoặc trong cuộc họp phụ huynh hết vì lý do này đến lý do khác. Tôi cũng không thể làm ngơ nên buộc phải cho con đi học với các bạn.
Bi hài hơn là tôi phải cho con học thêm tiếng Anh cùng lúc với cô chủ nhiệm và gia sư. Học với giáo viên chủ nhiệm để lấy lòng cô, còn học với gia sư để lấy kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho con", chị Đào nói.
Gia sư tiếng Anh cũng chỉ ra đa số tài liệu ở lớp học thêm của con đều có sẵn trên mạng. Cô chủ nhiệm chỉ biên soạn lại thứ tự rồi in ra, phát cho học sinh.
Sau 2 năm chuyển con sang trường tư, chị Đào không hối hận. Vào giờ tan học, con gái chị không còn phải tập trung với các bạn ở cổng trường công để chờ giáo viên dẫn đến lớp học thêm. Phụ huynh nào muốn cho con học thêm có thể tự do lựa chọn thầy cô ngoài nhà trường. Chị Đào chưa bao giờ nghe giáo viên trường tư đề cập chuyện học thêm.
"Bài tập về nhà của con ở trường tư cũng nhiều không kém trường công. Tuy nhiên, con không phải làm đủ loại bài nâng cao, đề cương ở lớp học thêm như trước. Từ khi con học trường tư, tôi không thấy con phải ngồi vật vờ bên bàn học đến tận nửa đêm", chị Đào cho biết.
Cũng chuyển con từ trường công sang trường tư, anh Nguyễn Duy Phương (Hà Nội) so sánh, lớp học ở trường công có tới 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể quan tâm đến từng em. Trong khi đó, khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu dạy và học thêm là dễ hiểu.
"Việc giáo viên trường công có mức lương thấp cũng khiến các thầy cô phải dạy thêm, thậm chí tạo áp lực để buộc phụ huynh cho con học thêm. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc này, đây cũng là lý do tôi chuyển trường cho con.
Ở trường tư, lớp của con tôi chỉ có 20 học sinh nhưng mỗi môn học có từ 2-3 giáo viên. Giáo viên chính, trợ giảng và một giáo viên hỗ trợ chuyên kèm học sinh yếu. Dường như các dịch vụ học tập, trải nghiệm, vui chơi đều được gói gọn trong nhà trường. Chuyển con sang trường tư, tôi nhẹ nhõm hẳn vì không phải lo chạy đua cho con đi học thêm", anh Phương nói.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Trưa nghỉ ngơi vào dantri đọc được bài này mà xót các con quá. Xem phần comment cũng nhiều ý kiến.
Cccm có trong trường hợp này không ạ?
Đâu đó em thấy mình và con trong đó
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,138
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Con em 2 đứa cấp 2 học trường công ở BĐ, có học thêm nhưng tuần 1 buổi, sắp hết cấp 2 rồi có áp lực gì đâu. Cái này cũng tùy trường.
Mấy trường tư như LTV, Archimedes...nó chả ốp ch học lòi kèm, nhất là lớp chọn mấy trường đó.
Em nghe nói sang Vin thì chơi tẹt
Em nghe trường công Cầu Giấy học "ác" nhất TP
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top