[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,421
Động cơ
364,722 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Khảo sát phải 90% các trưởng THCS học thêm vào buổi chiều các môn toán tiếng anh, văn , lý ... với mỹ từ theo đề nghị cùa phụ huynh học sinh. Mà phụ huynh học sinh là ai là các phụ huynh trong hội phụ huynh do các cô đề cử. Em đang có con học ở một trường THCS quận Thanh Xuân và em chứng kiến là vậy
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,727
Động cơ
264,438 Mã lực
Công bằng đi bác: Các thầy cô giáo cũng phải sống.
Nhiều người để lợn nuôi mình như thầy Văn Như Cương đáng kính, nhiều người buôn chổi chít chạy xe ôm; và số ít người thì Dạy thêm.

Ở chiều ngược lại, vì Chương trình khá nặng (và tôi đánh giá là nhiều chỗ vô bổ), nên đành phải học thêm vậy.
Chương trình trường công khá dài,. và nhiều khi rất vô bổ, con gái em học 10 buổi 1 tuần, tổng cộng 45 tiết. Sáng từ 7g đến 11 giờ, chiếu từ 13 gờ đến 17g.

Tối về nhà 1 đống bài tập ở trường.
 

MrMilan

Xe điện
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
4,857
Động cơ
460,944 Mã lực
Báo phòng lạnh nghĩ ra thôi, chứ không học thêm ở trường công thì ra trường tư vẫn phải học thêm thôi, ko học thêm là tụt hậu luôn
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,777
Động cơ
223,129 Mã lực
Thì tôi cũng có con đang học lớp 9 đây; đứa lớn thì lớp 14 rồi.

Và tôi thấy nhiều cái dạy học sinh 1 cách giáo điều: Địch nhất định thua, nhất định phải là xấu giai khoai bé, kiểu vậy.
Còn quân ta thì ai cũng như thế này cả:
View attachment 7556825

Việc bà nội luôn là Bạc phơ và bỏm bẻm, thì đã đành.
Như ngày trước (con cụ lớp 9) thì thế thật,nhưng con nhóc nhà tôi lớp 6 thấy khá ổn.Dù chưa mở sách nó ra xem nhưng nó chém về các nền văn minh cổ đại, diễn biến lịch sử hình thành phát triển các đế quốc trên bán đảo Scandinavia ..vv thấy giật mình, hỏi con Gúc ah, nó bảo cô dạy. Văn thấy nó học về tư duy phản biện khá tốt, các teams làm các đề án khá sáng tạo và độc lập.
Còn có cụ bảo kiến thức nặng, tôi thấy để đạt 9-10 tất cả các môn , đặc biệt là Anh và toán thì như con tôi ko cần phải học ở nhà chứ ko nói học thêm. Chỉ có điều, để thi lên cấp thì cái kiến thức giỏi ấy vất sọt rác, cái này thì toàn bộ phụ huynh chịu trách nhiệm thôi. Nếu ko ai cho con học thêm thì thằng giỏi vẫn đi tiếp, thằng kém phải quay ngang như khi toàn xh học thêm, chỉ khác là đề thi khác nhau thôi.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Như ngày trước (con cụ lớp 9) thì thế thật,nhưng con nhóc nhà tôi lớp 6 thấy khá ổn.Dù chưa mở sách nó ra xem nhưng nó chém về các nền văn minh cổ đại, diễn biến lịch sử hình thành phát triển các đế quốc trên bán đảo Scandinavia ..vv thấy giật mình, hỏi con Gúc ah, nó bảo cô dạy. Văn thấy nó học về tư duy phản biện khá tốt, các teams làm các đề án khá sáng tạo và độc lập.
Còn có cụ bảo kiến thức nặng, tôi thấy để đạt 9-10 tất cả các môn , đặc biệt là Anh và toán thì như con tôi ko cần phải học ở nhà chứ ko nói học thêm. Chỉ có điều, để thi lên cấp thì cái kiến thức giỏi ấy vất sọt rác, cái này thì toàn bộ phụ huynh chịu trách nhiệm thôi. Nếu ko ai cho con học thêm thì thằng giỏi vẫn đi tiếp, thằng kém phải quay ngang như khi toàn xh học thêm, chỉ khác là đề thi khác nhau thôi.
Chúc mừng bác, cháu nó thế là ổn. Rất ổn.
Và được như cháu nó, có lẽ là thiểu số; con tôi không / chưa đủ trình để thuộc hội này rồi.

Về Lịch sử Địa lý, đây là Kiến thức, tôi không bình luận gì.
Nhưng về Lịch sử nước nhà, về Văn học, thì mới tệ.

Tôi không rõ con bác tả thực Bà nội cháu như nào, có phải bà Nhai trầu bỏm bẻm và Tóc bạc trắng như tơ không?
Đấy chỉ là 1 ví dụ thôi. Và con tôi học tả thực đúng như thế.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,439
Động cơ
82,770 Mã lực
Nói thật là e chưa chứng kiến dc quả giáo viên nào trù dập khi không đi học thêm. Dù dc nghe rất nhiều. Con e 2 đứa công, 1 lớp 4 1 lớp 8. Chưa bao h đi học thêm. Riêng cô chủ nhiệm cu lớn thì nói thật là hiếm con mẹ luôn. Suốt ngày mời các con đến nhà, mua trà sữa, đồ ăn cho các con... Và đặc biệt là cô cực lực phản đối chuyện dạy thêm học thêm. Năn nỉ mời cô cô éo dạy.
Ps: một vài hs ko đi học thì ảnh hưởng j lắm mà phải trù dập cccm nhỉ?
e ko tin tưởng độ tin cậy của bài báo này lắm
từ thời e học luyện thi như luyện gà cũng chẳng thầy cô nào ép học thêm cả
gần thời điểm thi đại học e tự nghỉ ở nhà ôn vì cảm giác chương trình ôn trên lớp nó cứ đại trà ko phải thứ mình cần, và chẳng sao cả
vậy thì thời buổi mxh, internet rộng rãi như hiện nay cũng khó có chuyện vô lý thế đc :D
Có thể bài báo người viết bài báo nói đến một trong số rất rất rất ít các giáo viên như vậy hai cụ ạ. Các cô giáo dậy cháu nhà em thì em thấy cũng lười dạy thêm, phụ huynh trong đó có cả vợ em đề nghị mãi mới dạy, nhất là vào dịp hè.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,777
Động cơ
223,129 Mã lực
Chúc mừng bác, cháu nó thế là ổn. Rất ổn.
Và được như cháu nó, có lẽ là thiểu số; con tôi không / chưa đủ trình để thuộc hội này rồi.

Về Lịch sử Địa lý, đây là Kiến thức, tôi không bình luận gì.
Nhưng về Lịch sử nước nhà, về Văn học, thì mới tệ.

Tôi không rõ con bác tả thực Bà nội cháu như nào, có phải bà Nhai trầu bỏm bẻm và Tóc bạc trắng như tơ không?
Đấy chỉ là 1 ví dụ thôi. Và con tôi học tả thực đúng như thế.
Lớp 6 học theo chương trình mới cụ ah, tôi đã nói trước kia thì cũng thế mà. Lớp 6 này nó học thấy ổn hơn hồi lớp 5.
Tuy nhiên, phần lớn học sinh và giáo viên sẽ ko đáp ứng chương trình giáo dục mới nếu làm triệt để. "Lớp học đảo ngược" chẳng hạn, cần phải phá bỏ rất nhiều tư duy và định kiến cũ.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,175
Động cơ
587,524 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Con lớn nhà em hồi cấp 2 cũng trường công , trường có tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều nhưng ko ép . Không tham gia chả sao cả và có nhiều bạn ko tham gia .
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,099
Động cơ
143,155 Mã lực
Muốn con cái sau này thành đạt, công danh sự nghiệp lẫy lừng nhưng việc học thì muốn con nhàn nhã, k áp lực, vừa chơi vừa học. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện đc, chỉ cần có tài sản lớn hay cơ sở kinh doanh ngon lành của gia đình để lại cho con, cơ mà sau đó nó có phá sạch hay phát triển vượt bậc thì k chắc, trường hợp nào cũng đầy. Còn k đc như thế thì trên đời này chẳng có thứ gì nghịch lý vậy cả, k học bục mặt ra mà muốn vượt trội hơn mấy đứa khác thì đứa nào chả muốn, càng có nhiều đứa học nhàn nhã thì cơ hội của những đứa cày cuốc càng cao, kể cả k học cao lăn vô kinh doanh buôn bán với gia đình hay tự thân cũng k bao giờ có chuyện nhàn.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,769
Động cơ
261,034 Mã lực
Muốn con cái sau này thành đạt, công danh sự nghiệp lẫy lừng nhưng việc học thì muốn con nhàn nhã, k áp lực, vừa chơi vừa học. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện đc, chỉ cần có tài sản lớn hay cơ sở kinh doanh ngon lành của gia đình để lại cho con, cơ mà sau đó nó có phá sạch hay phát triển vượt bậc thì k chắc, trường hợp nào cũng đầy. Còn k đc như thế thì trên đời này chẳng có thứ gì nghịch lý vậy cả, k học bục mặt ra mà muốn vượt trội hơn mấy đứa khác thì đứa nào chả muốn, càng có nhiều đứa học nhàn nhã thì cơ hội của những đứa cày cuốc càng cao, kể cả k học cao lăn vô kinh doanh buôn bán với gia đình hay tự thân cũng k bao giờ có chuyện nhàn.
cụ phán chuẩn quá
e chỉ thấy mấy cụ con học TB hay ca thán chương trình này kia
chứ mấy cụ con học giỏi, top, chuyên...thì đương nhiên là ko rồi :D
e trích lại lời của 1 cụ ko nhớ trên trên đây
cái cây mà để nó mọc tự nhiên thì chỉ có thành cây dại chứ đừng mong nó thành bonsai
con cháu mình mà học nhàn hơn mình thì đừng mong bằng thái chứ đừng nói nhật hàn tq cho nhọc :D
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,175
Động cơ
587,524 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Muốn con cái sau này thành đạt, công danh sự nghiệp lẫy lừng nhưng việc học thì muốn con nhàn nhã, k áp lực, vừa chơi vừa học. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện đc, chỉ cần có tài sản lớn hay cơ sở kinh doanh ngon lành của gia đình để lại cho con, cơ mà sau đó nó có phá sạch hay phát triển vượt bậc thì k chắc, trường hợp nào cũng đầy. Còn k đc như thế thì trên đời này chẳng có thứ gì nghịch lý vậy cả, k học bục mặt ra mà muốn vượt trội hơn mấy đứa khác thì đứa nào chả muốn, càng có nhiều đứa học nhàn nhã thì cơ hội của những đứa cày cuốc càng cao, kể cả k học cao lăn vô kinh doanh buôn bán với gia đình hay tự thân cũng k bao giờ có chuyện nhàn.
Đây ko nói vấn đề học nhàn hay vất vả . Mà đnag nói vấn đề bị ép học thêm cụ . Và học quá sức không còn đủ thời gian nghỉ ngơi
 

Máy cắt cỏ

Xe tăng
Biển số
OF-65259
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
1,158
Động cơ
-8,128 Mã lực
Trường tư đầy trường giã cho học lòi kèn ra ấy chứ.
Trường công cũng đầy trường học ít và ngoại khóa rất nhiều, học vui vẻ áp lực.
Thôi thì chọn đâu phù hợp với con mình & mình nhất.
-----
Nghi là bài này viết trong phòng lạnh lắm, chả ở đâu bắt đi học thêm cả tuần vậy đâu. Mà giờ văn minh ở HN chắc ko có trò trù hs nhiều như xưa nữa.
f1 nhà em học tiểu học trường công, tổng kết năm toàn 10, các môn khác đều xuất sắc mà không có giấy khen (vì blo bla nhạy cảm), vk em nổi máu định lên trường chất vấn, em phải mất 1 đêm đả thông tư tưởng rằng chỉ cần con học thật, học chất là được..khỏi bon chen danh hiệu, những cái đó để cho các PHHS khác.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,750
Động cơ
524,583 Mã lực
Xã hội càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, cầm tấm bằng đại học còn thất nghiệp đói vêu mõm ra thế mà nhiều vị phụ huynh vẫn thích cho con cái mình vừa học vừa chơi. Tự hỏi lại bản thân xem có dám tuyển 1 thằng nhân viên đi làm như đi chơi không.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,099 Mã lực
Vâng cụ, vấn đề ở đây không phải là truong công hay trường tư. Vấn đề là bắt tất cả 100% học sinh đi học thêm lớp tự nguyện, không đi là trù dập. Và em khẳng định là có khá nhiều bạn bị đánh cắp thời gian và sức lực đó. Hãy hỏi thử con mình xem.
Em ko biết cấp 2 lấy điểm kiểu gì, lấy điểm thi giống cấp 1 hay giống ngày xưa vì em được thông báo con em bị mấy điểm 0 văn vì ko soạn bài rồi mặc dù tính điểm thi thì con em vẫn 7 . Em thì vẫn cho con em đi hoc thêm vì con em lười học, nghe được chữ nào vào đầu tốt chữ đó vì nó ko bao h chép bài. Con em mà có ý thức tự học thì em cho nghỉ luôn chứ chả sợ trù. Thi bi h dập phách, chấm chéo, cô dạy có được chấm đâu, mà đề thi h cũng 1/2 là Trắc nghiệm nên đúng sai cũng rất rõ ràng nên ko cảm tính nhiều được. Hơn nữa, bản thân các cô cũng bị danh gia kpi Nếu tỷ lệ hs của mình bị điểm kém nhiều thì phải. Em thấy trường con em qua mỗi kỳ thi là đánh giá kinh lắm. Kiểu như lớp này môn này đứng thứ mấy toàn trường. Tỷ lệ hs đứng hạng bao nhiêu? Bạn nào thăng hạng kinh nhất.. nên các cô chỉ muốn hs mình đạt cao thôi, lớp con em còn được cô mời trà sữa nếu đỗ cao môn của cô ấy.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,099
Động cơ
143,155 Mã lực
Đây ko nói vấn đề học nhàn hay vất vả . Mà đnag nói vấn đề bị ép học thêm cụ . Và học quá sức không còn đủ thời gian nghỉ ngơi
Nói đến học quá sức như trường hợp trên thì hiện giờ những bạn học bán trú cũng học 1 ngày 2 buổi, nếu chỉ học thêm tất cả buổi chiều thì cũng chẳng có nhiều hơn các bạn bán trú đâu nên em cho là chẳng có gì quá sức. Em biết rất nhiều trường hợp ở cả Tp.HCM và HN đều k hề bắt học thêm nên trường hợp chủ thớt e k chắc là điển hình. Mà việc lên tiếng em thấy k có j khó, giờ đa số các lớp đều tạo group zalo giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm, muốn phát biểu j trong group đó là dễ nhất, chắc chắn có nhiều phụ huynh cùng tâm tư với các anh chị.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,099
Động cơ
143,155 Mã lực
cụ phán chuẩn quá
e chỉ thấy mấy cụ con học TB hay ca thán chương trình này kia
chứ mấy cụ con học giỏi, top, chuyên...thì đương nhiên là ko rồi :D
e trích lại lời của 1 cụ ko nhớ trên trên đây
cái cây mà để nó mọc tự nhiên thì chỉ có thành cây dại chứ đừng mong nó thành bonsai
con cháu mình mà học nhàn hơn mình thì đừng mong bằng thái chứ đừng nói nhật hàn tq cho nhọc :D
E thấy nhiều cụ chê trường công quyết liệt, đúng là giáo dục Việt Nam đầy vấn đề nhưng ra trường tư thì k hề giải quyết đc, dù nó giải quyết đc vấn đề vừa học vừa chơi và nếu cao cấp thì Anh Văn, còn lại em chắc chắn là trình độ yếu đều.
 
Biển số
OF-808436
Ngày cấp bằng
15/3/22
Số km
845
Động cơ
13,820 Mã lực
Cạnh nhà em có 1 cô giáo cấp 1. Năm nào cũng tổ chức ít nhất là 1 lớp dạy thêm khoảng tầm 10-20 cháu. Và vẫn có rất nhiều bố mẹ hăng hái đưa con đi học. Thậm chí cô mà không mở lớp là còn năn nỉ để cô mở cơ.
Một số thì thấy các con nhà khác học thêm, sợ con mình học kém nên cũng theo phong trào xin cho con đi học thêm.
Riêng nhà em, cấp 1 em cho là phổ cập tiểu học nên cứ lên lớp là ok. Cấp 2 thì mới tập trung bồi dưỡng nếu con nhà em học được. Còn nếu k học được thì cũng dẹp. K thêm nếm gì hết. Thời gian rảnh cho con nó chơi thoải mái.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,010
Động cơ
515,904 Mã lực
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"




(Dân trí) - Bức xúc vì phải "tự nguyện" đăng ký học phụ đạo, áp lực khi cả lớp đi học thêm còn con mình thì không, nhiều phụ huynh đã chuyển con từ trường công sang trường tư, chấp nhận trả học phí cao hơn.

Giáo viên vô tình hoặc cố ý tạo áp lực

Hết kỳ nghỉ hè vừa qua, con trai chị Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội) lên lớp 8, chị quyết định chuyển con từ một trường công sang trường tư. Trước đó, vợ chồng chị đã bức xúc vì những bất công ở trường công trong nhiều năm liền.
Chị Thủy cho biết, khi học ở trường công, con chị phải đi học phụ đạo ở trường vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Bức xúc hơn cả là ngoài học thêm ở trường, con chị và nhiều bạn khác phải chịu áp lực "không học thêm là không yên".
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì không học thêm là không yên - 1

Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên" (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đầu năm học nào giáo viên chủ nhiệm cũng gửi mẫu đơn xin học phụ đạo hoặc trái ca vào nhóm lớp, nhắc phụ huynh viết tay và nộp vào buổi họp đầu năm, ngoài ra không giải thích gì thêm. Lúc có phụ huynh thắc mắc, cô giáo mới nói đây là lịch học tự nguyện.
"Cô không quên nhấn mạnh là cả lớp đã đăng ký, con nên học phụ đạo để củng cố kiến thức. Dù không định phản đối học phụ đạo nhưng tôi cảm giác con mình bị bắt buộc học trên tinh thần tự nguyện", chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, mỗi tháng, con phải học hơn 60 tiết vào buổi chiều. Tiền học phụ đạo hơn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhà trường còn phát sinh thêm tiết học câu lạc bộ. Có lần, chị Thủy gợi ý con nghỉ học câu lạc bộ nhưng thằng bé bảo không được, vì giáo viên chủ nhiệm thường thay tiết học này bằng tiết dạy bù, ôn tập.
Khó chịu vì con phải "tự nguyện" học phụ đạo quá nhiều đã đành, điều khiến chị không chấp nhận được là áp lực học thêm mà thầy cô tạo ra cho phụ huynh và học sinh. Đa số thầy cô của con đều mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ngang nhiên động viên phụ huynh cho con đi học thêm, giao bài tập ở lớp học thêm ngay trong nhóm chat chung của lớp chính khóa.
Gần 2/3 học sinh trong lớp đi học thêm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh với thầy cô dạy chính khóa. Chị Thủy không cho con trai học thêm vì cho rằng con học phụ đạo buổi chiều là quá đủ.
"Tuy nhiên, con không học thêm là không yên. Bất cứ thông báo gì về lịch học, chương trình ôn tập trước kỳ thi hay điểm số của các con ở lớp học thêm đều được các thầy cô thông báo vào nhóm chat chung của lớp chính khóa. Thỉnh thoảng, thầy cô lại nhắn tin động viên cha mẹ cho con đi học thêm. Lý do là chương trình ngày càng khó, sắp tới kỳ thi và cả lớp đều học thêm.
Tôi không dám khẳng định là con không học thêm sẽ bị thầy cô trù dập, nhưng giáo viên dù vô tình hay cố ý bàn chuyện học thêm trong nhóm lớp chung đã tạo áp lực, khiến nhiều phụ huynh phải "cắn răng" cho con đi học. Trong đó, nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn", chị Thủy bức xúc.
Giáo viên vô tình hay cố ý cũng tạo áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học thêm (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Phải chứng kiến những bất cập trên, đúng lúc kinh tế gia đình khá giả hơn, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang trường tư thục.
Theo chị Thủy, con sang trường tư không có nghĩa là được học ít hơn ở trường công. Con vẫn phải học vào các buổi chiều nhưng phần lớn là tiết tiếng Anh, con được tự chọn các môn thể thao, nghệ thuật để học.

Quảng cáo của DTads

"Vì con đã được học nhiều các môn tiếng Anh, thể thao, âm nhạc ở trường nên tôi không cần cho con đi học thêm ở ngoài. Thoải mái hơn là không có chuyện học phụ đạo tự nguyện trên tinh thần bắt buộc như ở trường công, cũng không thầy cô nào đề cập đến việc học thêm ngoài nhà trường", chị Thủy nói.
"Chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử
2 năm trước, chị Vũ Thị Đào (Hà Nội) cũng đã chuyển con gái từ một trường công sang trường tư. Mục đích là giúp con "chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử.
Chị Đào nhớ lại, khi còn học ở trường công, con gái chị rơi vào cảnh sợ học. Lý do là con phải học từ sáng đến tối, từ ở trường đến lớp học thêm. Buổi tối, con phải thức đến nửa đêm để hoàn thành bài tập chính khóa và luyện đề của thầy cô dạy thêm giao.
Ngày nào không đi học thêm, con thường chỉ phải dành 1,5-2 tiếng mỗi buổi tối để làm bài tập. Nếu học thêm, 7 rưỡi tối con mới về đến nhà, ăn cơm, tắm rửa xong là 8 giờ hơn. Con ngồi vào bàn học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ ngơi vì bài tập ở lớp học thêm còn nhiều hơn bài tập trên lớp.
"Học buổi chiều ở trường đã mệt, con còn phải học thêm 5 buổi tối/tuần. Đề cương, đề thi thử chất đống trên bàn học. Việc học thêm cướp hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí khiến con sợ học. Ngày trước, không ít lần con xin bố mẹ cho nghỉ học thêm", chị Đào nói.
Những em không đi học thêm thường được thầy cô "quan tâm" gọi trả bài (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo chị Đào, ở trường công, điều khiến chị bất bình nhất là việc thầy cô có sự phân biệt giữa học sinh đi học thêm với phần còn lại.
Năm con gái lên lớp 6, giữ quan điểm từ ngày con học tiểu học, chị Đào chỉ cho con học thêm tiếng Anh với gia sư, nói không với các môn khác. Trong khi đó, có tới hơn nửa lớp chọn học thêm toán, ngữ văn, tiếng anh với các thầy cô dạy chính khóa.
Kết quả là cả năm lớp 6, con gái chị và phần lớn những bạn không đi học thêm luôn đứng ở nửa dưới của bảng điểm các môn trên.
Ở môn ngữ văn, điểm thi của những bạn không học thêm không đến nỗi kém, con chị Đào luôn được điểm khá nhưng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại thấp hẳn so với phần còn lại. Đây cũng là những học sinh được cô "quan tâm" gọi lên bảng trả bài nhiều nhất.
Đáng nói, ở môn toán, đề cương ôn tập được giáo viên phát cho cả lớp. Tuy nhiên, thầy giáo chỉ chữa đề cương chi tiết ở buổi học thêm, các em không đi học thêm chỉ được chấm điểm chứ không được chữa trong buổi học chính khóa. Vì vậy, điểm môn toán cũng có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm đối tượng.
"Hết năm lớp 6, gần như cả lớp phải đăng ký học thêm. Nhiều phụ huynh "nói nhỏ" với nhau rằng cho con học thêm để được yên thân. Nếu không thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô nhắc tên trong nhóm chat hoặc trong cuộc họp phụ huynh hết vì lý do này đến lý do khác. Tôi cũng không thể làm ngơ nên buộc phải cho con đi học với các bạn.
Bi hài hơn là tôi phải cho con học thêm tiếng Anh cùng lúc với cô chủ nhiệm và gia sư. Học với giáo viên chủ nhiệm để lấy lòng cô, còn học với gia sư để lấy kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho con", chị Đào nói.
Gia sư tiếng Anh cũng chỉ ra đa số tài liệu ở lớp học thêm của con đều có sẵn trên mạng. Cô chủ nhiệm chỉ biên soạn lại thứ tự rồi in ra, phát cho học sinh.
Sau 2 năm chuyển con sang trường tư, chị Đào không hối hận. Vào giờ tan học, con gái chị không còn phải tập trung với các bạn ở cổng trường công để chờ giáo viên dẫn đến lớp học thêm. Phụ huynh nào muốn cho con học thêm có thể tự do lựa chọn thầy cô ngoài nhà trường. Chị Đào chưa bao giờ nghe giáo viên trường tư đề cập chuyện học thêm.
"Bài tập về nhà của con ở trường tư cũng nhiều không kém trường công. Tuy nhiên, con không phải làm đủ loại bài nâng cao, đề cương ở lớp học thêm như trước. Từ khi con học trường tư, tôi không thấy con phải ngồi vật vờ bên bàn học đến tận nửa đêm", chị Đào cho biết.
Cũng chuyển con từ trường công sang trường tư, anh Nguyễn Duy Phương (Hà Nội) so sánh, lớp học ở trường công có tới 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể quan tâm đến từng em. Trong khi đó, khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu dạy và học thêm là dễ hiểu.
"Việc giáo viên trường công có mức lương thấp cũng khiến các thầy cô phải dạy thêm, thậm chí tạo áp lực để buộc phụ huynh cho con học thêm. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc này, đây cũng là lý do tôi chuyển trường cho con.
Ở trường tư, lớp của con tôi chỉ có 20 học sinh nhưng mỗi môn học có từ 2-3 giáo viên. Giáo viên chính, trợ giảng và một giáo viên hỗ trợ chuyên kèm học sinh yếu. Dường như các dịch vụ học tập, trải nghiệm, vui chơi đều được gói gọn trong nhà trường. Chuyển con sang trường tư, tôi nhẹ nhõm hẳn vì không phải lo chạy đua cho con đi học thêm", anh Phương nói.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Trưa nghỉ ngơi vào dantri đọc được bài này mà xót các con quá. Xem phần comment cũng nhiều ý kiến.
Cccm có trong trường hợp này không ạ?
Có tiền và có điều kiện thì nên cho con học trường tư phát triển toàn diện hơn , đỡ hẳn khoản quan hệ quà cáp , học thêm, quỹ lớp ....các kiểu con đà điểu .
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,742
Động cơ
628,457 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
F1 lớn nhà em đg học C3 trường công: sáng đến trường học tiết chính - trưa đạp xe về nhà ăn cơm trưa - chiều đến trường học tăng cường (HS viết đơn xin tự nguyện học tăng cường - PH ký đồng ý) 100%.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top