[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Nói lại để các cụ khác khỏi tâm tư. Con em đang học trường tư nhưng rất tiếc không phải là Vin. Vậy cho phép em rút khỏi các tranh luận về VS. Còn liên quan đến các trường tư khác thì em lại xin hầu chuyện. Chúc mừng con của cụ đã là sinh viên Y năm 2. Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu đã chấp nhận học trường tư thì khả năng đậu các trường đại học thuộc dang top như Y, Dược, Bách Khoa là cực khó (loại trừ các trường tư kiểu như LTV, Achimedes ....)
F1 nhà em thì học cấp 1 trường công. Cấp 2 trường tư 2 năm cuối (Năm đầu cấp học Trưng vương nhưng trường loạn quá nên em cho chuyển)
Cấp 3 em cho nó quay lại trường công. Đại học thì qua bển :D
Con ranh nhà em học hệ song ngữ tiếng Pháp từ lớp 1.
Giờ nó ra đi làm òi :D
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,145
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Không đâu cụ ơi. Bạn nhà em mắc 1 chứng bệnh về gene thế giới chưa có thuốc chữa nên IQ chỉ trung bình thấp, bằng có nửa em thôi. Rồi bạn ấy có nhiều khó khăn về hành vi, sức khoẻ lắm dù hiện tại cũng khá khoẻ. Nhà em tốn nhiều công lắm mới đc vậy đấy ạ. Nếu có thuốc thì sẽ ổn hơn. Em chỉ mong sau này có thuốc để bạn ấy có thể sống độc lập hay bán độc lập, có 1 công việc tay chân gì đó để có ích cho xã hội thôi.
À, dạo này nó đang gạ em cho nuôi mèo dù có 1 con poodle rồi. Ông ấy lập luận là sẽ nuôi 1 con mèo cái, rồi mèo cái sẽ đẻ ra mèo con. Thức ăn cho mèo thì là cá ông bà gửi xuống, còn cát cho mèo nó xin chú P ở công trường (nó biết mấy cậu bqlda của em) :)). Bố sẽ k phải đi làm nữa, chỉ cần ở nhà bán mèo cho nó là đủ tiền mua đồ ăn cho cả nhà và cho mèo :)). Tính toán đâu ra đấy =))
Thằng 5 tuổi thì lại khác, là trẻ bình thường, thông minh, lanh lợi, nhưng lại khá nhát dù tính chiến đấu cũng rất cao. Ông này toàn mơ to, ước lớn, thích nhà trên núi nhìn ra biển với mấy con xe thể thao, luôn thích hoàn thành mọi thứ dù thích hay không.

Em chỉ muốn nói là mỗi đứa 1 tính, 1 khả năng, mình nên cố gắng chọn môi trường phù hợp và nhất là dành thời gian cho con. Điều đó quan trọng hơn tất thảy.
Nghe cụ kể em lại thấy IQ nó cao đấy, khối đứa tầm kia chỉ biết ăn với chơi, trong đầu ko có ý niệm gì khác.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,480
Động cơ
537,767 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Em thấy học trường công giờ giáo viên cũng khá thoải mái, không học thêm thầy cô ở trường thì cũng không có vấn đề gì cả. Con em đang học cấp 2 trường công không học thêm giáo viên trên lớp và các thầy cô vẫn vui vẻ, không phân biệt bạn nào có, bạn nào không học thêm gì cả.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Con em đứa đầu học VS cấp 2 thì đến năm lớp 9 đùng 1 cái trường thay đổi định hướng giáo dục (trước đó hết sức hợp với định hướng nhà em) và tăng học phí, áp dụng slogan: "phi lợi nhuận". Một số phụ huynh lên tiếng phản đối thì bị đi uống nước chè (không có em trong đó vì em đã chán uống nước chè rồi). Các bạn lớp con em hồi đấy ra sức học vì slogan "Vin exit" và đã thành công với đại đa số vào được trường chuyên, trường điểm. Con em ra trường chuyên học và đã hòa nhập tốt với hệ thống trường công, giờ là sinh viên Y năm 2.

Con thứ hai nhà em học từ mẫu giáo lên tiểu học, vì còn bé nên em cho học VS gần nhà để tiện đi lại. Đùng 1 cái, vâng, lại đùng 1 cái, thay sách toán từ sách của Bộ sang dùng sách Toán hệ Cam dịch ra tiếng Việt. Nội dung và cách dạy môn Toán với cá nhân nhà em thấy thì đang có vấn đề - VS là hệ thống giáo dục duy nhất dùng loại sách dịch này. Em cũng đang tính là đến cấp 2 là chuyển ra trường công nốt. Anh của em thay đổi liên tục, kể cả mảng giáo dục, mệt lắm, chả theo được mãi.

Ngày xưa bố mẹ hay bảo nhau là trường công toilet bẩn, thày cô ép dạy học thêm nhiều. Nhưng giờ hầu hết các trường công đều có toilet sạch, còn số tiền học ở trường tư thì em cân được sang trường công thoải mái và cũng đỡ phải đi uống nước chè :D :D :D
Vâng. Đấy là lựa chọn riêng của cụ mà cũng vẫn ổn đấy thôi cụ nhỉ. Em thì k định cho con học Vin nhưng em nghĩ giáo dục và y tế nên mở rộng hơn nữa cho tư nhân vào để có thêm lựa chọn.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Nghe cụ kể em lại thấy IQ nó cao đấy, khối đứa tầm kia chỉ biết ăn với chơi, trong đầu ko có ý niệm gì khác.
Nó có những vấn đề riêng cụ ạ mà k tiện chia sẻ. Nhưng dù sao thì em kể câu chuyện cũng chỉ muốn nói là đứa nào cũng có giá trị của nó trong cuộc đời này. Vấn đề là nó có được đưa vào môi trường phù hợp hay k mà thôi.
Như nhóc đầu nhà em, em thấy nó chém cũng hợp lý nên cũng tạo mọi cơ hội tiếp xúc với động vật để bồi đắp ước mơ từ bé. Sau biết đâu nó làm farm hay petshop thì sao cụ nhỉ.
Nó đi ra công viên thấy mấy con chó to tổ bố là hỏi chó có cắn không, rồi nhảy vào xin phép chủ chó cho cháu chơi với nó nhé. Công nhận mấy vụ xã giao với người lạ nó giỏi hơn em vì em rất ngại.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,994
Động cơ
48,389 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Vâng. Đấy là lựa chọn riêng của cụ mà cũng vẫn ổn đấy thôi cụ nhỉ. Em thì k định cho con học Vin nhưng em nghĩ giáo dục và y tế nên mở rộng hơn nữa cho tư nhân vào để có thêm lựa chọn.
Chuẩn cụ ạ, tư nhân vào giáo dục và y tế rất tốt cho những người có thu nhập khá trở lên có mong muốn được hưởng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, giáo dục có đặc thù là rất dài hơi, từ lúc đứa trẻ vào mẫu giáo đến lúc học xong ít nhất là lớp 12, bố mẹ cần phải tính kỹ về năng lực của con và khả năng tài chính của gia đình.
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,466
Động cơ
294,982 Mã lực
Vào đây mà tranh luận giáo dục thì .....tốn thời gian . Em là một phụ huynh từng mở thớt tìm bạn bè cho con ....nhưng nhận được các phụ huynh ở đây "giáo dục" lại cho bản thân ....vì khác số đông .
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,428
Động cơ
82,791 Mã lực
Xã hội càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, cầm tấm bằng đại học còn thất nghiệp đói vêu mõm ra thế mà nhiều vị phụ huynh vẫn thích cho con cái mình vừa học vừa chơi. Tự hỏi lại bản thân xem có dám tuyển 1 thằng nhân viên đi làm như đi chơi không.
Cơ quan trước của em có một vị vào là cháu của một ông. Bạn này khi vào thì đã là một người kiếm được kha khá tiền rồi và có hẳn khách sạn riêng. Vào cơ quan thì ai bảo việc gì cũng không làm; cho việc làm cũng chả làm; lương trả bao nhiêu chả quan tâm, ... miễn là mỗi ngày đến uống trà; nói chuyện tào lao với anh em cho xả stress thôi. Kể cả không trả lương cũng được cũng chả có ý kiến gì nhưng nó có một hệ lụy không tốt là một thằng ngồi chơi còn những thằng khác làm thì tự nhiên tin thần lao động của những người khác sẽ xuống theo cụ ạ. Nếu là ông chủ tư nhân thì không bao giờ có loại nhân viên như vậy rồi!
Cạnh nhà em có 1 cô giáo cấp 1. Năm nào cũng tổ chức ít nhất là 1 lớp dạy thêm khoảng tầm 10-20 cháu. Và vẫn có rất nhiều bố mẹ hăng hái đưa con đi học. Thậm chí cô mà không mở lớp là còn năn nỉ để cô mở cơ.
Một số thì thấy các con nhà khác học thêm, sợ con mình học kém nên cũng theo phong trào xin cho con đi học thêm.
Riêng nhà em, cấp 1 em cho là phổ cập tiểu học nên cứ lên lớp là ok. Cấp 2 thì mới tập trung bồi dưỡng nếu con nhà em học được. Còn nếu k học được thì cũng dẹp. K thêm nếm gì hết. Thời gian rảnh cho con nó chơi thoải mái.
Thực chất một số cho con học thêm không hẳn là con học yếu nhưng người ta muốn con đến nhà cô để cô bảo ban, được chữ nào tốt chữ đó và để tránh ở nhà chơi điện tử và xem tivi!
Em hoàn toàn đồng ý với cụ. Em có mấy đứa cháu học trường tư.
trường tư thì đóng nhiều hơn hẳn trường công. mà chất lượng thì cũng 0 hơn hẳn như mức đóng.
Cháu hàng xóm nhà em học nằm trong Top của cấp 2 Đoàn Thị Điểm mà thi một số trường chuyên khi lên cấp 3 mà không đỗ trường nào.
Bạn nhà em lớp 9, bạn ấy bảo buổi chiều học phụ đạo rất mất thời gian vì. Ý thức các bạn học ko tập chung, cô giáo thì dạy ko nhiệt huyết. Bạn ấy bảo xin nghỉ, tự học ở nhà hiệu quả hơn. Ban đầu GVCn gọi liên tục. Em nói thẳng như lời con nói. Đến tháng thứ 2. Thì Cô ko gọi trao đổi vấn đề học buổi chiều nữa. Lớp bạn nhà em duy nhất có bạn ấy ko đi học. Em hỏi con. Lý do thực sự còn ko muốn học thêm chiều là vì sao. Bạn ấy trả lời. Con cần thời gian để ngủ đủ giấc. 😁😁
Ngủ song còn dậy học có hiệu quả hơn.
Em cũng biết các cô nhiệt tình. Nhưng tuổi này mình phải tôn trọng ý kiến tụi nhỏ.
Nếu cháu có ý thức bố trí thời gian để học, ngủ, ... một cách hợp lý thì tốt quá, không cần đi học thêm làm gì cụ ạ!
Trường con e học gà gà ăn điểm kém ngay đó. Vào thẳng sổ llđt hết cơ hội sửa. Hết kỳ là cô đưa bảng điểm cả khối lên. E thấy điểm tb, kém ko ít. Con e học lớp 8 trường TV
Cụ ở miền núi hay ở đâu mà điểm học bạ đẹp thế. ;))
Lớp 9 con em lọc có 3 môn Toán - Văn - Anh để lấy điểm trên 9 trao thưởng mà còn khó hơn lên giời. Xin nhắc với cụ là nó thuộc lớp chọn đấy nhé. Điểm được đánh giá rất thực tế.
Đứa nào được trên 9.0 cả năm thì có khi tìm mãi mới ra.
Cháu nhà em học cấp 2 - Là một trong hai lớp chọn của khối có 11 lớp mà thi vẫn có bạn được điểm 3 hai cụ ạ. Học bạ đẹp, các cháu toàn khá giỏi ở đâu đó chứ em chưa gặp!
[/QUOTE]
Nói lại để các cụ khác khỏi tâm tư. Con em đang học trường tư nhưng rất tiếc không phải là Vin. Vậy cho phép em rút khỏi các tranh luận về VS. Còn liên quan đến các trường tư khác thì em lại xin hầu chuyện. Chúc mừng con của cụ đã là sinh viên Y năm 2. Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu đã chấp nhận học trường tư thì khả năng đậu các trường đại học thuộc dang top như Y, Dược, Bách Khoa là cực khó (loại trừ các trường tư kiểu như LTV, Achimedes ....)
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
Trường tư có hơi hướng Quốc tế thì phụ huynh họ cũng không cần F1 thi thố quốc tế với trường top Đại học trong nước đâu cụ. Cái phụ huynh cần cho F1 là học và chơi cân bằng (học theo năng lực), kỹ năng sống với tiếng Anh nói như người bản xứ là OK rồi cụ.
Thế cho nên trường tư là màu xanh hay mầu hồng thì do phụ huynh có F1 học tự nhìn nhận, chứ người ngoài nhìn vào thì khó nói vì nó khác nhau hoàn toàn về tiêu chí học tập.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
E xin phép đăng lại cái post FB của thầy Tài Trần trường RMIT. Cá nhân e thấy vỡ ra được nhiều điều để áp dụng vào việc giáo dục trẻ con:
Bạn không học giỏi không sao cả. Đừng để bị áp lực.
1. Thành tích học tập tỷ lệ thuận với trí tuệ.
ρ 0.4 đến 0.7. với ρ thế thì trí tuệ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập.
Nguồn:
* Calvin et al, 2010, "Sex, intelligence and educational achievement in a national cohort of over 175,000 11-year-old schoolchildren in England", Intelligence.
* Cucina et al, 2016, "Role of mental abilities and mental tests in explaining high-school grades", Intelligence.
* Damian et al, 2015, "Can personality traits and intelligence compensate for background disadvantage? Predicting status attainment in adulthood", Journal of Personality and Social Psychology.
* Roth et al, 2015, "Intelligence and school grades: a meta-analysis", Intelligence.
2. Vì trí tuệ phổ quát (general intelligence - g) ảnh hưởng lớn nhất,
Nên học sinh thông minh vẫn có hiệu suất tốt hơn bạn đồng trang lứa, ngay cả khi giáo viên chuẩn bị cho học sinh rất tốt.
Giải thích: Trí tuệ phổ quát là khái niệm mà, trẻ học giỏi môn này cũng giỏi nốt các môn khác.
Thậm chí, nghiên cứu đi xa hơn nữa khi khẳng định: luật và chính sách giáo dục không thay đổi được ảnh hưởng của trí tuệ.
Nguồn: Frisby, 2013, "Meeting the psychoeducational needs of minority students: Evidence-based guidelines for school psychologists and other school personnel", Hoboken, NJ: John Wiley & Sons.
3. Trường tốt không giúp MỌI trẻ học tốt vì thứ ảnh hưởng là gene.
Gene ảnh hưởng đến (up to) 80% khoảng cách trí tuệ giữa các trẻ.
Nguồn:
* Plomin & von Stumm, 2018, "The new genetics of intelligence", Nature Reviews Genetics.
* Hill et al, 2019, "A combined analysis of genetically correlated traits identifies 187 loci and a role for neurogenesis and myelination in intelligence", Molecular Psychiatry.
* Lee et al, 2018, "Gene discovery and polygenic prediction from a genome-wide association study of educational attainment in 1.1 million individuals", Nature Genetics.
* Okbay et al, 2016, "Genome-wide association study identifies 74 loci associated with educational attainment", Nature.
4. Nhiều trẻ với nhiều khả năng học cùng lớp thì đánh đố giáo viên.
Chia ra nhiều hệ lớp giảm được sự khác biệt cho trẻ.
Nguồn:
* Hertberg-David, 2009, "Myth 7: differentiation in the regular classroom is equivalent to gifted programs and is sufficient: classroom teachers have the time, the skill, and the will to differentiate adequately", Gifted Child Quarterly.
* Biemiller, 1993, "Lake Wobegon revisited: on diversity and education", Educational Researcher.
5. Cái này xảy ra với phụ huynh cho con du học nè.
Hậu quả của việc nhắm mắt chối ảnh hưởng của trí tuệ lên thành tích học vấn là ra những chính sách nghe-đạo-lý, nhưng ngược lại kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nguồn: Frisby & Henry, 2016, "Science, politics, and best practice: 35 years after Larry P.", Contemporary School Psychology.
6. Sai lầm khi bắt trường phải giải quyết việc vài trẻ học không nổi.
Giảm sỉ số lớp không hiệu quả.
Ngành giáo dục Mỹ nhắm mắt làm chính sách không thay đổi được thực tế là có những thứ không đổi được.
Nguồn:
* Gottfredson, 2000, "Pretending intelligence doesn't matter", Cerebrum.
* Gottfredson, 2020, "Skill gaps, not tests, make racial proportionality impossible", Psychology.
7. Cho trẻ không-giỏi vào học chung với bạn giỏi KHÔNG cải thiện điểm của trẻ.
Từ nghiên cứu này, xem xét lại việc: nếu trẻ không hợp với lớp chuyên trường chuyên, thì không nhất thiết cố đưa trẻ vào bằng mọi cách.
Nguồn: Tangvatcharapong, 2018, "The Impact of School Tracking and Peer Quality on Student Achievement: Regression Discontinuity - Evidence from Thailand", Department of Economics, Texas A&M University.
8. Việc dạy critical thinking ở trường
Critical thinking liên quan mật thiết đến trí tuệ phổ quát.
Suy ra:
Không tăng được trí tuệ phổ quát thì đừng ngạc nhiên khi nỗ lực, công sức, tiền bạc đầu tư dạy critical thinking không ra kết quả.
Giáo dục không dạy trẻ đang kém lý luận trở nên biết lý luận tốt được.
Đứa có critical thinking là do nó giỏi sẵn.
Trí tuệ phổ quát là thứ tạo ra địa vị xã hội và thu nhập cao.
Nguồn: Wai et al, 2018, "Using Standardized Test Scores to Include General Cognitive Ability in Education Research and Policy", J. Intell, DOI 10.3390/jintelligence6030037.
9. Học ở trường lâu có tăng IQ. IQ tăng giúp ích nhiều.
Nguồn: Warne, 2020, "In the know", Cambridge University Publishing, Chapter 14.
10. Việt Nam được cái không thấy chối bỏ tầm ảnh hưởng của trí tuệ lên việc học.
Nên không sa đà vào các chính sách sai lầm từ việc này.
11. Không tập trung vào tầm ảnh hưởng của gene và trí tuệ lên kết quả, mà lý luận những yếu tố như sắc tộc, dẫn đến rất nhiều trường ra các chính sách không hiệu quả.
Ví dụ 1: Affirmative action.
Ví dụ 2: San Diego, California.
Ví dụ 3: Trường ở Washington.
Ví dụ 4: hệ thống University of California.
12. Lúc tôi dạy trường tư trước (không phải nơi đang làm) thì được yêu cầu dành thời gian và công sức cho học viên chậm & ít động lực học.
Đối với hội ghét bệnh thành tích (anti-elitism) thì đây là hệ thống thiên đường.
13. Chủ nghĩa tinh hoa (elitism) có giúp ích cho đất nước không?
Trả lời: có.
Top 5% có ích cho thịnh vượng của đất nước hơn trung bình.
Nguồn
Rindermann & Thompson, 2011, "Cognitive Capitalism: The Effect of Cognitive Ability on Wealth, as Mediated Through Scientific Achievement and Economic Freedom", Psychological Science 22(6):754-63, DOI: 10.1177/0956797611407207.
14. Học trường lớp không giỏi thì có sao đâu.
Học điểm cao thì trang trải bằng cách lướt học bổng, để tiền mặt đi đầu tư. Nhưng không mua hết những cơ hội đầu tư mình thích mua thì có sao đâu.
Ít người chấp nhận thực tế này cụ. :)
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
[/QUOTE]

Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
[/QUOTE]
Chả có lý do j thằng bỏ tiền ra nhiều lại ko bằng thằng bỏ tiền ra ít, chả nhẽ phụ huynh cho con học trường tư là kém hiểu biết cả đấy.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Học đh thì phải học để ra đáp ứng công việc. Việc tự học, cày cuốc hơn là phải chứ sao cụ. Đây cụ đang không thấy đi ngược à?
1. Học 1-12 quá nhiều kiến thức để nhồi -> các kỹ năng sống và rèn luyện sức khoẻ bj giảm. Sgk thì thay đổi luôn. Chỉ là kiến thức cơ bản sao thay đổi lắm thế? Nay em đón f1 đếm lượng hs c1 bị đeo kính nhiều mà buồn. Sẽ ảnh hưởng đến các con lâu dài.
2. Học đh thì lớt phớt, không đáp ứng được đkien của nhà tuyển dụng -> phải đào tạo lại. Giáo trình ít thay đổi, không đáp ứng sự tiến bộ của KHKT. Lãng phí nguồn tài nguyên trẻ của đất nước.
Điểm rơi học tập sẽ phải vào những năm học cuối 11,12 và đh.
Đào tạo ĐH (với mức kinh phí eo hẹp như Bk, Dược...) không bao giờ đáp ứng được yêu cầu DN. Vậy nên DN muốn có SV chất lượng, ra làm việc được ngay thì bỏ kinh phí ra phối hợp cùng Trường ĐH đào tạo hay đặt hàng ĐT.
DN trả mức lương thấp, đòi SV ra trường làm việc được ngay là không thể. Nếu muốn tuyển người làm việc được ngay thì tuyển nhân sự có kinh nghiệm cụ. Cái gì cũng có cái giá của nó.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Chuẩn cụ ạ, tư nhân vào giáo dục và y tế rất tốt cho những người có thu nhập khá trở lên có mong muốn được hưởng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, giáo dục có đặc thù là rất dài hơi, từ lúc đứa trẻ vào mẫu giáo đến lúc học xong ít nhất là lớp 12, bố mẹ cần phải tính kỹ về năng lực của con và khả năng tài chính của gia đình.
Bây giờ, nhất là ở tp mọi người sống bằng lương là nguồn duy nhất nhiều hơn. Mặt bằng lương cũng đủ sống. Nên em nghĩ nhiều gia đình làm văn phòng, thu nhập tốt thì cũng bắt đầu phải để ý tới tài chính cá nhân, bảo hiểm, phân bổ thu nhập… cho phù hợp. Em thấy anh chị, bạn bè em phần lớn phải tính toán khá chi tiết dù thu nhập có thể đều đặn và cao để đi đường dài trong mọi chuyện, trong đó có giáo dục.
Như nhà anh chị em cũng khá thành đạt kiểu làm thuê cho bank, tập đoàn lớn. Thu nhập chắc vài trăm/tháng nhưng con họ cũng học ở trường tư có mức học phí tầm 10 tr/tháng/đứa thôi vì còn cả đường dài như đại học, du học, bên cạnh chi tiêu và tích luỹ.
Còn như em thu nhập từ lương thấp hơn, nhưng tài sản lớn, nên em chi trả cho giáo dục của tụi nhỏ cũng tương đương của anh chị.
Mỗi nhà một bài toán phải giải mà cụ. Đứa nào giỏi thực sự, tính chiến đấu tốt thì chuyên chọn, công lập vẫn là giải pháp ngon bổ rẻ. Còn làng nhàng hơn, hay đặc biệt hơn thì tư thục, quốc tế hay thậm chí các lựa chọn khác như thằng đầu nhà em phải học chuyên biệt, thậm chí dạy tại nhà… thì cũng phải chọn. Xã hội phát triển, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn. Và chắc chắn sẽ tốt hơn.
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,843
Động cơ
34,466 Mã lực
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
[/QUOTE]
Chả có lý do j thằng bỏ tiền ra nhiều lại ko bằng thằng bỏ tiền ra ít, chả nhẽ phụ huynh cho con học trường tư là kém hiểu biết cả đấy.
[/QUOTE]
Công hay tư ai hơn thì bàn quá nhiều rồi. Mỗi gđ có sự lựa chọn tuỳ theo tiêu chí quan điểm. Còn nếu xét theo đơn thuần là "kq học" thì tư ko có j nổi trội hơn công cả. E vd trường Ác đi. Tỷ lệ đỗ chuyên 90 100% rơi vào 1 2 lớp điểm. Nghe thì kinh đó nhưng trường GV cũng vậy. Tỷ lê cũng gần 100 % ở lớp chọn.
 

BloodOwl87

Xe điện
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
4,593
Động cơ
188,207 Mã lực
Tuổi
37
Vâng cụ không muốn suy diễn như post trước cũng được :). Vậy thì suy diễn sau đây rằng: "Các thày cô chuyên tâm với nghiệp dạy ngoài" có đóng thuế thu nhập không? Cha mẹ cho con học tập người thày/cô như vậy là tốt?
Dạy học ko phải chịu thuế cụ nhé.
 

BloodOwl87

Xe điện
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
4,593
Động cơ
188,207 Mã lực
Tuổi
37
Trường tư có hơi hướng Quốc tế thì phụ huynh họ cũng không cần F1 thi thố quốc tế với trường top Đại học trong nước đâu cụ. Cái phụ huynh cần cho F1 là học và chơi cân bằng (học theo năng lực), kỹ năng sống với tiếng Anh nói như người bản xứ là OK rồi cụ.
Thế cho nên trường tư là màu xanh hay mầu hồng thì do phụ huynh có F1 học tự nhìn nhận, chứ người ngoài nhìn vào thì khó nói vì nó khác nhau hoàn toàn về tiêu chí học tập.
Em họ em học Unis nó vẫn ngu cụ ạ. Học xong có hơn j ai đâu.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em họ em học Unis nó vẫn ngu cụ ạ. Học xong có hơn j ai đâu.
Trích một bài của cụ ở trên.

3. Trường tốt không giúp MỌI trẻ học tốt vì thứ ảnh hưởng là gene.
Gene ảnh hưởng đến (up to) 80% khoảng cách trí tuệ giữa các trẻ.
Nguồn:
* Plomin & von Stumm, 2018, "The new genetics of intelligence", Nature Reviews Genetics.
* Hill et al, 2019, "A combined analysis of genetically correlated traits identifies 187 loci and a role for neurogenesis and myelination in intelligence", Molecular Psychiatry.
* Lee et al, 2018, "Gene discovery and polygenic prediction from a genome-wide association study of educational attainment in 1.1 million individuals", Nature Genetics.
* Okbay et al, 2016, "Genome-wide association study identifies 74 loci associated with educational attainment", Nature.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
643
Động cơ
1,034 Mã lực
Mấy năm trước con nhà em học cấp 1. Học ở trường cả ngày rồi tối vẫn phải đưa con đi học.Những hôm mưa, rét mà cứ phải đèo con đi 4-5 km mới đến nhà cô. Thật khốn khổ.
Mà hiệu quả có được như yêu cầu không ạ.?
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
643
Động cơ
1,034 Mã lực
E xin phép đăng lại cái post FB của thầy Tài Trần trường RMIT. Cá nhân e thấy vỡ ra được nhiều điều để áp dụng vào việc giáo dục trẻ con:
Bạn không học giỏi không sao cả. Đừng để bị áp lực.
1. Thành tích học tập tỷ lệ thuận với trí tuệ.
ρ 0.4 đến 0.7. với ρ thế thì trí tuệ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập.
Nguồn:
* Calvin et al, 2010, "Sex, intelligence and educational achievement in a national cohort of over 175,000 11-year-old schoolchildren in England", Intelligence.
* Cucina et al, 2016, "Role of mental abilities and mental tests in explaining high-school grades", Intelligence.
* Damian et al, 2015, "Can personality traits and intelligence compensate for background disadvantage? Predicting status attainment in adulthood", Journal of Personality and Social Psychology.
* Roth et al, 2015, "Intelligence and school grades: a meta-analysis", Intelligence.
2. Vì trí tuệ phổ quát (general intelligence - g) ảnh hưởng lớn nhất,
Nên học sinh thông minh vẫn có hiệu suất tốt hơn bạn đồng trang lứa, ngay cả khi giáo viên chuẩn bị cho học sinh rất tốt.
Giải thích: Trí tuệ phổ quát là khái niệm mà, trẻ học giỏi môn này cũng giỏi nốt các môn khác.
Thậm chí, nghiên cứu đi xa hơn nữa khi khẳng định: luật và chính sách giáo dục không thay đổi được ảnh hưởng của trí tuệ.
Nguồn: Frisby, 2013, "Meeting the psychoeducational needs of minority students: Evidence-based guidelines for school psychologists and other school personnel", Hoboken, NJ: John Wiley & Sons.
3. Trường tốt không giúp MỌI trẻ học tốt vì thứ ảnh hưởng là gene.
Gene ảnh hưởng đến (up to) 80% khoảng cách trí tuệ giữa các trẻ.
Nguồn:
* Plomin & von Stumm, 2018, "The new genetics of intelligence", Nature Reviews Genetics.
* Hill et al, 2019, "A combined analysis of genetically correlated traits identifies 187 loci and a role for neurogenesis and myelination in intelligence", Molecular Psychiatry.
* Lee et al, 2018, "Gene discovery and polygenic prediction from a genome-wide association study of educational attainment in 1.1 million individuals", Nature Genetics.
* Okbay et al, 2016, "Genome-wide association study identifies 74 loci associated with educational attainment", Nature.
4. Nhiều trẻ với nhiều khả năng học cùng lớp thì đánh đố giáo viên.
Chia ra nhiều hệ lớp giảm được sự khác biệt cho trẻ.
Nguồn:
* Hertberg-David, 2009, "Myth 7: differentiation in the regular classroom is equivalent to gifted programs and is sufficient: classroom teachers have the time, the skill, and the will to differentiate adequately", Gifted Child Quarterly.
* Biemiller, 1993, "Lake Wobegon revisited: on diversity and education", Educational Researcher.
5. Cái này xảy ra với phụ huynh cho con du học nè.
Hậu quả của việc nhắm mắt chối ảnh hưởng của trí tuệ lên thành tích học vấn là ra những chính sách nghe-đạo-lý, nhưng ngược lại kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nguồn: Frisby & Henry, 2016, "Science, politics, and best practice: 35 years after Larry P.", Contemporary School Psychology.
6. Sai lầm khi bắt trường phải giải quyết việc vài trẻ học không nổi.
Giảm sỉ số lớp không hiệu quả.
Ngành giáo dục Mỹ nhắm mắt làm chính sách không thay đổi được thực tế là có những thứ không đổi được.
Nguồn:
* Gottfredson, 2000, "Pretending intelligence doesn't matter", Cerebrum.
* Gottfredson, 2020, "Skill gaps, not tests, make racial proportionality impossible", Psychology.
7. Cho trẻ không-giỏi vào học chung với bạn giỏi KHÔNG cải thiện điểm của trẻ.
Từ nghiên cứu này, xem xét lại việc: nếu trẻ không hợp với lớp chuyên trường chuyên, thì không nhất thiết cố đưa trẻ vào bằng mọi cách.
Nguồn: Tangvatcharapong, 2018, "The Impact of School Tracking and Peer Quality on Student Achievement: Regression Discontinuity - Evidence from Thailand", Department of Economics, Texas A&M University.
8. Việc dạy critical thinking ở trường
Critical thinking liên quan mật thiết đến trí tuệ phổ quát.
Suy ra:
Không tăng được trí tuệ phổ quát thì đừng ngạc nhiên khi nỗ lực, công sức, tiền bạc đầu tư dạy critical thinking không ra kết quả.
Giáo dục không dạy trẻ đang kém lý luận trở nên biết lý luận tốt được.
Đứa có critical thinking là do nó giỏi sẵn.
Trí tuệ phổ quát là thứ tạo ra địa vị xã hội và thu nhập cao.
Nguồn: Wai et al, 2018, "Using Standardized Test Scores to Include General Cognitive Ability in Education Research and Policy", J. Intell, DOI 10.3390/jintelligence6030037.
9. Học ở trường lâu có tăng IQ. IQ tăng giúp ích nhiều.
Nguồn: Warne, 2020, "In the know", Cambridge University Publishing, Chapter 14.
10. Việt Nam được cái không thấy chối bỏ tầm ảnh hưởng của trí tuệ lên việc học.
Nên không sa đà vào các chính sách sai lầm từ việc này.
11. Không tập trung vào tầm ảnh hưởng của gene và trí tuệ lên kết quả, mà lý luận những yếu tố như sắc tộc, dẫn đến rất nhiều trường ra các chính sách không hiệu quả.
Ví dụ 1: Affirmative action.
Ví dụ 2: San Diego, California.
Ví dụ 3: Trường ở Washington.
Ví dụ 4: hệ thống University of California.
12. Lúc tôi dạy trường tư trước (không phải nơi đang làm) thì được yêu cầu dành thời gian và công sức cho học viên chậm & ít động lực học.
Đối với hội ghét bệnh thành tích (anti-elitism) thì đây là hệ thống thiên đường.
13. Chủ nghĩa tinh hoa (elitism) có giúp ích cho đất nước không?
Trả lời: có.
Top 5% có ích cho thịnh vượng của đất nước hơn trung bình.
Nguồn
Rindermann & Thompson, 2011, "Cognitive Capitalism: The Effect of Cognitive Ability on Wealth, as Mediated Through Scientific Achievement and Economic Freedom", Psychological Science 22(6):754-63, DOI: 10.1177/0956797611407207.
14. Học trường lớp không giỏi thì có sao đâu.
Học điểm cao thì trang trải bằng cách lướt học bổng, để tiền mặt đi đầu tư. Nhưng không mua hết những cơ hội đầu tư mình thích mua thì có sao đâu.
Em chưa đọc hết, mới đến mục 4 là cái em cần nói. Đấy rất nhiều trường hiện bắt học sinh đi học thêm tự nguyện. 1 lớp học có giỏi, khá, trung bình và yếu --->Sẽ dạy như thế nào để cân bằng được lợi ích của cả lớp đi học?
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
643
Động cơ
1,034 Mã lực
Đây là kết quả kì thi khảo sát chuẩn bị cho kì thi hết HK 1 lớp 7 tại một trường ở nội thành TP HN .
Tại sao phải tổ chức kì thi khảo sát này ? Câu trả lời là : Thi giữa HK1 trường tự ra đề tự chấm , thi cuối HK1 phòng GD ra đề và chấm chéo, tất cả các cháu trong danh sách đều tham gia học tăng cường ( học thêm ) do GV nhà trường dạy.
Có khoảng 30 % đạt kết quả từ TB khá trở lên , vì vậy học giỏi cần có tố chất bẩm sinh , tất nhiên đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi còn học thêm hay không còn do nhiều yếu tố khác quyết định.
KSHK1.jpg
Nhìn điểm Toán 7 mà hoảng quá cụ ạ. Nội thành nữa, em kg tin vào mắt mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top