[Funland] Phở bò ở Nam Định rất khác ở HN

kieninnova

Xe container
Biển số
OF-14694
Ngày cấp bằng
11/4/08
Số km
5,549
Động cơ
563,220 Mã lực
Nơi ở
Nơi dán film cách nhiệt cho vợ 2
Website
www.phimcachnhiet.vn
Hôm trước có việc đi qua Nam Định buổi trưa nắng, em cùng vợ thống nhất ăn phở bò cho nhanh mà cũng để xem có khác với một số quán ở HN không. tìm trên mạng thì được gợi ý quán phở Tạo và phở Đán trên đường hai bà trưng và trần phú nhưng chạy 2 vòng mà chẳng thấy đâu (đúng địa chỉ thì nay là quán game với cả đóng cửa), có thể chuyển địa điểm mà không biết.
em đành dừng chân ở quán phở cổ (cổ chứ không phải cồ ạ) tuy hình thức bên ngoài trông không được sang trọng như các quán phở HN. điểm ngay góc đường hai bà trưng - bà triệu.
Dặn trước không dùng mì chính nhưng phải công nhận 1 điều nước phở rất ngon, ngọt tự nhiên và không có mùi hôi như một số quán ở HN. thịt bò làm tái rất tới mềm và ngọt.
2 tuần sau đi công tác qua 2vc em lại tìm địa chỉ thêm nhưng cuối cùng vẫn không có đành quay lại và thấy quán phở cổ này rất ổn. em mới biết có quán quảng nguyên-hàng thao sang tuần đi qua em sẽ vào (hy vọng không chuyển địa điểm).
cụ nào trên đây mà ở NĐ cho em ý kiến về các điểm trên và nếu được gợi ý cho 3 điểm phở bò ngon nhất NĐ thì tốt quá.
không có ảnh minh họa ak cụ
 

Dương Billy

Xe tải
Biển số
OF-303359
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
429
Động cơ
308,866 Mã lực
Hôm qua cháu nghe có ông bác bảo phở bò nam định nước dùng kiểu j cũng cho chuột khô vào :))
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
9,888
Động cơ
414,087 Mã lực
Quan điểm của em: không ăn phở ngoài Hà Nội.

Hà Nội vẫn là đất tinh hoa. Xin lỗi các cụ Nam Định nhưng phở NĐ chưa đủ tuổi đâu: nước dùng mặn, bánh phở to sều sều, thịt không chuẩn!

Đừng bảo với em bò quê ngon hơn bò Hà Nội.

1 ngày HN cần bao nhiêu con bò thịt? Chắc lượng bò tiêu thụ nhiều gấp trăm lần Nam Định, các quán dễ dàng lấy được bò ngon chứ ở tỉnh em sợ thịt để đông lạnh lâu hơn là cái chắc.

Muốn ăn phở ngon Hà Nội phải chịu khó mầy mò, quán nào càng nổi tiếng ăn càng bình thường. Nhiều khi 1 quán trong sân khu tập thể lại cực chuẩn vì khách quen chiếm đến 90% ăn hàng sáng.

Em chỉ ăn phở bò chín, nhất là chín gầu, chín nạm. Còn phở gà ăn chơi thôi, không ăn thua.
Chuẩn cụ luôn , thêm món rau muống nữa . Ở hn ngon hơn hẳn .
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,046
Động cơ
536,693 Mã lực
Rất khó xác định phở VN gốc từ Tàu hay không, nhưng có thể là sáng tạo của mình dựa trên bánh phở Tàu, chỉ khác về chế nước dùng, hương vị,
Cụ đã ăn phở chua ở Nam Ninh, Quảng Châu chưa, bánh phở không khác gì bánh phở mình.
Có người bảo chữ phở từ chữ phố mà ra.
Còn cá nhân em không nghĩ rằng phở Nam Định hơn được phở HN. Em ngờ đấy là tung tin quảng cáo thôi.
Xưa e nhớ đọc ở đâu đó nói món phở bắt nguồn là từ dân Ba Tàu. Chú khách bán mỳ ăn với thịt trâu, khi đi rao là "Ngưu nhục phấn a" tạm dịch "mỳ gạo nấu thịt trâu". Dân Tầu ăn mỳ bằng lúa mạch khi sang ta ko có đành chuyển sang bằng gạo.
Câu rao bán dài quá nên sau đó rút lại có độc câu "Phấn a" ( Mỳ đê), khi đọc nhanh lái thành từ "Phở ơ".
Sau này khi tây lông sang, dân ta mới biết và quen dùng thịt bò. Món phở trở nên món quốc hồn, quốc tuý của VN là kể từ khi kết hợp với thịt bò.
Nếu câu truyện trên là đúng thì phở là sự kết hợp của 2 phong cách ẩm thực nổi tiếng trên TG là Pháp và Trung Hoa.
 

Ivanpavel

Xe tải
Biển số
OF-313394
Ngày cấp bằng
26/3/14
Số km
439
Động cơ
299,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Nam Định mà ăn uống bình dân dc cái rẻ thôi chứ để ngon thì ko và nói về phở thì càng không! E đi các nơi luôn dị ứng với tên quán: phở Nam Định vì nó luôn gắn với hình ảnh bếp núc mất vệ sinh và ăn cũng chẳng ngon nhưng vì sao nó cứ tồn tại bởi các quán đó bán 24h/ngày nên thường tiện cho những ai lỡ bữa bởi còn có cả cơm rang bán cùng. Có lần về quê thăm họ hàng mới nhớ đến phở Nam Định nổi tiếng khắp nơi, rủ ông chú đi ăn, thực lòng là thất vọng nối tiếp thất vọng. Có lẽ e ko có hợp với phở Nam Định gia truyền. Một bát phở ngon thì nhiều thứ và tùy khẩu vị mỗi ng nhưng với em trước hết quán phải sạch sẽ, gia vị đầy đủ, rau thơm các kiểu con đà điểu là tăng điểm rồi ;)) Nước phở bò là phải đúng mùi bò ngây ngây, ngầy ngậy, thịt bò đỏ hồng thái lát mỏng, mềm. Trước khi tomahoc thì húp một thì nước, chẹp nhẹ trong miệng sẽ cảm nhận dc ngay chất lượng bát phở .
 
Chỉnh sửa cuối:

nghia heniken

Xe container
Biển số
OF-204591
Ngày cấp bằng
2/8/13
Số km
5,455
Động cơ
450,211 Mã lực
Nơi ở
www.nghiaheniken.com
Website
www.facebook.com
Đề nghị cụ nào nói phở có nguồn gốc chóa tàu thì cho cái dẫn chứng. Em thì thấy có 1 số tài liệu nói phở sinh ra ở HN vào thời Pháp thuộc. Nhưng những tài liệu đó đều nói là dựa vào truyền miệng dân gian. CÒn cụ thể dư lào họ cũng chỉ là kẻ hậu sinh khả ố, ko đóng đanh việc lày được
CHáu vừa. Nhặt cái này trên 1 trang,đọc cũng thấy có lý ạ : Tổng Sấn Gia TrangPhở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể viết lịch sử Hà Nội thế kỷ 20 thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món ăn, phở là một kí ức.

Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu” đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.

Thấy món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá, rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.

Trên kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu vắn tắt đáng tin cậy:

Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.

Đặc biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam” (bản tiếng Việt xuất bản năm 2009).

Vậy phở ra đời chỉ trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.

Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy ngon”.

Lúc sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng: phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó lại hoàn toàn chính xác.

Phở ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm. Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”.

Những năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5 hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu. Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no. Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.

Phở mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh… khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu” của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam, phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một tô.


Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6 tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng xương. Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh là người thế nào!

Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò. Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời, với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào, thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”.

Những kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay.

Hàm Đan
 
Chỉnh sửa cuối:

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,255
Động cơ
418,995 Mã lực
Nhà Thìn là người Việt gốc Hoa ,mình ăn ở đây từ thời 5 hào 1 bát ,khoảng hơn chục năm mình không ăn ở đây nữa vì ông già nghỉ con trai ông ấy bán ko ngon như trước . Hiện có phở Thịnh, Hàng Bột ,nước phở chuẩn thơm ngon ,ko có vị mì chính .Hàng phở Bò Lê Đại Hành cũng tạm được .Phở Hiền ,Nguyễn chí Thanh ,toàn bò tái ngon nhưng nước phở kém .Phở sốt vang ngon nhất Hà nội ngày xưa là của ông Việt Kiều Thái bán ở bến xe Kim Liên trước cửa rạp xiếc ,vị sốt vang của hàng phở ấy nay ko thấy ở đâu có nữa .
Phở Thịnh xuất thân gốc là phở Lý Sáng ngày xưa ngang dọc Phùng Hưng, Hàng Gà mấy chục năm rồi mới về đấy. Em ăn từ thời xưa, ăn được, còn bây giờ thì không biết thế nào.
Quan điểm của em: không ăn phở ngoài Hà Nội.

Hà Nội vẫn là đất tinh hoa. Xin lỗi các cụ Nam Định nhưng phở NĐ chưa đủ tuổi đâu: nước dùng mặn, bánh phở to sều sều, thịt không chuẩn!

Đừng bảo với em bò quê ngon hơn bò Hà Nội.

1 ngày HN cần bao nhiêu con bò thịt? Chắc lượng bò tiêu thụ nhiều gấp trăm lần Nam Định, các quán dễ dàng lấy được bò ngon chứ ở tỉnh em sợ thịt để đông lạnh lâu hơn là cái chắc.

Muốn ăn phở ngon Hà Nội phải chịu khó mầy mò, quán nào càng nổi tiếng ăn càng bình thường. Nhiều khi 1 quán trong sân khu tập thể lại cực chuẩn vì khách quen chiếm đến 90% ăn hàng sáng.

Em chỉ ăn phở bò chín, nhất là chín gầu, chín nạm. Còn phở gà ăn chơi thôi, không ăn thua.
Vấn đề là cụ ăn phở Nam Định ở đâu? Ăn ở ND hay HN? Em không thích so sánh vì rất khó, còn phụ thuộc sở thích và khẩu vị mỗi người nữa. HN cũng có nhiều hàng phở ngon, chất, nổi tiếng. Nhưng nói phở ND chưa đủ tuổi theo cách của cụ em thấy nó hơi bị ếch ngồi đáy giếng.
 

Haddtrang

Xe hơi
Biển số
OF-364096
Ngày cấp bằng
22/4/15
Số km
131
Động cơ
258,000 Mã lực
Các cụ cứ bảo phở là do người tàu như mà em sang khựa mấy lần cũng đi tìm chỗ ăn uống tuyệt nhiên không có phở nhé , mà chỉ thấy mỳ thôi
e thấy các cụ kể lại vậy chứ cò biết gì đâu :D, chắc kiểu bánh phở do cái ông người Tàu sang Việt sáng chế ra, còn người Nam định là người đầu tiên sáng chế ra kiểu cho thịt bò vào nước xương bò ninh chan với phở....thế là thành đặc thản ;))
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
cụ Tặng bây giờ là người thiên cổ rồi, quán này chú con giai cụ tiếp quản khoảng những năm giữa 90 thì Nam Tiến và quán bây giờ là chị gái chú kia mở và cùng cô con gái ( cháu ngoại cụ Tặng ) bán, mẹ bán sáng con bán chiều tối ở số nhà 21 Hàng Tiện.
phở ở Nam Định rất ít hàng ngon bán thông trưa các cụ nhé
trách nào em về qua tầm trưa đi dọc các phố gần như k có bán. cảm ơn cụ
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
Hi.... đó cũng là cái riêng vùng quê đó cụ... hồi e về Hải Hậu máy sáng đi ăn ở các quán, thấy quán nào cũng dùng loại bát sành mầu xam, sâu lòng, miệng bé, để trong cái khay bê ra rât gọn.. nhìn thì ít nhưng ăn mãi k hết, hỏi bác chủ sao k dùng bát khác,bác ấy bảo loại bát này giữ nhiệt tốt, va chạm ít sứt mẻ, giảm đầu tư dụng cụ thì giá thành bát phở thấp, phù hợp túi tiền người vùng quê.. :)
hóa ra vậy. rất hay cụ nhỉ.
 

DuongAlo

Xe buýt
Biển số
OF-38023
Ngày cấp bằng
11/6/09
Số km
965
Động cơ
479,360 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phở bò thì phải có xương bò - mà xương bò mua ở HN đắt hơn NĐ hơn nữa HN cứ hay bán bò và gà nên nước dùng ko ngon
Đã thế HN lại hay dùng chanh nên cũng mất đi mùi của nước dùng bò...
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
phở Nam Định đúng là vị khác ở HN mặc dù cũng là dân ND làm cả. vị đậm đà và ngon hơn nhiều. Cháu hay ăn quán ở phố Hàng Tiện chả nhớ tên. Nhưng đúng là ngon hơn thật
có cụ nói là 21 hàng tiện cụ ạ
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
Cụ nào về Thái Bình, đi thẳng qua ngã 4 BigC vào đường Đông A, ngay bên trái có quán phở Lục, xe ô tô đỗ dãy dài. Ở đây bán phở xương, cực kỳ ngon mà không cần phải vào hẳn Nam Định.
cảm ơn cụ chia sẻ, em ít có dịp qua thái bình nhưng có địa chỉ này dịp nào qua e sẽ thử.
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
Em xin khẳng định với các cụ rằng: Phở ở Nam Định ko có quán nào ngon cả!
Trước đây em đi công tác dưới đó được đ/c Chủ Tịch UBND TP dẫn đi ăn một quán đc cho là ngon nhất, nhưng ăn xong em có hỏi bác ấy rằng có phải NĐ là có truyền thống làm phở ko. Bác ấy nói luôn, " tất cả các nơi trên cả nước đều ghi phở GIA TRUYỀN NAM ĐỊNH đều là vớ vẩn hết. Phở ngon nhất vẫn phải là Hà Nội, toàn mấy ông đi làm thuê cho mấy quán phở lớn khi biết bí quyêt rồi ra lập quán riêng. Còn ở NĐ có Làng Cồ dưới Nghĩa Hưng họ chỉ làm bánh phở thôi mà bánh phở thì đâu có quyết định được một bát phở ngon". Bác ấy còn kể rằng mỗi lần đi công tác các tỉnh thì mọi người có hỏi về phở thì cũng chỉ dám nói qua loa cho xong chuyện " Thôi thì toàn quê hương đi xa xứ làm ăn cả ai dám chê". Chính vì những quả quyết nêu trên nên em mới khẳng định như vậy. Còn tại Hà Nội cũng có rất nhiều quán Phở Nam Định ngon và nổi tiếng. Em có hỏi họ vì sao thì họ nói rằng "chúng tôi làm thật và vì cộng đồng". Thật ra phở ngon thì có rất nhiều yếu tố và quan trọng nhất chủ quán phở phải có lương tâm. Lương tâm ở đây là phải làm thật chứ đừng vì lợi nhuận mà mua mấy gói gia vị của Tàu khựa về rồi chế biến. Em cũng đã được đi theo đoàn kiểm tra VSATTP đến một quán phở " CHUYEN GIA BÒ" ( Bò gia truyền) thì ôi thôi chẳng thấy tí sương bò nào cả mà trong nồi nước chỉ có nước và nước.Thế mới biết cách làm ăn của một số chủ quán phở thiếu lương tâm chỉ vì mấy đồng lợi nhuận mà đang giết dần đồng loại mình.
Mỗi sáng đi qua cổng viện K thấy nườm nượp ngưới đến khám chữa bệnh như đi chảy hội mà thấy lòng nhói đau
nói thật ở HN nhiều quán họ cho j thì e k biết, có nhiều quán họ mua nước đã ninh về đun và chế nước thêm vào, còn cơ sở họ làm nước dùng đã ninh ntn thì cũng chịu. nói ra thì dài em chỉ quan tâm 2-3 quán ngon ở NĐ để tuần sau đi ct lại ăn, chứ giờ thực phẩm chả có j em nghĩ là an toàn cả.
 

DuyTien126

Xe tải
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
207
Động cơ
256,220 Mã lực
Chuyện dài lắm mà em cứ tóm gọn như này !

- Phở bò NĐ bắt nguồn chính từ HN là từ món bún xáo của người Hoa ở chợ Gạo được người dân lao động nông thôn miền bắc thay bún bằng bánh phở và ăn với xáo trâu của người Việt nhưng dùng gia vị gần giống xáo của người hoa (ngũ vị hương) Vậy tại sao nó lại thành món truyền thống của Nam Định ? Là bởi ngườ Hà Nội ít ăn hàng quán chủ yếu là phu phen và người đi buôn bán hay ăn và những người phu thuyền và buôn bán gốc Nam Định đem theo nó về Nam Định và ta có món phở Nam Định !
- Người Pháp cũng có món bò sốt vang hay ăn với bánh mì, mì sợi sau cũng được dùng cả với bánh phở và nước dùng thành món phở sốt vang ! Ông ngoại em làm phụ việc cho 1 ông bếp tây (ks metropol) nên nhà em hay ăn món này !
- Người Hà Nội thì có món phở gà (nước dùng từ xương gà gần giống với canh miến nhưng chan với bánh phở) thường chỉ ăn trong gia đình !
* Sau 1 thời gian dài giao lưu giao cấu phở HN thành món tổng hợp như hiện nay !
* Hồi trước năm 2000 ở Hà Nội chỗ ngã tư Mã Mây - Lương Ngọc Quyến có 1 bà cụ bán phở vài chục năm (chỉ bán từ đêm đến sáng cho dân lao động) làm gần đúng kiểu phở cổ điển với thịt chế biến sẵn thành từng món xáo hay gọi là xào cũng được (tái, chín, gầu, lòng, sốt vang) để riêng ai ăn gì lấy thứ đó rồi mới chan nước dùng (từ xương lợn với gia vị là ngũ vị hương của người Hoa chứ không phải nước mắm) rau có đủ các loại rau húng , mùi ta , mùi tàu, hành lá ...
haha, k ngờ lại được đọc cả về lịch sử món phở. cảm ơn cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top