[Funland] PHỞ bắt nguồn từ địa phương nào các cụ nhỉ?

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Xuất xứ ở đâu thì em chệu, bánh phở thì mọi nơi đều như nhau, bên tầu cũng y hệt... Nhưng nước dùng và gia vị thì mỗi nơi một kiểu dân ở đâu quen thì thích vị ở đó, ví dụ người nam ko thể khoái phở bắc mà người bắc thì ko khoái phở nam. Có một điều mà nhiều cụ chưa biết là những hàng phở nổi tiếng ở hà nội từ xa xưa đều do các cụ người Nam Định làm chủ rồi truyền lại cho con cháu...
 

anhtu4_9

Xe tải
Biển số
OF-166892
Ngày cấp bằng
15/11/12
Số km
210
Động cơ
347,950 Mã lực
Đọc các cm cháu vẫn chưa có đáp án chính xác ạ
 

tuanphuongduong

Xe tăng
Biển số
OF-158571
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
1,268
Động cơ
362,888 Mã lực
Nơi ở
cùng gấu và F1
Phở bắt nguồn từ gạo :D
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Đang đói, đọc đến đây iem tứa nước miếng.......hihihi

Phở HN nhiều chỗ ngon, ví dụ như phở 49 Bát Đàn, cái này nhiều bác đã nói, xong em học được một chiêu ra đấy phải gọi bát Tái với Gầu đặc biệt giấu trong ngăn kéo của ông chủ, thêm múi chanh và một chai Heineken hay Hà Nội nhấm nháp với gầuu, sướng tê tái. Trước đây em rất chê mấy anh sáng ra đã bia, nhưng quả thật thử một lần với bát Gầu đặc biết mới thấy nó vào thế nào. Gầu này không béo, không nát mà dòn sần sật cơ.



Quá thứ 2 là Phở Lõi gầm cầu, từ Hàng Giấy đi lên đến gầm cầu thì rẽ trái, 10m là tới, phở bò với những lát tái là cái Lõi Rùa của con bò, dội nước dùng nóng sôi sùng sục lên trên, dòn mềm và ngọt thôi rồi. Mỗi tội con mẹ bán hàng hay chửi mấy cô osin như hát hay.

Quán thứ 3 là phở Gà 50 con của chị Tính ngã 4 Trần Xuân Soạn + Ngô Thì Nhậm, tụi em gọi thế vì cái nồi nước dùng là của 50 con gà luộc, nhà này chị bán phở thì em bán gà luộc sẵn, chặt cho khách 1/2 hay cả con mua về nhắm rượu. Sáng ra 6h-6h30, trời lạnh, bụng đói gọi bát gà đùi với tận tụy ( tụy và những phần bóc trong lồng ngực con gà ra ), chẹp chẹp, ngon thôi rồi.

Kể ra thì một lô một lốc các quán phở ngon nữa, em dành cho các bác kể tiếp....

Thôi chả gõ nữa, bụng em sôi sùng sục roài mà chả có Phở để ăn hehehe. Thôi cụ nào ra ăn hộ em phát nhé. Chắc hè năm sau em mới về HN được.[-O<
hahaha, cám ơn cụ, mấy quán này chỉ mỗi quán ở Trần Xuân Soạn là em tới rồi, cái kia vì hơi khó để xe nên em chưa tới :))
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Về phở và nguồn gốc của phở thì có nhiều nhà văn viết lắm: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam.... và muôn vàn các nhà văn sau nữa. Vậy nên những người có đọc một chút thì không khó để biết quê hương của phở, họ gần như thống nhất là : Làng Giao cù, Nam Trực Tỉnh Nam Định.
Dòng họ Cồ được cho là ông tổ của phở và làm phở ngon nhất.
Tất nhiên là một món cổ truyền của dân tộc nên ở đâu cũng có phở và họ sáng tác ra đủ kiểu: bánh khô bánh tuơi, bánh dày bánh mỏng, phở xào phở cuốn....rồi nhân thì thập cẩm nào trâu, bò, lợn gà, ngan thậm chí thái nguyên có cả phở chó.
Nhưng nếu từ quên huơng của phở thì chỉ có phở lợn và phở bò, còn lên đến Thành phố Nam định có cả phở gà.
Nếu các bác quê Nam định đều biết phở Nam định ngon nhất thì lại là phở áp chảo, cả lượng bánh thịt rau cải đựoc áp nóng trong chảo xong rồi mới cho ra bát chan nước nóng bỏng lên cùng với mấy của hành tươi, vậy mà ngon kinh khủng.
Vậy phở là gì: một món canh bánh phở, nước thì là nấu từ xuơng, hành, gừng, nước mắm, hồi, quế, thảo quả..... chế theo cách bí truyền của từng nhà có người cho thêm xuơng gà có người cho thêm tôm nõn, sá sùng.... Tiêu chuẩn cuối cùng là trong lắt lẻo và nếm vào ngọt tê lưỡi thơm sực, bánh thì là làm từ gạo ngon tráng mỏng trắng mà dai, thái bằng tay tùy độ to bản nhỏ bản theo tùy loại phở( phở xưa khách ăn mới thái ra chứ không thái sẵn như bây giờ)
Thịt thì là thịt bò , thịt lơn, thứ thì luộc chín hong khô thái mỏng ra, thứ thì để tuơi trần trong nước nóng chén ngay, nếu là thịt bò để tránh dai đập thêm tí gừng vào thịt cho thơm rồi lấy dao đập bẹt bẹt như cách người Tây dần bò bít tết, sau đó dội thẳng nước sôi sùng sục lên thịt bò này, nó vừa chín tới ăn vừa mềm vừa ngọt, rau thì hành hoa, hành chẻ, rau húng, rau mùi thái nhỏ cho vào lúc chan cho thêm phần hấp dẫn, khi ăn thực khách cho thêm dấm tỏi, vài lát ớt tuơi, hạt tiêu, không có tuơng ớt, sau này ở Hà nội người ta mới cho tuơng ớt vào( nhà văn Nguyễn Tuân ăn phở không bao giờ cho tuơng ớt)
Ở Hà nội có con cháu nhà họ Cồ là ông Cồ Cử ra làm phở, sau nhiều con cháu của ông Cồ Cử bán phở tại Hà nội và cũng nhiều nhà học làm theo
Bản thân nhà ông Cồ Cử cũng là kiếm sống ra đi chứ không phải là người làm phở giỏi nhất trong dòng họ Cồ, sau này những hàng phở "Nam định Cia truyền" mà các bác ăn chỉ là nông dân đói rách tha hưong đi khắp nơi mở hàng phở kiếm sống, vậy mà cũng đủ cho nhiều người vẫn ăn rồi.
Những nhà phở gốc hầu như vẫn còn ở lại Giao cù và thành phố Nam định cả.
Nếu bác nào được người Nam định rủ ăn một bát phở Nam định thực sự sẽ hiểu tại sao Nam định lại là quê hưong của phở, đơn giản là ở một vỉa hè góc phố thôi, bảt phở múc ra lùa một miếng, bác thốt lên: đúng phở đây rồi
cám ơn cụ nhiều, em có cái để chém mấy thằng ngố ở nn về VN :))
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Cái này chỉ có người thành phố mới biết địa chỉ cụ ạ, các quán phở ngon ở thành phố Nam Định không bao giờ ghi chữ gia truyền.
thế bọn bựa là nó luôn gắn chữ gia truyền ở tên quán của nó, bọn đấy em dự cũng toàn bọn bán đểu..., em cũng ăn một lần ở 1 quán phở ghi chữ Gia truyền, tóm lại éo bằng Gấu nhà em làm phở.....:))
 

vumanhduy

Xe tăng
Biển số
OF-92470
Ngày cấp bằng
21/4/11
Số km
1,689
Động cơ
420,114 Mã lực
Em không bao giờ nghĩ phở xuất phát từ Nam Định .Phở xuất phát từ chán Cơm mà ra thôi :P
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,048
Động cơ
527,029 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Phở ban đầu là món xáo trâu, các bà bán hàng gánh đi bán, một bên là bếp lửa và nồi nước xáo; một bên là bánh phở, bát đũa...Người pháp nhf thấy muốn ăn không biết gọi là gì, họ nhì thấy bếp lửa thì gọi "feu". Người mình gọi chệch ra thành phở. Em biết như vậy không biết có đúng không, nhờ các cụ soi xét.
 

xetho77

Xe tăng
Biển số
OF-158871
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
1,591
Động cơ
366,485 Mã lực
Phở xuất phát từ HN cụ ợ, vì sang bển toàn thầy họ ghi phở HN hoặc phở VN thôi chứ ít thấy phở Nam Định lắm. Cơ mà iem vưỡn thích phở HN hơn vì nước phở trong & ngọt béo. Chẹp chẹp ướt hết bàn phím roài =P~=P~=P~
 

yazek

Xe hơi
Biển số
OF-10147
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
133
Động cơ
534,972 Mã lực
Cách đây 15, 17 năm em có đọc trên Kiến thức ngày nay nói rằng: Phở là món ăn kết hợp giữa món mỳ của người Việt và sở thích ăn thịt bò của người Pháp. Trước khi thực dân Pháp sang Việt nam thì người Việt rất ít dùng thịt bò. Món này là của người Pháp chế ra chứ không phải người Hà nội hay Nam định.
Làng Cồ nổi tiếng với món phở vì trước đây khi các địa phương hàng năm đều phải tiến vua những đặc sản của địa phương mình. Món phở trở nên nổi tiếng vì khi tiến vua món này thì được chọn, khen và ban tặng (em chẳng nhờ đời vua nào nữa nhưng chắc là cuối những năm 18xx). Khi đã có danh tiếng thì trong làng nhiều người làm phở gánh đi bán khắp thị thành các tỉnh, nhưng bán nhiều ở HN vì HN lúc đó là trung tâm thương mại của miền bắc nên người ta ăn hàng quán nhiều.
 

kattyEmily

Xe tải
Biển số
OF-160483
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
208
Động cơ
351,130 Mã lực
nói chung là của việt nam cự ợ, vì chắc j đã là hà nội đầu tiên, e đoán là thế
 

zin_zin_hn

Xe điện
Biển số
OF-30444
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
2,233
Động cơ
501,461 Mã lực
Phở bắt nguồn từ Cần Thơ:D
 

fiac

Xe tải
Biển số
OF-62604
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
296
Động cơ
442,500 Mã lực
cho em hỏi ngu một tý:-" thấy các bác có nhã hứng mạn đàm về phở vậy thì tiêu chuẩn của một bát phở bò ngon theo các bác yếu tố nào trong đó là quan trọng nhất
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
755
Động cơ
498,300 Mã lực
cho em hỏi ngu một tý:-" thấy các bác có nhã hứng mạn đàm về phở vậy thì tiêu chuẩn của một bát phở bò ngon theo các bác yếu tố nào trong đó là quan trọng nhất
Cái này em vừa viết hôm qua, bác cứ đọc hết cả cụ Nguyễn cụ Tản, cụ Thạch lam, Vũ bằng và cả em nữa thì sẽ kết luận phở thế nào là ngon:
Về phở và nguồn gốc của phở thì có nhiều nhà văn viết lắm: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam.... và muôn vàn các nhà văn sau nữa. Vậy nên những người có đọc một chút thì không khó để biết quê hương của phở, họ gần như thống nhất là : Làng Giao cù, Nam Trực Tỉnh Nam Định.
Dòng họ Cồ được cho là ông tổ của phở và làm phở ngon nhất.
Tất nhiên là một món cổ truyền của dân tộc nên ở đâu cũng có phở và họ sáng tác ra đủ kiểu: bánh khô bánh tuơi, bánh dày bánh mỏng, phở xào phở cuốn....rồi nhân thì thập cẩm nào trâu, bò, lợn gà, ngan thậm chí thái nguyên có cả phở chó.
Nhưng nếu từ quên huơng của phở thì chỉ có phở lợn và phở bò, còn lên đến Thành phố Nam định có cả phở gà.
Nếu các bác quê Nam định đều biết phở Nam định ngon nhất thì lại là phở áp chảo, cả lượng bánh thịt rau cải đựoc áp nóng trong chảo xong rồi mới cho ra bát chan nước nóng bỏng lên cùng với mấy của hành tươi, vậy mà ngon kinh khủng.
Vậy phở là gì: một món canh bánh phở, nước thì là nấu từ xuơng, hành, gừng, nước mắm, hồi, quế, thảo quả..... chế theo cách bí truyền của từng nhà có người cho thêm xuơng gà có người cho thêm tôm nõn, sá sùng.... Tiêu chuẩn cuối cùng là trong lắt lẻo và nếm vào ngọt tê lưỡi thơm sực, bánh thì là làm từ gạo ngon tráng mỏng trắng mà dai, thái bằng tay tùy độ to bản nhỏ bản theo tùy loại phở( phở xưa khách ăn mới thái ra chứ không thái sẵn như bây giờ)
Thịt thì là thịt bò , thịt lơn, thứ thì luộc chín hong khô thái mỏng ra, thứ thì để tuơi trần trong nước nóng chén ngay, nếu là thịt bò để tránh dai đập thêm tí gừng vào thịt cho thơm rồi lấy dao đập bẹt bẹt như cách người Tây dần bò bít tết, sau đó dội thẳng nước sôi sùng sục lên thịt bò này, nó vừa chín tới ăn vừa mềm vừa ngọt, rau thì hành hoa, hành chẻ, rau húng, rau mùi thái nhỏ cho vào lúc chan cho thêm phần hấp dẫn, khi ăn thực khách cho thêm dấm tỏi, vài lát ớt tuơi, hạt tiêu, không có tuơng ớt, sau này ở Hà nội người ta mới cho tuơng ớt vào( nhà văn Nguyễn Tuân ăn phở không bao giờ cho tuơng ớt)
Ở Hà nội có con cháu nhà họ Cồ là ông Cồ Cử ra làm phở, sau nhiều con cháu của ông Cồ Cử bán phở tại Hà nội và cũng nhiều nhà học làm theo
Bản thân nhà ông Cồ Cử cũng là kiếm sống ra đi chứ không phải là người làm phở giỏi nhất trong dòng họ Cồ, sau này những hàng phở "Nam định Cia truyền" mà các bác ăn chỉ là nông dân đói rách tha hưong đi khắp nơi mở hàng phở kiếm sống, vậy mà cũng đủ cho nhiều người vẫn ăn rồi.
Những nhà phở gốc hầu như vẫn còn ở lại Giao cù và thành phố Nam định cả.
Nếu bác nào được người Nam định rủ ăn một bát phở Nam định thực sự sẽ hiểu tại sao Nam định lại là quê hưong của phở, đơn giản là ở một vỉa hè góc phố thôi, bảt phở múc ra lùa một miếng, bác thốt lên: đúng phở đây rồi
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
cho em hỏi ngu một tý:-" thấy các bác có nhã hứng mạn đàm về phở vậy thì tiêu chuẩn của một bát phở bò ngon theo các bác yếu tố nào trong đó là quan trọng nhất
Em thì nước phở là quan trọng nhất
Sau đến bánh phở
Sau mới đến thịt và hành
Chỗ ngồi cũng là vấn đề, loay hoay đỗ mãi mới dc miếng ăn hay chầu chực như đi ăn xin thì em thèm vào, nhai cơm nguội còn hơn
 

giacay

Xe hơi
Biển số
OF-21072
Ngày cấp bằng
12/9/08
Số km
181
Động cơ
500,090 Mã lực
Em dự phở nguồn từ Nam Định cụ ợ, dòng họ Cồ nghe đâu huyện Nam Trực
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Em nhặt được bài này

http://www.champhay.com/node/30

Dựa vào tập phả kỳ của dòng họ để lại, nhà văn Siêu Hải - một người "gốc" 14 đời ở Hà Nội - muốn góp tiếng nói trong việc đi tìm nguồn gốc của phở..., một món ăn mà theo ông là thuần túy Việt Nam và mới chỉ xuất hiện ở Hà Nội từ đầu thế kỷ 20.

Phở có từ bao giờ, ở đâu?



"Trong những món ăn quân tử vị
Phở là đáng quý nhất trên đời.
Một vài xu nào đắt đỏ mấy mươi
Mà đủ vị ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.
Bánh cuốn, thịt bò, nước dùng sao nhánh mỡ
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.
Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm ớt điểm thêm
Khói nghi ngút đưa lên thơm điếc mũi..."
(Trích thơ trào phúng của Tú Mỡ trên một số báo Phong Hóa năm 1937)



* Biến tấu từ món "xáo trâu" thuần Việt



Phở, người Pháp gọi là soupe chinoise (cháo Tầu). Có thể từ đó, nhân dân ta ngộ nhận là của Trung Quốc. Sự thật phở là thuần túy Việt Nam và chỉ mới xuất hiện ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Từ lâu dân ta rất ít dùng thịt bò, cho là nóng và gây. Món ăn rẻ tiền, no bụng lúc đói là món thịt trâu xáo hành răm ăn với bún, gọi là xáo trâu, rất phổ biến ở các chợ nông thôn và xóm bình dân...



Người Pháp không ăn thịt trâu, chỉ dùng thịt bò. Từ ngày thực dân Pháp sang ta khai thác thuộc địa đầu thế kỷ 20, ở Hà Nội bắt đầu có các cửa hiệu bán thịt bò, thường bán không hết, nhất là xương bò. Pháp sang, tàu thủy máy hơi nước chạy trên các dòng sông từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định... Bến phà Hà Nội thu hút nhiều công nhân bốc vác đến, kéo theo nhiều hàng quà bánh, món xáo trâu vẫn là phổ biến. Các gánh hàng này thường giống nhau, một bên là chiếc thúng lớn để chiếc nồi đất to đựng canh xáo nóng được ủ kỹ. Chiếc thúng bên kia đựng bún và bát, đũa, mắm, ớt...



Có một bà hàng nào đó, chiều chiều nhẹ gánh về nhà, qua các hiệu thịt bò, thấy còn treo lủng lẳng từng súc thịt và đống xương. Thịt bò ế, tất phải bán rẻ. Bà ta liền nảy ra sáng kiến làm xáo bò thay xáo trâu. Qua ít ngày, người ăn xáo bò với bún không hợp khẩu vị. Vậy phải thay bún bằng thứ gì, cũng bằng bột gạo? Đó là bánh cuốn mỏng, chay rất sẵn ở Hà Nội. Không ngờ xáo bò ăn với bánh cuốn chay thái thay bún lại rất ngon miệng và luôn được cải tiến cách hầm xương, thêm bớt gia vị, khi ăn lại có cả những lát thịt chín phủ lên trên.



Từ ngoài bãi, phở lan vào trong phố, khách ăn quanh một chõng tre hay bàn nhỏ, hoặc mua đem về nhà. Một số người ta, và vài chú Khách quẩy thành gánh hàng rong tới các ngõ, phố. Các gánh phở rong này đều giống nhau, một bên đặt nồi nước dùng, dưới có chỗ đun củi lom dom bảo đảm nước dùng lúc nào cũng nóng để chan vào bánh phở cho mềm sợi hơn. Còn bên kia để bát, đũa, dao, thớt và gia vị, dưới có một ngăn kéo đựng thịt chín.



* Từ lời rao "Ngầu nhục phấn" mà thành tên



Người mình bán hàng thì rao là "xáo bò ơ". Còn mấy chú Khách thì rao "Ngầu nhục phấn a...". Ngầu, tiếng Hán là ngưu, nhục là thịt, phấn là gạo, tức bánh bột gạo. Tiếng Trung Quốc gọi trâu hay bò đều là ngưu, hắc ngưu là trâu, hoàng ngưu là bò. Tiếng rao "xáo bò ơ" nghe cụt lủn. Còn tiếng rao "Ngầu nhục phấn a..." nghe trầm bổng, tha hồ ê a kéo dài, mặt khác do tư tưởng sùng ngoại nên được khách ăn ơi ới gọi đến. Thấy thế, các gánh hàng của người mình cũng phải rao theo họ để tranh khách. Phở ngày càng được ưa chuộng nên số lượng gánh phở rong cũng ngày một nhiều. Lời rao gọn dần, chỉ còn "ngầu phớn ơ...", rồi "phở ơ", cuối cùng thành "phở".



* Những hàng phở đầu tiên



Do là món quà bình dân, nên các cửa hàng bán phở đều xuềnh xoàng, được khách ăn gán cho những cái tên theo đặc điểm của chủ hiệu như: "phở Lùn", "phở Gù", "phở Sứt"... Cũng do tính bình dân của phở nên có một thời phở bị những người giàu tiền lắm bạc ở Hà Nội xem thường. Họ quen đến các hiệu cao lâu Hàng Buồm dùng các món ăn đắt tiền. Phải đến năm 1918 - 1919, phở mới được nhiều giới tìm đến. Cửa hiệu phở đầu tiên của Hà Nội mở ở phố Hàng Quạt (nay là Lương Văn Can) gần rạp tuồng Thông Sáng và tuồng Năm Trăn để đón khách. Một cửa hiệu khác ở phố Hàng Đồng, chủ hiệu đổi mới bằng cách thay các phản gỗ dài trên trải chiếu bằng những bộ bàn ghế. Sau đó có thêm nhiều hàng phở tại các phố Cầu Gỗ, Hàng Giấy... đều không cần biển hiệu. Năm 1937 duy nhất có một hiệu phở của Hoa kiều mở ở phố Mã Vũ (nay là phố Hàng Quạt kéo dài) lấy tên là Nghi Xuân. Các cửa hàng này đua nhau cải tiến chất lượng. Lúc đầu chỉ có phở chín, sau có phở tái. Thêm thịt mỡ gầu, nạm, sách bò nên thành tên tái gầu, tái nạm, tái sách... Sau nữa có hiệu dùng thịt bò nấu sốt vang, thịt áp chảo nên lại thêm tên gọi phở sốt vang, phở áp chảo nước, áp chảo khô, phở xào, v.v...



Từ những năm 1930 lại đây, phở đã tới đỉnh cao của văn hóa ẩm thực Việt Nam, với nghệ thuật lóc thịt, hầm xương và gia giảm gia vị: thảo quả, quế chi... thành món ăn độc đáo: "phở Hà Nội".
 

giacay

Xe hơi
Biển số
OF-21072
Ngày cấp bằng
12/9/08
Số km
181
Động cơ
500,090 Mã lực
Cái này em vừa viết hôm qua, bác cứ đọc hết cả cụ Nguyễn cụ Tản, cụ Thạch lam, Vũ bằng và cả em nữa thì sẽ kết luận phở thế nào là ngon:
Về phở và nguồn gốc của phở thì có nhiều nhà văn viết lắm: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam.... và muôn vàn các nhà văn sau nữa. Vậy nên những người có đọc một chút thì không khó để biết quê hương của phở, họ gần như thống nhất là : Làng Giao cù, Nam Trực Tỉnh Nam Định.
Dòng họ Cồ được cho là ông tổ của phở và làm phở ngon nhất.
Tất nhiên là một món cổ truyền của dân tộc nên ở đâu cũng có phở và họ sáng tác ra đủ kiểu: bánh khô bánh tuơi, bánh dày bánh mỏng, phở xào phở cuốn....rồi nhân thì thập cẩm nào trâu, bò, lợn gà, ngan thậm chí thái nguyên có cả phở chó.
Nhưng nếu từ quên huơng của phở thì chỉ có phở lợn và phở bò, còn lên đến Thành phố Nam định có cả phở gà.
Nếu các bác quê Nam định đều biết phở Nam định ngon nhất thì lại là phở áp chảo, cả lượng bánh thịt rau cải đựoc áp nóng trong chảo xong rồi mới cho ra bát chan nước nóng bỏng lên cùng với mấy của hành tươi, vậy mà ngon kinh khủng.
Vậy phở là gì: một món canh bánh phở, nước thì là nấu từ xuơng, hành, gừng, nước mắm, hồi, quế, thảo quả..... chế theo cách bí truyền của từng nhà có người cho thêm xuơng gà có người cho thêm tôm nõn, sá sùng.... Tiêu chuẩn cuối cùng là trong lắt lẻo và nếm vào ngọt tê lưỡi thơm sực, bánh thì là làm từ gạo ngon tráng mỏng trắng mà dai, thái bằng tay tùy độ to bản nhỏ bản theo tùy loại phở( phở xưa khách ăn mới thái ra chứ không thái sẵn như bây giờ)
Thịt thì là thịt bò , thịt lơn, thứ thì luộc chín hong khô thái mỏng ra, thứ thì để tuơi trần trong nước nóng chén ngay, nếu là thịt bò để tránh dai đập thêm tí gừng vào thịt cho thơm rồi lấy dao đập bẹt bẹt như cách người Tây dần bò bít tết, sau đó dội thẳng nước sôi sùng sục lên thịt bò này, nó vừa chín tới ăn vừa mềm vừa ngọt, rau thì hành hoa, hành chẻ, rau húng, rau mùi thái nhỏ cho vào lúc chan cho thêm phần hấp dẫn, khi ăn thực khách cho thêm dấm tỏi, vài lát ớt tuơi, hạt tiêu, không có tuơng ớt, sau này ở Hà nội người ta mới cho tuơng ớt vào( nhà văn Nguyễn Tuân ăn phở không bao giờ cho tuơng ớt)
Ở Hà nội có con cháu nhà họ Cồ là ông Cồ Cử ra làm phở, sau nhiều con cháu của ông Cồ Cử bán phở tại Hà nội và cũng nhiều nhà học làm theo
Bản thân nhà ông Cồ Cử cũng là kiếm sống ra đi chứ không phải là người làm phở giỏi nhất trong dòng họ Cồ, sau này những hàng phở "Nam định Cia truyền" mà các bác ăn chỉ là nông dân đói rách tha hưong đi khắp nơi mở hàng phở kiếm sống, vậy mà cũng đủ cho nhiều người vẫn ăn rồi.
Những nhà phở gốc hầu như vẫn còn ở lại Giao cù và thành phố Nam định cả.
Nếu bác nào được người Nam định rủ ăn một bát phở Nam định thực sự sẽ hiểu tại sao Nam định lại là quê hưong của phở, đơn giản là ở một vỉa hè góc phố thôi, bảt phở múc ra lùa một miếng, bác thốt lên: đúng phở đây rồi
Em đọc ở đâu đó có nói , xưa chỉ có phở bò chín thôi, về sau mới sáng tác thêm tái và gà. không rõ dư lào, cụ có thể giải thích thêm cho em mở mày mở mặt được ko ợ? :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top