- Biển số
- OF-141010
- Ngày cấp bằng
- 8/5/12
- Số km
- 4,481
- Động cơ
- 409,750 Mã lực
chẹp chẹp, nói đến phở lại thèm, trưa có khi làm bát
hehe, em muốn hiểu rõ PHỞ hơn để biết giá trị của CƠM....Sao lão cúc cu lại quan tâm tìm hiểu phở nhể
cụ thử ăn Cơn lẫn Phở xemhehe, em muốn hiểu rõ PHỞ hơn để biết giá trị của CƠM....
hehe, em nói đúng theo nghiã đen của vật chất... chứ không hàm ý gì ngoài việc đấy...hihihi. cụ lại nghĩ xấu em nhé...., để chứng minh, bây giờ em sẽ đi ăn PHỞ rồi tối về ăn CƠM và đem PHỞ về nhà để cùng ăn với CƠM......hihihi, văn hóa VN quả thật hấp dẫn các cụ ạ, chỉ riêng PHỞ mà mãi chưa hết cái ý tư hay của nó.. ôi PHỞ và CƠMcụ thử ăn Cơn lẫn Phở xem
Theo như Nhà văn Nguyễn Tuân một người viết xuất sắc nhất về những thú ăn chơi của dân Việt như trà, tửu, hoa.... và cũng là người viết hay nhất về phở thì phở gốc đầu tiên chỉ có thịt bò chín chứ không có gì khác cụ ạ.Em đọc ở đâu đó có nói , xưa chỉ có phở bò chín thôi, về sau mới sáng tác thêm tái và gà. không rõ dư lào, cụ có thể giải thích thêm cho em mở mày mở mặt được ko ợ?
haha, theo cụ cái chất Phở đấy có gì ngon không? hehe. Em thì không dám nói làm mình thế này hay thế kia, nhưng cái thực chất nhất em biết là em nhận được rất nhiều lời đề nghị từ các nơi mà gọi là PHỞ..., nhưng em từ chối ăn PHỞ, xét lại cho cùng, mình muốn ăn PHỞ để thể hiện mình có tý văn hóa ẩm thực , nhưng đấy là suy nghĩ với mình, chứ với ai đó thì mình lại thành PHỞ thôi..., nên em không bao giờ nói những cái theo ý cụ là phở cả, mà em gọi một từ rất dân dã là BỒ. BỒ được thóc, đúng theo nghĩa đen và nghĩa bóng của nó....Em thấy các cụ gúc gồ sai ý tưởng của chủ thớt quá
Theo em thì nguồn gốc của Phở trước đây chỉ có ở Đồ Sơn, Nguyễn Văn Cừ....
Bây giờ cuộc sống hiện đại nên nó biến tướng đi. Nó có thể xung quanh văn phòng của chúng ta, rồi bạn cũ, đối tác... ai cũng tiềm năng cả.
Cụ đã diện kiến ông Cồ Cử này chưa ạ. Gia đình này e biết rất rõ nên những bài viết qua báo chí, kể cả đôi dòng của cụ và một số cụ trên đây là sai toét (em xin lỗi vì nói thật & thẳng). Mách nhỏ các cụ nhá, anh Cử sinh trước năm 60, bố của anh là Cồ Xứng có hàng phở đầu sự nghiệp tại góc phố Hàng Nón, Hàng Điếu. Sẽ có nhiều người trong lớp dân XH cũ biết đến ông Cồ Xứng với lò thuốc phiện hơn là phở. Anh Cử có 2 con gái, 1 con trai nhưng con trai đang là quay phim của VTV thường trú HCM. địa chỉ gia đình anh Cử vẫn ở 30 Hàng Thiếc từ khi về HN (tiếp quản Thủ Đô) đến giờ. không tin các cụ cứ đến kiểm chứng.Cái này em vừa viết hôm qua, bác cứ đọc hết cả cụ Nguyễn cụ Tản, cụ Thạch lam, Vũ bằng và cả em nữa thì sẽ kết luận phở thế nào là ngon:
Về phở và nguồn gốc của phở thì có nhiều nhà văn viết lắm: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam.... và muôn vàn các nhà văn sau nữa. Vậy nên những người có đọc một chút thì không khó để biết quê hương của phở, họ gần như thống nhất là : Làng Giao cù, Nam Trực Tỉnh Nam Định.
Dòng họ Cồ được cho là ông tổ của phở và làm phở ngon nhất.
Tất nhiên là một món cổ truyền của dân tộc nên ở đâu cũng có phở và họ sáng tác ra đủ kiểu: bánh khô bánh tuơi, bánh dày bánh mỏng, phở xào phở cuốn....rồi nhân thì thập cẩm nào trâu, bò, lợn gà, ngan thậm chí thái nguyên có cả phở chó.
Nhưng nếu từ quên huơng của phở thì chỉ có phở lợn và phở bò, còn lên đến Thành phố Nam định có cả phở gà.
Nếu các bác quê Nam định đều biết phở Nam định ngon nhất thì lại là phở áp chảo, cả lượng bánh thịt rau cải đựoc áp nóng trong chảo xong rồi mới cho ra bát chan nước nóng bỏng lên cùng với mấy của hành tươi, vậy mà ngon kinh khủng.
Vậy phở là gì: một món canh bánh phở, nước thì là nấu từ xuơng, hành, gừng, nước mắm, hồi, quế, thảo quả..... chế theo cách bí truyền của từng nhà có người cho thêm xuơng gà có người cho thêm tôm nõn, sá sùng.... Tiêu chuẩn cuối cùng là trong lắt lẻo và nếm vào ngọt tê lưỡi thơm sực, bánh thì là làm từ gạo ngon tráng mỏng trắng mà dai, thái bằng tay tùy độ to bản nhỏ bản theo tùy loại phở( phở xưa khách ăn mới thái ra chứ không thái sẵn như bây giờ)
Thịt thì là thịt bò , thịt lơn, thứ thì luộc chín hong khô thái mỏng ra, thứ thì để tuơi trần trong nước nóng chén ngay, nếu là thịt bò để tránh dai đập thêm tí gừng vào thịt cho thơm rồi lấy dao đập bẹt bẹt như cách người Tây dần bò bít tết, sau đó dội thẳng nước sôi sùng sục lên thịt bò này, nó vừa chín tới ăn vừa mềm vừa ngọt, rau thì hành hoa, hành chẻ, rau húng, rau mùi thái nhỏ cho vào lúc chan cho thêm phần hấp dẫn, khi ăn thực khách cho thêm dấm tỏi, vài lát ớt tuơi, hạt tiêu, không có tuơng ớt, sau này ở Hà nội người ta mới cho tuơng ớt vào( nhà văn Nguyễn Tuân ăn phở không bao giờ cho tuơng ớt)
Ở Hà nội có con cháu nhà họ Cồ là ông Cồ Cử ra làm phở, sau nhiều con cháu của ông Cồ Cử bán phở tại Hà nội và cũng nhiều nhà học làm theo
Bản thân nhà ông Cồ Cử cũng là kiếm sống ra đi chứ không phải là người làm phở giỏi nhất trong dòng họ Cồ, sau này những hàng phở "Nam định Cia truyền" mà các bác ăn chỉ là nông dân đói rách tha hưong đi khắp nơi mở hàng phở kiếm sống, vậy mà cũng đủ cho nhiều người vẫn ăn rồi.
Những nhà phở gốc hầu như vẫn còn ở lại Giao cù và thành phố Nam định cả.
Nếu bác nào được người Nam định rủ ăn một bát phở Nam định thực sự sẽ hiểu tại sao Nam định lại là quê hưong của phở, đơn giản là ở một vỉa hè góc phố thôi, bảt phở múc ra lùa một miếng, bác thốt lên: đúng phở đây rồi
Cụ đã thử ăn phở ở 31 hàng buồm chưa? chỉ bán vào buổi tối thôi cụ nhé. Còn cá nhân em thấy phở Cường ở Hàng Mắm ăn rất ngon.Bắt đúng cụ rồi, cụ cho em mấy cái địa chỉ nào phở Gia truyền chính gốc ko?
Cháu cũng đọc ở đâu đó lâu rồi phở là do người Pháp chế ra nhưng chế ra ở Nam Định cụ ạ, nhớ ko nhầm là ng Pháp về Nam Định mở công xưởng, ngày đó chỉ có bún _ coi là món ăn dân dã nên đã nghĩ ra món phở.Cách đây 15, 17 năm em có đọc trên Kiến thức ngày nay nói rằng: Phở là món ăn kết hợp giữa món mỳ của người Việt và sở thích ăn thịt bò của người Pháp. Trước khi thực dân Pháp sang Việt nam thì người Việt rất ít dùng thịt bò. Món này là của người Pháp chế ra chứ không phải người Hà nội hay Nam định.
Làng Cồ nổi tiếng với món phở vì trước đây khi các địa phương hàng năm đều phải tiến vua những đặc sản của địa phương mình. Món phở trở nên nổi tiếng vì khi tiến vua món này thì được chọn, khen và ban tặng (em chẳng nhờ đời vua nào nữa nhưng chắc là cuối những năm 18xx). Khi đã có danh tiếng thì trong làng nhiều người làm phở gánh đi bán khắp thị thành các tỉnh, nhưng bán nhiều ở HN vì HN lúc đó là trung tâm thương mại của miền bắc nên người ta ăn hàng quán nhiều.
Phải biến tấu để phù hợp cụ ah.Còn Phở Bát Đàn, em thấy còn có cả phở sào. mà Phở sào sao gọi là phở được? Nó là biến tấu không nhỉ các cụ?
những món ăn ngon ở HN bây giờ biến tấu quá, Xôi yến là cái em chửi N.G.U nhất, vì nó chả có gì gọi là đặc sắc cả, tối thiểu phải có tính đặc trưng của một món ăn của cửa hàng mình, đằng này, chán hết chỗ nói...Phải biến tấu để phù hợp cụ ah.
Em ăn mấy cái xôi Yến, bún ốc Hòe Nhai, bít tết hòa Mã, bánh đúc Lê ngọc Hân... và hàng tỉ nơi gọi là món ăn ngon, đặc sản của kinh đô hiện tại .
Thú thật là trong bát cái gì cũng có, cái gì cũng nhiều, như 1 nồi cám lợn.
Chả có nhẽ....
Em cũng đọc đâu đó...Thực chất em thấy phở Gà cũng ngon, nhưng nguồn gốc phở Gà từ đâu thì em không biết, các cụ nào cho em tý thông tin để em chém với...
Chuẩn cụ , trước có 1 hàng phở ở gần ngã 4 Hàng Bún - Quan Thánh cũng rất đậm chất HN , 1 hàng nữa đậm chất HN là ở đoạn giữa phố Hàng Giầy nếu đi từ Tạ Hiện tới thì nó nằm ở bên phảiEm hay ăn Phở Sướng ở Ngõ Trung Yên, Đinh Liệt gần rạp Chuông Vàng cụ ợ
Cụ quen được vài ông họ Cồ nên cho là tất cả nhà báo và anh em viết sai, thế em hỏi thật cụ có quen hết dòng họ Cồ ở Giao cù không và cụ đã ăn hết những hàng phở mà họ mượn danh hoặc họ hàng hang hốc nhà họ Cồ mở ở Hà nội chưa.Cụ đã diện kiến ông Cồ Cử này chưa ạ. Gia đình này e biết rất rõ nên những bài viết qua báo chí, kể cả đôi dòng của cụ và một số cụ trên đây là sai toét (em xin lỗi vì nói thật & thẳng). Mách nhỏ các cụ nhá, anh Cử sinh trước năm 60, bố của anh là Cồ Xứng có hàng phở đầu sự nghiệp tại góc phố Hàng Nón, Hàng Điếu. Sẽ có nhiều người trong lớp dân XH cũ biết đến ông Cồ Xứng với lò thuốc phiện hơn là phở. Anh Cử có 2 con gái, 1 con trai nhưng con trai đang là quay phim của VTV thường trú HCM. địa chỉ gia đình anh Cử vẫn ở 30 Hàng Thiếc từ khi về HN (tiếp quản Thủ Đô) đến giờ. không tin các cụ cứ đến kiểm chứng.
Phở Cường ở Hàng Muối chứ cụ.Cụ đã thử ăn phở ở 31 hàng buồm chưa? chỉ bán vào buổi tối thôi cụ nhé. Còn cá nhân em thấy phở Cường ở Hàng Mắm ăn rất ngon.