- Biển số
- OF-302370
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 9,879
- Động cơ
- 73 Mã lực
Ăn thua gì, muỗi nhé, F-16 rơi có gần 80 chiếc còn chưa ăn aiF-22 đã rơi 5 chiếc rồi đó
Ăn thua gì, muỗi nhé, F-16 rơi có gần 80 chiếc còn chưa ăn aiF-22 đã rơi 5 chiếc rồi đó
Muốn được tử tế tranh luận ko muốn lại thích giở giọng troll ra. Về nhà mà cãi nhau với ông bà cô bác rồi gọi bằng cu nhé, haiz miễn tiếp trollThế tìm ra link AIM-120D đã fix xong và trang bị cho F-22 chưa ?, mà AIM-120D cũng có chỗ nói 111km thôi nhé. Còn nữa AIM-9X và AIM-120C-8 (D) muốn trang bị F-22 phải lên chuẩn Increment 3.2B, trong khi đó chuẩn Increment 3.2 bị stop từ năm 2009 rồi chứ chưa nói 3.2B. Hiện F-22 vẫn là 3.1 nhé
http://www.flightglobal.com/news/articles/lockheed-awarded-6.9-billion-f-22-upgrade-contract-382576/
Sao so F-22 vs Su-35 lại lôi radar AWACS ra làm gì, vậy thì Nga cũng có A-50 mà cu
F-22 RCS 0,...01 đó là nguồn 4rum ai chứng cho cu ? ngoài mấy thằng rận nâng bi
Radar PESA tuy lắc cơ nhưng kèm thêm kiểu quét tầng số thụ động, ko nhảy tầng số như AESA. Bù lại phạm vi xa hơn, chứ ko phải lắc chảo là thua ko lắc, F-22 vì thế có yếu điểm là look/shot-down kém, bởi vậy máy bay Su-35 bay thấp gần địa hình đồi núi hoặc Mig 31 bay cao hơn đầu F22 thì radar F22 chịu chết
Thế F-22 so với Su-35 phải kêu cả EA-18G vào nữa à thế Su-35 kêu Mig 31 vào nhé. F-22 là 1 máy bay cùi bắp ko có ECM, EW, tên lửa bvr cũng ko có vậy mà đòi đánh nhau với các máy bay #. Do vậy 1 máy bay chỉ mang được 2 quả AIm-120c-5, 4 quả aim-9 thì chẳng có gì đáng sợ, khả năng cơ động cũng ko bằng cả chiếc EA-18G, trong khi kẻ thù là Flanker dòng máy bay cơ động nhất thế giới, khả năng tự vệ nếu bị phát hiện là = 0 vì ko có ECM. Tốc độ chỉ xêm xêm 1 chiếc Mig 21/J-7
Nga nhiều lần chạm mặt F22 ở alska bằng Tu-95 rồi, nên khỏi lo mà ko biết đo, Mà RCS của Mỹ thường chém gió + chỉ công khai head-on, trong khi Nga công khai RCS là toàn bộ fighter. Su-35 có độ cơ động và tốc độ nhanh hơn F-22, do đó khi bay chiến thuật đội hình và thay đổi cao độ liên tục linh động radar F-22 ko có khả năng bắt kịp mục tiêu như vậy vì hạn chế cả phạm vi lẫn FOV, ngoài ra vì chỉ có ngót 2 quả AIm-120a5 phạm vi 100km nên cũng chẳng đe dọa gì nhiều, tỉ lệ chính xác của AIm-120 (+ E-3) với mục tiêu là Mig 29 NT cũ ko có ECM, RWR cũng chỉ ở mức 48% (Mig 29 cũng cơ động nhưng vì FCR kém xa E-3 + F-16A nên ko thể biết trước mối nguy hiểm)
Specs radar Irbis-E mạnh hơn tất cả các radar fighter hiện nay
https://www.youtube.com/watch?v=p8C06dHhlXc
T-50 mới bị cháy trước mặt Cà ri. Đồ Nga có truyền thống tai nạn khi show hàng.Ăn thua gì, muỗi nhé, F-16 rơi có gần 80 chiếc còn chưa ăn ai
Chắc do có thế lực thù địch phá hoại!T-50 mới bị cháy trước mặt Cà ri. Đồ Nga có truyền thống tai nạn khi show hàng.
Máy bay đang thử nghiệm, và đó là lỗi kỹ thuật, em thấy vấn không ngán bằng vụ B2 bị tai nạn do trời mưa, và không được phép bay trong mưaT-50 mới bị cháy trước mặt Cà ri. Đồ Nga có truyền thống tai nạn khi show hàng.
nè cu coi lại bản thân đi, toàn chém gió ko có link uy tín dẫn chứng còn to mồmMuốn được tử tế tranh luận ko muốn lại thích giở giọng troll ra. Về nhà mà cãi nhau với ông bà cô bác rồi gọi bằng cu nhé, haiz miễn tiếp troll
Cháy động cơ chứ có phải cháy cả chiếc máy bay !T-50 mới bị cháy trước mặt Cà ri. Đồ Nga có truyền thống tai nạn khi show hàng.
Em thấy cụ hơi cuồng vũ khí Nga thì phải. Câu trên cụ chơi bắn R-27ET qua OLS,còn dưới cụ lại bảo BVR ở tầm 200km. Ở đây đang bàn đến BVR thì OLS miễn tiếp bởi phạm vi của nó chỉ soi được 50km đổ lại. Còn cụ bảo Mig-31 mang R37M ra bắn F22 thông qua A-50 thì lại càng nhầm. Cụ lấy gì soi F-22 ở tầm đó mà đòi bắn R37,với lại con này thân to xác nặng cơ động kém chỉ ăn thịt được bọn AWACS đường bay đơn giản thôi.Nga có R-27 seri, R-37 các thứ đâu chỉ riêng R-77, mà ARH bắn độ chính xác kém so với dùng IR seeker, NGa dùng R-27ET bắn F-22 thông quan OLS-35 chết tuơi, cần gì mở radar. Ấy là chưa nói tới lúc Nga trang bị Su-50 thì F-22/35 khóc.
KS 172 chưa sử dụng vì nó chuyên anti AWACS, có AWACS nào của Mỹ để Nga bắn hả ! Hầu hết BVR dưới 200km là chính xác, xa quá thì mục tiêu phải cỡ Boeing, E-3 mới bắn được chính xác. Riêng dòng R-27 của Nga vẫn giữ vì nó lợi thế hơn so với R-77/AIM-120.
Nga có R-37M ~ 400km (398km), dẫn đường 3 mode INS + SARH + ARH, nên đảm bảo độ chính xác cao. Kết hợp với A-50 nữa thì F-22 có mà nằm đất nguyên thế kỉ. Cả Mig 31, Su-35 đều mang được
Đọc xong mới thấy tiến thức về điện tử của cụ xấp xỉ con số không .. chém linh tinh .. ...Nhầm rồi, tên lửa ARH kiểu cũ mới vậy, ngày nay TL kiểu mới đều tích hợp LOAL cả
FOV của radar Sukhoi và radar tên lửa R-77/77M1/77PD rộng hơn nhiều so với radar APG và tên lửa AIM-120A/B/C, Phạm vi cũng xa hơn. R-77 LOAL được ngay mà không còn cần tới radar Sukhoi, ngoài ra còn phải xét tới RWR của F-22 specs thế nào, range ra sao để detect được R-77, còn radar APG F-22 thì range kém xa radar Irbis của Su-35, F-22 còn ko trang bị ECM. Còn vào tầm WVR, dogfight thì 50/50 nhưng Sukhoi vẫn thừa khả năng cơ động thắng Raptor. Ngoài ra nếu máy bay đi săn bay cao hơn máy bay đối phương, vd như Mig 31 bay tới 21km dùng radar look-down/show-down thì RWR F-22 cũng không làm việc được. Bởi vậy mà radar PESA vẫn được Mỹ dùng cho tàu khu trục phòng không DDG-51. Ngoài ra Su-35 còn ko cần mở radar vì có hệ thống OLS-35 để phát hiện F-22 hiệu quả thậm chí tấn công mà F-22 cũng ko hay biết nếu ở phía sau, trong khi đó F-22 cắn trộm Su-35 cũng ko được vì ko có hệ thống RWR phía sau đuôi
R-77 tiêu diệt UAV cực kì nhanh chóng theo phương thức LOAL
[video]https://www.youtube.com/watch?v=S55WsiYD0Ko[/video]
F-22, F-35 từng bị Typhoon hạ gục 2 lần BVR và WVR, F-22 cũng bị EA-18G (máy bay chuyên về EW) và Rafale hạ trong diễn tập trong khi 2 loại rafale, typhoon đều sử dụng radar PESA khi đó, còn trong mô phỏng thì F-22 bị Su-35 tiêu diệt cũng kha nhiều. Ngoài ra TL ARH thường có tỉ lệ kém so với các loại TL IR seeker hoặc ARM. Nga có loại R-27 gồm 2 phiên bản R-27EP (ARM) tìn ngay nguồn bức xạ phát radar mà fang dù là AESA cũng bị fang và R-27ET phiên bản dẫn đường bằng hồng ngoại lên tới 120km. F-22 chỉ mang được ngót 2 quả AIM-120C-7 và 4 quả AIM-9X trong bụng, trong khi Su-35 mang được tới 12 tên lửa R-77/27/73 các loại.
F-22 không có gì là ghê gớm vì nó đã được chứng minh là vô dụng tại Lybi và tuổi thọ ngắn, khi chưa tham chiến đã rụng tới 6 chiếc. Tên lửa AIM-120D có nhiều lỗi và đang khắc phục, tên lửa đánh chặn tầm xa khác là NCADE cũng đã cancel, hiện nay BVR Mỹ thua Nga toàn diện. Nên F-22 vẫn sử dụng loại AIM-120C-7 cũ để bắn nhau với Su, trong khi ngày xưa AIM-120B phải chật vật hỗ trợ cùng với AWACS mới bắn rụng được 1 chiếc Mig 29 ko RWR, ECM, chaff của Nam Tư. Nên nếu đánh nhau trong tương lai F-22 vẫn phải cần E-2/3 đi cùng.
Trong air combat thì bên nào không có AWACS bên đó mất lợi thế, radar F-22 range quá ngắn vẫn cần E-3 support, radar Su-35 tuy xa nhưng chỉ là mini awacs vẫn cần A-50 support. Mà như thế thì yêu thế nghiên hắn về phía Nga vì Mỹ ko có loại anti awacs, missile ARM A2A nào như Mig 31 để điều động
Cái món ra đa, bước sóng em không rành nên em không giám chém, nhưng em nghĩ bài báo cũng có phần đúng về cách bảo quản, giá cả đắt đỏ v..vBài nhà Pháo viết rất phiến diện, F-117 xuất kích trăm lần và chỉ bị bắn hạ 1 lần, nguyên nhân chính do bị bắt bài lộ đường bay. Vậy đó là thành công hay thất bại ? Cả 2 cuộc chiến Vùng Vịnh, Nam Tư chỉ bị rụng 1 cái thì các thánh Nga nằm mơ cũng ko thể nghĩ đến được. Nên nhớ F-117 chịu trách nhiệm tấn công vô hiệu hóa hệ thống phòng không ngay thời điểm đầu lúc nó mạnh nhất. Chỉ khi F-117 cùng Tomahawk hoàn thành nhiệm vụ sau đó mới là cuộc chơi của các thể loại Fxx, Bxx khác bắt đầu.
Công nghệ tàng hình vô hiệu trước băng tần X ??? Đây lại là nhận xét hồ đồ nữa vì băng tần có bước sóng ngắn có độ chính xác cao nhưng lại dễ bị các lớp vật liệu RAM hấp thụ. Người Nga đang chế rada bước sóng dài dm lắp lên T-50 để trinh sát đó sao?
Mỗi thằng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng chứ cụ, thực sự thì mình cũng chả biết cái thiết bị plasma ngố chế như thế nào và lắp ở đâu ? Lắp lên T-50 rồi hay chưa ?Có 1 điều em vẫn hơi thắc mắc là Nga ngố quảng cáo T-50 áp dụng công nghệ tàng hình Plasma để triệt tiêu toàn bộ sóng radar,nhưng liệu nó có thể gắn lên máy bay được không? Với lại anh Mẽo không biết cái này hay sao mà cứ cắm đầu vào nghiên cứu áp dụng công nghệ tàng hình bằng cách phản xạ và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng. Về công nghệ và chất xám em nghĩ Mẽo nó phải hơn Nga ngố nhiều chứ nhỉ?
Cái thằng viết bài này chả biết mệ gì về công nghệ điện tử cả ... càng chém càng thấy ... u u ần ần .. :-|Em nghe báo chí nó chém như lày
theo Quân đội nhân dân | 13/06/2014 08:30
Máy bay tàng hình F-117A
Chia sẻ:
Về nguyên tắc vật lý, không thể có máy bay tàng hình theo đúng nghĩa.
Các dòng máy bay tàng hình được quảng cáo thực tế chỉ được áp dụng sâu công nghệ giảm phản xạ hoặc có khả năng hấp thụ sóng radar cho phép máy bay "khó bị phát hiện hơn" ở một số bước sóng. Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao những máy bay tàng hình trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD lại có thể bị phát hiện và bắn hạ bởi các loại vũ khí rẻ tiền hơn nhiều.
Công nghệ máy bay tàng hình bắt đầu nổi tiếng thế giới từ chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công Iraq của quân đội Mỹ. Trong 6 tuần chiến sự, hằng đêm, các đơn vị cường kích cơ F-117A đã vượt qua hệ thống cảnh giới, phòng không của Iraq tấn công Baghdad và quay trở về "không một vết xước". F-117A tác chiến hiệu quả đến mức Phó Tư lệnh Không quân Mỹ thời điểm đó John Welch tự hào: "Công nghệ tàng hình đã mang cho chúng tôi điều tối quan trọng trong mỗi cuộc chiến - đó là sự bất ngờ".
Trong một số thời điểm, F-117 của Mỹ còn nổi tiếng hơn nhiều so với đồ uống có gas danh tiếng Coca cola hay xe sang Cadillac của Mỹ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là quảng cáo, chiến tranh mới là nơi vũ khí thể hiện hay bộc lộ yếu điểm chết người của mình.
Cái giá của tàng hình
Mảnh xác của chiếc F-117A bị bắn hạ tại Nam Tư năm 1999.
Như đã nói ở trên, việc giúp một vật thể bay nặng hàng chục tấn biến mất trên không là điều không thể. Công nghệ tàng hình hiện đại chỉ giúp nó khó bị quan sát hơn trong các bước sóng radar. Cùng với đó, công nghệ tàng hình gần như vô hiệu trước các thiết bị quan sát quang-truyền hình và ảnh nhiệt. Đây là "gót chân Achilles" của máy bay tàng hình trước các loại vũ khí phòng không hiện đại sử dụng công nghệ đa bước sóng hoặc đầu dò hỗn hợp.
Mục đích chính của công nghệ tàng hình là giúp máy bay khó bị radar phát hiện. Thông thường, tín hiệu radar có thể phát hiện một mục tiêu bay cỡ máy bay chiến đấu ở khoảng cách 300 km thì công nghệ tàng hình giúp kéo lùi khoảng cách trên lại, nhưng với các giá không hề rẻ....
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Để phân tán sóng radar, máy bay tàng hình phải góc cạnh (tạo ra các đa giác trên bề mặt để phân tán sóng radar phản hồi) và sử dụng vật liệu carbon thay thế kim loại. Yếu tố này làm máy bay mất đi hình dáng khí động cần có để thao tác dễ dàng trên không. Ngoài ra, động cơ và ống xả động cơ trên máy cũng phải thiết kế đặc biệt để giảm phán tán tín hiệu nhiệt đặc trưng.
Cánh đuôi của máy bay cũng được thiết kế dạng nghiêng và kính khoang lái được phủ lớp sơn nano đặc biệt để giảm tín hiệu radar phản hồi.
Thiết kế tinh vi và phức tạp cũng làm quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và bảo lưu máy bay tàng hình rất phức tạp. Máy bay F-22 và B-2 của Mỹ cần các khoang chứa đặc biệt để tránh tác động xấu của môi trường lên lớp sơn tàng hình của máy bay.
Điều tối quan trọng nữa trên máy bay tàng hình là nó không thể treo vũ khí ngoài làm tăng tiết diện phản xạ radar. Vũ khí chỉ được chứa ở khoang kín trong thân và các module đặc biệt vì thế số lượng, khối lượng vũ khí mang theo rất hạn chế.
Để tàng hình, máy bay thậm chí không được thường xuyên bật radar tự thân. Nếu có, bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên máy bay sẽ như "ngọn đèn hải đăng" báo hiệu sự có mặt của máy bay tàng hình.
Cần công nghệ chế tạo đặc biệt và tinh vi nên giá thành của máy bay tàng hình rất đắt. Có thể ví dụ, giá thành của mỗi máy bay B-2 Spirit có thể lên tới 2 tỷ USD, nhưng hiệu quả tác chiến của nó mang lại không hẳn như mong đợi.
"Hiện đại quá hóa hại điện"
Để có được khả năng "vô hình" trước radar, máy bay tàng hình đã đánh mất yếu tố cơ động, tốc độ và thậm chí là cả khả năng bay.
Trên F-117, chúng ta có thể thấy máy bay được xây dựng sử dụng dạng khí động "cánh bay" vốn rất thiếu ổn định và không thể đạt tốc độ bay siêu âm. Để khắc phục, F-117A được trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ điều khiển mạnh để giúp phi công, nhưng điều đó không giúp dòng máy bay này hoạt động tốt. Dù được trang bị tốt nhất, được điều khiển bởi các phi công kỳ cựu nhất, nhưng vẫn có 6 chiếc trên tổng số 64 máy bay F-117A bị rơi trong các chuyến bay huấn luyện.
Do những thiếu sót công nghệ không thể khắc phục, năm 2008, dòng chiến đấu cơ F-117A được cho "nghỉ hưu" và thay thế nó là các đơn vị F-22 và F-35. Mới đây, chuyên gia của diễn đàn quân sự uy tín Air Power Australia, Carlo Kopp đánh giá, trong trường hợp đối đầu, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga "dư sức" đánh bại các dòng máy bay thế hệ 5 tàng hình của Mỹ.
Các chuyên gia đánh giá, công nghệ tàng hình hiện nay ít hiệu quả đối với sóng radar băng tần X và sóng cực ngắn. Đây vốn là công nghệ cơ bản của các tổ hợp radar trinh sát di động của Nga. Trong tương lai, Nga và Trung Quốc sẽ triển khai thêm công nghệ radar này trên chiến hạm.
Chém là chiện của chém .. thực tế đã thấy cái pừ lát ma trên máy bay bao h đâu.Có 1 điều em vẫn hơi thắc mắc là Nga ngố quảng cáo T-50 áp dụng công nghệ tàng hình Plasma để triệt tiêu toàn bộ sóng radar,nhưng liệu nó có thể gắn lên máy bay được không? Với lại anh Mẽo không biết cái này hay sao mà cứ cắm đầu vào nghiên cứu áp dụng công nghệ tàng hình bằng cách phản xạ và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng. Về công nghệ và chất xám em nghĩ Mẽo nó phải hơn Nga ngố nhiều chứ nhỉ?