[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,574 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Có vài điểm cần lưu ý tuy chưa kiểm chứng:
- Bạn Ấn nói tỷ lệ sẵn sàng của máy bay Nga là 70% trong khi đó Mirage 2000 là 99%.
- Bạn Đài nói chi phí để 56 Mirage của bạn ấy hoạt động gấp đôi đội 146 máy bay F16 cũng của Đài có nghĩ là chi phí cho Mirage gấp 4 lần F16.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiêm kích F-22 sẽ thua khi đối đầu với Su-30MKM tại Malaysia

(Ảnh Nóng) - Để tham gia tập trận Cope Taufan 2014 tại Malaysia, Mỹ đã cử những chiến đấu cơ ưu tú nhất của mình để 'đối đầu' với Mig-29N, Su-30MKM của nước chủ nhà.


Theo trang tin quân sự defence24.pl đăng tải ngày 10/6, Quân đội Mỹ xác nhận kế hoạch cử các đơn vị chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor và F-15 Eagle đến Malaysia. Cụ thể, 6 chiến đấu cơ F-22 thuộc các Không đoàn 19 và 199, Không quân Mỹ còn cử các đơn vị F-15C/D Eagle thuộc Không đoàn 104, Vệ binh quốc gia Mỹ đến tham dự Cope Taufan 2014. (Trong ảnh: Tiêm kích F-22)

Là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đi vào trực chiến, F-22 được chế tạo bằng những vật liệu gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng.

Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.

Về hệ thống điện tử, F-22 được trang bị radar AN/APG-77. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được việc bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.

Động cơ: F-22 được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F-119-100. Được biết F-119 là loại động cơ tua bin khí cực mạnh, có thể tạo ra lực đẩy lên tới 156 kN. Vì vậy mang lại cho tiêm kích F-22 sự cơ động cực cao.

Vậy cơ hội nào cho F-22 tại Cope Taufan 2014? Theo kế hoạch, tại Malaysia, F-22 sẽ tiến hành 'không chiến' với các đơn vị Mig-29N, Su-30MKM và F/A-18 Hornet với sự hỗ trợ của Hệ thống mô phỏng không chiến quần vòng (ACMI). Tuy nhiên, do ACMI không tương thích hoàn toàn với trang bị điện tử trên Su-30MKM, nên F-22 tham gia tập trận với chế độ tác chiến hạn chế. (Trong ảnh: Tiêm kích F-22)

Vì vậy, tiêm kích Su-30MKM sẽ bộc lộ được thế mạnh của mình trước F-22 tại Cope Taufan 2014.

Được đánh giá là tiêm kích dòng Su-30 hiện đại nhất Đông Nam Á, Su-30MKM sở hữu những khả năng đặc biệt mà những tiêm kích cùng loại khó có thể địch nổi.

Tiêm kích Su-30MKM hoàn toàn dựa trên biến thể Su-30MKI xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ, thậm chí còn bổ sung thêm một số tính năng công nghệ từ Su-35 và Su-37. Vì lẽ đó, Su-30MKM có thể coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với biến thể Su-30MK2 hay Su-30MK.

Tiêm kích Su-30MKM được thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần. Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ.

Su-30MKM có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.120km/h ở trần bay cao, tầm bay xa đến 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không 3,75 giờ (hoặc 10 giờ nếu được tiếp nhiên liệu).

Tiêm kích Su-30MKM được trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu).

Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Thứ nhất BVR, chưa có lần tập trận nào máy bay khác có cơ hội hạ F22. Nếu có xin bạn dẫn chứng.

Thứ 2, Radar APG hội tụ cả 2 ưu điểm tầm phát hiện xa & khả năng tàng hình. Ngoài khả năng nhảy tần thoăn thoắt gần như ko thể đánh chặn, rada APG còn điều chỉnh được được độ mở của luồng chiếu, thu hẹp búp sóng giảm nguy cơ bị phát hiện hoặc tập trung nguồn phát để làm quá tải các cảm biến máy bay địch. Đó là lí do F22 có thể thấy đối phương mà vẫn ko bị lộ.
Irbis-e của Nga quảng cáo có tầm siêu khủng 400 km nhưng rất tiếc với mục tiêu có RCS ~3 m2, với F22 RCS có 0,0001 m2 thì có bay trước mũi cũng khó nhận ra. APG-77 phát hiện được Su ở tầm ~ 200 km vẫn thoải mái tác xạ với AIM-120D.
Trinh sát quang điện tử còn lâu mới theo kịp radar về tầm phát hiện mục tiêu chưa kể độ phân giải kém và dễ bị đánh lạc hướng bởi dummy decoy
F-22 cũng chưa có BVR nào tập cả =))
APG xa = Irbis ko ?

APG FOV = Irbis ?!




RCS F-22 là 0,3m2 cái thông số kia chả ai chứng chỉ là 1 cái 4rum
AIM-120D test với F-22 chưa ? AIM-120D còn đang bị lỗi chưa fix song kìa cu
F-22 có decoy à ? có ECM à ?

AIM-120D vẫn đang nằm ở Na Uy http://www.upi.com/Business_News/Security-Industry/2011/06/22/Raytheon-Nammo-team-for-missile-motors/UPI-63091308743221/#ixzz23PQvAIS4
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
F-22 cũng chưa có BVR nào tập cả =))
APG xa = Irbis ko ?

APG FOV = Irbis ?!

RCS F-22 là 0,3m2 cái thông số kia chả ai chứng chỉ là 1 cái 4rum
AIM-120D test với F-22 chưa ? AIM-120D còn đang bị lỗi chưa fix song kìa cu
F-22 có decoy à ? có ECM à ?

AIM-120D vẫn đang nằm ở Na Uy http://www.upi.com/Business_News/Security-Industry/2011/06/22/Raytheon-Nammo-team-for-missile-motors/UPI-63091308743221/#ixzz23PQvAIS4

- RCS của F22 là 0,3 m2 là nguồn nào ngoài Nga dìm hàng :))
- APG có tầm ngắn hơn vì xa hơn là việc của AWAC ;)
- Lắc chảo đương nhiên là có góc rộng hơn.
- F22 ko có nhưng thằng khác có thể làm nhiệm vụ đó :)
- AIM-120D, sao lại dùng link của 2011 thế :))
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Tư duy của thằng Nga và Mỹ luôn khác nhau. Thằng Nga luôn thiết kế để làm sao máy bay hoặc tàu bò của nó đứng từ xa bòm rồi té vì khả năng tiếp cận gần hơi khó,còn của thằng Mỹ thì lại khác nó thích bay đến sát mít rồi mới bắn cho nó chắc ăn. Giả sử trong BVR Su 35 dùng Irbis lock được F 22 ở tầm 400km đi thì nó cũng đã có cái gì để bắn được ở khoảng cách đó đâu. Ngay cả con KS 172 quảng cáo là có range 300km nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng. Vậy Nga vẫn phải dùng R77 và Mỹ là AIM 120. 2 con này tầm bắn sêm sêm nhau,khả năng ăn thua ở Radar,độ tàng hình,ECM và tính cơ động. :D
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Có vài điểm cần lưu ý tuy chưa kiểm chứng:
- Bạn Ấn nói tỷ lệ sẵn sàng của máy bay Nga là 70% trong khi đó Mirage 2000 là 99%.
- Bạn Đài nói chi phí để 56 Mirage của bạn ấy hoạt động gấp đôi đội 146 máy bay F16 cũng của Đài có nghĩ là chi phí cho Mirage gấp 4 lần F16.
ấy mấy em hàng Tây như MIRAGE hay GRIPEN chi phí sử dụng đều cao hơn F16 nhiều mới chết :(
nói chung là Én Bạc vẫn còn phải gồng mình lên dài dài
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
ấy mấy em hàng Tây như MIRAGE hay GRIPEN chi phí sử dụng đều cao hơn F16 nhiều mới chết :(
nói chung là Én Bạc vẫn còn phải gồng mình lên dài dài
Dai thì cũng chả được bao nhiêu, em nghe bẩu đến năm 2020 là phải đưa lên tề lỗ hết roài :(
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Dai thì cũng chả được bao nhiêu, em nghe bẩu đến năm 2020 là phải đưa lên tề lỗ hết roài :(
đang có chiến dịch nhập kho đến 2015 thôi, bay đến 2020 thì đi mấy mạng phi công nữa chứ chẳng chơi :(
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
- RCS của F22 là 0,3 m2 là nguồn nào ngoài Nga dìm hàng :))
- APG có tầm ngắn hơn vì xa hơn là việc của AWAC ;)
- Lắc chảo đương nhiên là có góc rộng hơn.
- F22 ko có nhưng thằng khác có thể làm nhiệm vụ đó :)
- AIM-120D, sao lại dùng link của 2011 thế :))


Thế tìm ra link AIM-120D đã fix xong và trang bị cho F-22 chưa ?, mà AIM-120D cũng có chỗ nói 111km thôi nhé. Còn nữa AIM-9X và AIM-120C-8 (D) muốn trang bị F-22 phải lên chuẩn Increment 3.2B, trong khi đó chuẩn Increment 3.2 bị stop từ năm 2009 rồi chứ chưa nói 3.2B. Hiện F-22 vẫn là 3.1 nhé

http://www.flightglobal.com/news/articles/lockheed-awarded-6.9-billion-f-22-upgrade-contract-382576/

Sao so F-22 vs Su-35 lại lôi radar AWACS ra làm gì, vậy thì Nga cũng có A-50 mà cu
F-22 RCS 0,...01 đó là nguồn 4rum ai chứng cho cu ? ngoài mấy thằng rận nâng bi
Radar PESA tuy lắc cơ nhưng kèm thêm kiểu quét tầng số thụ động, ko nhảy tầng số như AESA. Bù lại phạm vi xa hơn, chứ ko phải lắc chảo là thua ko lắc, F-22 vì thế có yếu điểm là look/shot-down kém, bởi vậy máy bay Su-35 bay thấp gần địa hình đồi núi hoặc Mig 31 bay cao hơn đầu F22 thì radar F22 chịu chết
Thế F-22 so với Su-35 phải kêu cả EA-18G vào nữa à =)) thế Su-35 kêu Mig 31 vào nhé. F-22 là 1 máy bay cùi bắp ko có ECM, EW, tên lửa bvr cũng ko có vậy mà đòi đánh nhau với các máy bay #. Do vậy 1 máy bay chỉ mang được 2 quả AIm-120c-5, 4 quả aim-9 thì chẳng có gì đáng sợ, khả năng cơ động cũng ko bằng cả chiếc EA-18G, trong khi kẻ thù là Flanker dòng máy bay cơ động nhất thế giới, khả năng tự vệ nếu bị phát hiện là = 0 vì ko có ECM. Tốc độ chỉ xêm xêm 1 chiếc Mig 21/J-7

Nga nhiều lần chạm mặt F22 ở alska bằng Tu-95 rồi, nên khỏi lo mà ko biết đo, Mà RCS của Mỹ thường chém gió + chỉ công khai head-on, trong khi Nga công khai RCS là toàn bộ fighter. Su-35 có độ cơ động và tốc độ nhanh hơn F-22, do đó khi bay chiến thuật đội hình và thay đổi cao độ liên tục linh động radar F-22 ko có khả năng bắt kịp mục tiêu như vậy vì hạn chế cả phạm vi lẫn FOV, ngoài ra vì chỉ có ngót 2 quả AIm-120a5 phạm vi 100km nên cũng chẳng đe dọa gì nhiều, tỉ lệ chính xác của AIm-120 (+ E-3) với mục tiêu là Mig 29 NT cũ ko có ECM, RWR cũng chỉ ở mức 48% (Mig 29 cũng cơ động nhưng vì FCR kém xa E-3 + F-16A nên ko thể biết trước mối nguy hiểm)

Specs radar Irbis-E mạnh hơn tất cả các radar fighter hiện nay
https://www.youtube.com/watch?v=p8C06dHhlXc
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tư duy của thằng Nga và Mỹ luôn khác nhau. Thằng Nga luôn thiết kế để làm sao máy bay hoặc tàu bò của nó đứng từ xa bòm rồi té vì khả năng tiếp cận gần hơi khó,còn của thằng Mỹ thì lại khác nó thích bay đến sát mít rồi mới bắn cho nó chắc ăn. Giả sử trong BVR Su 35 dùng Irbis lock được F 22 ở tầm 400km đi thì nó cũng đã có cái gì để bắn được ở khoảng cách đó đâu. Ngay cả con KS 172 quảng cáo là có range 300km nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng. Vậy Nga vẫn phải dùng R77 và Mỹ là AIM 120. 2 con này tầm bắn sêm sêm nhau,khả năng ăn thua ở Radar,độ tàng hình,ECM và tính cơ động. :D
Nga có R-27 seri, R-37 các thứ đâu chỉ riêng R-77, mà ARH bắn độ chính xác kém so với dùng IR seeker, NGa dùng R-27ET bắn F-22 thông quan OLS-35 chết tuơi, cần gì mở radar. Ấy là chưa nói tới lúc Nga trang bị Su-50 thì F-22/35 khóc.

KS 172 chưa sử dụng vì nó chuyên anti AWACS, có AWACS nào của Mỹ để Nga bắn hả ! Hầu hết BVR dưới 200km là chính xác, xa quá thì mục tiêu phải cỡ Boeing, E-3 mới bắn được chính xác. Riêng dòng R-27 của Nga vẫn giữ vì nó lợi thế hơn so với R-77/AIM-120.

Nga có R-37M ~ 400km (398km), dẫn đường 3 mode INS + SARH + ARH, nên đảm bảo độ chính xác cao. Kết hợp với A-50 nữa thì F-22 có mà nằm đất nguyên thế kỉ. Cả Mig 31, Su-35 đều mang được
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
đang có chiến dịch nhập kho đến 2015 thôi, bay đến 2020 thì đi mấy mạng phi công nữa chứ chẳng chơi :(
bay đến 2020 là loại nang lên chuẩn biston cụ ạ, mờ không biết bây giờ các linh kiện thì mua ở đâu không biết :(
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
bay đến 2020 là loại nang lên chuẩn biston cụ ạ, mờ không biết bây giờ các linh kiện thì mua ở đâu không biết :(
BISON BISÈO mà bay thêm năm nữa là vẫn gắng hết sức rồi, tình trạng giờ đã tương đối thảm hại rồi bác ạ :)
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,860
Động cơ
544,401 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
E thấy vũ khí mẽo độ chính xác đáng kinh ngạc và người mẽo chơi vũ khí luôn chú ý đến độ an toàn cho người sử dụng.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
BISON BISÈO mà bay thêm năm nữa là vẫn gắng hết sức rồi, tình trạng giờ đã tương đối thảm hại rồi bác ạ :)
Quái, mới nhờ anh Ca ry nâng cấp mà sao thảm hại dữ vậy.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
E thấy vũ khí mẽo độ chính xác đáng kinh ngạc và người mẽo chơi vũ khí luôn chú ý đến độ an toàn cho người sử dụng.
Đúng òy, nó chính xác đến nổi cái bia bay còn lao vào tàu của hải quân mỹ được mờ :(
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Quái, mới nhờ anh Ca ry nâng cấp mà sao thảm hại dữ vậy.
khung thân máy bay nó không giống ô tô, mấy chục tuổi, bay nhiều thì khung thân nó không còn tốt nữa bác ạ
nó có nâng cấp khung thân đâu
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
khung thân máy bay nó không giống ô tô, mấy chục tuổi, bay nhiều thì khung thân nó không còn tốt nữa bác ạ
nó có nâng cấp khung thân đâu
Em thấy nó có cái máy chết tiệt gì ấy kiểm tra khung thân hay lắm, nó cứ vác búa gõ vào thanh thép, tùy vào tiếng kêu phát ra là biết thanh nào bị mỏi và nó thay thanh ấy, mà cái đó nó nằm trong kiểm tra bảo dưỡng định kỳ cụ ợ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Su-27UBK Trung Quốc mang tên lửa, truy cản máy bay Nhật

Thứ năm 12/06/2014 15:19
ANTĐ - Liên tiếp trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6, các máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc đã mang theo vũ khí, bay lên truy đuổi các máy bay tác chiến đặc biệt, không trang bị vũ khí của Nhật Bản.

Theo thông tin của Bộ quốc phòng Nhật Bản, từ 11h đến khoảng 12h sáng ngày 11-6, máy bay trắc định điện tử YS-11EB và máy bay thu thập hình ảnh OP-3C của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản bay trên vùng biển Hoa Đông đã gặp phải sự ngăn cản của máy bay chiến đấu Su-27UBK không quân Trung Quốc ở cự ly siêu gần.
Bộ quốc phòng Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã “tiếp cận một cách bất bình thường” đối với máy bay trinh sát của họ. Nhưng hành động này chưa làm tổn hại đến máy bay trinh sát của Nhật Bản.
Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ cuối tháng 5-2014 trở lại đây, máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiếp cận máy bay trinh sát của Nhật Bản ở cự ly siêu gần, trên không phận khu vực biển Hoa Đông.
Sau khi Bắc Kinh thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Đông Hải, Tokyo đã phản ứng một cách quyết liệt và nhấn mạnh rằng, quy định mới này của Bắc Kinh không hề ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị hàng không quân dụng của Nhật Bản.
Trên thực tế, Nhật Bản đã tiếp nhận chức năng giám sát khu vực ADIZ từ Mỹ vào đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước. Dưới sự chỉ dẫn của Mỹ, Nhật đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập và vận hành khu vực nhận dạng phòng không, họ đã hình thành “quy trình tác chiến” tương đối hoàn chỉnh và thường xuyên ngăn cản máy bay Trung Quốc ở ADIZ của mình trên khu vực biển này.

Máy bay chiến đấu Su-27UBK của không quân Trung Quốc


Theo thông tin từ phía Nhật Bản, khu vực biển xảy ra sự kiện trên nằm gần đường ranh giới tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Máy bay của Nhật Bản đã gặp phải sự ngăn cản ở cự ly gần của 2 chiếc máy bay chiến đấu Su 27 UBK của không quân Trung Quốc, khoảng cách gần nhất của máy bay hai bên là 30-50m.
Được biết, trong hai chiếc máy bay chiến đấu Su-27UBK lên uy hiếp máy bay Nhật Bản, có một chiếc mang theo tên lửa R-77 và tên lửa R-73. R-77 được treo ở phần bụng máy bay, là loại tiên lửa tầm trung không đối không chủ động, không cần kiểm soát sau khi phóng. Treo ở cánh trái là tên lửa tầm ngắn R-73, điều khiển bằng hồng ngoại.
Chiều ngày 11-6, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản đã có phản đối gay gắt qua con đường ngoại giao với phía Trung Quốc về sự việc máy bay chiến đấu Su-27UBK của PLA lặp lại hành động “tiếp cận bất bình thường” máy bay tác chiến đặc biệt của nước này.
Trước đó, vào khoảng 23h ngày 24-5 trên vùng biển Hoa Đông, hai chiếc máy bay chiến đấu S-27 của Trung Quốc cũng đã áp sát một chiếc máy bay OP-3C Nhật từ phía sau và duy trì khoảng cách nguy hiểm trong vòng vài giây.
Khoảng 24h00, hai máy bay này tiếp tục bám đuôi chiếc máy bay trinh sát điện tử YS-11EB, trong đó có 1 chiếc mang theo tên lửa. Chiếc máy bay này đã bay đằng sau chiếc OP-3C một khoảng cách là 50m, còn và cách chiếc YS-11EB khoảng cách vẻn vẹn có 30m.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
F-15J ở đâu mà sao ko đem ra =)) hay sợ Su-27 nó bắn rụng cánh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top