Phanh không đạp côn nếu lái thạo?

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
khi vừa đạp côn dù không còn nhấn ga nữa thì tốc độ sẽ tăng là đúng,vì khi đó máy không còn tác dụng kéo ghì xe lại nữa mà bị côn ngắt 100% rồi=>Xe trôi theo quán tính!!!
Xe trôi theo quán tính là ko có gia tốc, tức là tốc độ không tăng. Em chỉ nói cho đúng thôi, còn em hiểu ý cụ ạ!
 

KunBoy

Xe buýt
Biển số
OF-22121
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
660
Động cơ
502,343 Mã lực
Nơi ở
Lang thang khắp nơi kiếm ăn!!!
Cám ơn cụ chia sẻ, chắc em cũng đang giai đoạn vắt trán giống cụ, chỉ khác là lên đây hỏi ngu ngơ làm mấy bác tài già giận quá.
Cũng chỉ tại cái ngày E đi học lái về, lúc đấy đã biết cái ô ép này đâu, nếu bít chắc là E cũng lên đây hỏi câu hỏi như thế này trước bác rồi đới ;))
 

TheBlue

Xe buýt
Biển số
OF-64681
Ngày cấp bằng
22/5/10
Số km
781
Động cơ
443,891 Mã lực
Chào các bác,

Em là lái mới, đi xe số sàn. Cách đi của em giống như được thầy dạy: khi nào phanh thì đạp côn rồi đạp phanh. Đâm ra em thấy em đạp côn thường xuyên, cứ tăng ga xong mà cần giảm tốc nhanh thì lại đạp hết côn rồi nhả hết ga và phanh nếu cần thiết, khi nào cần tăng tốc lại tăng ga (có thể chuyển số nếu cần).

Nhưng em nghe nói đó là cho người mới biết lái, như thế sẽ hại côn và mòn phanh. Em không rõ kỹ thuật phanh mà không đạp côn có lợi hại gì, có nên tập không ạ? Cám ơn các bác!
Cụ học trường toàn đi trong sa hình để phục vụ mỗi việc thi cử đúng không. Đúng là cái chắc, vì chỉ học trong sa hình nên chỉ đi số 1 với tốc độ rất thấp rồi, nên đương nhiên phải đạp phanh và côn cùng một lúc để xe tránh chết máy. Thực tế ngoài đời thì lại khác, côn chỉ có tác dụng ngắt chuyển động để sang số, vì vậy thực tế trên đường thì cứ rà phanh, đến khi nào xe gần dừng hẳn thì đạp côn. Động tác này người mới lái với kiểu chỉ học trong sa hình như cụ phải mất mấy tháng chạy ngoài đường thì mới thuần thục được vì đã quen kiểu đạp côn cùng lúc với ga mất rồi. Cụ phải bỏ ngay kiểu đạp côn trước phanh đấy đi, nguy hiểm lắm nhất là đi đường đèo xuống dốc.
 

KunBoy

Xe buýt
Biển số
OF-22121
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
660
Động cơ
502,343 Mã lực
Nơi ở
Lang thang khắp nơi kiếm ăn!!!
Oái, em vỡ ra nhiều, em sửa tí là "cái tác hại của động tác côn trước phanh sau"... Mong các bác có vài quy tắc cụ thể cho động tác này để em luyện không? Chẳng hạn đang tốc độ 40, cần phanh (đang số 5) thì xuống bao nhiêu có thể chết máy? Biết cái ngưỡng để tập cho tốt. Số nào hợp với tốc độ nào thì em cũng bắt đầu quen với xe em rồi. Thanks các bác!
Chả có quy định tốc độ bao nhiêu đâu ợ, cụ cứ để ý cái đồng hồ vòng tua (nhưng nếu lái xe mà cứ để ý mấy cái đó còn nguy hiểm hơn nhiều đới ạ)
Vòng tua máy mà cứ khoảng ~1000v/p là phải côn rồi, không thì chết máy ngay ợ
 

hungkienpham

Xe điện
Biển số
OF-99103
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
2,389
Động cơ
421,868 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới biết
Oái, em vỡ ra nhiều, em sửa tí là "cái tác hại của động tác côn trước phanh sau"... Mong các bác có vài quy tắc cụ thể cho động tác này để em luyện không? Chẳng hạn đang tốc độ 40, cần phanh (đang số 5) thì xuống bao nhiêu có thể chết máy? Biết cái ngưỡng để tập cho tốt. Số nào hợp với tốc độ nào thì em cũng bắt đầu quen với xe em rồi. Thanks các bác!
Thực tế nếu cụ cứ để ý tốc độ nào xe sẽ chết máy thì mắt đâu mà nhìn đường để lái nữa? Cái này cụ phải cảm giác đấy cụ ạ. Tuy nhiên nếu cụ muốn tập để quen dần thì phải tập ở khu vực rộng k có ai qua lại cụ nhé. Khi đó về nguyên tắc xe hơi nếu vòng tua nhỏ hơn khoảng 500 vòng/ phút thì máy sẽ chết cụ nhìn đồng hồ vòng tua còn khoảng 750 - 800 vòng phút thì đạp côn khi đó không bao giờ chết máy cụ ạ. Khi quen rồi thì tự cảm giác của mình là sẽ đạp côn hay không thôi.
 

kenny.cfyc

Xe tải
Biển số
OF-89104
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
440
Động cơ
409,311 Mã lực
thầy cụ dạy cụ để cụ đi thi trong sa hình ko bị trượt đó, ng` đang tập lái mà đi số 1 trong sa hình lại phanh trc côn sau thì 99% là chết máy. Trc thầy dạy lái e dạy cả 2 kiểu, khi đi thi thì phải côn trc phanh sau để ko sợ chết máy, còn lúc đi ngoài đường thì thầy dạy phanh trc để giảm tốc độ.
 

speedo

Xe hơi
Biển số
OF-72038
Ngày cấp bằng
4/9/10
Số km
168
Động cơ
427,750 Mã lực
Oái, em vỡ ra nhiều, em sửa tí là "cái tác hại của động tác côn trước phanh sau"... Mong các bác có vài quy tắc cụ thể cho động tác này để em luyện không? Chẳng hạn đang tốc độ 40, cần phanh (đang số 5) thì xuống bao nhiêu có thể chết máy? Biết cái ngưỡng để tập cho tốt. Số nào hợp với tốc độ nào thì em cũng bắt đầu quen với xe em rồi. Thanks các bác!
Theo em thì bác ko cần quan tâm đến chuyện số nào hay tốc độ nào làm gì cả vì nó quá máy móc khó nhớ. Chỉ cần bác xác định là dù bác chưa côn máy nó giật giật (khoảng 2-3s) thì bác vẫn đủ thời gian để đạp côn ko làm nó tắt. Còn lúc mới tập nhỡ có chết máy thì kiểu gì bác cũng đạp vào côn được rồi, ko sợ xe sau húc *** rồi giữ côn đề lên đi tiếp thôi.
Đây là thói quen rất ko an toàn của người mới lái, em trước cũng thế. Đi xe nhỏ thì ko thấy khác biệt, nhưng một lần xuống dốc từ đường dẫn cầu Thanh Trì xuống vành đai 3, đi Cruze LS thôi, lúc đấy xuống tầm hơn 50km nhưng vừa côn vừa phanh dí sát vào mông xe trước mới dừng được thì từ đấy nhớ.
 

tayhogarage

Xe tải
Biển số
OF-35687
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
388
Động cơ
477,130 Mã lực
Cứ rời chân ga ra là phải đặt sang chân phanh rồi cụ ạ còn chân côn thì khi nào cần chuyển số hoặc khi vòng tua thấp phải đỡ côn cho khỏi chết máy thì mới đạp. Cụ cứ tập đi như thế cho em, lúc đầu có thể chết máy một hai phát do chưa quen nhưng sau khi quen rồi sẽ thấy rất an toàn, thoải mái và xe chạy sẽ êm ái. Hồi trước thằng cu cơ quan em cũng cắm thẳng vào vỉa của trạm thu phí vì cái tôi đạp côn trước rồi phanh sau đấy cụ ạ
 

honda69

Xe tải
Biển số
OF-13538
Ngày cấp bằng
27/2/08
Số km
298
Động cơ
521,060 Mã lực
Oái, em vỡ ra nhiều, em sửa tí là "cái tác hại của động tác côn trước phanh sau"... Mong các bác có vài quy tắc cụ thể cho động tác này để em luyện không? Chẳng hạn đang tốc độ 40, cần phanh (đang số 5) thì xuống bao nhiêu có thể chết máy? Biết cái ngưỡng để tập cho tốt. Số nào hợp với tốc độ nào thì em cũng bắt đầu quen với xe em rồi. Thanks các bác!
Không có ngưỡng đâu bác, cảm giác thôi. khi xe giảm tốc độ đến đoạn mong muốn hoặc nghe máy xe gần lịm thì cắt côn.
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Thanks cả nhà, hí hí, tí em về ra bãi tập thử quả. Ra đường cụ cứ thấy xe nào phi nhanh tự dưng phanh dúi dụi roài chít máy thì là em đóa, hì đùa thôi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứ rời chân ga ra là phải đặt sang chân phanh rồi cụ ạ còn chân côn thì khi nào cần chuyển số hoặc khi vòng tua thấp phải đỡ côn cho khỏi chết máy thì mới đạp. Cụ cứ tập đi như thế cho em, lúc đầu có thể chết máy một hai phát do chưa quen nhưng sau khi quen rồi sẽ thấy rất an toàn, thoải mái và xe chạy sẽ êm ái. Hồi trước thằng cu cơ quan em cũng cắm thẳng vào vỉa của trạm thu phí vì cái tôi đạp côn trước rồi phanh sau đấy cụ ạ
Em thấy chả có gì liên quan giữa việc đâm vào đâu với cả đạp côn trước phanh sau cả. Chỉ trừ trường hợp xe lởm, cắt côn là chết máy !.
Chỉ có đừng bao giờ cắt côn khi xuống dốc là ổn.
 
Chỉnh sửa cuối:

MIT-ONE

Xe điện
Biển số
OF-98741
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
2,355
Động cơ
420,680 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG.HÀ NỘI
Cụ nói đúng. Em xin khoe dốt là em chưa dám làm thế vì sợ phanh mà không đạp nó chết máy. Thế chắc mình sẽ có cảm giác giật giật khi xe gần chết máy phải không ạ. Đến khi đó thì sẽ đạp côn. Đúng không ạ. Cái này em nhận em kém ạ.
Cái này trong lao động gọi là kỹ năng
Nếu tập thường xuyên sẽ có cảm giác tốt mà phanh không dùng côn đến khi tốc độ phù hợp với số Nếu cần chậm hơn thì sẽ phải chuyển tiếp về số thấp hơn
E đi không dùng côn ở số 1 đồng hồ báo không đến 7km/h
Các cụ cho ý kiến tiếp ạ
 

elegantteam

Xe tăng
Biển số
OF-50310
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
1,022
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
HN
thầy của cụ có vấn đề rồi, chỉ đạp côn khi phanh xe để dừng ở tốc độ thấp thôi, chứ ở tốc độ cao ai lại đạp côn.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,937
Động cơ
508,645 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Đạp phanh đến khi nào gần chết máy thì đạp côn cụ ạ, với lại đi đường phải phán đoán liên tục tình huống để giảm tốc độ từ xa, tránh bám mít xe khác không thì côn với phanh cũng chả làm gì được.
 

phuongcum

Xe buýt
Biển số
OF-47198
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
596
Động cơ
464,247 Mã lực
Cụ cứ phanh, khi nào nghe tiếng xe ặc ặc giống như xe máy chuẩn bị chết máy ấy và xe rung giật nhẹ thì côn vào thôi. Nhưng các cụ ạ, đi trong Hà Nội mà phanh bằng số, các cụ đi sau không biết mình cần giảm tốc nên cứ lao lên. Sợ lắm. Nhà cháu muốn phanh bằng số là cứ phải nhấp nhẹ cái cho đỏ *** cái để các cụ sao còn biết mà phanh.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,557
Động cơ
446,860 Mã lực
Oái, em vỡ ra nhiều, em sửa tí là "cái tác hại của động tác côn trước phanh sau"... Mong các bác có vài quy tắc cụ thể cho động tác này để em luyện không? Chẳng hạn đang tốc độ 40, cần phanh (đang số 5) thì xuống bao nhiêu có thể chết máy? Biết cái ngưỡng để tập cho tốt. Số nào hợp với tốc độ nào thì em cũng bắt đầu quen với xe em rồi. Thanks các bác!
Cái này không thể nào nói rõ 1 cách bất di bất dịch được,vì nó phụ thuộc vào : Tải trọng,đường xá,máy cũ mới,giảm tốc từ bao nhiêu xuống bao nhiêu...
Nên chỉ có thể nói tóm tắt như này :
-Khi phanh,nếu bắt đầu thấy xe cà giựt,ca khựng tức là thiếu máy,phải đạp gấp côn & về số thấp.Ví dụ đang số 5,đạp phanh giảm tốc chút ít thì về 4.Giảm chậm hơn nữa thì về 3.Gần như là dừng lại,tất nhiên nên về 1 hay 2.
-Còn hiện tượng dư máy là về số quá thấp,đạp ga thấy máy gầm & xe bị máy ghị lại,thì lập tức lên số cao kế tiếp ngay.
-Bạn cần 1 khóa học cái gọi là đồng tốc : Tức là bạn phải nghe được tiếng máy,độ rung của xe,tốc độ của máy,của xe để cân chỉnh sao cho tốc độ của xe & vòng tua của máy gần bằng tốc độ của nhau ở từng số để khi bạn phanh trước rồi tùy theo trường hợp mà côn sau nhiều hay ít sao cho máy không chết để còn vào số tiếp theo cho phù hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,557
Động cơ
446,860 Mã lực
Cụ cứ phanh, khi nào nghe tiếng xe ặc ặc giống như xe máy chuẩn bị chết máy ấy và xe rung giật nhẹ thì côn vào thôi. Nhưng các cụ ạ, đi trong Hà Nội mà phanh bằng số, các cụ đi sau không biết mình cần giảm tốc nên cứ lao lên. Sợ lắm. Nhà cháu muốn phanh bằng số là cứ phải nhấp nhẹ cái cho đỏ *** cái để các cụ sao còn biết mà phanh.
Đúng!Đi trong phố,chưa phanh nhưng phải nhịp bàn phanh 1 tí sao cho đèn phanh đỏ nhưng chưa giảm tốc để mấy em 2b biết mà bảo trọng...dùm cái ...phần sau của xe 4b mình. :((
 

ktvb4

Xe hơi
Biển số
OF-52760
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
132
Động cơ
453,719 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thầy bác dậy cũng không sai, các bác trên này nói cũng không sai. Quan trọng là sử dụng trong tình huống nào thôi, thầy dậy bác ở trong sa hình nên bác toàn đi số 1 thôi (mỗi đoạn tăng tốc là số 2) nên tốc độ rất chậm không côn trước phanh thì chết máy ngay, bác cứ học thế đi sau này bay thực tế tốc độ cao hơn sẽ bị quen theo phản xạ một thời gian (chả lo vì mới lái cũng ko dám đi nhanh quá đâu ạ) về sau bác tập trung nhớ đến phanh trước côn là ok thôi.
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Thầy bác dậy cũng không sai, các bác trên này nói cũng không sai. Quan trọng là sử dụng trong tình huống nào thôi, thầy dậy bác ở trong sa hình nên bác toàn đi số 1 thôi (mỗi đoạn tăng tốc là số 2) nên tốc độ rất chậm không côn trước phanh thì chết máy ngay, bác cứ học thế đi sau này bay thực tế tốc độ cao hơn sẽ bị quen theo phản xạ một thời gian (chả lo vì mới lái cũng ko dám đi nhanh quá đâu ạ) về sau bác tập trung nhớ đến phanh trước côn là ok thôi.
Đoàn chuẩn. Em ngộ ra hôm nay y như bác. Ban đầu dạy thế là đúng, an toàn cho lái mới, thường không đi quá nhanh và thi cử nó chuẩn. Sau khi đi thạo rồi thì bắt đầu, hờ hờ, em đang đi đúng như thế.
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Em thắc mắc thêm chút: nếu quen đạp phanh trước, nguy cơ nguy hiểm khi nhầm phanh sang ga có cao hơn không? Vì nếu lúc nào cũng đạp côn trước, rõ ràng nhầm lẫn này không trở nên nguy hiểm?

Tình huống thường là thế này: đang lửng chân giữa ga và phanh, chuẩn bị đạp ga để tăng tốc thì có tình huống bất ngờ, phải phanh đột ngột, thế là cuống lên đạp ga luôn. Nếu có thói quen đạp côn trước thì ok, nhưng lại đạp phanh trước thì nguy hiểm quá nhỉ?

Bản thân kinh nghiệm lần đạp nhầm thì em mới bị khi đi số 2, tốc độ thấp. Ra khỏi cổng đang định tăng tốc thì có xe đạp lướt qua mặt. Em giật mình đạp... ga lun, nhưng may là có thói quen đạp côn nên ko sao? Nếu lúc đó mà đang ở tốc độ cao thì các cụ thấy thế nào ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top