Phanh không đạp côn nếu lái thạo?

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nó là thói quen thôi, em đi trong HN, toàn rà côn phanh gần như cùng lúc. Còn đi đường trường thì chẳng mấy khi sờ tới chân côn, trừ khi bị giảm tốc đi rất chậm (<20km/h).
Đi chậm trong phố mà cứ phanh xong rồi nghe khực khực rồi mới côn em e là hơi phức tạp, ngồi trên xe thấy không nuột lắm.
Với lại thói quen đạp côn trước cũng phòng ngừa khả năng nhầm chân ga khi đi chậm. Bản thân em đã chứng kiến bạn em đi MT bị 'điên' hồi tập lái, may mà trong bãi. Chân côn thì không đạp, chân phanh cũng ko nốt, chỉ đạp mỗi ga. Nếu thói quen đạp côn hình thàhh thì xe không bao giờ chồm lên mà chỉ gầm gào tí thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,629
Động cơ
519,641 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Bác nói năng như vậy với thầy em là ko được đâu nhé. Em vẫn làm thế mà. Cái vụ nhầm chân ga chân phanh nói lên điều đó, gần như ai cũng có phản xạ vậy?

Mà bác nói đạp côn làm tăng tốc độ thì em bó tay roài. Bác nói rõ hơn khi cần phanh bác làm thế nào để em học cái?

Úi, em vừa đọc bài cò men của bác Minh Sơn thế này:

"
Tìm người cùng quan điểm
Theo tôi thì đi xe số sàn vẫn an toàn hơn, phải thao tác nhiều hơn. Xe số tự động thì ít thao tác hơn, hệ số an toàn thấp hơn. Trong cuộc sống thì không có cái gì là ko sai cả. Ở xe số sàn giả sử bạn có nhầm chân ga với chân thắng thì bạn cũng cắt hoàn toàn chân côn rồi nên máy chỉ gầm nên nữa thôi ( thao tác khi thắng bao giờ cũng phải đạp côn trước)."
Bác muốn học hỏi trên OF thì nên đọc kỹ và ngẫm rồi hãy bật người khác nhá.
Em thêm 1 lần nữa con phơm lão thầy dậy lái của bác là thầy kém về kỹ năng lái xe mà đã đi dậy lái xe. Đây nhá, khi xe đang đi nó được ghìm lại bằng côn và số, bác mà đạp côn thì theo quán tính nó sẽ lao nhanh hơn.
Em khẳng định là chẳng có cơ sở nào để nói xe AT kém an toàn hơn xe MT. An toàn hay không là do thằng lái xe, cứ đá.i dầm đổ tội cho chi.m. Với lái quen thì số sàn vất vả hơn AT không nhiều, tắc đường mệt là do căng thẳng, chờ đợi, ko phải mệt do chuyển côn hay số.
Khi xe đã chuyển bánh, chân trái gác lên táp lô, chỉ dùng côn khi chuyển số hoặc xe sắp chết máy. Nói chung giờ bay cứ tầm 3 tháng liên lục + tự ngẫm xem thế nào là phù hợp từ lời khuyên của người khác thì mới đỡ tốn tiền thay côn + phanh.
 
Chỉnh sửa cuối:

longtroc1974

Xe buýt
Biển số
OF-85400
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
548
Động cơ
414,851 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Đến xanh cỏ đi đỏ mái
Bác nói năng như vậy với thầy em là ko được đâu nhé. Em vẫn làm thế mà. Cái vụ nhầm chân ga chân phanh nói lên điều đó, gần như ai cũng có phản xạ vậy?

Mà bác nói đạp côn làm tăng tốc độ thì em bó tay roài. Bác nói rõ hơn khi cần phanh bác làm thế nào để em học cái?

Úi, em vừa đọc bài cò men của bác Minh Sơn thế này:

"
Tìm người cùng quan điểm
Theo tôi thì đi xe số sàn vẫn an toàn hơn, phải thao tác nhiều hơn. Xe số tự động thì ít thao tác hơn, hệ số an toàn thấp hơn. Trong cuộc sống thì không có cái gì là ko sai cả. Ở xe số sàn giả sử bạn có nhầm chân ga với chân thắng thì bạn cũng cắt hoàn toàn chân côn rồi nên máy chỉ gầm nên nữa thôi ( thao tác khi thắng bao giờ cũng phải đạp côn trước)."
Chỉ đúng khi kụ tập lái xe và bò trong bãi với vận tốc < 15 cây chuối /h thôi kụ ợ, đi ra đường >50 cây chuối /h mà kụ cắt côn trước khi phanh thi em chả dán nghĩ tiếp
 

codate

Xe tăng
Biển số
OF-90832
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
1,278
Động cơ
417,540 Mã lực
Nơi ở
Ghế lái vợ 2
Thực ra các cụ tranh luật 1 vấn đề là côn trước hay phanh trước chứ đâu phải ở thầy dạy. Đúng là thầy dậy của chủ thớt dậy k đầy đủ. Vì khi học đi với tốc độ rất chậm (<20km/h) nên với những người mới học thì việc phanh trước côn sau dẫn đến chết máy liên tục. Nhưng khi đi quen rồi, ra lái rồi (khi tập đường trường thầy sẽ hướng dấn với tốc độ thế nào thì nên côn trước, hay phanh trước) thì sẽ có thao tác tùy vào tình huống.
Không thể nói là phanh trước hay côn trước được. Các cụ đang bò trong thành phố với tốc độ rùa bò mà phanh trước thì khởi động lại liên tục nhé. TÚM LẠI EM MUỐN NÓI LÀ TÙY TỪNG TÌNH HUỐNG MÀ XỬ LÝ, ĐỪNG ÁP DỤNG MÁY MÓC VÀO LÝ THUYẾT.
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Nó là thói quen thôi, em đi trong HN, toàn rà côn phanh gần như cùng lúc. Còn đi đường trường thì chẳng mấy khi sờ tới chân côn, trừ khi bị giảm tốc đi rất chậm (<20km/h).
Đi chậm trong phố mà cứ phanh xong rồi nghe khực khực rồi mới côn em e là hơi phức tạp, ngồi trên xe thấy không nuột lắm.
Với lại thói quen đạp côn trước cũng phòng ngừa khả năng nhầm chân ga khi đi chậm. Bản thân em đã chứng kiến bạn em đi MT bị 'điên' hồi tập lái, may mà trong bãi. Chân côn thì không đạp, chân phanh cũng ko nốt, chỉ đạp mỗi ga. Nếu thói quen đạp côn hình thàhh thì xe không bao giờ chồm lên mà chỉ gầm gào tí thôi.
Em linh cảm bác này nói đúng. Ra đường trường nhiều thì tự dưng hình thành thói quen ít ngắt côn. Còn hôm nay ra đường, em thấy đi trong thành phố không quan trọng lắm, cứ đúng thói quen của mình rồi tự nó sẽ... chuẩn ạ. Nhưng những trao đổi của các bác thực sự là bổ ích cho em. Em thề!

Còn một vài cái 'bật' của em thì xin các bác cũng nhẹ nhàng cho, ai lại chưa gì đã phang thầy em, em không biết đúng hay sai nhưng phải... nhẹ nhàng ạ. Phang em thế nào thì thoải mái ạ.

Em cũng đã nói ở cò men trước: thầy dạy cho người mới như vậy là đúng. Còn sau này thì thầy em cũng từng bảo, khi có xe cũng nên học thêm một ít, nhưng em lười và ỉ lại có OF nên mới học theo cách này. Lần nữa cám ơn các bác và nếu có gì gây mất lòng, xin các bác bỏ qua, lính mới ạ.
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Thực ra các cụ tranh luật 1 vấn đề là côn trước hay phanh trước chứ đâu phải ở thầy dạy. Đúng là thầy dậy của chủ thớt dậy k đầy đủ. Vì khi học đi với tốc độ rất chậm (<20km/h) nên với những người mới học thì việc phanh trước côn sau dẫn đến chết máy liên tục. Nhưng khi đi quen rồi, ra lái rồi (khi tập đường trường thầy sẽ hướng dấn với tốc độ thế nào thì nên côn trước, hay phanh trước) thì sẽ có thao tác tùy vào tình huống.
Không thể nói là phanh trước hay côn trước được. Các cụ đang bò trong thành phố với tốc độ rùa bò mà phanh trước thì khởi động lại liên tục nhé. TÚM LẠI EM MUỐN NÓI LÀ TÙY TỪNG TÌNH HUỐNG MÀ XỬ LÝ, ĐỪNG ÁP DỤNG MÁY MÓC VÀO LÝ THUYẾT.
Em vốt!
 

MINA

Xe buýt
Biển số
OF-119
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
864
Động cơ
589,470 Mã lực
Tuổi
64
Em có ý kiến::))
Ông Thầy của bác không sai mà là rất sai,kể cả ông nào dậy kiểu côn trước,phanh sau cũng vậy.
Khi học lái xe,lúc đầu ai cũng thấy là rất khó,rất lo lắng cho cả quá trình học để đến khi có bằng.Việc học thực hành,đạp phanh rồi mới đạp côn + về số cho phù hợp với tốc độ của xe là một việc rất khó,cần nhiều thời gian cho bài học này.Nhưng,đó cũng là để học tính kiên nhẫn và điềm đạm khi lái xe.Những ông thầy dạy như kiểu trên,chắc chỉ muốn số lượng học sinh qua tay mình nhiều,nói thẳng là quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn.Về cái hại,nếu bác nào từng trải về lái xe thì sẽ hiểu rằng,nếu một khi trời mua,đường trơn,vũng nước mà đạp côn trước rồi phanh khi đi với tốc độ cao thì sẽ mất lái,có thể gây tai nạn cho chính mình và người khác.
Ở xứ lạnh,nếu xử lý như kiểu trên vào mùa Tuyết thì chắc chắn ăn đủ ngay từ loạt đạn đầu tiên!Do vậy,khi thực hành để lấy bằng mà đi kiểu đó,thì chắc chắn Giám thị sẽ đánh trượt,mặc dù những bài tập khác hoàn hảo.
Do vậy,nếu muốn giảm tốc độ của xe,thì hãy để cho "Phanh" làm đúng với chức năng của nó,còn Côn chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ sang số,nếu cảm thấy xe chạy chậm hơn so với số đang để,thì về số thấp hơn cho phù hợp,tránh trường hợp chạy ép số hay non ga.
Vấn đề xuống dốc thì là một bài hoàn toàn khác.
Mời các cụ ném đá! :)
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,198
Động cơ
502,723 Mã lực
dạy thế mà dám làm thày, cho em xin lí lịch trích ngang của thày cụ để em nói cho cả họ nhà em tránh
côn chỉ dùng để chuyển số thôi cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em linh cảm bác này nói đúng. Ra đường trường nhiều thì tự dưng hình thành thói quen ít ngắt côn. Còn hôm nay ra đường, em thấy đi trong thành phố không quan trọng lắm, cứ đúng thói quen của mình rồi tự nó sẽ... chuẩn ạ. Nhưng những trao đổi của các bác thực sự là bổ ích cho em. Em thề!

Còn một vài cái 'bật' của em thì xin các bác cũng nhẹ nhàng cho, ai lại chưa gì đã phang thầy em, em không biết đúng hay sai nhưng phải... nhẹ nhàng ạ. Phang em thế nào thì thoải mái ạ.

Em cũng đã nói ở cò men trước: thầy dạy cho người mới như vậy là đúng. Còn sau này thì thầy em cũng từng bảo, khi có xe cũng nên học thêm một ít, nhưng em lười và ỉ lại có OF nên mới học theo cách này. Lần nữa cám ơn các bác và nếu có gì gây mất lòng, xin các bác bỏ qua, lính mới ạ.
Thankx cụ.
Theo em, cụ cứ theo cách của em là đi trong phố, thường đi chậm, ta cứ côn phanh đồng thời, xe êm mà không giật. Còn đi đường quốc lộ, đừng sờ tới chân côn.
Các cụ bảo phải phanh trước và không được sờ côn cho xe hãm nhanh, cái đó sai hoàn toàn. Với tốc độ chậm, phanh hoàn toàn làm chủ tình thế, đảm bảo với các cụ, đang đi tầm 30, các cụ muốn em dừng ở đoạn nào cũng được, mà rất nhẹ nhàng và kô bị giật xe. Nói thật với các cụ, khi dừng đèn đỏ, em toàn cắt hết côn, tới nơi sát vạch là xe vừa dừng, người ngồi trên xe cực sướng vì không hề có cảm giác xe dừng.
Cấm chỉ định: cắt côn khi xuống đổ đèo, dốc, vì khi đó phanh làm việc lâu quá sẽ cháy và mất phanh, lúc đó thì không còn gì để nói.
 

nguyenducdung

Xe buýt
Biển số
OF-42682
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
882
Động cơ
475,678 Mã lực
Công nhận các lái mới bao giờ cũng rất là nghe theo thầy...dạy sai :D, ở cty em có 1 người đang học lái xe, em chỉ hỏi chơi xem phanh trước hay côn trước? hắn (trả lời luôn và ngay) : côn trước!! (em dự trước khi hắn trả lời roài) =)) đúng là các lái mới các cụ ợ.
 

Nadal_167

Xe đạp
Biển số
OF-115148
Ngày cấp bằng
2/10/11
Số km
15
Động cơ
387,050 Mã lực
đạp côn rồi đạp phanh là để cụ đi trong sa hình thôi,bởi trong khi thi cụ đi bằng garanti nên lúc cần giảm tốc thì cụ cần đạp phanh và đỡ cả côn nữa!ngoài đường thì cụ chỉ đỡ côn khi đi chậm mà ko muốn đổi số thôi!
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Em thấy chả có gì liên quan giữa việc đâm vào đâu với cả đạp côn trước phanh sau cả. Chỉ trừ trường hợp xe lởm, cắt côn là chết máy !.
Chỉ có đừng bao giờ cắt côn khi xuống dốc là ổn.
Trên đường, nhiều khi giữa sống và chết chỉ là tích tắc thôi, đã là tích tắc thì không có sự lựa chọn cái gì trước cái gì sau. Vậy cụ chọn chân phanh hay chân côn???
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Cách em đi: Đi trong phố,dò từng bước: Đạp phanh và đạp côn đồng thời.
Đi đường trường: Đạp phanh, nếu xe đuối thì đạp côn khỏi chết máy !
 

namlieu102vnn

Xe điện
Biển số
OF-50828
Ngày cấp bằng
13/11/09
Số km
2,619
Động cơ
481,030 Mã lực
Nơi ở
đền lừ - hoàng mai - hà nội
cháu cũng toàn côn trước phanh sau , vì đường đông mà các cụ , chạy sao được nhanh mà có đà :D .
với cháu trừ xuống dốc , thường thường thì phanh với côn cùng lúc .
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
cháu cũng toàn côn trước phanh sau , vì đường đông mà các cụ , chạy sao được nhanh mà có đà :D .
với cháu trừ xuống dốc , thường thường thì phanh với côn cùng lúc .
Xuống dốc thì phanh thôi bác ạ, ví dụ bác đi từ đỉnh đền Gióng xuống chỉ cần đi số thấp và phanh là đủ !
 

daudoc

Xe buýt
Biển số
OF-80067
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
878
Động cơ
424,400 Mã lực
xe tập em thấy đa phần là cũ nát , máy móc chả ra gì => đi tập (tốc độ thấp) mà phanh trước thì hay chết máy , thầy giáo dậy cũng có phần đúng . Xe mình đi , giả sử xe ngon , phi nhanh , vòng tua máy cao => phanh trước rồi côn chết máy thế nào được! Thế nên cái thầy dậy chỉ đúng khi cụ đi tập xe thôi ợ!
 

SangoCoban

Xe tải
Biển số
OF-87268
Ngày cấp bằng
3/3/11
Số km
226
Động cơ
408,767 Mã lực
Nơi ở
cobanjsc.com
Website
cobanjsc.com
Cách em phanh trước hay côn trước thì phụ thuộc vào mức độ quen với cái xe mình lái thế nào các cụ ạ. Xe của em lái quen rồi, biết được sức của xe đến đâu rồi thì tùy tình huống mà sử dụng phanh hay côn. Em căn khoảng cách với chướng ngại vật phía trước: đèn đỏ, xe rẽ sang đường, 2b . . .nếu lúc đấy cảm thấy để giảm đến tốc độ cần thiết cần phải phanh thì sẽ rà phanh, hoặc cảm thấy cắt côn cũng đủ để đạt được tốc độ cần thiết thì cắt côn và để chân hờ lên bàn đạp phanh để dự phòng. Cách này thường chỉ sử dụng để đi trong thành phố và với tốc độ trên dưới 30km/h.
Ra đường cao tốc đương nhiên phải dùng phanh để giảm tốc. Đổ đèo thì phải dùng số để hãm kết hợp rà phanh khi cần thiết, lúc này không quan tâm đến côn nữa.
 

blackcat321

Xe máy
Biển số
OF-115463
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
99
Động cơ
387,560 Mã lực
Đung Là từ ngày có băng e toàn chạy số Tự Đông, chả đe ý gì vụ này. May quá sắp chạy số sàn rùi, sẽ thử nghệm xem sao
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trên đường, nhiều khi giữa sống và chết chỉ là tích tắc thôi, đã là tích tắc thì không có sự lựa chọn cái gì trước cái gì sau. Vậy cụ chọn chân phanh hay chân côn???
Khi có sự khẩn cấp, bao giờ em cũng 2 chân đồng thời, và quan trọng là chân phanh, bởi vì khi đã đặt chân phanh có nghĩa là rời chân ga. Vậy thôi. Ơn giời, em cũng chưa có vụ nào phanh tới mức cháy đường, mặc dù cũng đi gần hết các nẻo đường ở VN. Chân ga và phanh thì mình phải nghĩ, phán đoán, còn chân côn, nó tự động, em chả phải nghĩ gì (phản xạ vô điều kiện).
Khi có chân côn, đảm bảo không bao giờ bị xe chồm (cái này MT cũng có thể có, vì em đã từng chứng kiến bạn em khi tập bị chồm xe).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top